1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần hóa chất việt trì

95 155 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

- Vốn cố định dùng để đầu tư hình thành các tái sản cố định như nhàxưởng, máy móc, phương tiện vận chuyển… - Vốn lưu động dung để hình thành các tài sản lưu động như vốn bằngtiền, nguyên

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên thực hiện

Trịnh Tùng Sơn

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hóa, năm 2007Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của tổ chức thương mại thếgiới WTO Điều này đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức chonền kinh tế Việt Nam Những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung vànền kinh tế Việt Nam nói riêng có những biến động sâu sắc Trước những biếnđổi của nền kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

và ngoài nước buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chính sách phùhợp thực hiện mục đích tối đa hóa giá trị Muốn vậy các doanh nghiệp cần đưa

ra những quyết định có tính chất chiến lược trong dài hạn và chiến thuật trongngắn hạn Điều này giúp doanh nghiệp vươn lên trong quá trình sản xuất kinhdoanh cũng như phát huy được năng lực tài chính một cách hiệu quả nhất Vìvậy vấn đề sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầucần thiết Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao hiệu quả cũng như tăng cườngquản trị vốn lưu động vẫn là câu hỏi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp hiệnnay

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị vốn lưu động, trong thờigian thực tập tại công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì được sự giúp đỡ của tập thểcông nhân viên cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Công Ty, vậndụng những lí luận đã học vào thực tiễn, em đã đi sâu vào tìm hiểu đề tài:

“Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì”.

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

● Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề lý luận chung về vốn lưu động, tìnhhình quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty và các biện pháp tăng cườngquản trị vốn lưu động của công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì

Trang 6

● Về không gian: Nghiên cứu về vốn lưu động và giải pháp tăng cường quản

trị vốn lưu động tại công ty công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì

● Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2015

● Về nguồn số liệu: Số liệu lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính củacông ty năm 2014, 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thậpđược trong quá trình thực tập Ngoài ra còn sử dụng một số các phương phápkhác như: phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối… đồng thời chỉ ramột số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động

5 Kết cấu luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3phần:

Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì.

Mặc dù đã rất cố gắng song trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế hơnnữa thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, vì vậy em rất mong nhận được sự đónggóp của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên công ty công ty cổ phầnHóa chất Việt Trì cùng toàn thể các bạn đọc để luận văn của em được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Trịnh Tùng Sơn

Trang 8

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp:

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của vốn lưu động:

1.1.1.1 Khái niệm:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp từ khi bắt đầuthành lập cho đến khi tiến hành hoạt động luôn cần một số vốn tiền tệ nhấtđịnh gọi là vốn kinh doanh, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh củatừng doanh nghiệp Số tiền ứng trước này khi phân loại theo đặc điểm luânchuyển cũng như quản lý có hiệu quả thường được chia thành vốn cố định vàvốn lưu động

- Vốn cố định dùng để đầu tư hình thành các tái sản cố định như nhàxưởng, máy móc, phương tiện vận chuyển…

- Vốn lưu động dung để hình thành các tài sản lưu động như vốn bằngtiền, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm…

Từ đó ta đưa ra kết luận: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước màdoanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thườngxuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nóicách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động trongdoanh nghiệp

Trang 9

❖ Trong doanh nghiệp sản xuất: T-H-SX-H’-T’

+ Giai đoạn mua sắm vật tư (T-H): vốn lưu động chuyển từ hình tháitiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất

+ Giai đoạn sản xuất (H-SX-H’): vốn chuyển từ hình thái vật tư, hànghóa dự trữ sản xuất sau khi tham gia vào quá trình sản xuất chuyển dần quacác hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là vốn thànhphẩm

+ Giai đoạn lưu thông (H’-T’): từ vốn thành phẩm sau khi bán đượchàng trở về hình thái vốn bằng tiền ban đầu

❖ Trong doanh nghiệp thương mại: T-H-T’

+ Giai đoạn mua (T-H): từ vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn dựtrữ hàng hóa

+ Giai đoạn bán (H-T’): từ hình thái vốn dự trữ hàng hóa chuyển vềhình thái vốn bằng tiền

- Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ một lần giá trị vào giá trị sản phẩmqua một chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại trên tất cả các khâu của quátrình sản xuất kinh doanh

Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu

kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

1.1.1.3 Nội dung vốn lưu động:

- Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

+ Tiền của doanh nghiệp được hình thành từ sự cấp phát của ngân sáchnhà nước, tự có hay bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp Nó tồn tại dưới

Trang 10

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn được thể hiện qua việc góp vốn liên doanh

ngắn hạn hay bỏ vốn để mua các chứng khoán ngắn hạn có thể thu lại lượngvốn ban đầu trong vòng 1 năm hoặc một chu ký kinh doanh

- Các khoản phải thu:

Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu hồi từ các đối tượng liên quan

mà các đối tượng này đã tạm thời sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quátrình hoạt động kinh doanh của mình Bao gồm:

+ Phải thu khách hàng: là một trong nhữn bộ phận quan trọng nhất củavốn lưu động Khi tiến hành bán các sản phẩm của mình, doanh nghiệpthường sẽ không thu được tiền ngay Đây là biểu hiện của quan hệ tín dụngthương mại và chúng tạo ra các khoản phải thu, đồng thời là công cụ đắc lực

hỗ trợ cho quá trình cạnh tranh Sự chênh lệch giữa thời hạn bán hàng và thutiền luôn nãy một lượng vốn nhất định Do vậy, vốn lưu động luôn luôn tồn tạicác khoản phải thu

+ Trả trước người bán: đây là khoản ứng trước cho người bán, do yêucầu nhà cung cấp và tạo niềm tin hay tính đặc biệt quan trọng của hàng hóa

+ Phải thu nội bộ: là khoản thu của doanh nghiệp đối với các chi nhánhthành viên trực thuộc

+ Các khoản phải thu khác: là các khoản phải thu của doanh nghiệpngoài các khoản phải thu trên như tạm ứng, thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắnhạn

- Hàng tồn kho:

Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ…sản phẩm đang chế tạo, phítổn chờ phân bổ, thành phẩm, hàng đang đi đường, hàng gửi đi bán… Tùytheo đặc điểm kinh doanh của từng ngành, của từng mặt hàng, từng quy môhoạt động, điều kiện hoạt động mà doanh nghiệp có chính sách dự trưc hàngtồn kho một cách hiệu quả và hợp lý Bên cạnh đó, cần ước lượng, dự báo và

có biện pháp duy trì mỗi loại hàng tồn kho để có tỉ trọng của từng loại ở mứchợp lý trong suốt quá trình hoạt động

1.1.1.4 Vai trò:

Trang 11

Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhàxưởng,…doanh nghiệp còn phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắmhàng hóa, nguyên vật liệu,…phục vụ cho quá trình sản xuất như vay vốn lưuđộng là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanhnghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn lưu động là công cụ phảnánh, đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động sản xuấtcủa doanh nghiệp Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp thời cơkinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm

Do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên vốn lưuđộng đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả của hàng hóa

Như vậy, vốn lưu động có vai trò vô cùng quan trọng quyết định dến sựsống còn của doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn này hợp lí hay không sẽảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điềunày đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh cần phải định hướngđúng đắn cơ cấu vốn, đồng thời phân bổ hợp lý thiếu hụt hay dư thừa vốn dẫnđến lãng phí Từ đó, doanh nghiệp sẽ phát huy tối đa tác dụng của vốn lưuđộng trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh

1.1.2 Phân loại vốn lưu động:

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện:

- Vốn vật tư, hàng hóa: vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,bán thành phẩm và thành phẩm

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngânhàng, các khoản phải thu…

Trang 12

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồnkho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanhnghiệp.

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình

sản xuất kinh doanh:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu, phụtùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn bán thành phẩm, sản phẩm dởdang, vốn chi phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn trong thanhtoán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quátrình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảmbảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động:

Theo quan hệ sở hữu vốn:

- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của chủdoanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quảkinh doanh

- Nợ phải trả: là phần vốn lưu động được hình thành từ vốn vay của cácngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng, vay qua phát hành trái phiếuhay các khoản nợ chưa thanh toán

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn có tính chất ổn địnhnhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, bao gồm cáckhoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong

Trang 13

biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh Đặc điểm của nguồn vốn này là thờigian sử dụng kéo dài

Nguồn VLĐ

thường

xuyên

-Giá trị còn lại củaTSCĐ và các tài sản dài

Nguồn VLĐ thường xuyên Nợ trung và

dài hạnTài sản

dài hạn

VCSH

- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (cóthời gian sử dụng dưới 1 năm), chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chấttạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chứctín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác

Theo phạm vi huy động vốn:

Trang 14

- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từchính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thểhiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận giữ lại để táiđầu tư Đây là nguồn tăng them tài sản và nguồn vốn của công ty

- Nguồn vốn bên ngoài:

+ Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân)

+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác

+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết

+ Tín dụng thương mại nhà cung cấp

+ Thuê tài sản

+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hìnhdoanh nghiệp được pháp luật cho phép)

1.2 Quản trị vốn lưu động:

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động:

Quản trị vốn lưu động là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểmtra hoạt động sử dụng nguồn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh diễn ra bình thường và liên tục

Cũng như các mảng quản trị khác trong quản trị tài chính doanh nghiệp,quản trị VLĐ cũng hướng tới mục tiêu tối đa hóa hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp cũng như lợi ích của chử sở hữu Đểhướng tới mục tiêu chung thì quản trị VLĐ trong phạm vi hẹp là với điều kiệnhiện tại làm sao cho từng đồng vốn bỏ ra đầu tư vào TSLĐ tạo ra nhiều giá trịnhất và làm sao cho đồng vốn đó quay vòng nhanh nhất Cụ thể, công tácquản trị VLĐ phải đạt được các mục tiêu riêng đó là:

Thứ nhất, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản

xuất kinh doanh Quá trình sản xuất kinh doanh nhất thiết đòi hỏi có tài sảnlưu động và từ đó phát sinh nhu cầu về VLĐ để đảm bảo các tài sản đó Việcchậm trễ hay không đáp ứng đủ nhu cầu VLĐ cần thiết gây nên nhiều hệ lụytrong sản xuất kinh doanh như sản xuất đình trệ, gián đoạn quy trình Vậy nên

Trang 15

yêu cầu tiên quyết trong quản trị VLĐ là đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thờinhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn để đảm bảo sử dụng vốn tiết

kiệm hiệu quả Tốc độ luân chuyển của VLĐ gắn liền với sự quay vòng củachu kỳ kinh doanh Vốn quay vòng càng nhanh thì càng tăng hiệu suất sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, VLĐ lại là loại vốn có thời gianhoàn lại ngắn nên càng đẩy nhanh tốc độ quay vòng càng đạt hiệu quả caotrong quản lý và sử dụng

Thứ ba, đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử

dụng VLĐ Bỏ bất cứ đồng vốn nào vào sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữuluôn mong đồng vốn đó sinh lời cao nhất, VLĐ không phải ngoại lệ Vì vậy,nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ cũng là một mục tiêu chủ yếutrong quản trị VLĐ trong doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động:

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động:

Hoạt động sản xuất kinh doah của doanh nghiệp phải diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bùđắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành bình thường, liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,cần thiết của doanh nghiệp

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cấn thiết là số vốn lưu

động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Dưới mức này

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khan, thậm chí đình trệ, giánđoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng ứ đọng, sử dụngvốn lãng phí, kém hiệu quả

Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chú trọng

Trang 16

quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiêp Với quan niệm nhucầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốnlưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dung để dự trữnguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm củadoanh nghiệp

Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2phương pháp: trực tiếp hoặc gián tiếp

a Phương pháp trực tiếp:

Nội dung phương pháp này xác đinh trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồnkho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thànhtổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

- Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho:

Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất

và khâu lưu thông

Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm nhu

cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thaythế… Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động đối với từng loạivật tư dự trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và sốngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại Công thức tổngquát như sau:

Trong đó:

VHTK: Nhu cầu vốn hàng tốn kho.

Trang 17

Mij: Chi phí sử dụng bình quân 1 ngày của hàng tồn kho i

Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i

n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ

m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho

Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho căn cứ vào tình hình sử dụngthực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mwacs chi phí sử dụng bìnhquân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý

Đối với các loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức:

Vnvlc = Mnvlc x Nnvlc

Trong đó:

Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính

Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng bình quân 1 ngày

Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính

Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính được xác định căn cứ vào số ngàyvận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị đưavào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm

Đối với các nguyên vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao khácnhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng công thứcnhư đối với nguyên vật liệu chính Còn đối với loại nào dùng ít, không thườngxuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệuchính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc kỳbáo cáo

Nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu

vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí

Trang 18

một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các sản phẩm

dở, bán thành phẩm

Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

= x

Trong đó:

: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất

: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày

: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)

: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)

Chi phí sản xuất bình quân ngày được tính bằng tổng giá vốn hàng bántrong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong năm (360 ngày) Chu kỳ sản xuấtkinh doanh là khoảng thời gian (số ngày) kể từ khi đưa nguyên vật liệu vàosản xuất đến khi sản xuất xong sản phẩm, nhập kho Hệ số sản phẩm dở dang,bán thành phẩm được tính theo tỷ lệ (%) giữa giá thành bình quân của sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm so với giá thành sản xuất thành phẩm

Chi phí trả trước là những chi phí đã phát sinh nhưng chưa phân bổ hếtvào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ tiếptheo Công thức tính chi phí trả trước như sau:

= + -

Trong đó:

: Nhu cầu chi phí trả trước

: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ

: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ

Trang 19

: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ

Nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự

trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả

- Nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng

dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Đối với vốn dự trữ thành phẩm đượcxác định theo công thức:

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu:

Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanhnghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng Do vốn đã bị khách hàngchiếm dụng nên để hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường doanhnghiệp phải bỏ them vốn lưu động vào sản xuất Nhu cầu vốn nợ phải thuđược xác định theo công thức:

= x

Trong đó:

: Vốn nợ phải thu

: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày

: Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp:

Trang 20

Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếmdụng của khách hàng Các khoản nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổsung từ khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh mộtphần vốn lưu động của mình để dung vào việc khác Doanh nghiệp có thể xácđịnh khoản nợ phải trả theo công thức:

= x

Trong đó:

: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

: Doanh số mua chịu bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch

: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau:

= ( + + ) + ( - )

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu độngcho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tươngđối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên phương pháp này tínhtoán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động củadoanh nghiệp

b Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốnlưu động của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh

và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầuvốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm

báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu vốn lưu động

Trang 21

năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển vốn lưu động năm kế hoạch Công thức tính như sau:

= BC xx (1+ t%)

Trong đó:

: Vốn lưu động năm kế hoạch

: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

: Mức luân chuyến VLĐ năm báo cáo

t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

VLĐ bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình quân sốhọc số VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luân chuyểnVLĐ phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng DTT của năm kếhoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển (%) phản ánh việc tăngtốc độ luân chuyển VLĐ của năm kế hoạch so với năm báo cáo và được xácđịnh theo công thức:

t % = x 100%

Trong đó:

t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển

: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo

- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân

chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động

được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động (hay doanh thu

Trang 22

thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch Công thức tínhnhư sau:

=

Trong đó:

: Vốn lưu động năm kế hoạch

: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)

: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung

phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu

tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐtheo doanh thu năm kế hoạch Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

kế toán kỳ báo cáo

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn

chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và

có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ % của các khoản mục

đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ % của các khoản mục trên doanh thu để ước

tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sởdoanh thu dự kiến năm kế hoạch

+ Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ %nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu

+ Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báocáo

Trang 23

+ Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu = Tỷ lệ % khoảnmục tài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếmdụng so với doanh thu

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm

của công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạtđược mục tiêu của công ty

1.2.2.2 Kết cấu vốn lưu động:

Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần trong tổng số vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Tỷ trọng từng loại VLĐ = Giá trị từng loại VLĐ Tổng VLĐ x 100%

- Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp

+ Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: như khoảng cách giữa doanhnghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; ký hạn giao hàng

và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ củachủng loại vật tư cung cấp

+ Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm ký thuật công nghệ sảnxuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài củachu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức sản xuất

+ Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán lựa chọntheo hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỹ luật thanh toángiữa các doanh nghiệp

1.2.2.3 Mô hình tài trợ vốn lưu động:

a Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời đượcđảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Trang 24

- Lợi ích của áp dụng mô hình này:

➢ Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ

an toàn cao hơn

➢ Giảm bớt chi phí sử dụng vốn

- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

➢ Thiếu linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nàonguồn ấy

➢ Rủi ro cao nếu doanh nghiệp không xác định đúng nhu cầu vốn

b Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên vàmột phần TSCĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạmthời

Trang 25

- Lợi ích của áp dụng mô hình này:

➢ Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao

➢ Đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh

- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

➢ Chi phí sử dụng vốn cao

➢ Hiệu quả sử dụng vốn thấp do dư thừa, ứ đọng vốn

c Mô hình tài trợ vốn thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phầnTSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằngnguồn vốn tạm thời

Trang 26

- Lợi ích của áp dụng mô hình này:

➢ Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn do quy mô nguồn vốn thường xuyên

là nhỏ nhất

➢ Đảm bảo sự linh hoạt trong tổ chức nguồn vốn

- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

➢ Nguy cơ rủi ro tài chính cao

➢ Dễ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu vốn

1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanhtoán nhanh của doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối vừa đem lại khả năng sinh lời cao, đồng thời đápứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp

Nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do cơ bản: Nhằm đáp ứngcác yêu cầu giao dịch hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền

Trang 27

công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệpnắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận;

từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiều để đáp ứng

các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh ngiệp trong kỳ.

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quânmột ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phương pháp này, có thểvận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ đểxác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:

Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránhmất mát Mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, phân định rõ ràngtrách nhiệm quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc xuất, nhậpquỹ tiền mặt hàng ngày đều phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợpthức và hợp pháp Thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹhàng ngày…

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm:

Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng cóhiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi Thực hiện dự báo và quản lý cóhiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ độngđáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn

Trang 28

❖ Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền:

➢ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền, người ta xem xét các chỉ tiêuthanh toán của doanh nghiệp Nhóm hệ số này cho biết khả năng tài chính củadoanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ Bao gồm:

● Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Thông thường nếu hệ số nàythấp sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu vàcũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanhnghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Tuy nhiên trong một số trường hợp

hệ số này cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp làtốt

Trang 29

● Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán

● Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức

● Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) sinh ratrong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổnglãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hoạtđộng kinh doanh có khả năng sinh lời cao và là cơ sở đảm bảo cho tình hìnhthanh toán của doanh nghiệp lành mạnh và ngược lại

1.2.2.5 Quản trị các khoản phu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng

Trang 30

chiếm dụng cao hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện cácbiện pháp sau:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tức là

xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu hay không.Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng các chínhsách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xácđịnh các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thờihạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh tổn thất

do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tín tài chính của kháchhàng mua chịu Tức là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêucầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Việc đánhgiá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện qua các bước:Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua nhữngthông tin thu thập được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậm chí

từ chối bán chịu

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các biện phápphù hợp:

● Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõikhách hàng nợ, kiểm soát nợ phải thu với từng khách hàng…

● Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp

Trang 31

● Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.

❖ Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn phải thu:

➢ Kết cấu vốn phải thu:

Là tỷ trọng của từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng vốn bằngtiền của doanh nghiệp

Tỷ trọng từng loại vốn

Giá trị từng loại vốn phải thu

x 100%Tổng vốn phải thu

➢ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ:

● Số vòng quay nợ phải thu:

Số vòng quay nợ phải

Doanh thu bán hàngCác khoản phải thu bình quân trong kỳ

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng, nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào

● Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức sau:

Trang 32

1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ:

a Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho:

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này

- Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp đượcchia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, tồn kho thành phẩm

- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp đượcchia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trướcmột lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho

dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trongtổng số vốn lưu động của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là giúp doanhnghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảmbảo bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bìnhthường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dựtrữ của doanh nghiệp Tuy nhiên từng loại vốn tồn kho dự trữ lại có các nhân

Trang 33

➢ Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnhhưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sảnphẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

➢ Đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là sốlượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâutiêu thụ, sức mua của thị trường…

Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biệnpháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý

b Mô hình quản lý hàng tồn kho:

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý sao cho tiết kiệm,hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm 2 loại: chi phí lưu giữ,bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng

Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như:bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng,biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, kýkết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồnggiao hàng

Các chi phí này tác động qua lại lẫn nhau Nếu doanh nghiệp dực trữnhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên,ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cũng ứng sẽ giảm đi tương đối dogiảm số lần cung ứng Vì vậy trong quản lý hàng tồn kho cần xem xét sự đánhđổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp,thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định

Trang 34

Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phítồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bảncủa mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity– EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.

Mô hình EOQ được mô tả theo sơ đồ sau:

Trang 35

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàngtồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng, ta có thể xác định mứcđặt hàng cung ứng như sau:

Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho

C2 : Tổng chi phí đặt hàng

: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho

: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

=+

Công thức tính thời điểm tái đặt hàng () như sau:

= n x

Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng Thời điểm đặt hàng phản ánh doanh

nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủcho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n)

❖ Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho:

➢ Kết cấu vốn dự trữ:

Là tỷ trọng của từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng vốn bằngtiền của doanh nghiệp

Trang 36

Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngànhkinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp Thông thường nếu sốvòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy doanh nghiệp có thể dự trữ hàng tồnkho quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm vàngược lại.

● Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:

Hệ số này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho,được xác định bằng công thức

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

1.2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả quản trị vốn lưu động:

➢ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Trang 37

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh trình độ tổ chức quản lý, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó phản ánh ở kết quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện ở hai chỉ tiêu

là số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động

● Số vòng quay vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định,

thường là một năm Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng

nhanh và ngược lại

● Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực

hiện 1 lần luân chuyển

Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng

nhanh

➢ Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do

tăng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động

Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bìnhquân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luânchuyển VLĐ

Tổng luân chuyển thuần kỳ KHMức luân chuyển vốn bình

Số ngày rút ngắn kỳ luân

chuyển VLĐ

Kỳ luân chuyểnVLĐ kỳ KH Kỳ luân chuyểnVLĐ kỳ gốc

Trang 38

-lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao Hệ số này được xácđịnh bằng công thức:

➢ Hàm lượng vốn lưu động:

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ, nó phản ánh

để thực hiện một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồngVLĐ Hàm lượng VLĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao vàngược lại Chỉ tiêu này được tính như sau:

➢ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Công thức:

x100%

Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệptrong một kỳ hoạt động Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụngVLĐ càng cao

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ trong doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố khác nhau Các nhân tố tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực

Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sửdụng VLĐ nói riêng, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định và xem xétcác nhân tố ảnh hưởng để đưa ra các giải pháp cụ thể Các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp:

1.2.3.1 Nhân tố khách quan:

➢ Đặc thù ngành kinh doanh:

● Yếu tố sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (tính thời vụ):

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nhất định, có

Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

Lợi nhuận trước (sau) thuếVốn lưu động bình quân

Trang 39

những loại hàng hoá có thể sản xuất quanh năm nhưng tiêu thụ lại chỉ mangtính thời vụ hoặc có những loại hàng hoá chỉ sản xuất theo thời vụ nhưng nhucầu tiêu thụ lại quanh năm Chính vì vậy ở các doanh nghiệp luôn dự trữ mộtlượng nguyên vật liệu cần thiết tránh những tình trạng rủi ro do không muađược nguyên liệu đầu vào Hơn nữa việc sản xuất và tiêu thụ cần được xem xét

ở yếu tố đầu ra, lượng cầu tiêu dùng, tránh việc sản xuất ồ ạt, đồng thời đối vớinhững sản phẩm sản xuất quanh năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lại mang tínhthời vụ thì việc bảo quản đòi hỏi phức tạp và tốn kém Do vậy doanh nghiệpcần xem xét các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm để đồng vốn quay vòngnhanh hơn

● Nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa:

Lượng cầu hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mở rộng hay thuhẹp quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí là chuyển sang mặt hàngsản xuất khác

Giá cả hàng hóa tác động đến sức mua của người tiêu dùng, giá cả hàng hóatăng thì sức mua giảm và ngược lại Do đó sự biến động của giá cả ảnh hưởngđến doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn

● Rủi ro và mức độ cạnh tranh trên thị trường:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, rủi ro là điểu không tránh khỏi, baogồm rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn, sự phát triển của thị trường và tốc độ thíchứng của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các thànhphần kinh tế khác… Những rủi ro này là điều doanh nghiệp không thể lườngtrước được

➢ Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật:

Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giátrị tài sản, vật tư vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điềuchỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh

Trang 40

➢ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp:

Việc xác định cơ cấu vốn càng hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp càng được tối ưu Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, mất cân đối giữa vốnlưu động và vốn cố định dẫn đến thiếu hoặc thừa một loại vốn nào đó sẽ làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn

➢ Xác định nhu cầu vốn lưu động:

Do xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừathiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó gâylãng phí vốn hay gián đoạn quá trình sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động

➢ Việc lựa chọn dự án đầu tư:

Là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm chấtlượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu ung đồng thời giá thành hạthì quá trình tiêu thụ sản phẩm được thúc đẩy, tăng nhanh vòng quay vốn,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại

➢ Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Doanh nghiệp muốn vận hành tốt thì các điều kiện kỹ thuật phải đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh Các điều kiện kỹ thuật bao gồm: nhàxưởng, máy móc thiết bị,… Do đó doanh nghiệp cần phải không ngừng nângcao, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp để mang lại hiệu quả

sử dụng cao nhất

➢ Chế độ lương, thưởng cho người lao động:

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w