a. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan
- Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của khách sạn: tuỳ vào từng mục tiêu, chiến lược kinh doanh tại các thời điểm kinh doanh, mà khách sạn có thể áp dụng các chính sách đãi ngộ phi tài chính khác nhau. Ví dụ như: Vào mùa du lịch cần tăng ca để cung cấp dịch vụ cho khách, nhân viên làm việc vất vả. vì vậy , vào trái mùa du lịch khách sạn tổ chức cho nhân viên và gia đình đi du lịch, nghỉ mát, xả stress, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, giảm bớt áp lực công việc đối với nhân viên.
- Vị thế của khách sạn: Khách sạn Cao Nguyên là khách sạn lớn nhất tại Hà Giang, vì vậy để khẳng định vị thế của mình với các khách sạn khác, chứng tỏ cho nhân viên thấy việc được chọn vào làm việc tại khách sạn là một lựa chọn sáng suốt thì chính sách đãi ngộ phi tài chính luôn được chú trọng và các hình thức đãi ngộ phong phú và đa dạng hơn.
- Khả năng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn: Kết quả kinh doanh của khách sạn trong 2 năm gần đây đạt được những con số khá tốt, khi doanh thu trong 2 năm đều tăng. Tuy nhiên, do đang trong thời kỳ nền kinh tế của thành phố và của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu sang ngành du lịch nên khách sạn đang trong giai đoạn tiến hành mở rộng thị trường, xây dựng thêm cơ sở vật chất và công ty mẹ đầu tư xây dựng khách sạn mới nên chi phí cũng tăng lên. Khách sạn và công ty bận rộn với những hoạt động trên mà có thể việc đảm bảo chính sách đãi ngộ phi tài chính không được tập trung và đầy đủ.
- Nhà quản trị: là những người biết nhìn xa trông rộng, đề ra những chính sách, chiến lược phát triển cho khách sạn. Đồng thời, nhà quản trị phải là người biết lắng
nghe, thấu hiểu hoàn cảnh của nhân viên. Có như vậy, nhân viên mới kính trọng nhà quản trị, tạo nên một tập thể đoàn kết, cùng nhau làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh. Nhà quản trị là một trong những nhân tố có thể tạo ra chính sách đãi ngộ phi tài chính cho nhân viên: tạo ra môi trường làm việc có cạnh tranh lành mạnh, đánh giá nhân viên để đề bạt thăng tiến, tăng lương cho nhân viên,....
- Bản thân nhân viên: nhân viên là yếu tố quan trọng để đóng góp vào sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành kinh doanh dịch vụ như khách sạn. Tuy nhiên, mỗi người lại có những sở thích, nguyện vọng, nhu cầu, mục tiêu trong công việc khác nhau. Do đó, việc nắm bắt được những đặc điểm đó để có thể đáp ứng thoả đáng, kịp thời là một việc không hề dễ dàng đối với các nhà quản lý.
b. Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan
- Chính trị-Pháp luật: các chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn Cao Nguyên luôn tuân thủ theo những quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể là bộ luật lao động để đảm bảo quyền lợi của nhân viên.
- Thị trường lao động: Nhà quản trị và ban lãnh đạo khách sạn Cao Nguyên cần đưa ra các chính sách đãi ngộ phi tài chính hợp lý dựa trên sự nghiên cứu nhu cầu của người lao động và các chính sách đãi ngộ phi tài chính của các khách sạn khác để có thể giữ chân những nhân viên giỏi và thu hút được nhiều nhân lực mới có chất lượng đến và làm việc tại khách sạn, đưa khách sạn ngày càng phát triển.
- Kinh tế: Khách sạn Cao Nguyên cũng như các khách sạn khác, hoạt động kinh doanh luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của nền kinh tế của tỉnh, của quốc gia. Các chỉ số cung-cầu, cán cân thương mại, chỉ số giá thiêu dùng, chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách, mức thu nhập bình quân theo đầu người,… ảnh hưởng đến việc quyết định kế hoạch kinh doanh, tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của khách sạn. Từ đó, ảnh hưởng đến các chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn.
- Đối thủ cạnh tranh: khi xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính, khách sạn Cao Nguyên phải căn cứ vào chính sách đãi ngộ phi tài chính của các khách sạn khác để có thể thu hút, bảo vệ nguồn nhân lực chất lượng trước những lời mời gọi của các khách sạn đối thủ.
2.3. Kết quả phân tích thực trạng về chính sách đãi ngộ phi tài chính tạikhách sạn Cao Nguyên