Thành công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội (Trang 39)

a) Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường.

Phân đoạn thị trường: khách sạn đã lựa chọn phương pháp phân đoạn 2 lần, đầu tiên khách sạn đã dùng tiêu thức phân đoạn theo mục đích chuyến đi sau đó dùng tiêu thức địa lý. Phương pháp này giúp khách sạn xác định những thị trường mục tiêu rõ nét và chính xác hơn

Khách sạn đã có đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu và nó đã mang lại những kết quả nhất định. Từ công tác này mà khách sạn đã nắm bắt và gợi mở được nhu cầu của khách du lịch. Nhờ đó khách sạn đã có cơ sở đưa ra những chiến lược kinh doanh của mình một cách cụ thể kịp thời phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm.

Trong công tác xác định thị trường thị trường mục tiêu: khách sạn đã biết tận dụng những ưu thế của mình để tạo lập cho mình những tập thị trường mục tiêu rất cụ thể và hiệu quả cũng như xác định rõ được thị phần của từng thị trường. Từ việc làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho khách sạn có thể tạo ra được những sản phẩm thích hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Định vị thị trường dựa trên sự khác biệt hóa về sản phẩm và giá thành thấp nhằm giành lợi thế cạnh tranh cũng đem lại hiệu quả cao.

b) Các giải pháp marketing – mix đối với thị trường mục tiêu.

• Về sản phẩm của khách sạn

Khách sạn có một hệ thống dịch vụ đa dạng, phong phú, hấp dẫn và có sức thu hút khách cao với đầy đủ các dịch vụ bổ sung với giá cả phải chăng. Khách sạn đã tạo ra được nhiều sản phẩm dịch vụ bổ sung hấp dẫn phù hợp với sở thích của nhiều tập khách du lịch. Bên cạnh đó khách sạn còn có quan hệ với nhiều cơ sở dịch vụ bên ngoài khách sạn để liên tục kịp thời cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Điều đó tạo cho khách ấn tượng tốt đẹp khi đến khách sạn cũng như khi lôi kéo khách quay lại khách sạn. Đồng thời nâng cũng nâng cao khả năng cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội.

Khách sạn đã chú ý đến chất lượng sản phẩm, kiểm soát quá trình tác nghiệp của các nhân viên một cách chặt chẽ để đảm bảo các dịch vụ cung cấp đạt tiêu chuẩn.

• Chính sách giá.

Khách sạn đưa ra các mức giá khác nhau với mỗi loại sản phẩm dịch vụ để khách hàng lựa chọn và khai thác nhu cầu của khách hàng từ nhu cầu bình dân đến nhu cầu cao cấp.

Khách sạn đã áp dụng chính sách giá như chiết giá, giảm giá, bớt giá và khuyến mại đối với từng đối tượng khách hàng để thu hút nhiều khách hơn. Cũng bởi chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với thị trường khách của khách sạn nên trong những năm gần đây công suất sử dụng phòng của khách sạn luôn đạt mức cao. Các sản phẩm ăn uống của nhà hàng đều đem lại doanh thu lớn cho khách sạn. Do đó đã giúp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn.

• Chính sách phân phối.

Khách sạn đã sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau để bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Nhờ đó khách sạn có thể bán sản phẩm dịch vụ của mình với khối lượng lớn và chuyển được một phần rủi ro cho các trung gian, đồng thời có thể giảm chi phí quảng cáo khuyếch trương.

• Chính sách xúc tiến.

Khách sạn đã giới thiệu quảng bá được hình ảnh của khách sạn và các sản phẩm dịch vụ của khách sạn tới các khách hàng mục tiêu.

• Chính sách quan hệ đối tác

Khách sạn đã biết tận dụng mối quan hệ lâu năm của mình với các công ty du lịch, lữ hành có uy tín. Khách sạn vẫn duy trì được mối quan hệ truyền thống đồng thời cố gắng khai thác được nhiều mối quan hệ mới khi mở rộng thị trường của mình.

• Chính sách con người

Khách sạn đã có chính sách tuyển dụng và đào tạo lao động hợp lý. Khách sạn đã thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc và cho các nhân viên có năng lực đi đào tạo ở những khách sạn lớn trong và ngoài nước hoặc cho họ tham gia các khóa học tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn của khách sạn Hà Nội.

• Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói.

Các sản phẩm trọn gói của khách sạn được thiết kế sẵn nhưng cũng rất linh hoạt và có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng với nhiều mức giá khác nhau.

c) Xác định ngân sách và tổ chức bộ phận marketing.

Khách sạn đã tổ chức bộ phận marketing với số nhân viên là 12 người. Tăng cường đào tạo nhân viên marketing hiện tại, đặc biệt quan tâm đến khâu tuyển dụng

nhân sự làm việc trong bộ phận này. Khách sạn cũng đầu tư nguồn lực ngày càng thích đáng cho hoạt động marketing.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn Hà Nội (Trang 39)