1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam

99 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 400,23 KB

Nội dung

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổchứcquản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.Thông qua số

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DACH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vii

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn lưu động 4

1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động 4

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 5

1.1.2 Phân loại vốn lưu động 6

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động 6

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động 8

1.1.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 9

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động 11

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động 11

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.2.2 Quản trị vốn tồn kho dự trữ 12

1.2.2.3 Quản trị vốn bằng tiền 14

1.2.2.4 Quản trị các khoản phải thu 15

Trang 2

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 20

1.3.1.Nhân tố chủ quan 21

1.3.2 Nhân tố khách quan 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỒN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA 25

2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam 25

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam 25

2.1.1.1 Tên và văn phòng công ty 25

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 26

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 27

2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh 27

2.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tài chính 28

2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam 32

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 32 2.1.3.2 Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua 33

2.1.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm trở lại đây 34

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam 39

2.2.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam 39

Trang 3

2.2.2 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ ở tại Công ty Cổ phần Xuất

nhập khẩu Khoáng sản Hà Nam 43

2.2.2.1 Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động 43

2.2.2.2 Kết cấu VLĐ ở Công ty 51

2.2.2.3 Tình hình quản lý vốn bằng tiền 55

2.2.2.4 Tình hình quản lý vốn tồn kho dữ trữ 60

2.2.2.5 Tình hình quản lý các khoản phải thu 64

2.2.2.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty 67

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị Vốn Lưu Động của công ty 69

2.3.1 Những kết quả đạt được 69

2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 69

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOẢNG SẢN HÀ NAM 73

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản Hà Nam 73

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 73

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty 74

3.2 Các giải pháp tăng cường quản tri Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoảng sản Hà Nam 76

3.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý và có kế hoạch huy động vốn phù hợp 77

3.2.2 Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và đảm bảo khả năng thanh toán 80

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho 81

3.2.4 Tăng cường quản lý nợ phải thu 83

Trang 4

3.3.1 Về phía nhà nước 84

3.3.2 Về phía công ty 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Trang

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GVHB Giá vốn hàng bán TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn

Trang 7

DACH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, là một tổ chức kinh tế thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho người tiêudùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời Quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp yếu tố đầu vào như nhà xưởng,thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra làhàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào củadoanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn.Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể

mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó.Để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốnsao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng màvẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

Những năm qua, kinh tế thị trường luôn biến động.Các doanh nghiệpnước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách lớn.Bài toán về việc

sử dụng vốn và tăng cường quản trị vốn luôn là một bài toán hóc búa đối vớidoanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay xem xétmột phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh doanh củamình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả Muốn vậy, công tác tàichính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịpthời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổchứcquản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng

và phát triển của doanh nghiệp.Thông qua số lượng, giá trị tài sản ngắn hạn ta

có thể đánh giá được năng lực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Phântích hiệu quả của việc quản trị vốn lưu động có ý nghĩa quyết định, giúpdoanh nghiệp tìm ra biện pháp tăng cường quản trị nguồn vốn quan trọng này

Trang 9

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lý luận

và thực tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu

khoáng sản Hà Nam em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam”

mong sẽ đề xuất được những giải pháp hữu ích cho công ty trong quá trìnhquản trị vốn lưu động để mang lại giá trị doanh nghiệp tối ưu cho công ty

Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về vấn đề vốn lưu động và giảipháp tăng cường quản trị vốn lưu động

+ Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam

- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 - 2013

Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

+ Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hoá các cơ sở lý luận cơ bản vềvốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởngđến vốn lưu động của doanh nghiệp

+ Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động vàcác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CổPhần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam

Trang 10

+ Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng sản Hà Nam.

Do chuyên đề được hoàn thành trong thời gian ngắn, cũng như kiếnthức còn hạn chế, vì vậy trong bài viết của em không tránh khỏi những thiếusót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô giáo, cũngnhư các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS, TS Vũ Công

Ty, ban lãnh đạo Công ty và các anh chị phòng Tài chính-Kế toán, các thầy côgiáo trường Học Viện Tài Chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứunày

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Trang

Trang 11

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn lưu động

1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xãhội Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trườngnhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải

có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanhnghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điềukiện kinh doanh của doanh nghiệp Số tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm,hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, vốn kinhdoanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra

để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh

Trang 12

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định (TSCĐ) cácdoanh nghiệp còn cần có các tài sản lưu động (TSLĐ) Căn cứ theo phạm vi

sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐsản xuất và TSLĐ lưu thông

TSLĐ sản xuất: gồm những các loại như nguyên liệu chính, vật liệu

phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và cácloại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất

TSLĐ lưu thông: gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông

như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền

Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luânvận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

Như vậy, Vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là toàn bộ sốtiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐthường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nói cách khác, Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trongdoanh nghiệp

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động có những đặc điểm khác với vốn cố định

Do các TSLĐ có thời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luânchuyển nhanh

Hình thái biểu hiện của vốn lưu động cũng thay đổi qua các giai đoạntrong quá trình sản xuất kinh doanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trởthành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang,bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền

Sơ đồ biểu hiện: T - H… sản xuất… H’- T’ (đối với doanh nghiệp sản xuất)

T – H – T’ (đối với doanh nghiệp thương mại)

Trang 13

Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được chuyển dịchtoàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắplại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Quá trình luân chuyển vốn tiền tệ diễn ra thường xuyên, liên tục vàđược lặp đi lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chuchuyển của vốn lưu động

Sự luân chuyển nhanh hay chậm của vốn lưu động biểu hiện việc sửdụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông

có hợp lý hay không

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động.Dựa theo tiêu chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khácnhau Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo tiêu thức này, VLĐ được chia thành 2 bộ phận:

Vốn vật tư, hàng hóa:

Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư bao gồm vốn vật tư dự trữ,vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và vốn thành phẩm đối với doanhnghiệp thương mại thì chỉ có vốn hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp bỏ ra đểmua hàng hóa, dịch vụ về cung ứng Ta có thể tìm hiểu chi tiết vốn vật tưhàng hóa như sau:

Vốn về nguyên vật liệu chính: là số tiền ứng ra mua các loại nguyên vật

liệu chính dự trữ cho sản xuất ; khi tham gia sản xuất, chúng cấu thành nênthực thể chính của sản phẩm

Vốn về nguyên vật liệu phụ:là số tiền ứng ra mua các loại vật liệu phụ giúp

hình thành sản phẩm nhưng không tham gia cấu thành thực thể chính của sản

Trang 14

Vốn nhiên liệu:là số tiền ứng ra mua các loại nhiên liệu cung cấp năng

lượng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm

Vốn công cụ dụng cụ: là số tiền ứng ra mua các loại tư liệu lao động nhỏ

tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ

Vốn phụ tùng thay thế: là số tiền ứng ra mua các loại vật tư dùng để

thay thế, sửa chữa TSCĐ

Vốn vật liệu đóng gói: là số tiền đầu tư vào các loại vật liệu bao bì dùng

cho quá trình đóng gói sản phẩm

Vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của các

loại chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra từ đầu cho đến khihình thành những sản phẩm dở dang đó

Vốn về chi phí trả trước: là các khoản chi phí đã thực tế phát sinh trong

doanh nghiệp nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nênđược phân bổ dần vào giá thành sản phẩm của các kì tiếp theo như chi phí cảitiến kỹ thuật, chi phí thí nghiệm…

Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của những sản phẩm đã sản

xuất hoàn thành, đạt tiêu chuẩn chất lượng và đã được nhập kho

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Vốn bằng tiền:Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động của

doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất; baogồm các bộ phận tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

Với tính linh hoạt cao, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanhtoán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi trả chi phí Vì vậytrong quá trình sản xuất kinh doanh, việc duy trì một lượng vốn bằng tiền nhấtđịnh là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào

Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là một bộ phận của tài sản lưu

động của doanh nghiệp hình thành trên cơ sở các khoản nợ, các giao dịch

Trang 15

chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào khác mà con nợ hoặc kháchhàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp Các khoản phải thu bao gồm: chủyếu là các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoảnphải thu khác.

Các khoản phải thu thực chất là những đồng vốn mà doanh nghiệp bị cácđối tác (khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng Các khoản phải thu phảnánh chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng như hiệu quảcông tác quản lý vốn

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữtồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trongdoanh nghiệp Đồng thời, các nhà quản trị xác định được tỉ trọng từng khoảnmục trong VLĐ của doanh nghiệp; đối chiếu so sánh với mức trung bìnhngành hay số lượng và kết cấu mục tiêu của mình nhằm đánh giá mức độ hợp

lý của VLĐ Từ đó có những biện pháp điều chỉnh cũng như bổ sung kịp thờinhằm mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động

Theo cách phân loại này, VLĐ được chia thành vốn lưu động trongkhâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất, vốn lưu động trongkhâu lưu thông

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:

Trang 16

VLĐ trong khâu sản xuất bao gồm:

1.1.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau và phụ thuộc vào đặc điểm cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốncủa doanh nghiệp Các nguồn hình thành VLĐ bao gồm: Nguồn VLĐ thườngxuyên và nguồn VLĐ tạm thời

Nguồn VLĐ thường xuyên: là các nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn

để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là 1 phần hay toàn bộ tài sản lưuđộng thường xuyên phụ thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp)

Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyênphải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển nhưcác tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng

Trang 17

Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi là VLĐthuần-NWC):

Nguồn VLĐ

thường xuyên =

Tổng nguồn vốn thườngxuyên của doanh nghiệp -

Tài sảndài hạn Hoặc:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Chỉ tiêu này đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp,đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanhnghiệp:

Nếu NWC > 0:TSNH > NPTNH: có một bộ phận nguồn vốn thườngxuyên tài trợ cho TSLĐ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được sự

ổn định, đảm bảo độ an toàn cần thiết

Nếu NWC< 0:TSNH < NPTNH Doanh nghiệp hình thành tài sản dàihạn bằng nguồn vốn ngắn hạn Đây là dấu hiệu sử dụng vốn sai, cán cân thanhtoán mất thăng bằng, tình hình doanh nghiệp đáng lo ngại

Nếu NWC = 0:TSNH = NPTNH: chỉ có TSCĐ được tài trợ bằng nguồnvốn dài hạn, TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, không tạo ra tính

ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một

năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu biến động tănggiảm theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn nàythường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, cáckhoản phải trả phải nộp khác…

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra tính an toàn cho doanhnghiệp Về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên bảo đảm cho VLĐ

Trang 18

thời Song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy Mỗi doanh nghiệp trongtừng thời kì khác nhau luôn có nhu cầu VLĐ khác nhau, luôn biến động Vìvậy việc sử dụng kết hợp nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời

là cần thiết và đòi hỏi phải sử dụng cho phù hợp, tạo điều kiện cho việc sửdụng linh hoạt nguồn tài chính

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động

VLĐ là số vốn tiền tệ ứng ra để hình thành nên TSLĐ của DN nhằm đảm bảoquá trình sản xuất kinh doanh của DN diễn ra thường xuyên, liên tục Vậy

Quản trị vốn lưu động là việc quản lý số vốn tiền tệ hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp

Hay có thể hiểu, “Quản trị VLĐ của doanh nghiệp có thể định nghĩa là

quản trị về tiền , các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục.”

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động

Các quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn đượcgọi là quản lý vốn lưu động Mục tiêu của quản lý vốn lưu động là để đảm bảorằng công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có dòng tiền đủ để đápứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động sắp tới

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Nhu cầu VLĐ=Vốn hàng tồn kho+Nợ phải thu–Nợ phải trả nhà cung cấpTrong đó:

Vốn hàng tồn kho: là mức dự trữ những tài sản của doanh nghiệp để sản

xuất hoặc bán ra sau này Thường thì mức dự trữ hàng tồn kho của doanh

Trang 19

nghiệp tồn tại dưới 3 hình thức: nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, các sảnphẩm dở dang và các thành phẩm chờ tiêu thụ.

Nợ phải thu: là khoản mà đơn vị phải thu của người mua sản phẩm,

khoản lao vụ và dịch vụ của người giao thầu, xây dựng cơ bản về các khốilượng công tác xây dựng cơ bản đơn vị đã hoàn thành, bàn giao nhưng chưađược trả tiền

Nợ phải trả nhà cung cấp: là những khoản phát sinh trong quá trình

thanh toán, có tính chất tạm thời mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho cácbên do chưa đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn thanh toán theo hợp đồng

ký kết

1.2.2.2 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Việc hình thành hàng tồn kho đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước mộtlượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Quản trị vốn tồn kho dự trữgiúp doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, nhưng đồng thời tránh được tình trạng hàng hóa ứ đọng,chậm vận chuyển ; góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động vàvốn kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho

dự trữ của doanh nghiệp và mỗi loại tồn kho dự trữ khác nhau lại chịu ảnhhưởng của các nhân tố khác nhau:

Tồn kho dự trữ nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất,khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa,khoảng cách cung ứng từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp

Tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm chịu ảnh hưởng bởi yếu tố

kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sảnxuất của doanh nghiệp

Trang 20

Tồn kho thành phẩm chịu ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm tiêu thụ,

sự phối hợp giữa khâu sản xuất với khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường.Mặt khác, tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho

và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng Trong quá trình quản trị vốn tồnkho dự trữ, cần kết hợp đánh giá các nhân tố trên để có biện pháp quản lý phùhợp, tiết kiệm và duy trì dự trữ lượng tồn kho tối ưu nhất

Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tham khảo, ứng dụng mô hìnhquản lý hàng tồn kho EOQ nhằm tối thiểu hóa chi phí quản lý tồn kho

Hàng tồn kho là vốn dự trữ hàng hóa cần thiết của mỗi doanh nghiệp.Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn trong vốn ngắn hạn của doanhnghiệp Vì vậy, cần dự trữ hàng tồn kho ở mức tối ưu, đủ đảm bảo cho sảnxuất kinh doanh diễn ra liên tục nhưng không dư thừa làm ứ đọng vốn Bêncạnh đó, cần thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và tìmbiện pháp gia tăng nó

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua hai chỉ tiêu: Sốvòng quay hàng tồn kho và Kỳ hạn tồn kho bình quân:

+ Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay

hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quântrong kỳ Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cầnđầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao

+ Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (Kỳ hạn tồn kho bình quân)

Số ngày 1 vòng quay

Số ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 21

Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay được một vòng trong thời gianbao lâu Thời gian càng lâu thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng giảm vàngược lại.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm các nội dung:

Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng cácnhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ: căn cứ số liệuthống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiềnmặt hợp lý; cần xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quánhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt Lượng tiền mặt củadoanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào ra phát sinh hằng ngày

Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền mặt: Thực hiện nguyêntắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ; việc xuất nhập quỹ tiền mặthằng ngày phải dựa trên cơ sở chứng từ hợp thức, hợp pháp; hàng ngày phảithực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ; theo dõi chặt chẽ cáckhoản tiền đang trong quá trình thanh toán, tiền tạm ứng…

Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi

Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thường

Trang 22

quản trị vốn bằng tiền không tốt có thể đối mặt với nguy cơ phá sản do mấtkhả năng thanh toán Do đó thường xuyên phân tích tình hình tốc độ luânchuyển vốn bằng tiền là một yêu cầu cần thiết trong công tác quản trị vốn củadoanh nghiệp.

Tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền được thể hiện ở 2 chỉ tiêu: Số vòngquay vốn bằng tiền và kỳ hạn dự trữ tiền bình quân

+ Số vòng quay vốn bằng tiền

Số vòng quay vốn bằng

Tổng tiền thu về trong kỳ

Số dư tiền bình quânTrong đó: Số dư tiền bình quân được xác định dựa trên chỉ tiêu tiền vàcác khoản tương đương tiền trên bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà vốn bằng tiền luân chuyển trong kỳ Sốvòng quay càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng nhanh và ngược lại

1.2.2.4 Quản trị các khoản phải thu

Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều cho các đối tác muachịu nhằm tăng doanh thu do đó xuất hiện các khoản nợ phải thu Mỗi doanhnghiệp tại các thời điểm khác nhau có quy mô cũng như mức độ các khoảnphải thu khác nhau Nếu các khoản phải thu quá lớn, doanh nghiệp bị chiếmdụng vốn cao ảnh hưởng đến vốn cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận vàrủi ro trong bán chịu hàng hóa dịch vụ do đó doanh nghiệp cần cân nhắc vàkiểm soát chặt chẽ các khoản nợ

Trang 23

Nội dung quản trị các khoản phải thu:

Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:Xác địnhđúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng;tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng chính sáchphù hợp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định đúng các điều khoản vềthời hạn và tỷ lệ chiết khấu thanh toán…

Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: doanh nghiệp cầnđánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của kháchhàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Thông thường doanh nghiệp tiến hànhthu thập các thông tin của khách hàng như: báo cáo tài chính, kết quả xếphạng tín nhiệm… để đánh giá

Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chínhsách thu hồi nợ thích hợp

Quản lý khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phứctạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, bởi vì: Khoản phải thu từ kháchhàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của doanh nghiệp Việc quản lýkhoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm, từ đó tácđộng không nhỏ đến doanh thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp Do vậy,phải có những biện pháp để quản lý khoản phải thu

+ Một số biện pháp chủ yếu để quản lý khoản phải thu:

Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) vớikhách hàng

Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu

Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải giải quyết định thời

Trang 24

Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phảithu và tình hình thanh toán với khách hàng, thường xuyên theo dõi và phântích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian, xác định trọng tâm quản lý nợ phải thu

để có biện pháp quản lý chặt chẽ

Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn

Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợp sắp đến

kỳ hạn thanh toán

Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn

Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi cáckhoản nợ quá hạn

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn VLĐCác khoản phải thu là phần vốn doanh nghiệp đang tạm thời bị các bên

có liên quan chiếm dụng trong khâu thanh toán nhằm thực hiện các mục tiêumua bán nhưng chưa trả ngay bằng tiền Tốc độ luân chuyển khoản phải thucần được thường xuyên phân tích để cung cấp thông tin cho các nhà quản trịdoanh nghiệp có chính sách tín dụng và giải pháp thu hồi nợ hợp lý Tốc độluân chuyển các khoản phải thu được thể hiện ở các chỉ tiêu:

+ Số vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Nợ phải thu bình quânChỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán củadoanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồicác khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng, rủi ro tài chính giảm Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và việc tiêu thụsản phẩm do phương thức tín dụng trong thanh toán quá chặt chẽ

+ Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền = Nợ phải thu bình quân

Trang 25

bình quân Doanh thu có thuế bình quân 1 ngày

Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanhnghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kỳ thutiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách, mục tiêucủa doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụngthương mại và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp

1.2.2.5 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ

Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp là cao hay thấp

Tốc độ luân chuyển VLĐ được được phản ánh qua các chỉ tiêu:số vòngquay VLĐ và kì luân chuyển VLĐ

+ Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ)

L= VLĐbqMTrong đó:

L: Số lần luân chuyển VLĐ ở trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển của VLĐ hay DTT bán hàng trong kỳ

VLĐbq: VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay củaVLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Chỉ tiêunày càng cao, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sửdụng vốn lưu động càng tốt

+ Kỳ luân chuyển VLĐ

Trang 26

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêungày Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh vàngược lại.

K = N/L

K = VLĐbq x N /M

Trong đó:

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

N: Số ngày trong kỳ (1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90ngày, 1 tháng là 30 ngày)VLĐbq: VLĐ bình quân được sử dụng ở trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển của VLĐ hay DTT bán hàng trong kỳ

Mức tiết kiệm VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo) Nhờ tăngtốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ đểdùng cho các hoạt động khác

Trang 27

Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có

để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này được tínhnhư sau:

Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân

DTTTrong đó:

DTT: Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cầnbao nhiêu VLĐ Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế x 100%

VLĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế trong kỳ

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vận độngliên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau Trong quá trình vận động đó VLĐ chịu ảnh hưởngcủa rất nhiều nhân tố Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, đểnâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp phải đi sâu phân tích cácnhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra được các giải pháp hợp lý nhằm nâng caohơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh củamình Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau:

Trang 28

1.3.1.Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong doanh nghiệp, dodoanh nghiệp tự tạo ra và đây là yếu tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp, gồm có:

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đếnthừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh,không nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển và mở rộng; nếu thừa vốn sẽ gâylãng phí, làm tăng chi phí quản lý, thậm chí gây ứ đọng vốn Như vậy thừahoặc thiếu vốn đều tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Việc xác định cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp càng được tối ưu hóa bấy nhiêu Nếu bố trí cơ cấu vốnkhông hợp lý, làm mất cân đối giữa VCĐ và VLĐ dẫn đến làm thiếu hoặcthừa một loại vốn nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp

Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết địnhbởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy các doanh nghiệp phảiluôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ởđâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động các nguồn lực hợp lý,nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa Trong nền kinh tế thị trường, quy mô vàtính chất sản xuất kinh doanh đều do thị trường quyết định Việc dự đoán,nắm bắt thời cơ là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh Vì vậyviệc lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm có ảnh hưởng lớnđến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 29

Các phương án được lựa chọn phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường,xuất phát từ nhu cầu thị trường Có như vậy, sản phẩm sản xuất ra mới có khảnăng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu quả kinh tế cao và đồng thờinâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn

Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiềutrong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụngđược các phế phẩm, phế liệu loại ra Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ trong doanh nghiệp

Trình độ tổ chức và quản lý

Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn và tư cách đạo đức nghề nghiệp Phải kiểm tra các số liệu kế toán một cáchthận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài

ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi của doanh nghiệpphải rõ ràng, minh bạch, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ có như vậy hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp mới được nâng cao

Mối quan hệ của doanh nghiệp

Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện trên hai phương diện, đó là mốiquan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhàcung cấp Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đếnnhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm qua đó ảnh hưởng đến doanhthu, lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt vớikhách hàng thì sản phẩm tiêu thụ nhanh và dễ dàng hơn Mặt khác quan hệgiữa doanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục vụ cho quátrình sản xuất sẽ được cung ứng kịp thời, đẩy nhanh tiến độ sản xuất của

Trang 30

doanh nghiệp, tránh được tình trạng ngừng hoạt động do thiếu nguồn nguyênvật liệu, làm giảm được những chi phí không cần thiết.

Cơ chế và các chính sách của nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được

tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật Tuynhiên, các doanh nghiệp vẫn phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thôngqua hàng loạt các chính sách, bộ luật được Nhà nước ban hành Nhà nước tạomôi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theođịnh hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra Chính vì thế, một sự thay đổitrong cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng khôngnhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một số chính sáchnhư chính sách trích lập dự phòng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn

bù đắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp thuế và chính sách hoàn thuế đốivới doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.Nếu Nhà nước tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thốngchính sách hợp lý, các văn bản pháp luật đồng bộ và ổn định sẽ có tác dụnglàm đòn bẩy kinh tế đối với các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đứngvững trên thị trường và đồng vốn sinh lợi tối đa

Ảnh hưởng của lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, một mặt, sứcmua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật

Trang 31

tư ; mặt khác, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi do giá thành tăng cao,

từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành

Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh

tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thịtrường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngàycàng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thườngtrong kinh doanh Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp không có chiến lược, không nhanh nhạytrong việc nắm bắt cơ hội khó có khả năng tồn tại trên thị trường

Các rủi ro bất khả kháng

Doanh nghiệp còn có khả năng gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn dothiên tai gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt mà không thể lường trước được, gây ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình quảntrị VLĐ Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên và tăngcường quản trị VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu mộtcách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịp thời và cụ thể

Trang 32

CHƯƠNG2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỒN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN HÀ NAM

TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam

2.1.1.1 Tên và văn phòng công ty

a Tên công ty

- Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Hà Nam

- Tên tiếng Anh: Import export joint stock company Hanam jsc

- Tên giao dịch: MIHA

- Tên viết tắt: MIHA., JSC

b Tư cách pháp nhân của công ty

Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luậthiện hành của Việt Nam và thực hiện hạch toán kinh tế độc lập Kể từ khi thànhlập đến nay hoạt động kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là sản xuất và xuấtkhẩu đá hạt, túi dệt PP và làm vật liệu trang trí trong xây dựng… Công ty hiện

có 04 Xưởng sản xuất tại Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang

c Trụ sở đăng ký của công ty

- Địa chỉ: Khu công nghiệp Châu Sơn- thành phố Phủ Lý- tỉnh Hà Nam

- Văn phòng đại diện: 204 lô C, toà nhà D5, đường Trần Thái Tông,quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: 0436 340 377

- Fax: 0436 340 257

Trang 33

- E-mail: admin@mih.vn

- Website: www.mih.vn

- Giám đốc công ty là đại diện theo pháp luật của công ty:

Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại địa bànkinh doanh để thực hiện các mục tiêu hoạt động của công ty phù hợp với nghịquyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi pháp luật cho phép

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty CP XNK khoáng sản Hà Nam được thành lập theo giấy phépkinh doanh số 0102011700 do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày17/03/2004 với vốn điều lệ: 40.000.000.000đ (Bốn mươi tỉ đồng Việt Nam)

Bắt đầu hoạt động trong ngành khoáng sản từ năm 2004, tại các mỏ đá

ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam…; Công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu khoáng sản Hà Nam tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu khoángsản Hà Nam thành lập năm 2006, với ngành nghề kinh doanh chính là khaithác, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu khoáng sản và hóa chất

Kể từ năm 2007, nhận thấy tiềm năng của thị trường túi xách tay trongsiêu thị (loại túi PP có khả năng tái sử dụng nhiều lần) tại thị trường Châu Âu,

Mỹ, MIHA đã phát triển thêm mảng sản phẩm này, xây dựng nhà máy sảnxuất song song với việc phát triển thị trường các sản phẩm đá thành phẩmphục vụ cho xây dựng, dân dụng và trang trí nội thất

MIHA hiện có các nhà máy sản xuất đá và túi PP tại Hà Nam, Nghệ Ancông ty cũng đầu tư vào các cơ sở sản xuất đá tại Hà Nội, Thanh Hóa Trong kếhoạch 2010, MIHA dự kiến sẽ mở rộng khai thác các mỏ đá mới và sẽ xây dựngmột nhà máy sản xuất đá thành phẩm qui mô lớn tại Hà Nam, Bắc Giang

Hiện tại, 100% sản phẩm của Công ty đều được dùng để xuất khẩusang các thị trường lớn với hơn 16 quốc gia trên thế giới: Đài Loan,

Trang 34

Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Hàn Quốc, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Áo,

Mỹ, Nam Phi, Newzeland, Australia, …

MIHA cũng đã thiết lập được một hệ thống các nhà đối tác lớn nhất saunhiều năm hoạt động tại các thị trường này

Năm 2008:

Chuyển đổi từ hình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn sang hình thứcCông ty Cổ phần và tăng vốn chủ sở hữu từ 2.500.000.000 đồng (hai tỷ nămtrăm triệu đồng ) lên thành 24.000.000.000 đồng (hai mươi bốn tỷ đồng)

Doanh thu tăng từ 12.000.000.000 đồng (mười hai tỷ đồng) lên hơn63.000.000.000 đồng (sáu mươi ba tỷ đồng)

Cùng với đó công ty cũng đã đổi mới cơ chế quản lý và xác định rõ mục tiêuphát triển trong thời kỳ mới, mở rộng các lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá cácngành nghề kinh doanh

Năm 2009:

Tăng vốn chủ sở hữu lên 40 tỷ đồng;

Trở thành Công ty đại chúng (theo Công văn số 2389/UBCK-QLPHcủa Ủy ban chứng khoán nhà nước)

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh

Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất và kinh doanh xuấtkhẩu đá hạt, túi nhựa PP Cụ thể gồm những công việc sau:

- Thu mua phôi đá

- Chế biến từ phôi đá ra thành phẩm đá hạt các kích cỡ bằng cách cho vàomáy quay vo tròn để xuất khẩu ra nước ngoài

- Thu mua nhựa tái chế

- Chế biến từ nhựa tái chế và màng OPP thành các sản phẩm túi nhựa với cáckích thước, mẫu mã khác nhau

Trang 35

Ngoài ra công ty còn khai thác và chế biến quặng sắt, CaCO3…

2.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tài chính

a Đặc điểm về bộ máy quản lý

Là Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh do đó để thực hiện đầy đủchức năng ngành nghề đã được Nhà nước cấp phép, Công ty CP XNK khoángsản Hà Nam tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng hợp lý và kháhoàn chỉnh

( Nguồn: http:// mih.vn)

Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất trong công ty

Trang 36

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ

đông của công ty bầu ra

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có

nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh và các báo cáo tài chính của công ty

Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty trước HĐQT và pháp luật Cùng giúp việc cho Tổnggiám đốc có 2 Phó tổng giám đốc: 1 Phó tổng giám đốc kinh doanh, 1 Phótổng giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnhvực được phân công

Phòng Kế hoạch- Nhân sự: Quản lý trực tiếp công tác tổ chức, công tác

quản trị hành chính, triển khai, thực hiện các chế độ chính sách, thực hiệncông tác quản lý hành chính pháp chế, công văn, thư từ báo chí, phụ tráchcông tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầucông việc của từng bộ phận

Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: Tổ chức, quản lý, điều hành công

tác kinh doanh xuất nhập khẩu Tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trườngxuất nhập khẩu, phụ trách về các quan hệ quốc tế, việc liên hệ giao dịch vớikhách hàng, tìm kiếm và khai thác khả năng đầu tư từ bên ngoài

Phòng Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về hạch toán kinh tế theo

điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Tổ chức và quản lý nguồn tài chính

và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuấtkinh doanh, xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhậpkhẩu và các định mức trong sản xuất

Phòng Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và

các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Các Nhà máy sản xuất: Trực tiếp sản xuất đá hạt, túi, quặng sắt xuất

khẩu đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của công ty, đầu tư trang thiết bị máy móc

Trang 37

và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ thuật để đủ điều kiện đảm bảo sảnxuất, thực hiện tốt chu trình chất lượng đá hạt , túi, quặng sắt đạt tiêu chuẩnxuất khẩu theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng

và dần nâng cao số lượng qua kinh nghiệm tích luỹ, tạo điều kiện để đảm bảosản xuất

b Đặc điểm về bộ máy kế toán tài chính của công ty

Phòng tài chính - kế toán là phòng tham mưu và tổ chức thực hiệncông tác tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu sản xuấtkinh doanh của công ty cổ phần nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời

và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả nhất

Nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán:

+ Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý công ty

+ Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dungcông việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán

+ Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thunộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tàisản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán

+ Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp,phục vụ cho nhu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị

+ Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện đúng theo pháplệnh kế toán và thống kê của Nhà nước ban hành

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinhdoanh của công ty

+ Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển

và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty

+ Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trong công ty có kiên quan đến

Trang 38

+ Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tàisản, vật tư, tiền vốn, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu,…

+ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầu đủ chính xác.+ Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm phát hiện

ra các tổn thất, thiệt hại đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục để công tyhoạt động hiệu quả hơn

+ Lập và gửi các báo cáo tài chính trong kì theo chế độ quy định

+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành các chế độ chính sách mới.+ Tổ chức bảo quản các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và sốliệu kế toán thuộc bí mật nhà nước

+ Thu hồi công nợ và lo vay vốn cho sản xuất kinh doanh

+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tính chínhxác, đúng đắn của số liệu tài chính của công ty

+ Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ , xây dựng đội ngũ cán

+ Kế toán tiền mặt-tiền gửi kiêm công nợ

+ Kế toán tiêu thụ XĐKQ thuế

+ Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành

+ Kế toán TSCĐ, XDCB, SCL

+ Kế toán tiền lương, BHXH

+ Kế toán NVL, CCDC

+ Thủ quỹ

Trang 39

2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Sản phẩm của công ty bao gồm: quặng sắt, đá hạt, đá xẻ, CaCO3, túidệt và những vật liệu trang trí trong xây dựng

Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được trực tiếp đi đến cácxưởng, các nhà máy chế biến sản phẩm Sau đây em xin trình bày về quy trìnhsản xuất 2 loại sản phẩm chính của công ty đó là đá hạt và túi dệt PP

Từ việc thu mua phôi đá, máy quay hoạt động sau một quá trình phứctạp sẽ vo tròn các viên đá và phân thành các kích cỡ khác nhau để cho rathành phẩm Thành phẩm này sẽ được đóng gói và xuất kho theo quy trìnhNhựa tái chế được nung nóng ở nhiệt độ cao và chế biến thành màng manh,sau đó đựợc kéo thành sợi Sợi này sẽ đựơc dùng để dệt thành những màngmanh chắc chắn

Cùng với đó, xưởng in sẽ in màng OPP theo những mẫu hàng đựơc đặt.Xưởng tráng ép mành manh và màng OPP theo mẫu Sau đó sẽ được cắt vàkiểm cận thận trước khi đem may Sản phẩm sau khi may sẽ được kiểm lạimột làn nữa trước khi đóng gói và xuất kho

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty + Thuận lợi

Đội ngũ lãnh đạo năng lực cao cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viêngiầu kinh nghiệm và nhiệt huyết: đây là 1 trong những thế mạnh của công tytrong việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chính sách khách hàng: Với tiêu chí khách hàng là mục tiêu hàng đầucủa công ty, công ty đã và đang chiếm lĩnh được tình cảm và niềm tin củakhách hàng

Sản phẩm của công ty có ưu thế về giá thành hơn so với các doanh

Trang 40

tấm dệt PP đến các nhà may gia công tại Thái Bình, Nam Định và Ninh Bìnhnhằm tận dụng chi phí nhân công thấp Chính vì vậy, dù ra đời sau nhưng sảnphẩm của Công ty gây dựng được tiếng vang lớn trong lĩnh vực sản xuất túidệt PP Mặt khác túi dệt PP có thể dùng nhiều lần và khả năng phân huỷcao,thân thiện với môi trường nên ngành sản xuất túi dệt PP có khả năng mởrộng thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài nước Với lĩnh vực xuất khẩu đá,MIH có chi phí sản xuất thấp, sản phẩm có màu sắc đa dạng nhiều chủng loại,chất lượng cao đồng thời thị trường có nhiều khả năng mở rộng nên đây cũng

là một lĩnh vực triển vọng Hiện công ty luôn có những hợp đồng lớn dài hạn

và ổn định cho cả hai mặt hàng

+ Khó khăn

Trong năm qua do sự suy giảm kinh tế của các nền kinh tế lớn chưahoàn toàn được phục hồi ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá và môi trườngkinh doanh của doanh nghiệp Hạn mức vay vốn tại các ngân hàng thươngmại bị hạn chế ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn cho sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Giá cả hàng hoá tăng cao (đặc biệt là giá cả nhiên liệu, vật tư, phí vậnchuyển, biến động tỷ giá ngoại tệ, lãi suất.…) gây khó khăn cho hoạt độngXNK của doanh nghiệp

Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khiến cho Công ty phải tìm mọibiện pháp để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tạo lợi thế cạnhtranh với các công ty khác Phương án huy động vốn thông qua phát hành cổphiếu không khả thi do sự ảm đạm của thị trường chứng khoán

2.1.3.2 Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua

Tình hình đầu tư: Thời gian gần đây công ty đã có dự án đầu tư lớn vào

nhà máy sản xuất túi ở Bắc Giang

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w