Năm 2005, Nhà nước ta vừa ban hành quy chế lương mới để phù hợp với đời sống của người lao động. Mức tiền lương của cán bộ công nhân viên chức đã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay thì giá cả tiêu dùng cũng đang tăng rất nhanh, và tăng nhanh hơn mức tiền lương do Nhà nước quy định. Liệu mức tiền lương Nhà nước vừa cải cách có phù hợp với người lao động không? và nó sẽ còn phát sinh những vấn đề gì khi đi vào thực tiễn? Trong những năm gần đây đã phát hiện nhiều hiện tượng tham nhũng với số lượng ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn, và chủ yếu là rơi vào các quan chức cao cấp. Phải chăng là mức lượng hiện nay dành cho những nhà quản lý cấp cao chưa phù hợp để họ phải phạm pháp. Hay là do mức xử phạt chưa nghiêm minh và thích đáng để lòng tham của họ trỗi dậy. Và Nhà nước ta phải làm như thế nào để hạn chế những tình trạng tham nhũng vô lối như thế này, và mức lương như thế nào là thích hợp để đảm bảo công bằng cho người lao động. Qua nghiên cứu đề tài: “ Một số vấn đề về hoàn thiện quỹ tiền lương tại công ty xây dựng Lũng Lô”. Em xin giới thiệu đôi nét về hoạt động của công ty Lũng Lô và đi sâu vào nghiên cứu và hoạt động quỹ tiền lương của công ty. Qua đó, có thể rút ra một số điều về quản lý tiền lương và có thể giúp cho công tác hoạch định tiền lương của Nhà nước cho các đối tượng lao động một cách phù hợp nhất. Bài viết gồm 3 phần chính: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tiền lương. Chương II: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Lũng Lô. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quỹ tiền lương tại công ty Lũng Lô. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty xây dựng Lũng Lô, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức cũng như thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô được hoàn thiện hơn nữa.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .4 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 6 I. TIỀN LƯƠNG .6 1. Khái niệm, bản chất và cơ cấu của tiền lương .6 2. Vai trò của tiền lương 10 II. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG .12 1)Khái niệm quản lý tiền lương 12 2) Mục đích của quản lý tiền lương .12 3). Vai trò của quản lý tiền lương 13 4) Nội dung của quản lý tiền lương .14 5. Tổ chức quản lý tiền lương 25 6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tiền lương 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 29 A. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 29 I. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ .29 II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG .30 1. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy 30 2. Đặc điểm về lao động trong công ty 38 3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật trong công ty .40 4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây .41 B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY LŨNG LÔ .47 I. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÁC ĐỊNH MỨC 47 1. Quỹ tiền lương và chế độ trả lương của Ban Giám đốc công ty .47 2. Xác định lương cán bộ, công nhân viên trong các phòng, nghiệp vụ .50 3. Xác định lương cho cán bộ công nhân viên các xí nghiệp .52 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY LŨNG LÔ .52 1. Quỹ lương gián tiếp .52 2. Chi phí nhân công trực tiếp .53 III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY LŨNG LÔ .58 1. Phương pháp trả lương 58 2. Một số chế độ tiền lương khác: 62 3. Phụ cấp và BHXH và khen thưởng .63 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 1 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý quỹ tiền lương của công ty Lũng Lô .64 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 65 I. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2006 .65 1. Những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2006 .65 2. Biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2006-2010 .67 II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY LŨNG LÔ 72 1. Về kế hoạch quỹ tiền lương: .72 2. Hoàn thiện công tác định mức và hình thức tiền lương 74 3. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tiền lương .77 4. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương: 78 5. Tạo nguồn tiền lương tăng thu nhập cho người lao động: .79 III. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 79 PHẦN KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT XD: xây dựng SXKD: sản xuất kinh doanh QNCN: quân nhân chuyên nghiệp CBCNV: cán bộ công nhân viên BQP: Bộ Quốc Phòng BTLCB: bộ Tư Lệnh Công Binh SL: sản lượng DT: doanh thu KH: kế hoạch. BHXH, BHYT: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế CNVQP: công nhân viên quốc phòng. HĐLĐ: hợp đồng lao động Ban GĐ: ban giám đốc XN: xí nghiệp SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 2 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP XNXL: xí nghiệp xây lắp ĐU: đảng uỷ CP: cổ phần SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 3 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP LỜI NÓI ĐẦU Năm 2005, Nhà nước ta vừa ban hành quy chế lương mới để phù hợp với đời sống của người lao động. Mức tiền lương của cán bộ công nhân viên chức đã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay thì giá cả tiêu dùng cũng đang tăng rất nhanh, và tăng nhanh hơn mức tiền lương do Nhà nước quy định. Liệu mức tiền lương Nhà nước vừa cải cách có phù hợp với người lao động không? và nó sẽ còn phát sinh những vấn đề gì khi đi vào thực tiễn? Trong những năm gần đây đã phát hiện nhiều hiện tượng tham nhũng với số lượng ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn, và chủ yếu là rơi vào các quan chức cao cấp. Phải chăng là mức lượng hiện nay dành cho những nhà quản lý cấp cao chưa phù hợp để họ phải phạm pháp. Hay là do mức xử phạt chưa nghiêm minh và thích đáng để lòng tham của họ trỗi dậy. Và Nhà nước ta phải làm như thế nào để hạn chế những tình trạng tham nhũng vô lối như thế này, và mức lương như thế nào là thích hợp để đảm bảo công bằng cho người lao động. Qua nghiên cứu đề tài: “ Một số vấn đề về hoàn thiện quỹ tiền lương tại công ty xây dựng Lũng Lô”. Em xin giới thiệu đôi nét về hoạt động của công ty Lũng Lô và đi sâu vào nghiên cứu và hoạt động quỹ tiền lương của công ty. Qua đó, có thể rút ra một số điều về quản lý tiền lương và có thể giúp cho công tác hoạch định tiền lương của Nhà nước cho các đối tượng lao động một cách phù hợp nhất. Bài viết gồm 3 phần chính: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tiền lương. Chương II: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Lũng Lô. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quỹ tiền lương tại công ty Lũng Lô. SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 4 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty xây dựng Lũng Lô, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức cũng như thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị , chú bác đặc biệt là anh Nguyễn Mạnh Cường tại phòng Tổ chức lao động- tiền lương của công ty Lũng Lô đã giúp em thực tập và hướng dẫn về đề tài cũng như cung cấp tài liệu liên quan để em hoàn thành bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy- PGS.TS Phan Kim Chiến đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2006. Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thu Hương. SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 5 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG I. TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm, bản chất và cơ cấu của tiền lương 1.1. Khái niệm: 1 Hiện nay có rất nhiều khái niệm về tiền lương, mỗi Quốc gia khác nhau lại có tên gọi và khái niệm khác nhau đặc trưng cho chế độ xã hội và chính trị của Quốc gia đó. Ở Pháp, “ Tiền lương được hiểu là sự trả công, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”. Ở Đài Loan. “ Tiền lương chỉ mọi khoản thu lao mà người công nhân nhận được do làm việc; bất luận là dùng tiền lương, lương bổng, phụ cấp có tình chất lương, tiền thưởng hoặc dung mọi danh nghĩa khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm”. Ở Nhật Bản, “ Tiền lương , bất luận được gọi là tiền lương, lương bổng, tiền được chia lãi hoặc bằng những tên gọi khác, là chỉ thù lao cho lao động mà người sử dụng lao động chi trả cho công nhân”. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận là tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấm định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm và sẽ phải làm”. 1 Giáo trình quản trị nguồn nhân lực- Đại học kinh tế- tp HCM- trang 253 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 6 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Ở Việt Nam, tiền lương có tên gọi khác nhau như là thu nhập lao động hay thù lao cơ bản. Dù là tên gọi nào thì tiền lương thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động do thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động, là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian, theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Theo quan điểm cải cách năm 1993, “Tiền Lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. 1.2. Một số khái niệm liên quan: - Tiền lương tối thiểu: “ Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động”. Tiền lương tối thiểu là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằm bảo về quyền và lợi ích của người lao động, nhất là trong nền kinh tế thị trường và trong thị trường sức lao động cung lớn hơn cầu. Mức lương tối thiểu hiện nay được Chính phủ quy định là 290.000đ/tháng theo khoản 2 điều 1 Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004. - Tiền lương danh nghĩa: là tiền lương trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ, số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc trong quá trình lao động. - Tiền lương thực tế: được hiểu là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người lao động có được thông qua tiền lương danh nghĩa. Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa: W R = CPI Wm W R : tiền lương thực tế SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 7 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP W m : Tiền lương danh nghĩa CPI: chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Như vậy, có thể thấy rằng nếu tiền lương danh nghĩa không đổi, giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Vì thế, nâng cao tiền lương thực tế là mục đích của tất cả mọi người lao động. Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống 1.3. Bản chất của tiền lương: Bản chất của tiền lương cũng thay đổi tuỳ theo các điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhận thức của con người. Trong nền kinh tế TBCN, nơi mà các quan hệ thị trường thống trị mọi quan hệ kinh tế- xã hội khác, C.Mác viết: “ Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một hình thái cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động”. Còn trong nền kinh tế thị trường, thì sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả của sức lao động. Vì thế mà tiền lương phản ánh quan hệ kinh tế- xã hội, và do tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động nên tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội. Giờ đây, với việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực vào trong doanh nghiệp, tiền lương không chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động nữa, quan hệ giữa người chủ lao động và người lao động đã có những thay đổi căn bản. Liệu rằng việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực vào doanh nghiệp thì quan hệ này có thể chuyển sang hình thức quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi hay không và bản chất tiền lương là gì, điều này đòi hỏi phải được nghiên cứu và phát triển. Trong các thành phần kinh tế khác, tiền lương là những giao dịch trưc tiếp được trả theo thoả thuận trong hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nó vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của Nhà nước. SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 8 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tiền lương xét trên phạm vi toàn xã hội được đặt trong quan hệ phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi. Do vậy, các quốc gia luôn xem trọng các chính sách về quản lý tiền lương. 1.4. Cơ cấu tiền lương 1.4.1) Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc. Khái niệm tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Nhà nước hay khu vực hành chính sự nghiệp và được xác định thông qua các thang lương, bảng lương của Nhà nước. 1.4.2). Phụ cấp lương: Là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó được bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Trong khu vực kinh tế Nhà nước có rất nhiều loại phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực… Còn trong khu vực phi quốc doanh thì không có các loại phụ cấp này, và nó được tính trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường làm việc tới người lao động. 1.4.3). Tiền thưởng: Là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất lớn đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Cách tính tiền thưởng rất đa dạng như thưởng năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sang kiến; và thưởng cho nhân viên tìm được các khách hàng . 1.4.4). Phúc lợi: Là hoạt động thể hiện sự quan tâm của Doanh nghiệp đến đời sống người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 9 L ớp: QLKT 44B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP doanh nghiệp. Các loại phúc lợi gồm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Hưu trí; Nghỉ phép, nghỉ lễ; Ăn trưa do doanh nghiệp tài trợ; Các khoản trợ cấp cho nhân viên khó khăn; Quà tặng cho nhân viên vào các dịp lễ, cưới hỏi…Các khoản này được tính theo quy định của Nhà nước và theo mức lương của người lao động. Lưong cơ bản Phụ cấp Thù lao vật chất Thưởng Phúc lợi Cơ cấu hệ thống tiền lương Cơ hội thăng tiến Thù lao phi vật chất Công việc thú vị Điều kiện làm việc 2. Vai trò của tiền lương Tiền lương có vai trò rất lớn trong hoạt động quản lý nhân sự của một tổ chức, giúp cho tổ chức đạt được hiệu quả cao. Đồng thời nó cũng có tác động một cách tích cực hay tiêu cực tới người lao động và xã hội. Vì vậy một cơ cầu tiền lương hợp lý sẽ có vai trò rất lớn đối với tổ chức, người lao động và xã hội. 2.1) Đối với người lao động: - Tiền lương với tư cách là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống ổn định của người lao động: tiền lương giúp người lao động và gia đình họ trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Tiền lương đảm bảo cho người lao động khôi phục lại sức lao động và có thể tái sản xuất lao động. Vì vậy tiền lương có vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với người lao động, dù dưới hình thức nào thì họ vẫn phải có để tồn tại. - Tiền lương ảnh hưởng tới địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp, bạn bè, cũng như SVTH: Huỳnh Thị Thu Hương 10 L ớp: QLKT 44B . tiền lương. Chương II: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Lũng Lô. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quỹ. động của công ty Lũng Lô và đi sâu vào nghiên cứu và hoạt động quỹ tiền lương của công ty. Qua đó, có thể rút ra một số điều về quản lý tiền lương và có thể