Thực trạng chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn CaoNguyên

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. (Trang 34)

a. Các chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên

- Đãi ngộ thông qua công việc:

+ Công việc mang lại thu nhập cho người lao động

Công ty CP cổ phần Cao Nguyên Việt Nam nói chung và khách sạn Cao Nguyên nói riêng đã xây dựng cho mình một chính sách tiền lương, tiền thưởng khá cụ thể và được bắt đầu áp dụng vào năm 2011. Tiền lương của khách sạn được tính dựa trên các hệ số như hệ số thâm niên, hệ số chức danh,... Ngoài tiền lương khách sạn còn có tiền ăn ca, phụ cấp cho nhân viên tùy theo chức danh. Tuy nhiên, mức lương của một trưởng bộ phận chỉ ở mức khoảng 6 triệu, còn của các nhân viên chỉ ở mức gần 3 triệu là hơi thấp so với mức lương trên thị trường lao động. Và đối với tình hình kinh tế hiện tại thì mức lương đó chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Mức lương này không đáp ứng được nhu cầu sống của người lao động, đây cũng là nguyên nhân khiến cho công tác tuyển dụng nhân sự gặp khó khăn. Như vậy, có thể nói rằng mức lương của khách sạn chưa thực sự làm hài lòng người lao động… Điều đó là ảnh hưởng không nhỏ tới hứng thú và nhiệt tình trong công việc.

+ Công việc phù hợp với bản thân người lao động

Ban lãnh đạo khách sạn Cao Nguyên đã và đang cố gắng bố trí và sử dụng nhân sự sao cho phù hợp với năng lực và nguyện vọng của nhân viên để có thể tạo ra sự hứng thú trong công việc cho họ. Để làm được việc này cần cả một quá trình từ khâu tuyển dụng đến phân bổ rồi đào tạo nhân viên. Tại khách sạn, chính sách tuyển dụng

đã có những quy định cụ thể và luôn gắn với việc ưu tiên cho những người người có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. Ngoài ra trong quá trình làm việc khách sạn cũng tổ chức đánh giá năng lực của các nhân viên thông qua một quy trình (phụ lục số 2) để có thế sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của nhân viên.

+ Công việc mang lại cơ hội thăng tiến

Trong cơ cấu lao động của khách sạn có thể thấy một điều hầu hết các chức vụ lãnh đạo đều là những người có kinh nghiệm và được giám đốc tin tưởng tại khách sạn. Như chị Nga trưởng phòng HC-TH đã làm việc tại công ty được 8 năm và khi khách sạn Cao Nguyên đi vào hoạt động chị được chuyển sang làm trưởng phòng HC- TH của khách sạn, hay anh Quang làm việc tại công ty từ năm 2008 được chuyển công tác sang khách sạn. Tuy nhiên, không phải như vậy mà nói rằng khách sạn không đem lại công việc có cơ hội thăng tiến. Trong thời gian gần đây,khách sạn đang tiến hành hoạt động trẻ hóa đối tượng cán bộ. Khách sạn đã có một đội ngũ cán bộ trẻ và có một số người đã có đã đạt được chức vụ giám sát và trưởng bộ phận trong khách sạn khi thực lực của họ được đánh giá và công nhận.

+ Công việc chứa đựng thử thách

Một công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần, diễn ra hàng ngày thì sẽ gây ra tâm lý chản nản cho người thực hiện nó. Như một nhân viên phòng HC-TH công việc hàng ngày của họ là thu thập và theo dõi tình hình lao động, nhập số liệu, thông báo các công văn đến các bộ phận, rồi cuối tháng tổng hợp lương công việc ngày nào cũng như vậy sẽ gây ra sự nhàm chán cho họ. Chính vì vậy cần phải giao cho nhân viên những công việc mới chứa đựng thử thách thì sẽ hấp dẫn họ và làm cho công việc có ý nghĩa hơn.

Qua nghiên cứu nhân viên tại khách sạn cho thấy có 50% ý kiến cho rằng công việc của họ không chứa đựng sử thử thách. Điều này đặc biệt xảy ra nhiều hơn ở khối văn phòng khách sạn còn ở khối nghiệp vụ thì công việc mang tính thách thức hơn bởi họ phải cố gắng hoàn thành các công việc của mình khi số lượng khách sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều.

Như vậy, có thể thấy ban lãnh đạo khách sạn chưa thực sự quan tâm tới yếu tố thử thách khi giao nhiệm vụ cho nhân viên, điều đó cũng góp phần làm cho năng suất lao động chưa đạt hiệu quả cao.

+ Đánh giá kết quả công việc

Tại khách sạn Cao Nguyên chế độ thưởng phạt đã có một số quy định trong quy chế của khách sạn. Các tiêu chuẩn khách sạn dùng để đánh giá bao gồm: khối lượng công việc thực hiện, chất lượng công việc thực hiện, chấp hành nội quy, quy chế, có sáng tạo, sáng kiến. Mỗi một tiêu chuẩn sẽ được đánh giá bằng điểm và sau đó quy ra loại A, B, C, D. Điều này được nêu rõ ở quy trình đánh giá kiểm tra nhân viên. Từ

hoạt động đánh giá này, khách sạn có thể nhận biết được trình độ và khả năng làm việc của nhân viên từ đó đề ra biện pháp thích hợp về nâng cao tay nghề. Ngoài ra, còn là một yếu tố thúc đẩy nhân viên nỗ lực làm việc để cuối kì được đánh giá ở mức cao. Bởi, nếu được đánh giá ở mức độ cao nhân viên sẽ được xét thi đua khen thưởng, xét bổ nhiệm hay điều chuyển.

- Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc

+ Điều kiện làm việc và vệ sinh an toàn lao động

Ban giám đốc khách sạn đã quan tâm tới việc cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho nhân viên. Để tạo điều kiện làm việc cho CBNV, các phòng đều được trang bị các thiết bị làm việc thiết yếu như ít nhất có 1 máy tính có nối mạng internet, điện thoại, còn đối với nhân viên nghiệp vụ cũng trang bị cho họ đồng phục, các dụng cụ cần thiết khá đồng bộ.

+ Các hoạt động đoàn thể

Khách sạn đã có những hoạt động đoàn thể như tổ chức giải bóng đá của khách sạn, các hoạt động mít tinh kỷ niệm, các buổi liên hoan, party dành cho toàn bộ nhân viên và gia đình họ cùng tham gia. Bên cạnh đó hàng năm khách sạn cũng tổ chức cho CBNV đi du lịch nghỉ mát, du xuân đầu năm,… Các hoạt động đoàn thể ở khách sạn thì có được tổ chức nhưng vẫn còn mang nhiều tính hình thức, có thể sẽ là cơ hội để giao lưu nhưng cũng có thể sẽ gây ra sự khó chịu cho nhân viên nếu như họ cảm thấy bị ép buộc và nhân viên cũng nhạt dần với các hoạt động của khách sạn.

+ Bầu không khí làm việc tại khách sạn

Ban lãnh đạo khách sạn luôn cố gắng tạo dựng một bầu không khí làm việc thoải mái cho nhân viên. Hàng thàng, hàng quý khách sạn luôn tiến hành xét thi đua khen thưởng nên đã tạo ra một không khí làm việc thi đua sôi nổi. Tuy nhiên việc này được thực hiện tốt hơn ở các khối nghiệp vụ hơn là ở khối văn phòng. Khi hầu hết các hội thi, xét thi đua thường tập trung vào các khối này.

+ Mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong khách sạn

Ban lãnh đạo khách sạn Cao Nguyên đã xây dựng cho mình một mối quan hệ khá tốt đẹp với nhân viên khi thường xuyên tiến hành những chuyến kiểm tra, đôn đốc và quan tâm tới nhân viên. Ví dụ như trong tháng 10 năm 2012 khách sạn đã tổ chức một loạt các hoạt động tặng quà, thăm hỏi, động viên CBNV và gia đình trong khách sạn.

Hoạt động trên của ban lãnh đạo khách sạn đã giúp cho nhân viên cảm thấy mình được quan tâm, cảm thấy mình cũng là một phần quan trọng đối với khách sạn. Đây là một công cụ đãi ngộ phi tài chính được đánh giá là đạt hiệu quả cao tại khách sạn. Chính sự quan tâm của ban lãnh đạo, công đoàn các dịp lễ tết, hiếu, hỉ hay đau ốm

của CBNV đã góp phần làm nhân viên gắn bó thêm với khách sạn, tạo động lực thúc đẩy họ cố gắng trong công việc.

+ Thời gian và giờ giấc làm việc

Khách sạn có quy định rõ ràng về giờ giấc làm việc, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật: Đối với tất cả nhân viên trong khách sạn: ngày làm 8h, 5 ngày trong 1 tuần. Thời gian làm việc: Sáng: 8h–12h, Chiều: 13h–17h

Cụ thể:

Đối với khối nghiệp vụ: nhân viên cũng được bố trí thời gian làm việc 8 tiếng một ngày như trên hoặc có thể làm ca gãy. Tuy nhiên, do đặc thù công việc phải bố trí nhân viên vào ngày thứ 7, chủ nhật nên khách sạn có lập rõ ràng lịch trực cho các nhân viên trong khách sạn luân phiên và lịch nghỉ bù để đảm bảo thời gian làm việc công bằng và theo đúng luật định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với khối văn phòng: Làm việc theo ca 8 tiếng 1 ngày, cuối tuần thứ 7 và chủ nhật được nghỉ.

b. Tổ chức công tác và triển khai các chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên

* Xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên

- Chính sách đãi ngộ phi tài chính cũng như toàn bộ chính sách đãi ngộ nhân lực tại khách sạn Cao Nguyên được xây dựng dựa trên việc tìm hiểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhà quản trị, toàn bộ CBNV, chính sách đãi ngộ của các đối thủ cạnh tranh và qua sự họp bàn thống nhất của giám đốc và các trưởng phòng, trưởng bộ phận nghiệp vụ dựa trên tình hình kinh doanh của khách sạn điều chỉnh và đưa ra các chính sách đãi ngộ phi tài chính phù hợp rồi giám đốc giao cho phòng HC-TH chịu trách nhiệm soạn thảo lập thành văn bản đầy đủ trình Tổng giám đốc công ty mẹ phê duyệt. Sau khi được sự đồng ý của Tổng giám đốc công ty, Giám đốc khách sạn sẽ ra quyết định ban hành các chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn tới toàn thể CBNV.

- Để xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính phù hợp, các nhà quản trị của khách sạn Cao Nguyên đã tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: Các chính sách của khách sạn đều được điều chỉnh hàng năm để phù hợp với mục tiêu, với sự thay đổi của xã hội, môi trường kinh doanh, với kết quả kinh doanh. Và những thay đổi nay đều được sự thông qua của ban lãnh đạo, các đại diện của các bộ phận trong khách sạn.

+ Nguyên tắc khoa học - thực tiễn: Những chính sách của khách sạn được xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng kiến thức khoa học, các quy luật khách quan và cân nhắc tính khả thi để không gặp khó khăn khi thực hiện.

+ Nguyên tắc hài hoà: Các chính sách của khách sạn Cao Nguyên đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích của khách sạn và lợi ích của nhân viên

+ Chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn Cao Nguyên đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, đúng quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của nhân viên.

* Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn cao Nguyên

Khi các chính sách đãi ngộ phi tài chính cùng các chính sách đãi ngộ nhân lực của khách sạn được phê duyệt, giám đốc thông báo chính sách đến ban chấp hành Công đoàn, các phòng ban liên quan đến việc hỗ trợ thực hiện chính sách đãi ngộ như phòng kế toán phụ trách tính và trả lương, thưởng cho người lao động, phòng an ninh- kỹ thuật quản lý việc chấm công của nhân viên,... và các trưởng bộ phận để họ phổ biến và thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn đến tập thể nhân viên. Đặc biệt, hoạt động của Công đoàn rất hiệu quả trong việc phổ biến chính sách đãi ngộ phi tài chính cho người nhân viên. Các chính sách của khách sạn được Công đoàn thông báo trên bảng tin và tại phòng ăn nhân viên để toàn thể nhân viên được biết.

- Hệ thống đánh giá thành tích (Phụ lục 1 & phụ lục 2): Khách sạn đã xây dựng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên, nhân viên tại khách sạn được đánh giá theo mức thang điểm, đánh giá theo các tiêu chí cho điểm từ thấp tới cao. Đánh giá cho điểm tại khách sạn là do các trưởng bộ phận trực tiếp theo dõi, quan sát và đánh giá nhân viên theo các tiêu chí như: chất lượng công việc thực hiện, tính kỷ luật về giờ giấc, chấp hành nội quy làm việc, năng lực, có sáng kiến, sáng tạo, kết quả làm việc, thái độ làm việc của nhân viên. Mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá bằng điểm và sau đó quy ra xếp loại A, B, C, D. Loại A tương ứng với giỏi, B tương ứng với khá, C tương ứng với trung bình, D tương ứng với kém. Nhân viên nào được nhiều điểm A trong tháng sẽ được khen thưởng còn nhân viên nào nhiều điểm D sẽ bị khiển trách, kỷ luật trước toàn thể nhân viên trong khách sạn. Nhà quản trị sẽ tích vào những tiêu chí trên bảng đánh giá để theo dõi từng nhân viên, công việc này được tiến hành đánh giá hàng ngày, tuần, tháng, năm để đánh giá thành tích làm việc của từng nhân viên. Qua hệ thống đánh giá nhà quản trị có thể biết được mức độ hoàn thành công việc và thái độ

làm việc của nhân viên ra sao để từ đó có những chính sách khen thưởng và kỷ luật phù hợp đúng với từng nhân viên.

- Các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính tại khách sạn Cao Nguyên

+ Các quy định về nghỉ phép hàng năm: Khách sạn áp dụng các quy định của bộ Luật lao động về nghỉ phép hàng năm là mỗi lao động được nghỉ chín ngày lễ, tết, hưởng nguyên lương. Nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Người lao động được nghỉ 4 ngày tết âm lịch, 1 ngày Giỗ tổ 10/3, nghỉ 30/4 và 1/5, nghỉ 1 ngày Quốc khánh, nghỉ tết dương lịch.

+ Quy định nghỉ lễ, tết, hiếu, hỉ: Nhân viên được nghỉ lễ và Tết theo quy định của Bộ Luật Lao động, nhân viên được nghỉ hiếu, hỉ:

 Kết hôn, nghỉ 7 ngày  Con kết hôn, nghỉ 1 ngày

 Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

 Nữ nhân viên trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.

+ Quy định nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ: Trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng nguyên lương. Thời gian nghỉ thai sản người lao động được nghỉ 04 tháng đúng theo quy định về chế độ bảo hiểm đối với người lao động. Ngoài chế độ nghỉ thai sản, lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ 1 giờ mỗi ngày, trên 12 tháng đến dưới 36 tháng được nghỉ 0.5 giờ mỗi ngày.

+ Thủ tục thăng chức, quy định điều chuyển công việc và thôi việc: Nhân viên đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, khởi tố hoặc liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra; đang điều trị bệnh hiểm nghèo; đi học dài hạn, nhân viên nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì chưa thực hiện việc định kỳ điều chuyển công việc.

 Nhân viên bị xử lý kỷ luật mức độ nặng sẽ bị buộc thôi việc.

 Nhân viên tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự đồng ý của ban lãnh đạo khách sạn sẽ không được hưởng lương của tháng đó và buộc thôi việc.

 Nhân viên đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khách sạn sẽ không hoàn trả lương cho người lao động.

+ Khám sức khỏe định kỳ hàng năm: Khách sạn cũng áp dụng chế độ khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn thể nhân viên mỗi năm 1 lần tại Bệnh viện đa khoa Hà Giang nhằm kiểm tra và đảm bảo nhân viên công ty có sức khỏe tốt phục vụ cho

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. (Trang 34)