Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
575 KB
Nội dung
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN 1. Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội”. 2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiền 3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Thành 4. Nội dung của đề tài: - Khẳng định tính cấp thiết của việc nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội. Qua đó luận văn xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, kết cấu luận văn tốt nghiệp. - Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing trong kinh doanh khách sạn. Làm rõ quan niệm về khách sạn, kinh doanh khách sạn, marketing khách sạn, cạnh tranh và sức cạnh tranh của khách sạn. Ngoài ra, luận văn cũng đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước, phân định nội dung nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để nghiên cứu và phân tích thực trạng sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội. - Qua việc thu thập và phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp, luận văn đã đưa ra các kết quả về thực trạng các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội. - Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội, luận văn đánh giá những thành công của khách sạn và cả những hạn chế. Căn cứ trên mục tiêu, phương hướng và những thành công, hạn chế luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh markeing của khách sạn là: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường nhằm giành ưu thế cạnh tranh; Hoạch định marketing – mix và các chính sách marketing nhằm tạo lập vị thế và nâng cao chất lượng; Xác định ngân sách marketing và tổ chức bộ phận marketing hiệu quả. 1 Lời cảm ơn Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hoàng Văn Thành, giáo viên khoa Khách sạn – Du lịch, trường đại học Thương mại đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội”. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo khách sạn Hà Nội, cùng toàn thể nhân viên trong khách sạn đã tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại khách sạn Hà Nội để em có thêm kiến thức thực tế. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khách sạn – Du lịch, bộ môn Marketing du lịch đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Hiền 2 MỤC LỤC Tóm lược luận văn Lời cảm ơn Mục lục Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp nâng caosức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 2 Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing trong kinh doanh khách sạn 3 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 3 2.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn 3 2.1.2 Marketing khách sạn 4 2.1.3 Cạnh tranh và sức cạnh tranh của khách sạn 4 2.2 Một số lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh marketing trong kinh doanh 5 2.2.1 Ý nghĩa của nâng cao sức cạnh tranh marketing 5 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh marketing 5 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh marketing 8 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước 9 2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 11 2.4.1 Phân tích nhu cầu khách hàng và môi trường cạnh tranh của khách sạn 11 2.4.2 Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường 11 2.4.3 Giải pháp marketing – mix đối với thị trường mục tiêu trên 12 2.4.4 Xác định ngân sách và tổ chức bộ phận marketing một cách hiệu quả 15 Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng về nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 17 3.1 Phương pháp nghiên cứu 17 3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 17 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 19 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của môi trường đến việc nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn 19 3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình 19 3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 22 3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing tại khách sạn Hà Nội 25 3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm khách hàng 25 3 3.3.2 Kết quả tổng hợp đánh giá của các nhân viên 27 3.3.3 Kết luận chung 29 3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 29 3.4.1 Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường 29 3.4.2 Giải pháp marketing mix đối với thị trường mục tiêu 30 3.4.3 Xác định ngân sách và tổ chức bộ máy marketing 33 3.4.4 Kết luận chung 34 Chương IV: Kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 35 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 35 4.1.1. Thành công 35 4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 37 4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 39 4.2.1 Dự báo triển môi trường cạnh tranh marketing và sự phát triển của thị trường của khách sạn Hà Nội 39 4.2.2 Phương hướng chiến lược kinh doanh và mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn 40 4.3 Các đề xuất, kiến nghị về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 41 4.3.1 Đề xuất hoàn thiện giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 41 4.3.2 Một số kiến nghị 47 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MARKETING CỦA KHÁCH SẠN HÀ NỘI 1.6 Tính cấp thiết của đề tài Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hầu hết các khách sạn ở Việt Nam đều là khách sạn nhỏ và vừa, sức cạnh tranh còn kém. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải không ngừng nỗ lực hơn nữa để có những biện pháp kế hoạch và hành động nâng cao sức cạnh tranh của mình. Việc nâng cao sức cạnh tranh có vai trò quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tạo lập thế lực, địa vị, mở rộng được thị phần, nâng cao được địa vị so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường; bên cạnh đó còn giúp khách sạn tồn tại một cách vững chắc và lâu dài trên thị trường. Khách sạn Hà Nội là một khách sạn có quy mô vừa cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ môi trường hiện tại. Đó là . Việc tăng cường đầu tư của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới vào Việt Nam ngày càng lớn mạnh về quy mô cũng như tính chất, và việc xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn đã làm cho mức độ cạnh tranh gia tăng khốc liệt. Điều này buộc các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải nghiên cứu các yếu tố trong môi trường hôm nay để có thể cạnh tranh và phát triển trong thời gian tới. Trong môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều thuận lợi song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới, để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải có chính sách kinh doanh thích hợp nhằm giúp doanh nghiệp phát triển. Marketing được coi là một trong những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh có tính chất quyết định đến sự thành công của các doanh nghiệp. Vai trò của marketing quan trọng như vậy nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của khách sạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Với khách sạn Hà Nội marketing chưa được coi là đòn bẩy quan trọng trong chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của mình. Các hoạt động marketing chưa có sự nổi trội so với các khách sạn khác. Do đó làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hà Nội. Từ phân tích trên, đề tài “ Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 1.7 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. 5 Từ kết quả điều tra sơ bộ thu thập được thì thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và khách sạn Hà Nội nói riêng là năng lực cạnh tranh còn ở thứ bậc thấp. Những vấn đề cấp thiết đặt ra là khách sạn phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh trên thị trường mục tiêu của mình. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và khách sạn Hà Nội nói riêng hoạt động marketing còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa được nhìn nhận đúng đắn. Vì vậy, hoạt động cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội là vấn đề đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở vấn đề cấp thiết đã nêu ở trên và thực tiễn khách sạn Hà Nội em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.8 Các mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở cụ thể hóa vấn đề đặt ra, ta có thể thấy được các mục tiêu nghiên cứu cho đề tài này là: Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn sức cạnh tranh của khách sạn Hà Nội, luận văn phải xây dựng được hệ thống các giải pháp mang tính khả thi để có thể áp dụng trong thời gian tới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hà Nội. 1.9 Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: luận văn nghiên cứu sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội. - Về không gian: đề tài nghiên cứu khách sạn Hà Nội hoạt động trên phạm vi địa bàn Hà Nội, sức cạnh tranh của khách sạn được xem xét tương quan với các đối thủ cùng thu hút khách trên thị trường khách du lịch trùng với khách sạn. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu lấy trong thời gian 2 năm trở lại đây ( 2008- 2009) và giải pháp áp dụng cho thời gian 5 năm tới. 1.10 Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần tóm lược luận văn, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ và danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, thì với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu trên kết cấu đề tài được chia làm 4 chương: - Chương I: Tổng quan về nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội. - Chương II: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing trong kinh doanh khách sạn. - Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Hà Nội. - Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội. 6 CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MARKETING TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN. 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn. • Khái niệm khách sạn “ Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc cho thuê các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho các khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ. Cơ sở đó có thể bao gồm các dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ cần thiết khác.” Trong du lịch khách sạn là loại hình phục vụ lưu trú có tính phổ biến nhất, cùng với sự phát triển của du lịch thì kinh doanh khách sạn cũng có sự phát triển đa dạng từ khách sạn phổ thông đến khách sạn cao cấp, từ khách sạn có quy mô nhỏ đến khách sạn có quy mô lớn,… • Kinh doanh khách sạn “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung cho du khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ, giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. • Đặc điểm kinh doanh khách sạn - Kinh doanh khách sạn mang tính mùa vụ tương đối rõ rệt. Nhu cầu về phòng của khách thay đổi từng ngày tùy thuộc vào loại hình khách sạn và thị trường mà khách sạn hướng tới. - Kinh doanh khách sạn rất đa dạng và phức tạp về quản lý, luôn tạo ra cho người điều hành những thử thách nhiều mặt và không bao giờ chấm dứt. - Về lĩnh vực hoạt động, khách sạn là hỗn hợp của các loại hình kinh doanh khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau, cần các kiến thức, quan điểm, hạng người khác nhau nhưng cùng một mục đích chung là phục vụ nghiêm túc, chu đáo nhu cầu của khách. - Khả năng không thể lường trước được khó khăn trong quản lý do khách và nhân viên gây ra. - Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh chính xác, có định hướng mà người điều hành phải luôn sẵn sàng đối phó với những tình huống xảy ra và giải quyết nhanh chóng. 7 - Vai trò của từng nhân viên trong việc chào bán giới thiệu các dịch vụ cho khách có ý nghĩa rất quan trọng giúp khách thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và bán được nhiều dịch vụ. - Về môi trường kinh doanh, khách sạn phải luôn đương đầu với sự cạnh tranh cao do việc đầu tư, xây dựng quá nhiều khách sạn dẫn đến cung vượt cầu làm cho cạnh tranh trở lên gay gắt, khả năng sinh lợi thấp. 2.1.2 Marketing khách sạn. • Khái niệm về marketing Markting là tất cả các hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Marketing có thể được hiểu là một khoa học, là một nghệ thuật nhằm chỉ ra cho các công ty kinh doanh thậm chí là các tổ chức phi lợi nhuận cách thức để đạt hiệu quả cao nhất trong các hoạt động của mình. Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: marketing là một quá trình xã hội và quản trị nhờ đó các cá nhân hay nhóm đạt được những thứ họ có nhu cầu thông qua sang tạo, chào hàng, và trao đổi các sản phẩm có giá trị với các cá nhân hoặc nhóm khác. • Khái niệm marketing trong kinh doanh khách sạn du lịch. “ Marketing là quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó bộ phận marketing của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đạt được những mục tiêu của công ty”. 2.1.3 Cạnh tranh và sức cạnh tranh của khách sạn. • Khái niệm về cạnh tranh Khi nghiên cứu về CNTB, Mác đã chỉ ra rằng “ Cạnh tranh của CNTB là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo từ điển bách khoa của Việt Nam: “ Cạnh tranh ( trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. • Khái niệm sức cạnh tranh Theo quan niệm cổ điển thì “ Sức cạnh tranh của một sản phẩm, một công ty được xem xét thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất”. 8 Theo quan điểm của M. Porter – chuyên gia nghiên cứu cạnh tranh thì sức cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể hiểu là sức chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại ( hay sản phẩm thay thế của doanh nghiệp đó). Theo E. Martin, Van Durew thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì thị phần và lợi nhuận trên các thị trường trong và ngoài nước. Từ các quan điểm trên có thể hiếu sức cạnh tranh của một khách sạn là khả năng giành được và duy trì thị phần và lợi nhuận, được đo lường bằng chỉ số lượng hóa các yếu tố nội lực của doanh nghiệp, phản ánh và tạo lập thế lực, địa vị, động thái vận hành kinh doanh của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trực tiếp ở các thị trường mục tiêu xác định, cho các thời điểm hoặc thời kỳ xác định. • Sức cạnh tranh marketing Sức cạnh tranh marketing là khả năng của một doanh nghiệp sử dụng các yếu tố marketing tạo lập thế lực, địa vị, động thái vận hành kinh doanh của công ty trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở các thị trường mục tiêu xác định, cho các thời điểm hoặc thời kỳ kinh doanh nhất định. 2.2 Một số lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh marketing trong kinh doanh. 2.2.1 Ý nghĩa của nâng cao sức cạnh tranh marketing • Việc nâng cao sức cạnh tranh marketing giúp cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ các nghiên cứu thành công mới nhất vào sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức quản lý trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. • Nâng cao sức cạnh tranh giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm dịch vụ từ đó mở rộng được thị phần và thu được nhiều lợi nhuận. • Nâng cao sức cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường. • Nâng cao sức cạnh tranh giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh marketing a) Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh marketing. • Bối cảnh kinh tế vĩ mô 9 - Các thiết chế chính trị và pháp luật: môi trường chính trị ổn định, các thiết chế chính trị vững chắc là những điều kiện tiên quyết đối với cạnh tranh marketing. - chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm sự thận trọng về tài chính của chính phủ, mức độ kiểm soát được, vai trò hạn chế của chính phủ trong kinh tế, và sự mở cửa với các thị trường quốc tế sẽ thúc đẩy hoặc hạn chế sức cạnh tranh marketing của doanh nghiệp. • Môi trường kinh doanh. Mọi thay đổi trong sức cạnh tranh marketing của doanh nghiệp phụ thuộc vào các thay đổi song song của môi trường kinh doanh để đạt được sức cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế. Một số yếu tố quan trọng xem xét là: - Thương mại và đầu tư: liên quan đến mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế và xu hướng đối với đầu tư. Các chủ thể đặc thù được xem xét là hàng rào mậu dịch, các hiệp định thương mại, xúc tiến xuất khẩu, chính sách đầu tư nước ngoài và các thủ tục. - Tài chính: nhấn mạnh đến chất lượng và sự hoàn hảo của các Ngân hàng và thị trường vốn ở Việt Nam, cung cấp các nguồn vốn tiết kiệm trong nước và hiệu quả của các trung gian tài chính trong việc hướng những dòng vốn vào mục đích sinh lời. - Nguồn nhân lực: liên quan đến các vấn đề như nâng cao giáo dục, kỹ năng và phát triển một thị trường lao động hiệu quả. - Công nghệ: sự đổi mới công nghệ, khoa học ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và chu kỳ sống của sản phẩm. Do đó, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh marketing của doanh nghiệp. b) Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của khách sạn. • Thị phần của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được bằng những nỗ lực marketing của mình. Thị phần của doanh nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau, cơ bản nhất đó là những nỗ lực marketing của doanh nghiệp, sau đó phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Khi thị phần của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ có mức độ lợi nhuận cao hơn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được củng cố nhờ lợi thế về quy mô. • Khả năng tài chính Nguồn lực tài chính thể hiện khả năng của doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh được hay không. Nhất là đối với những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Trong thực tế cạnh tranh ngành khách sạn – du lịch hiện nay, các 10 [...]... trạng các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Vì vậy những thông tin có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu là những thông tin liên quan đến thị phần, lợi nhuận của khách sạn; chất lượng, giá của sản phẩm; các chính sách marketing của doanh nghiệp, việc tổ chức bộ phận marketing của khách sạn; các... một vấn đề cấp thiết đối với kinh doanh khách sạn Từ thực trạng kinh doanh của khách sạn và tác động của môi trường, để thu hút được nhiều khách đến với khách sạn mình đòi hỏi khách sạn Hà Nội phải có giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của mình trên thị trường 3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 3.2.2.1 Môi trường bên ngoài a) Môi... năm tại khách sạn Hà Nội Có 18 phiếu tương đương 90% cho biết đã làm việc tại khách sạn Hà Nội trên 3 năm, 10% còn lại làm việc tại khách sạn từ 1- 3 năm Hầu hết nhân viên được điều tra đánh giá sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội ở mức khá (18 phiếu), 10% ý kiến còn lại đánh giá ở mức tốt Đánh giá cụ thể của nhân viên về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội như... viết về khách sạn Hà Nội Từ những phân tích trên cho thấy đề tài: “ Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội là không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đây 2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 2.4.5 Phân tích nhu cầu khách hàng và môi trường cạnh tranh của khách sạn a) Phân tích nhu cầu của khách hàng Nhu cầu khách hàng có rất nhiều và sự phát triển của nhu... Khái quát về khách sạn Hà Nội a) Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hà Nội Tiền thân khách sạn Hà Nội là khách sạn Thăng Long khánh thành năm 1985 Năm 1992 công ty du lịch dịch vụ Hà Nội (HaNoi Toserco) và công ty Ever Universal Ltd Hồng Kông hợp tác thành lập công ty liên doanh, cải tạo và đổi tên khách sạn Thăng Long thành khách sạn Hà Nội đạt tiêu chuẩn quốc tế khách sạn 3 sao và chính... các câu hỏi mở để điều tra thái độ, nhận định của khách hàng về khách sạn và sản phẩm dịch vụ của khách sạn Lấy ý kiến của nhân viên về hoạt động marketing của khách sạn và tình hình nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội Quy trình tiến hành điều tra: • Bước 1: xác định mẫu điều tra Mẫu điều tra là số lượng nhân viên và khách hàng để tiến hành phát phiếu điều tra Xác định mẫu bao gồm... đến sức cạnh tranh của khách sạn, nó làm giảm sức cạnh tranh marketing của khách sạn so với đối thủ cạnh tranh • Đối với câu hỏi mở các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing được đề xuất: Cần đẩy mạnh các hoạt động phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, từ đó hoạch định các chiến lược marketing trung và dài hạn Phát triển và đào tạo nhân sự bộ phận marketing và tăng ngân sách cho hoạt động marketing. .. lựa chọn khách sạn Hà Nội là giá thấp hơn so với các khách sạn cùng loại khác, 20% được hỏi cho biết tiêu chí họ quyết định mua dịch vụ của khách sạn là chất lượng tốt, 10% còn lại là do các tiêu chí khác Điều này cho thấy chính sách giá của khách sạn đã đem lại hiệu quả cao, giúp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Phần lớn khách lưu trú biết đến khách sạn qua các công ty lữ hành và đại... tiêu quan trọng nhất Sức cạnh tranh marketing của khách sạn được đánh giá bằng thị phần khách sạn có được trên thị trường sản phẩm tương ứng, nó thể hiện vị thế cạnh tranh của khách sạn Ngoài ra, sức cạnh tranh của khách sạn còn được thể hiện: tốc độ tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm, cơ cấu doanh số của các sản phẩm tại các thị trường tương ứng; sức sinh lợi của khách sạn trong tương quan... thể là: • Đề tài “ Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của công ty TNHH Hương Thu”_ LVTN Đinh Thị Mơ Đề tài đưa ra nội dung của việc nâng cao sức cạnh tranh marketing trong công ty như: xác định thị trường mục tiêu, hoạch định marketing –mix, xác định ngân sách và tổ chức bộ phận marketing Trên cơ sở các vấn đề lý luận và tìm hiểu thực trạng của 14 công tác nâng cao sức cạnh tranh tại công ty . về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing trong kinh doanh khách sạn. Làm rõ quan niệm về khách sạn, kinh doanh khách sạn, marketing khách sạn, cạnh tranh và sức cạnh tranh của khách sạn. . tiêu nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn 40 4.3 Các đề xuất, kiến nghị về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 41 4.3.1 Đề xuất hoàn thiện giải pháp nâng. hưởng của nhân tố môi trường đến nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội 22 3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing tại khách sạn Hà Nội