1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam.

59 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 196,94 KB

Nội dung

1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân sau đây: Tôi xin cảm ơn Thầy Tô Ngọc Thịnh, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Cảm ơn thầy đã tận tâm, tận tình dành thời gian chia sẻ quan điểm và hỗ trợ những tri thức vô giá trong suốt quá trình tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Dương Hồng Nhung, cô đã hướng dẫn tôi thực hiện báo cáo thực tập tổng hợp. Cảm ơn cô đã giúp tôi những bước khởi đầu trong việc lựa chọn, xác định nội dung nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô tại Khoa Khách sạn – Du lịch, cùng các thầy, cô trong Trường Đại học Thương mại, đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, phương pháp tư duy và chia sẻ kinh nghiệm trong suốt bốn năm học tập tại trường. Cảm ơn các thầy, cô đã cho tôi thấy giá trị của sự học và đã truyền cho tôi tinh thần cầu thị và thực học. Tôi xin cảm ơn các bác, cô chú, anh chị nhân viên làm việc tại các phòng, ban của Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam và Khách sạn Cao Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi có thể thực tập tốt và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tôi gửi lời biết ơn dành cho những người thân trong gia đình, bạn bè, anh em trong phòng 615B đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Đỗ Duy Khánh Lớp K46B4, Khoa Khách sạn – Du lịch 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT Tên sơ đồ, bảng biểu Trang 1 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Cao Nguyên 23 2 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Cao Nguyên trong 2 năm (2012-2013) 24 3 Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động tại khách sạn trong 2 năm 2012 - 2013 28 4 Bảng 2.4. Kế hoạch kinh doanh của khách sạn Cao Nguyên năm 2014 40 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch CBNV Cán bộ nhân viên ĐH Đại học ĐVT Đơn vị tính HC-TH Hành chính tổng hợp KH Kế hoạch KS-DL Khách sạn-du lịch PGS.Ts Phó giáo sư tiến sĩ SL Số lượng STT Số thứ tự TH Thực hiện Tr.đ Triệu đồng UBND Uỷ ban nhân dân 4 MỞ ĐẦ U 1.Tính cấp thiết của đề tài Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động, là nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức và là yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Quản trị con người là một vấn đề phức tạp đó vừa là một khoa học và vừa là cả một nghệ thuật. Trong xã hội ngày nay, hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đang ngày càng được coi trọng. Tuyển được người phù hợp đã khó nhưng để giữ chân họ lại còn khó hơn. Làm cách nào để giữ chân được họ, làm thế nào để phát huy tối đa nhiệt tình và năng lực cán bộ, nhân viên đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Để làm được điều này bên cạnh việc chú trọng vào công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đạo tạo và phát triển thì doanh nghiệp cần có một chế độ đãi ngộ tốt. Đãi ngộ với người lao động không chỉ bằng lương mà còn cả đến đời sống tinh thần của họ. Bởi người lao động làm việc không chỉ vì mục tiêu duy nhất là tiền mà họ còn các nhu cầu khác không thể thỏa mãn bằng vật chất như nhu cầu có được niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê, được tôn trọng, được đối xử công bằng,… Một doanh nghiệp với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, với chế độ lương bổng hậu hĩnh nhưng lại không quan tâm đến đời sống tâm tư tình cảm của người lao động, bắt họ làm việc quá sức trong môi trường gò bó, ngột ngạt, gây ức chế với nhân viên, không có cơ hội phát triển thì việc ra đi của nhân viên là tất yếu. Chính vì vậy để có thể tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, để phát huy và khai thác tốt năng lực làm việc của người lao động thì doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ phi tài chính tốt thông qua công việc và môi trường làm việc. Hiện nay, một thực tế đang diễn ra trên thị trường lao động Việt Nam đó là hiện tượng “nhảy viêc”, hiện tượng “chảy máu chất xám”. Người lao động thì thường xuyên thay đổi công việc tìm kiếm những công việc mới những nơi có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ, còn doanh nghiệp thì lại thường xuyên bị thiếu hụt nhân lực, những nhân lực có trình độ sau một thời gian làm việc đã rời bỏ doanh nghiệp.Tại sao hiện tượng đó lại xảy ra? Vấn đề ở đây đó chính là chính sách đãi ngộ phi tài chính chưa được các doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm đúng mức, chưa đạt được chất lượng cao và còn nhiều bất cập. Vì vậy, hiểu và áp dụng tốt các biện pháp đãi ngộ phi tài chính cho đội ngũ nhân viên là điều mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện nó sẽ đem lại những hiệu quả lớn hơn, bền vững hơn việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở hạ tầng. 5 Tại khách sạn Cao Nguyên, việc xây dựng và hoàn thiện một chế độ đãi ngộ phi tài chính phù hợp là vấn đề không thể thiếu. Là một khách sạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và chưa xây dựng hệ thống chính sách đãi ngộ cho nhân viên đầy đủ, cụ thể và rõ ràng mà chỉ nằm ở các văn bản có liên quan, nên các hiện tượng “nhảy việc”, “nghỉ việc”, “chảy máu chất xám” diễn ra thường xuyên, khiến cho lực lượng lao động trong khách sạn thay đổi nhanh, khách sạn phải tuyển dụng nhân viên nhiều làm cho chi phí tăng cao. Đây chính là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi khách sạn phải giải quyết. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tế tại khách sạn Cao Nguyên, em nhận thấy rằng việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại khách sạn là rất quan trọng và cần thiết. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra những ưu, nhược điểm của chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên nhằm đề ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính nói riêng, góp phần hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực của khách sạn nói chung, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến sức lực, sức sáng tạo giúp khách sạn phát triển. - Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đãi ngộ phi tài chính làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực tế và đưa ra các giải pháp. + Phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên, từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu còn tồn tại cần giải quyết , làm cơ sở thực tế cho việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại khách sạn Cao Nguyên. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Khoá luận tập trung nghiên cứu về đãi ngộ phi tài chính, các hình thức, chính sách đãi ngộ phi tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên. - Về mặt không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu chính sách đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc đối với toàn thể nhân viên trong tất cả các bộ phận công tác của khách sạn Cao Nguyên. - Về thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu thu thập số liệu, dữ liệu về đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên trong 2 năm 2012-2013. 6 4. Tình hình nghiên cứu đề tài  Khoá luận, các đề tài nghiên cứu khoa học: 1. Nguyễn Thị Hải Ly (2011), Hoàn thiện đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Lakeside, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Khách sạn-Du lịch – ĐH Thương Mại, Hà Nội. 2. Trần Thị Ngọc Lan (2011), Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty liên doanh “Đại Chân Trời”, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Khách sạn-Du lịch - ĐH Thương Mại, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Thảo (2010), Hoàn thiện đãi ngộ phi tài chính tại Khách sạn Danly, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Khách sạn-Du lịch – ĐH Thương Mại, Hà Nội. 4. Phan Thị Thanh Nhàn (2010), Hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần bưu chính Viettel, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Quản trị doanh nghiệp – ĐH thương Mại, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Phượng (2008), Giải pháp hoàn thiện quản trị đãi ngộ phi tài chính tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Khách sạn-Du lịch – ĐH Thương Mại, Hà Nội.  Sách, Giáo trình: 1. Nguyễn Doãn Thị Liễu (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, Đại học Thương Mại, Hà Nội. 2. Hoàng Văn Hải - Vũ Thuỳ Dương (2008), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Mạnh - Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 4. PGS.Ts Nguyễn Thị Nguyên Hồng, (2007), Bài giảng kinh tế doanh nghiệp dịch vụ du lịch, Khoa khách sạn - du lịch, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội. Khoá luận của tác giả Nguyễn Thị Thảo nghiên cứu, đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Danly. Khoá luận của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hoàn thiện các công tác có liên quan đến đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần bưu chính Viettel. Chưa có luận văn nào nghiên cứu về đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên của Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. Do vậy, đề tài em lựa chọn không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố. 5. Kết cấu khoá luận 7 Nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên trong khách sạn. Chương 2: Thực trạng về chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH TRONG KHÁCH SẠN 1.1. Khái luận về nhân lực, quản trị nhân lực trong khách sạn 1.1.1. Khái luận về nhân lực trong khách sạn a. Khái niệm, đặc điểm nhân lực trong khách sạn - Khái niệm: Nhân lực trong khách sạn là bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. - Đặc điểm: Nhân lực trong khách sạn là một bộ phận của lao động xã hội nên ngoài những đặc điểm chung của lao động xã hội, lao động trong khách sạn còn có một số đặc điểm riêng: + Thứ nhất, nhân lực trong khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ: Kinh doanh khách sạn chủ yếu là cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, do vậy lao động trong khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ, trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ vô hình đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Thứ hai, nhân lực trong khách sạn có tính chuyên môn hoá cao: nhân lực trong khách sạn phải đảm bảo trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nền văn hoá riêng của các quốc gia để có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí cho khách. + Thứ ba, nhân lực trong khách sạn mang tính thời vụ, thời điểm: đặc điểm này do đặc điểm của kinh doanh khách sạn quy định. Do kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ thời điểm, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch tại điểm đến, thời tiết, khí hậu, thị trường khách hướng tới,…nên nhân lực trong khách sạn cũng mang tính thời vụ, thời điểm. Có thời điểm rất đông khách phải làm thêm giờ, nhưng cũng có thời điểm vắng khách được nghỉ ngơi hoặc đưa đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ. + Thứ tư, nhân lực trong khách sạn mang tính chất phức tạp: do phải làm việc trong môi trường phức tạp với nhiều mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với giám đốc, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng. Khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau, với ngôn ngữ, nền văn hoá, phong tục tập quán,… khác nhau nhưng đều mong muốn được đón tiếp nhiệt tình, cung cấp các dịch vụ chất lượng. Do vậy, nhân lực trong khách sạn đôi khi phải có tính “hai mặt”, luôn phải tươi cười, niềm nở đón tiếp, phục vụ khách trong khi đang có chuyện buồn phiền. 9 + Thứ năm, nhân lực trong khách sạn có khả năng cơ giới hoá, tự động hoá thấp: do đặc điểm của kinh doanh khách sạn chủ yếu sử dụng lao động sống, các máy móc kỹ thuật chỉ có tác dụng hỗ trợ trong khi cung cấp dịch vụ chứ không thể thay thế con người. + Thứ sáu, nhân lực trong khách sạn chủ yếu là lao động nữ: có tới 2/3 số lao động trong khách sạn là nữ giới, do tính chất công việc trong ngành Khách sạn đòi hỏi phải có sự cẩn thận, chu đáo, khéo léo, giao tiếp, ứng xử tinh tế, nhẹ nhàng nên lao động nữ chiếm tỉ lệ cao trong khách sạn, đặc biệt là các bộ phận: Bàn, bar, lễ tân, buồng. b. Phân loại nhân lực trong khách sạn Lao động trong khách sạn được phân chia thành 2 loại chính, gồm: - Lao động quản trị, gồm: + Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của khách sạn và là người có quyền cao nhất trong khách sạn, có một số trách nhiệm như sáng tạo giá trị, hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển khách sạn, bảo hộ khách sạ, khích lệ tập thể lao động, giải quyết khó khăn,… + Trưởng phòng nhân sự: Là người có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề nhân sự của khách sạn, như chịu trách nhiệm soạn thảo các chính sách về nhân lực để trình giám đốc duyệt và áp dụng; điều hành hoạt động của phòng nhân sự; phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong việc tuyển dụng, giới thiệu và làm các thủ tục tuyển nhân lực mới; giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề nhân lực của khách sạn; soạn thảo các kế hoạch và chương trình đào tạo cho các loại nhân lực;… + Trưởng phòng kinh doanh: Là người đảm nhân việc tổ chức, kiểm soát, phối hợp các hoạt động thương mại và chịu trách nhiệm điều hành quản lý các nhân viên thương mại dưới quyền, cụ thể như chịu trách nhiểm tổ chức quản lý hoạt động bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc khách hàng, cung cấp tài liệu về nghiên cứu thị trường, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh,… + Trưởng phòng kế toán: Là người có nhiệm vụ tổ chức hoạt động về kế hoạch tài chính và sổ sách kế toán của khách sạn, bao gồm việc dự trù ngân sách hàng năm, lập ngân sách cho từng chương trình hoặc dự án, tổ chức theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và việc thực hiện các chính sách tài chính của khách sạn,… + Trưởng các bộ phận nghiệp vụ: Là người đảm nhận việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để cung cấp các dịch vụ trong khách sạn, có trách nhiệm quản trị nhân lực đối với các nhân viên nghiệp vụ dưới quyền của bộ phận mình, có nhiệm vụ kiểm 10 tra, giám sát mức độ hoàn thành các công việc của các nhân viên, kích thích tinh thần làm việc của nhân viên,… - Lao động thừa hành: + Nhân viên buồng: Là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ buồng như dọn phòng khách sạn, chỉnh trang khuôn viên khách sạn, thay chăn ga, lau dọn sàn và các bề mặt trong khách sạn,… + Nhân viên bàn: Là người trực tiếp đảm nhận thực hiện các nghiệp vụ bàn như bưng bê, phục vụ khách hàng,… + Nhân viên bếp: Là người thực hiện các công việc như tuyển chọn và thu mua các nguyên liệu phục vụ cho quá trình kinh doanh nhà hàng của khách sạn, kiểm tra và đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu,… + Nhân viên lễ tân: Là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đầu tiên trong khách sạn, có nhiêm vụ giới thiệu các thông tin và thủ tục cần thiết để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ một cách thuận lợi nhất với cử chỉ ân cần, niềm nở,… + Nhân viên an ninh: Là người đảm nhiệm các vấn đề an ninh trong khách sạn, ngăn chặn các thành phần phá hoại trong khách sạn, đảm bảo việc thực hiện các công việc trong khách sạn thực hiện dễ dàng, thuận lợi,… + Nhân viên kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm các vấn đề kỹ thuật và sửa chữa trong khách sạn như sữa chữa và bảo trì các máy móc như thang máy, camera; sửa chữa và lắp đặt các đồ dùng trong phòng khi có hư hỏng như tivi, bóng đèn,… 1.1.2. Nội dung cơ bản của quản trị nhân lực trong khách sạn - Quản trị nhân lực là việc hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát các hoạt động của con người trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Quản trị nhân lực trong khách sạn cũng như trong các doanh nghiệp kinh doanh tập trung vào các nội dung cơ bản, đó là: hoạch định nhân lực; tuyển dụng nhân lực; bố trí, sử dụng nhân lực; đánh giá nhân lực; đào tạo, phát triển nhân lực; đãi ngộ nhân lực. a. Hoạch định nhân lực - Khái niệm: Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình tư duy nhằm thiết lập nên chiến lược nguồn nhân lực, đưa ra chính sách và các kế hoạch hoạt động đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin cơ bản từ việc phân tích môi trường quản trị nhân lực và dự báo cung cầu nhân lực. [...]... tác quản lý nhân lực nói chung và việc thực hiện các chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn nói riêng 2.3.2 Thực trạng chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên a Các chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên - Đãi ngộ thông qua công việc: + Công việc mang lại thu nhập cho người lao động Công ty CP cổ phần Cao Nguyên Việt Nam nói chung và khách sạn Cao Nguyên nói... của khách sạn Từ đó, ảnh hưởng đến các chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn - Đối thủ cạnh tranh: khi xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính, khách sạn Cao Nguyên phải căn cứ vào chính sách đãi ngộ phi tài chính của các khách sạn khác để có thể thu hút, bảo vệ nguồn nhân lực chất lượng trước những lời mời gọi của các khách sạn đối thủ 33 2.3 Kết quả phân tích thực trạng về chính sách đãi. .. ngày càng tốt hơn 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN CAO NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO NGUYÊN VIỆT NAM, HÀ GIANG 2.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Trong quá trình phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn Cao Nguyên, đề tài chỉ tập trung vào nguồn dữ liệu thứ cấp Mục đích: Thu thập... bảo công tác đãi ngộ công bằng và tác dụng khuyến khích nhân viên thì chính sách đãi ngộ phi tài chính cũng cần quan tâm đến trình độ và năng lực của nhân viên Người có trình độ cao thường có những đòi hỏi cao về cả chế độ đãi ngộ tài chính lẫn phi tài chính 1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan: a Chính trị -Pháp luật Hệ thống chính trị - pháp luật có tác động tới việc xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính, ... giá nhân viên, chính sách tiền lương, tiền thưởng của khách sạn Cao Nguyên trong hai năm 2012–2013 để làm căn cứ phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ phi tài chính tại Khách sạn Cao Nguyên trong 2 năm 2012-2013 - Nguồn bên ngoài khách sạn: gồm tài liệu thu thập từ luận văn, sách báo, các tạp chí, mạng Internet… liên quan đến vấn đề hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại khách. .. tiếp với mọi người, với đồng nghiệp,… 1.2 Nội dung về hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính trong khách sạn 1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách đãi ngộ phi tài chính trong khách sạn a Các khái niệm liên quan đến chính sách đãi ngộ phi tài chính - Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của khách sạn, nó bao gồm các mục tiêu mà khách sạn muốn đạt được và cách... lực công việc đối với nhân viên - Vị thế của khách sạn: Khách sạn Cao Nguyên là khách sạn lớn nhất tại Hà Giang, vì vậy để khẳng định vị thế của mình với các khách sạn khác, chứng tỏ cho nhân viên thấy việc được chọn vào làm việc tại khách sạn là một lựa chọn sáng suốt thì chính sách đãi ngộ phi tài chính luôn được chú trọng và các hình thức đãi ngộ phong phú và đa dạng hơn - Khả năng tài chính và kết... bộ chính sách - Công khai: Chính sách đãi ngộ phi tài chính phải được công bố công khai và được giải thích để mọi người hiểu và thông suốt - Kịp thời: Các chính sách đãi ngộ phi tài chính phải được sửa đổi và đưa ra các chính sách thay thế phù hợp và đúng lúc - Có lý, có tình: Chính sách đãi ngộ phi tài chính ngoài tính hợp lý còn phải mang tính nhân bản, hướng vào con người “ vì con người và cho con... thiện, hòa đồng và hợp tác giữa các nhân viên trong khách sạn f Đãi ngộ nhân lực - Khái niệm: Đãi ngộ nhân lực là một quá trình bao hàm những hoạt động nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động tương ứng với công việc và đóng góp của họ cho khách sạn - Đãi ngộ nhân lực gồm 2 hình thức chính, gồm: + Đãi ngộ tài chính: Đãi ngộ tài chính trong khách sạn là hình thức đãi ngộ được thực... hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2012 và 2013 là khá tốt, với mức doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên, điều này đóng góp vào việc khách sạn sẽ có nhiều điều kiện hơn để thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính cũng như đãi ngộ tài chính 2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên a Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan - Mục tiêu, . về chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên trong khách sạn. Chương 2: Thực trạng về chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên. Nguyên Việt Nam. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. 8 CHƯƠNG. quan đến đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần bưu chính Viettel. Chưa có luận văn nào nghiên cứu về đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên của Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. Do

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w