Thực trạng lao động tại khách sạn CaoNguyên

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. (Trang 33 - 34)

Bảng 2.3. Tình hình sử dụng lao động tại khách sạn trong 2 năm 2012 - 2013

T

T Chỉ tiêu

Năm So sánh

2012 2013 +/- %

1 Tổng số lao động 24 30 6 125

Cơ cấu theo giới

tính SL % SL %

Lao động nam 8 33.33 10 33.33 2 125

Lao động nữ 16 66.67 20 66.67 4 125

2

Cơ cấu theo trình độ SL % SL %

Trên đại học 1 4.2 2 6.67 1 200

Đại học, Cao đẳng 17 70.83 20 66.67 3 117.65

Trung cấp 4 16.67 6 20 2 150

Khác 2 8.3 2 6.66 - -

Qua bảng 2.3, ta thấy:

- Tổng số lao động của khách sạn trong 3 năm có sự biến động. Số lượng lao động năm 2013 so với năm 2012 tăng 6 người để đáp ứng với nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng do số lượng khách tăng năm 2013 với mức tăng 25% so với năm 2012. Với việc tăng số lượng lao động như vậy sẽ gây ra ít nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ của khách sạn, đặc biệt là chính sách đãi ngộ phi tài chính. Bởi với việc tăng số lượng lao động công ty phải đứng trước sức ép về tài chính, về công tác quản lý, hoạt động đãi ngộ bị dàn trải hơn.

- Về cơ cấu lao động theo giới tính: nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy khách sạn, cũng giống đặc điểm của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, khách sạn luôn có tỷ lệ nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới. Năm 2012, nữ giới chiếm 66,67%, tương ứng với số lượng 16 người, còn nam giới chiếm 33,33% tương ứng với số lượng 8 người. Tuy nhiên, Tình hình chênh lệch giới tính trong khách sạn không có sự thay đổi giữa 2 năm khi năm 2013 nữ giới vẫn chiếm 66,67% và nam giới chiếm 33,33% nhưng lần lượt tương ứng với số lượng là 20 và 10 người, do số lượng lao động trong khách sạn tăng. Kết quả này cho thấy tỷ lệ mất cân bằng về giới tính trong khách sạn, nhưng phù hợp với đặc điểm lao động làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

- Về cơ cấu lao động theo trình độ: Khách sạn phân trình độ của nhân viên ra thành các loại đó là; trình độ trên đại học; đại học, cao đẳng; trung cấp và khác. Ta có thể thấy trình độ trên đại học ở khách sạn chiếm một tỷ lệ thấp năm 2012 chiếm 4.2%

và năm 2013 chiếm 6.67%. Đội ngũ lao động có trình độ đại học cao đẳng nắm một vị trí tương đối quan trọng và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của khách sạn, năm 2012 chiếm 70.83% và năm 2013 chiếm 66.67%. Đội ngũ lao động được xếp ở loại trình độ trung cấp và khác chiếm tỷ lệ khá đáng kể trong cơ cấu, năm 2012 chiếm 24.97% và năm 2013 tăng lên chiếm 26.66%. Qua 2 năm khách sạn có sự tăng dần lên của lao động có trình độ trên đại học và đại học-cao đẳng, tuy nhiên mức độ tăng không cao, sự thay đổi không lớn.

Tóm lại: Tình hình lao động của khách sạn trong 2 năm từ 2012 đến 2013 có sự biến động. Khi số lượng lao động tăng lên, gây ra khó khăn trong công tác quản lý nhân lực nói chung và việc thực hiện các chính sách đãi ngộ phi tài chính của khách sạn nói riêng.

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại Khách sạn Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt Nam. (Trang 33 - 34)