Hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc cũng như môi trường làm việc cho nhân viên

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. (Trang 49)

như môi trường làm việc cho nhân viên

Hiện tại, tại Khách sạn Cao Nguyên các chính sách đãi ngộ phi tài chính được áp dụng chủ yếu thông qua các công cụ như công việc phù hợp, thời gian làm việc, tổ chức các buổi giao lưu, tổ chức thi đua khen thưởng… Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này vẫn còn tồn tại những hạn chế đáng kể nhất là chưa tạo hứng thú kích thích nhân viên làm việc. Để có thể nâng cao năng suất lao động thì việc tìm các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này ở khách sạn là thực sự cần thiết. Xuất phát từ những hạn chế, yếu kém này, nội dung giải pháp tập trung vào việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong hệ thống chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên nhằm mục đích nâng cao chất lượng việc phân công lao động hợp lý giúp họ gắn bó hơn với khách sạn như sau:

a. Đảm bảo công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường của nhân viên

Bất cứ nhân viên nào khi đi làm cũng mong muốn được làm một công việc phù hợp với trình độ, năng lực, sở thích của mình, đó làm một trong những động lực thúc đẩy họ hoàn thành tốt công việc của mình. Hiện nay, tại Khách sạn Cao Nguyên vẫn còn tồn tại nhân viên cho rằng công việc hiện tại không phù hợp với họ. Do vậy, khách sạn nên kiểm tra lại khả năng nhân viên và đảm bảo việc phân công “đúng người, đúng việc” cho từng nhân viên trong khách sạn và chuyển công tác đối với nhân viên không

phù hợp với công việc hiện tại. Để đảm bảo điều này thì trước hết khách sạn cần đưa ra chính sách tuyển dụng rõ ràng và đảm bảo làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự và công tác bố trí sử dụng nhân sự. Ngay từ khi định danh công việc cần tuyển dụng khách sạn cần đưa ra các yêu cầu về trình độ chuyên môn và tìm hiểu sở trường của nhân viên để tìm được ứng cử viên sáng giá nhất. Bên cạnh đó, khách sạn phải thường xuyên đánh giá thực trạng đội ngũ nhân viên để luân chuyển vị trí công tác cho phù hợp hơn với trình độ chuyên môn cũng như sở trường của nhân viên.

b. Đảm bảo công việc tạo cơ hội phát triển và thăng tiến tốt hơn cho nhân viên

- Việc triển khai tốt chính sách đào tạo bồi dưỡng và phát triển nhân sự sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo đảm cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Để làm được điều này khách sạn cần đưa ra các qui định về cử người đi học và hỗ trợ học phí. Khách sạn cần kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức đào tạo cho nhân viên ở các bộ phận Nhà hàng, Buồng, khối văn phòng, Lễ tân… Đặc biệt khách sạn cần chú trọng hơn nữa về trình độ ngoại ngữ của nhân viện trực tiếp làm việc với khách và phục vụ khách. Mở rộng thêm các lớp học tiếng Trung và tiếng Anh cơ bản cho nhân viên để nhân viên tăng thêm khả năng ngoại ngữ và phục vụ khách tốt hơn. Về văn hóa khách sạn cần đào tạo cho nhân viên các giá trị và quan điểm văn hóa khách sạn, cũng như chuẩn mực của một nhân viên phục vụ khách. Làm tốt được chính sách này là đã tạo một môi trường văn hóa riêng trong khách sạn, tạo được dấu ân riêng của mình, góp phần phục vụ khách tốt hơn.

- Cơ hội thăng tiến là một yếu tố rất quan trọng đối với nhân viên. Nó giúp khẳng định bản thân và do vậy họ sẽ phấn đấu hết mình để được khách sạn ghi nhận năng lực của họ và để họ có thể tiến xa hơn trong công việc. Để làm tốt được điều này thì khách sạn cần thực hiện tốt chính sách thăng tiến và cụ thể hóa bằng các thủ tục thăng tiến, đưa ra thách thức để nhân viên vượt qua, chứng tỏ khả năng của bản thân. Các thủ tục này gồm có các quyết định, thông báo về việc thăng chức, thời điểm thăng chức khi có quyết định thăng chức…Có hai cách để khách sạn có thể áp dụng cho chính sách này, đó là thăng chức ngang hoặc thăng chức thẳng. Khách sạn cần ưu tiên và quan tâm đến việc tuyển dụng và thăng tiến từ nguồn bên trong nhằm mang lại cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Đặc biệt khách sạn nên mở rộng thêm chức vụ, công việc, nhiệm vụ trong các bộ phận như Giám sát, trợ lý ở các bộ phận Nhà hàng, Tổ buồng, Lễ tân,…để từ đó công việc được giám sát và phân quyền cho nhân viên đảm bảo công bằng. Tránh tình trạng như hiện giờ các bộ phận chỉ có trưởng và phó bộ phận và nhân viên dưới quyền. Như vậy, nhân viên sẽ có nhiều cơ hội và nấc thang thăng tiến hơn trong công việc.

- Không khí làm việc của khách sạn ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của nhân viên. Vì khách sạn gồm có nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Và do đó, trình độ văn hóa và bằng cấp của nhân viên cũng chênh lệch nhau. Điều đó có thể ảnh hưởng tới thái độ ứng xử giữa các nhân viên trong khach sạn với nhau. Do đó, đây là vấn đề mà nhà quản trị cần phải quan tâm và có các biện pháp thích đáng như: thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ, các chuyến đi thăm hỏi lẫn nhau để nhân viên có thêm các dịp để hiểu và gần gũi nhau, tạo không khí thoải mái trong công việc. Có thể quy định giờ ăn của các phòng ban cùng nhau để khi đó họ có thêm thời gian tiếp xúc. Hơn nữa nhà quản trị phải là người trực tiếp tham gia các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua khen thưởng và như vậy các chính sách thi đua khen thưởng và hỗ trợ các hoạt động đoàn thể cũng được đẩy mạnh và phát huy. Để thực hiện chính sách thi đua khen thưởng khách sạn có thể ban hành thêm các qui định về thi đua và thủ tục xét khen thưởng. Hàng năm khách sạn nên phát động các phong trào thi đua khen thưởng cho toàn thể nhân viên nói chung và nhân viên phục vụ khách nói riêng như tổ nhà hàng, buồng, bếp để nâng cao đời sống tinh thần cho họ. Bởi họ làm công việc lao động chân tay rất vất vả.

- Hoạt động đoàn thể luôn được coi là hoạt động bề nổi ở mọi doanh nghiệp, nó là sợi dây liên kết giữa những nhân viên, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với cấp trên. Vì vậy, khách sạn cần tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… tạo điều kiện cho họ trong quá trình chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân viên. Cần tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức và trình độ chuyên môn giữa các khách sạn và giữa các bộ phận trong chính khách sạn. Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức này để thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, tổ chức các buổi hội thảo, thăm hỏi sức khỏe, các buổi mít tinh chào mừng các ngày lễ lớn như 8/3, 30/4, 2/9, 20/10,…

d. Mang lại thu nhập xứng đáng cho nhân viên

Là một khách sạn ở địa phương nên mức thu nhập mang lại cho nhân viên chỉ ở mức trung bình. Do đó, trong thời gian tới khách sạn nên có sự điều tiết lại mức lương và tăng thêm thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên, những nhân viên mà có mức lương thấp nhằm mang lại thu nhập xứng đáng và công bằng với công sức của họ bỏ ra. Hơn nữa, khi giá trị đồng tiền ngày càng mất giá như ở nước ta hiện nay thì đây là một chính sách đãi ngộ rất hiệu quả, đánh vào tâm lý của nhân viên, giúp họ thêm tin tưởng sức mạnh trong công việc. Để làm được việc này thì khách sạn cần hoàn thiện hơn chính sách đãi ngộ tài chính và ban hành các quy tắc, thủ tục hỗ trợ cho việc trả lương, thưởng, phụ và trợ cấp,…

Làm giàu công việc là một phương pháp rất phổ biến trong khách sạn và gây sự hào hứng trong công việc của nhân viên. Làm giàu công việc là tăng độ phức tạp của công việc cho nhân viên. Như vậy họ sẽ đỡ cảm thấy nhàm chán trong công việc. Bởi hiện nay đa số mọi công việc đều mang tính trùng lặp và lặp đi lặp lại. Phải tăng động lực cho nhân viên để họ cảm thấy vui, tạo niềm vui trong công việc. Ví dụ như nhân viên dọn sảnh, thì nhà quản trị phải có các chính sách đãi ngộ để khích thích họ, giúp họ tìm được niềm vui trong công việc để cho họ cảm thấy là: “à, thấy sảnh sạch sẽ là mình thấy vui, mọi người đều thấy vui khi nơi làm viêc của họ sạch sẽ và họ sẽ ghi nhân công việc của mình”.

f. Nâng cao điều kiện làm việc và đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên

- Hiện nay, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại khách sạn vẫn chưa đồng đều và chưa đáp ứng một cách đầy đủ các trang thiết bị để tạo điều kiện cho mọi nhân viên và làm việc một cách tốt nhất. Vì vậy mà khách sạn cần tiến hành cải thiện lại điều kiện làm việc cho nhân viên tạo cho họ một không gian làm việc thoải mái và đạt năng suất lao động cao nhất. Khách sạn nên thường xuyên kiểm tra môi trường hơn nữa, có thể là hàng quý chứ không phải là một năm một lần như hiện nay. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhân viên làm việc cẩn thận, giữ gìn vệ sinh chung toàn khách sạn để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho chính họ và mọi người xung quanh. Điều đó sẽ làm cho nhân viên cảm nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo tới môi trường nói chung và sức khỏe của họ nói riêng.

- An toàn vệ sinh trong lao động cũng là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng tới thái độ làm việc của nhân viên. Do đó, khách sạn nên cập nhật các yêu cầu mới của luật pháp về an toàn vệ sinh lao động và bổ sung vào các quy định, chính sách của khách sạn về vấn đề này. Cần chú ý thường xuyên đào tạo cho nhân viên các kiến thức liên quan đến an toàn sức khỏe nhân viên. Các dụng cụ bảo hộ an toàn vệ sinh lao động phải được phát và tập huấn cho nhân viên nắm rõ được cách sử dụng cũng như chỗ chứa đề phòng bất cập xảy ra.

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w