4.1.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những việc làm được vẫn còn những hạn chế đòi hỏi khách sạn phải khắc phục nhằm nâng cao sức cạnh tranh marketing của mình. Đó là:
• Việc phân đoạn thị trường mới chỉ dừng ở thị trường khách đến khách sạn. Các tiêu thức phân đoạn còn ít, đơn giản, không chi tiết. Vì vậy không xác định được thị trường nào là trọng điểm, thích ứng nhất mà khách sạn có khả năng thâm nhập và khai thác hiệu quả.
• Các chiến lược marketing – mix
- Sản phẩm: sản phẩm của khách sạn tuy có sự đa dạng, phong phú nhưng không có gì khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm không có gì là độc đáo mà chỉ đơn thuần là cung cấp đúng dịch vụ khách yêu cầu, không thật sự có gì ấn tượng để lưu lâu trong tâm trí khách hàng.
- Phân phối: khách sạn còn phụ thuộc quá nhiều vào các kênh phân phối mà cụ thể là các công ty du lịch, lữ hành, dẫn đến việc bị động trong kinh doanh ảnh hưởng tới toàn khách sạn.
- Về xúc tiến: Công tác quảng bá của khách sạn được tiến hành nhưng hình ảnh mà khách sạn xây dựng không có nhiều độc đáo không gây được sự chú ý mạnh mẽ của khách hàng. Các công cụ xúc tiến mà khách sạn sử dụng không linh hoạt, không phong phú, không chuyên sâu cho nên hiệu quả không cao.
- Về con người: khách sạn còn thiếu đội ngũ nhân viên marketing dày dặn kinh nghiệm vì bộ phận này liên tục thay đổi nhân viên. Bộ phận marketing thực sự chưa tạo ra nguồn khách cho khách sạn.
- Về quan hệ đối tác: việc mở rộng quan hệ hợp tác mới còn chưa làm tốt. - Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói: việc tạo các sản phẩm trọn gói chưa được quan tâm. Các sản phẩm trọn gói của khách sạn nhìn chung còn ít, đơn điệu, hầu như chưa tạo được sự khác biệt.
•Xác định ngân sách và tổ chức bộ phận marketing
Khách sạn đã giành nhiều sự quan tâm cho hoạt động marketing nhưng vẫn chưa xứng tầm cho các hoạt động marketing của khách sạn 4 sao trên thị trường Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức của phòng marketing còn đơn giản, chưa có sự chuyên môn hóa lực lượng marketing trực tiếp tham gia nghiên cứu thị trường.
Các chính sách nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội còn nhiều hạn chế, vì vậy đã làm giảm hiệu quả của các chính sách này và làm giảm sức cạnh tranh marketing của khách sạn. Do đó, khách sạn cần khắc phục các hạn chế này để các chính sách này mang lại hiệu quả cao hơn, từ đó giúp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn.
4.1.2.2 Những nguyên nhân còn tồn tại. a) Nguyên nhân khách quan.
• Tình hình kinh tế trong năm 2008 – 2009 có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đã tác động đến nhiều mặt của cuộc sống; đại dịch cúm H1N1 lan rộng trên thế giới đã làm giảm một số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng như ưu thế cạnh tranh của khách sạn.
• So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô của ngành du lịch nước ta còn nhỏ hoạt động còn thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế.
• Việc Việt Nam ra nhập WTO đã đem đến cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam cả cơ hội và thách thức.
• Thị trường ngày càng phát triển nên sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Do quy mô và các nguồn lực còn nhiều hạn chế nên sức cạnh tranh của khách sạn chưa cao.
• Sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp chưa cao nên chưa thất sự thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
• Hệ thống văn bản pháp lý còn nhiều hạn chế chưa đồng bộ. b) Nguyên nhân chủ quan
• Định hướng marketing toàn doanh nghiệp còn theo định hướng marketing bán hàng.
• Tổ chức marketing và hệ thống thông tin marketing chưa hợp lý.
• Nguồn lực của khách sạn còn hạn chế.
• Chưa xây dựng được tình cảm gắn bó của nhân viên với khách sạn, chế độ lương thưởng còn chưa xứng đáng với những đóng góp của họ.
• Việc lập kế hoạch marketing còn nhiều bất cập.
• Hoạt động marketing thường phụ thuộc vào nhận thức chủ quan và kinh nghiệm của nhà quản trị.
• Số lượng nhân viên và ngân sách cho bộ phận marketing còn ít so với những hoạt động marketing cần thực hiện của khách sạn.