MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
30,43 KB
Nội dung
MỘTSỐGIẢIPHÁPVÀKIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNVIỆCTHỰCHIỆNBẢOĐẢMTIỀNVAYĐỐIVỚITÍNDỤNGNGOÀIQUỐCDOANHTẠICHINHÁNHNGÂNHÀNGCÔNGTHƯƠNGBA ĐÌNH. ********** Chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để đầu tư, thựchiệnđúng quy trình và biện pháp cho vay để mở rộng tíndụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, bảođảm thu hồi được cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng và phát triển thị phần đầu tư tín dụng, trong đó coi trọng khách hàng truyền thống và các công ty có uy tín trên thị trường nhằm tăng trưởng dư nợ trong tầm kiểm soát. Xây dựng cơ chế ưu đãi linh hoạt, phù hợp, mở rộng các hình thức cấp tín dụng, đa dạng hoá các nghiệp vụ cho vay, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác để tạo nên hệ thống các sản phẩm dịch vụ tốt phục vụ khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngânhàngthương mại khác trên cùng địa bàn. Ðẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, đảmbảo kinh doanh an toàn hiệu quả. Thựchiện đầu tư kinh doanhđúng hướng, góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính tíndụngngân hàng. Tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực dân cư có hoạt động thương mại dịch vụ phát triển, hướng mở rộng địa bàn ra các khu vực lân cận nơi có các khu công nghiệp của thành phố. Xây dựngvà triển khai thựchiện phong trào “văn minh giao tiếp” của cán bộ ngânhàng trong quá trình giao dịch làm việcvới khách hàng. Thựchiện nghiêm túc việc sử dụng trang phục côngsở của cán bộ ngân hàng. Ðẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi theo mục tiêu thi đua do công đoàn và chính quyền phối hợp phát động. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ phát huy tinh thần trách nhiệm ý thức tự gíac của người lao động trong thựchiện nhiệm vụ chính trị của chi nhánh. 1 ÐỊNH HƯỚNG HOẠT ÐỘNG CHO VAYNGOÀIQUÔCDOANH CỦA CHINHÁNHNGÂNHÀNGCÔNGTHƯƠNG KHU VỰC BA ÐÌNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI. Với phương châm phát triển an toàn và hiệu quả, phòng tíndụngngoàiquốcdoanh cùng với các phòng ban khác thuộc chinhánhngânhàngcôngthương khu vực Ba Ðình tiếp tục đổi mới và phát triển, thựchiện tốt tiến trình cơ cấu lại ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh, chắc chắn sẽ hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ năm 2002. 2.1 Nhóm giảiphápnhằmthựchiện hình thứcbảođảmtiềnvay bằng uy tín của khách hàng vay: 2.1.1 Xây dựng chiến lược khách hàng truyền thống: Cho vay không có bảođảm bằng tài sản có thể giúp chinhánh giảm được những chi phí liên quan đến định giá và quản lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, những khoản cho vay này có thựchiện được hay không lại tùy thuộc vào khả năng đánh giá, lựa chọn khách hàngvà khả năng hoạt động hiệu quả của khách hàng. Mà đặc điểm của kinh tế ngoàiquốcdoanh có nguồn vốn nhỏ bé, nhưng lại rất linh hoạt trong việc dịch chuyển vốn từ nơi có lợi nhuận thấp đến nơi có lợi nhuận cao. Sự dịch chuyển đòi hỏi các thành phần kinh tế trong khu vực phải không ngừng đổi mới trình độ công nghệ, trình độ quản lý và nâng cao tay nghề của người lao động. Tất cả những thay đổi như vậy đều đòi hỏi có sự tập trung nguồn vốn lớn hơn nhiều sovới vốn tự có nhỏ bé của họ. Theo quy luật cạnh tranh, những đối tượng nào thích ứng được với sự thay đổi này sẽ tồn tạivà phát triển ngày càng lớn mạnh, ngược lại, những tổ chức hay cá nhân nào không bắt kịp sẽ nhanh chóng bị đào thải. Như vậy, khác hẳn với khu vực kinh tế quốc doanh, thời gian tồn tại của các thành phần kinh tế trong khu vực rất bấp bênh. Nắm bắt được xu hướng phát triển của khu vực này, các cán bộ tíndụng phải chủ động tìm kiếm, khai thác và thiết lập mối quan hệ lâu dài với những khách hàng nhạy bén trong kinh doanh, có vị thế cạnh tranh trên thị trường và có năng lực tài chính. Thực trạng hoạt động cho vayngoàiquốcdoanhtạichinhánh cho thấy, các khoản vay của chinhánh đều được bảođảm bằng tài sản không chỉ xuất phát từ sự yếu kém từ phía khách hàng, mà còn do sự cẩn trọng từ phía người cho vay. Hơn nữa với quy định của pháp luật hiện nay, chỉ có những khách hàng nào có tín 2 MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆNCÔNG TÁC BẢO ÐẢM TIỀNVAY ÐỐI VỚITÍNDỤNGNGOÀIQUỐC DOANH: nhiệm đốivớichi nhánh, đồng thời sử dụng hết tài sản để làm tài sản bảođảm thì mới nhận được các khoản vay không có bảođảm bằng tài sản của chi nhánh. Do vậy, chinhánh nên tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như cho hưởng lãi suất ưu đãi không những sovới các khách hàng khác mà còn sovới các ngânhàng khác. Nhờ đó, có thể hình thành được một hệ thống khách hàngtin cậy, có uy tín, từ đó có thể thựchiện khoản vay không có bảođảm bằng tài sản. Ðó chính là lời chào mời hấp dẫn nhất đốivới người vay. 2.1.2 Nâng cao khả năng thẩm định khách hàngvà phương án sản xuất kinh doanh của các cán bộ tín dụng. Việcthựchiện các khoản vay không có bảođảm bằng tài sản đòi hỏi rất nhiều điều kiện liên quan đến cả khách hàngvàngân hàng. Đốivới khách hàng là sự tín nhiệm của ngân hàng, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, việc đánh giá một phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả không lại không phụ thuộc vào cách đánh giá của khách hàng, mà được nhình nhận trên quan điểm của ngân hàng. Vì vậy để có thể cho vay không có bảođảm bằng tài sản, một yếu tố không thể thiếu được là khả năng thẩm định dự án vay vốn cũng như khả năng đánh giá những yếu tố liên quan đến khách hàng vay. Việc nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định cho phép ngânhàng lựa chọn được những khách hàngvay đủ phẩm chất và có khả năng hoàn trả nợ vay. 2.1.2.1 Thành lập bộ phận thẩm định độc lập. Các cán bộ tíndụngngoàiquốcdoanhhiện nay vừa phải đảm nhiệm chức năng tìm kiếm, thu hút khách hàng vay, vừa là người hướng dẫn khách hàng xây dựng hồ sơvay vốn, chịu trách nhiệm thẩm định phương án sử dụng vốn vay ( trong phạm vi cho phép), đồng thời theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng sau khi vay. Mặc dù, với những dự án có giá trị lớn, phòng cũng đã thành lập một hội đồng thẩm định, nhưng số lượng những dự án như vậy không nhiều. Trong khi đó, các cán bộ tíndụngmột mặt, phải hoàn thành tất cả các giai đoạn của một món vay, mặt khác, không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Do vậy, việc thành lập một bộ phận thẩm định riêng biệt sẽ giảm nhẹ côngviệc mà một cán bộ tíndụng phải thực hiện. Hơn nữa, các nhân viên trong bộ phận thẩm định được đào tạo về chuyên môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án, là cơ sở lựa chọn khách hàngvay không có bảođảm bằng tài sản. 2.1.2.2 Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Sức mạnh của bất kỳ ngânhàng nào cũng được thể hiện trên ba phương diện: nguồn vốn, công nghệ ngânhàngvà trí tuệ của con người. Mộtngânhàngvớicông nghệ hiện đại, thu hút được nguồn vốn lớn, mà không có sự tác động của các cán bộ tíndụng để biến vốn chết thành vốn sống, thì làm sao có thể tồn tạivà phát triển được. Vì vậy, đốivới bất kì ngânhàng nào, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Ðội ngũ nhân viên trong phòng tíndụngngoàiquốcdoanhhiện nay là sự kết hợp giữa hai thế hệ- một thế hệ đi trước giàu kinh nghiệm thựctiễnvà am hiểu lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàngvớimột thế hệ trẻ, năng động, ham học hỏi và được trang bị những kiếnthức lý luận. Cùng với chính sách trẻ hoá cán bộ tín dụng, ngânhàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ những kiếnthức chuyên môn, những kiếnthức tổng hợp cũng như kiếnthứcthực tế. Chinhánh cần tiếp tục phát huy các biện pháp đã thựchiện như: thường xuyên tổ chức các khoá học, tạo điều kiện cho các các bộ tíndụng tham khảo kinh nghiệm của các đối tác, tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, đối luyện về các quy định của cơ quan cấp trên cũng như về các sự kiện trong thực tế. Ðặc biệt các kỹ năng về tiếp cận, gợi mở ý tưởng vay vốn và thu hút khách hàng mới thường xuyên nên được huấn luyện, trau dồivà trao đổi. 2.2 Nhóm giảiphápnhằmhoànthiệnvà mở rộng hình thứcbảođảmtiềnvay bằng tài sản: 2.2.1 Thiết lập hệ thống thông tin trong nội bộ ngânhàng về định giá tài sản bảo đảm. Khó khăn nhất đốivới phòng tíndụngngoàiquốcdoanh chủ yếu nằm ở khâu thu thập thông tin liên quan đến quá trình thẩm định như thông tin về khách hàng, thông tin về tiềm năng phát triển của dự án và thông tin về giá trị tài sản bảo đảm. Nguồn thông tin mà chinhánh nhận được chủ yếu từ khách hàng vay, mộtsố mối quan hệ cá nhân và trung tâm thông tintíndụng của NHNN. Nhưng trung tâm này hoạt động không mấy hiệu quả. Thiết nghĩ, chinhánh nên chủ động xây dựngmột mạng thông tin liên quan đến khách hàng vay, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm. Trước mắt, những thông tin này tập trung vào việc theo dõi những biến động về giá bất động sản trên thị trường, khi cần có thể cập nhật giá trị thị trường của mộtsốtài sản khác như thiết bị, máy móc. Ðồng thời, chinhánh có thể kết hợp với trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro NHCT Việt nam, cơ quan tài chính, thị trường và khác ngânhàng khác để đánh giá tài sản bảođảmnhanhvà chính xác. 2.2.2 Cơ cấu lại bộ phận tíndụngngoàiquốcdoanh theo hướng đa dạng hoá chuyên ngành của các cán bộ tín dụng. Quy trình thẩm địnhmột hồ sơvay vốn rất phức tạp, phải trải qua bagiai đoạn: thẩm định khách hàng vay, thẩm định dự án đầu tư và thẩm địnhbảođảmtiền vay. Ðánh giá năng lực tài chính của khách hàng không phải là việc làm vượt quá khả năng của các cán bộ tín dụng. Vì năng lực tài chính của khách hàng có thể dễ dàng đánh giá được thông qua việc sử dụng các kỹ thuật thẩm địnhtài chính. Nhưng khó khăn đốivới phòng tíndụng nằm ở khâu thẩm định dự án đầu tư và thẩm địnhbảođảmtiền vay. Ðây là giai đoạn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn trên những lĩnh vực nhất định: thẩm định về phương diện thị trường cần có hệ thống thông tin liên quan đến sản phẩm trên thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật cần sự am hiểu về lĩnh vực mà khách hàng hoạt động, thẩm định phương diện tài chính cần có những kỹ năng phân tích tài chính của dự án, hợp thẩm địnhbảođảmtiềnvay cần những hiểu biết về các loại hình tài sản dùng để bảo đảm. Mà phần lớn các cán bộ tíndụngngoàiquốcdoanh đều tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, nên khả năng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án cũng như thẩm địnhbảođảmtiềnvaychỉ giới hạn trong phạm vi tài chính. Tất nhiên, khi cần, chinhánh có thể thuê chuyên gia để định giá tài sản cầm cố, thế chấp vàbảo lãnh. Nhưng chi phí cho mỗi lần định giá như vậy cao hơn nhiều sovới lợi nhuận ngânhàng thu được từ khoản vay. Hơn nữa, hầu hết các khoản vay trong khu vực này có giá trị không lớn, mà việcbảođảm bằng tài sản lại là bắt buộc, nên chỉ cần những nhân viên có kiếnthức trên lĩnh vực đó là đủ. Vì vậy, việc tuyển mộ nhân viên ngânhàng từ các chuyên ngành khác nhau là việc làm rất cần thiết đốivớichinhánh trong thời gian tới. 2.2.3 Ða dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm. Quy chế hiện hành quy định các tài sản bảođảmtiềnvay tương đối đa dạng, nhưng việc áp dụng trong cho vayngoàiquốcdoanh còn rất hạn chế, tài sản bảođảmchỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản thông dụngvà có độ an toàn cao như: nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc. Thiết nghĩ, chinhánh có thể mở rộng hoạt động cho vay có bảođảm bằng tài sản của mình bằng cách chấp nhận những hợp đồng bán hàng của khách hàng. Những hợp đồng này có thể là hợp đồng bán cho những người mua có độ tin cậy cao, đó là các doanh nghiệp có sản phẩm được chấp nhận rộng rãi trên thị trường. Hơn nữa, trong khả năng có thể quản lý, chinhánh nên áp dụng hình thức cầm cố hàng hoá luân chuyển. Dĩ nhiên, để có thể thựchiện tốt hình thức này, chinhánh phải nhận được sự hỗ trợ của một cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá, có như vậy, chinhánh mới thấy thực sự an toàn khi cho vay có bảođảm bằng hình thức này. Nói như vậy cũng không có nghĩa là nếu không có sự giúp đỡ của cơ quan này, ngânhàng không nhận hàng hoá luân chuyển làm tài sản bảo đảm. Việc mở rộng danh mục các tài sản bảođảm mang lại cơ hội thu hút được nhiều khách hàng hơn cho ngân hàng. Pháp luật nước ta quy định về vấn đề cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản để bảođảmthựchiện nghĩa vụ dân sự nói chung và còn quy định các biện phápbảođảm trong lĩnh vực tíndụngngânhàng nói riêng. Từ năm 1989 đến nay, nhất là từ 1996, khi bộ Luật Dân sự ra đờivà có hiệu lực thi hành, vấn đề bảođảmtiềnvay trong hoạt động tíndụng được coi là một biện pháphàng đầu để bảođảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngânhàng trong những năm qua, có thể khẳng định, với cơ chế mới về bảođảmtiềnvay như hiện nay, các tổ chức tíndụng đã có hành lang pháp lý tương đối chặt chẽ và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanhvà phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vayvàbảođảmtiền vay, góp phần tích cực trong phòng ngừa rủi ro, thúc đẩy mở rộng đầu tư tíndụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc. Ðể phù hợp hơn vớithực tế hoạt động của cơ chế thị trường, cơ chế bảođảmtiềnvay cũng cần phải 3 MỘTSỐKIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNCÔNG TÁC BẢO ÐẢM TIỀNVAY ÐỐI VỚITÍNDỤNGNGOÀIQUỐC DOANH: được đổi mới vàhoàn thiện. 3.1 Ðối với Chính Phủ: Cơ chế mới về bảođảmtiềnvay theo nghịđịnhsố 178 của Chính phủ đi vào hoạt động từ tháng 1/2000 đến nay đã gặp mộtsố khó khăn, vướng mắc chưa phù hợp với tình hình thực tế, nên không thực sự đạt được mục tiêu mở rộng tíndụngvà phòng ngừa rủi ro tín dụng. Do vậy, cần phải có những bổ sung, chỉnh sửa đồng bộ, phù hợp giữa quy định của pháp luật vớithực tế, cụ thể như sau: - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn các văn bản pháp quy của Chính phủ đã ban hành có liên quan đến bảođảmtiềnvay như thông tư hướng dẫn Nghịđịnh 08/1999/NÐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn nghịđịnh 75/2000/NĐ-CP về thủ tục công chứng chứng thực. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn Nghịđịnhsố 178/1999/NÐ-CP về bảođảmtiềnvay của các tổ chức tín dụng. - Bổ sung, chỉnh sửa, hoànthiệnmộtsố nội dungNghịđịnhsố 178/1999/NÐ-CP của Chính phủ về bảođảmtiềnvay của các tổ chức tín dụng. Trong phạm vi của chuyên đề này, em chỉ đưa ra những kiếnnghị sửa đổi, bổ sung mộtsố điều trong Nghịđịnh 178/1999/NÐ-CP vànghịđịnh phù hợp với tình hình thực tế trong hoạt động cho vayngoàiquốcdoanh của chinhánhngânhàngcôngthương khu vực Ba Ðình. 3.1.1 Về bảođảmtiềnvay bằng tài sản cầm cố,thế chấp vàbảo lãnh của bên thứ 3: Cơ chế bảođảmtiềnvay cần đổi mới theo hướng bảođảm bằng các dự án khả thi để lựa chọn cho vay không cần áp dụng biện phápbảođảm bằng tài sản. Trường hợp cần áp dụng biện phápbảođảm bằng tài sản thì cần tạo đủ cơ sở kinh tế vàpháp lý để chinhánh có thể thu hồi các khoản cho vay, tránh tình trạng tồn đọng tài sản thế chấp,cầm cố không xử lý được. Về vấn đề giấy tờ sở hữu tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm: theo quy định của Bộ luật dân sự đốivớitài sản cầm cố, thì bên cầm cố phải giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, trừ tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các bên thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản hoặc giao cho người thứ ba giữ (điều 329). Tài sản cầm cố, thế chấp có đăng ký quyền sở hữu thì bên nhận cầm cố, thế chấp phải giữ bản chính giấy tờ sở hữu tài sản. Nhìn chung, đốivới các khoản vay cuả chinhánhhiện nay, nếu thựchiện theo đúng luật thì việc cầm cố, thế chấp để vay vốn bị ách tắc, nhất là tài sản dùng trong kinh doanh như nhà xưởng, thiết bị, dây chuyền sản xuất không có giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu. Như vậy, việc kiểm tra tính hợp pháp của tài sản bảođảm mất nhiều thời gian vàchi phí vàthực tế các cán bộ tíndụng cũng không thể có khả năng thựchiện đầy đủ, kịp thời, gây ra sự chậm chễ việcvay vốn của khách hàng. Nên sửa đổi khoản 3 điều 7 nghịđịnh 178 như sau: “ Tổ chức tíndụng kiểm tra điều kiện của tài sản bảođảmtiền vay. Khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản bảođảmtiền vay” Xác định giá trị tài sản bảo đảm: là một nội dung rất quan trọng, làm cơ sở để tổ chức tíndụng quyết định mức cho vaysovới giá trị tài sản và được quy định rõ trong khoản 1 điều 8 của nghịđịnh này. Theo quy định thì việc xác định giá trị tài sản bảođảmtiềnvay bắt buộc phải lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảođảm là chưa phù hợp vớithực tế, vì việc lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng tíndụng là tuỳ thuộc vào đặc điểm của các loại tài sản bảođảmvà do các bên thoả thuận ( như cầm cố các giấy tờ có giá thì chỉ cần ghi vào hợp đồng tíndụng mà không cần lập thành văn bản riêng). Kiếnnghị sửa đổi Khoản 1, điều 8 như sau: “ Tài sản bảođảmtiềnvay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản bảođảm để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảođảmtiềnvay phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng tín dụng” Xác định giá trị quyền sử dụng đất: Côngviệc này do các cán bộ tíndụngtiến hành và được quy địnhtại khoản 3 điều 8. Ðối chiếu với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật đất đai năm 2001 vàNghịđịnh 79/2001/NÐ-CP thì quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất thuê, đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất là không có sự thay đổi. Vướng mắc nổi lên là vấn đề xác định giá trị thế chấp quyền sử dụng đất được Nhà nước giao, đất ở, đất được chuyển nhượng hợp pháp là giá đất UBND tỉnh, thành phố quy định hay cần có quy định theo hướng thị trường phù hợp với quan hệ dân sự. Sửa đổi, bổ sung mục a) khoản 3 điều 8 của Nghịđịnh như sau: “Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh được xác định như sau: a) Ðất do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở, đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất do Nhà nước giao có thu tiềnđốivới tổ chức kinh tế; đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh do tổ chức tíndụngvà khách hàng vay, bên bảo lãnh thoả thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp. Tổ chức tíndụng xem xét quyết định mức cho vayvà tự chịu trách nhiệm về rủi ro vốn cho vay” Về việc thế chấp tài sản gắn liền với đất phải thế chấp quyền sử dụng đất: nghịđịnh 178 coi đây là nguyên tắc trong bảođảmtiềnvay bằng tài sản thế chấp. Như vậy, khách hàngvay phải thế chấp đồng thời cả tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất. Quy định này hiện nay đang có nhiều bất cập, vì trong thực tế, nhiều khách hàngvay có tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, có nhu cầu vay vốn vàchỉ đủ điều kiện thế chấp tài sản gắn liền mà không thế chấp được giá trị quyền sử dụng đất như: nhà ở cao tầng, nhà xưởng máy móc, thiết bị đã có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng, nhưng diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vì vậy, khoản 5, điều 6 cần phải được sửa đổi cho phù hợp với quy định của bộ luật Dân sự, luật Ðất đai và nâng cao quyền chủ động và tự chịu trách nhiêm của chi nhánh. Cụ thể là: “ Giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có đủ điều kiện làm bảođảmtiềnvay theo quy định của pháp luật, thì việc thế chấp, bảo lãnh đồng thời cả giá trị quyền sử dụng đất vàtài sản gắn liền với đất hay tách rời là do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên thoả thuận thế chấp, bảo lãnh tách rời giữa tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất, thì tổ chức tíndụng nhận thế chấp, bảo lãnh phải có khả năng quản lý tài sản trong quá trình cho vayvà xử lý được tài sản đó để thu hồi nợ, nếu khách hàngvay không trả được nợ” 3.1.2 Về bảođảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay chính là hình thứcbảođảm bằng tài sản sẽ có trong tương lai, nhưng quy địnhhiện hành về hình thức này còn quá hẹp, do chỉ cho phép tài sản hình thành từ vốn vay trung dài hạn làm bảo đảm, tức là chỉđốivới hình thành tài sản cố định. Có rất nhiều lý do đưa ra để luận bàn tại sao đối tượng cho vayngắn hạn lại không được áp dụng, trong khi tài sản hình thành từ vốn vayngắn hạn có nhiều loại như các kho hàng là tài sản mà chinhánh có thể quản lý và theo dõi dễ dàng hơn nhiều sovớitài sản hình thành từ vốn vay trung và dài hạn như phương tiện vận tải đang lưu hành. Ðây là hình thứcbảođảm có nhiều rủi ro hơn cầm cố, thế chấp tài sản, do khi phát tiềnvay chưa có vật bảo đảm, quản lý trong quá trình hình thành tài sản tuỷ thuộc vào điều kiệnvà trình độ quản lý của chinhánh nếu cho vaybảođảm bằng các kho hàng. Nhưng nếu ngânhàng không đủ khả năng kiểm tra, giám sát, theo dõihàng ngày biến động của tài sản bán ra, hoặc đưa vào sản xuất cho đến khi có nguồn tiền về để kịp thu nợ, thì đến khi cần xử lý tài sản để thu hồi nợ, các kho hàng trống rỗng, gây hậu quả nghiêm trọng đốivớichi nhánh. Mặt khác quy định điều kiện khách hàngvay phải có tín nhiệm vớichinhánh là không cần thiết, vì như vậy, khách hàng phải có quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng, điều này hạn chế khả năng tiếp cận với khách hàng mới của các cán bộ tín dụng. Hơn nữa, quy định khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phải có tài sản cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% giá trị khoản vay ( theo Nghị quyết 11/2000/NQ-CP thì tỷ lệ này là 30%). Quy định tỷ lệ tối thiểu này là cần thiết nhằmbảođảm an toàn cho tổ chức tín dụng, thông lệ Quốc tế trong cho vay, đều yêu cầu chủ đầu tư phải có vốn đối ứng, không mộtngânhàng nào cho vay 100% dự án. Nhưng quy định tỷ lệ tối thiểu như vậy là quá cao, thực tế rất khó thực hiện, đặc biệt là đốivới khu vực ngoàiquốc doanh, do vốn tự có của khách hàng trong thực tế rất thấp. Ðiều 15 về điều kiệnđốivới khách hàngvayvàtài sản hình thành từ vốn vay được sửa đổi như sau: 1. Ðối với khách hàng vay: a ) Có khả năng tài chính để thựchiện nghĩa vụ trả nợ. [...]... biệt, đốivới hoạt động cho vayngoàiquốc doanh, chinhánh đã bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận của mình Qua quan sát thựctiễn về tình hình thựchiệncông tác bảođảmtiềnvaytại phòng tíndụngngoàiquốcdoanh của chi nhánhngânhàngcôngthương khu vực Ba Ðình, em đã phần nào thể hiện được thực trạng về công tác bảođảmtiềnvaytạichinhánh Trên cơ sở đó, em đã mạnh dạn đề xuất những giảiphápvới mong... không được áp dụng, phần nào không khuyến khích được khách hàngvay vốn, đồng thời chinhánh chịu thêm nhiều chi phí liên quan đến tài sản bảođảm KẾT LUẬN Bảođảmtiềnvay là mộtcông cụ quan trọng hàng đầu trong việcbảođảm cũng như nâng cao chất lượng tíndụngtại chi nhánhngânhàngcôngthươngBa Ðình nói riêng vàđốivới hệ thống ngânhàng nói chung Nhưng việcthựchiệnbảođảmtiềnvay có hiệu... các chinhánh trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảođảm bằng tài sản Vì theo đánh giá của các cán bộ tíndụngngoàiquốcdoanh tại chinhánhngânhàngcôngthương khu vực Ba Ðình, không phải không có những khách hàng đáp ứng đủ những điều kiện của Ðiều 20 Nhưng do các doanh nghiệp này chưa sử dụng hết tài sản để thựchiện cầm cố hay thế chấp cho chi nhánh, nên hình thứcbảođảmtiền vay. .. thì phải đảmbảomộtsố điều kiện do Bộ tài chính mới ban hành Việc cho ra đời quỹ bảo lãnh tíndụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổivà nâng cao khả năng tiếp cận các khoản vayvayngânhàng của các doanh nghiệp ngoàiquốcdoanh Nếu được quản lý và giám sát đúng đắn, sự xuất hiện của quỹ có thể làm giảm các chi phí giao dịch cho các ngân hàng, cải thiện các hoạt... động hiện hành về định giá rủi ro thông qua việc thu các khoản lệ phí bảo lãnh linh hoạt hơn (nếu được phép thương thuyết giữa các quỹ và bên vay) , và khắc phục được vấn đề về tài sản bảođảm của khu vực kinh tế ngoàiquốcdoanh 3.2 Ðối vớiNgânhàng Nhà nước: 3.2.1 Cho phép các ngânhàng thu phí giao dịch và phí giám sát đốivới cho vayngoàiquốc doanh: Các ngânhàng thấy rằng việc cho khu vực ngoài. .. kiện ghi trong Ðiều 20 của Nghịđịnh Ngân hàngcôngthương Việt nam cũng đã có công văn 1219/CV-NHCT5 quy định về cho vay không có bảođảm bằng tài sản đốivới khách hàngvay là khu vực kinh tế quốc doanh, nhưng điều kiện kèm theo đốivớidoanh nghiệp ngoàiquốcdoanh có phần khắt khe hơn Thận trọng trong cho vayđốivới khu vực này là cần thiết, song thiết nghĩ, ngân hàngcôngthương Việt nam nên giao... chọn khách hàngvay để cho vay không có bảođảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thựchiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vàđời sống đốivới khách hàngvay ” Theo quy định này, các khoản cho vayđốivới khu vực kinh tế quốcdoanh hay khu vực kinh tế ngoàiquốcdoanh đều được áp dụng hình thứcbảođảmtiềnvay này miễn là hội tụ đủ... không lại phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm của các nhà làm luật về vai trò của bảođảmtiềnvay Ở nước ta, cách tiếp cận về bảođảmtiềnvay cũng thay đổi qua nhiều giai đoạn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức mà các cán bộ tíndụng cho vay, qua đó, thể hiện chất lượng của các khoản vay Cùng với những thay đổi ở tầm vĩ mô, chinhánh đã thựchiệncông tác bảođảmtiềnvay theo đúng quy định, tuy... đất đai vàtài sản gắn liền với đất tại UBND xã (đối với hộ gia đìnhvà cá nhân), tạiSở Ðịa chính (đối với tổ chức) để vay vốn hầu như chưa thựchiện được Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàngvay cũng như duy trì độ an toàn trong các khoản vay của ngân hàng, Bộ tư pháp nên nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về những vấn để liên quan đến giao dịch bảođảmViệc thành lập Cục quốc gia... Ngânhàngthương mại-Edward W.reed, Ph.D và Edward K.Gill,Ph.D 2 Tiền tệ, ngânhàngvà thị trường tài chính-Frederic S Minskin 3 Luật Ngânhàng Nhà nước và luật các tổ chức tíndụng 4 Các định chế tài chính-tài liệu biên dịch 5 Quản trị Ngânhàngthương mại-Peter S.Rose 6 Luật đất đai của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 7 Các văn bản pháp luật liên quan đến bảođảmtiềnvay 8 Tạp chíNgânhàng . MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA. PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ÐẢM TIỀN VAY ÐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH: nhiệm đối với chi nhánh, đồng thời sử dụng hết tài sản để làm tài sản bảo