Đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS

54 393 5
Đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU CHO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN GIA, LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT. 1. Tính cấp thiết của để tài Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang chịu sự ảnh hưởng các hành loạt các xu thế mới. Đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, xu thế hội nhập khiến lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. Điều này khiến cho môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào việc trang bị các máy móc trang thiết bị hiện đại, đàu tư nguyên nhiên vật liệu, dây chuyền công nghệ tiên tiến, mà doanh nghiệp còn phải chú trọng vào nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của bất kỳ một quốc gia hay doanh nghiệp nào. Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nhân tố tạo ra sự khác biệt, và cũng là yếu tố quyết định việc sử dụng các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp. Vì con người là vốn quý, là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nên không chỉ có nhân viên trong doanh nghiệp, mà cả lao động để doanh nghiệp đưa đi xuất khẩu đối với các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vự xuất khẩu lao động cũng phải được chú trọng đào tạo. Vì doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu vừa tạo sự thành công cho doanh nghiệp và lao động đó lại vừa làm việc phục vụ cho một doanh nghiệp khác. Chính vì thế, công tác đào tạo nhân sự tại các doanh nghiệp cần được các nhà hoạch định quan tâm và đặt lên hàng đầu, nó trực tiếp tác động đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp sự chủ động thích ứng với những biến động, nhu cầu tương lai của thị trường. Tăng sự ổn định và năng động của tổ chức doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như củng cố thêm đời sống vật chất cho người lao động. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS là công ty chuyên về lĩnh vực xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu các loại máy móc trang thiết bị, hàng tiêu dùng Đây là một trong nhưng lĩnh vựa khá phổ biến hiện nay. Với đặc thù là công ty xuất khẩu lao động nên công ty cần phải có một mảng riêng biệt để đào tạo lao động chuẩn bị cho công việc xuất khẩu để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về kỹ năng, tay nghề, giao tiếp, quan hệ…Công ty vừa mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần, cộng với việc nền kinh tế ngày càng phát triển, nên 1 những đòi hỏi về lao động ngày càng chặt chẽ. Lao động phải được trang bị đầy đủ mọi kiến thức thì mới có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngoài được. Vì vậy, thực trạng luôn đòi hỏi công tác đào tạo lao động của công ty phải đào tạo được một đội ngũ lao động xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu, và phù hợp với những mục tiêu mà công ty đã đề ra ở hiện tại và trong tương lai. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ yêu cầu thực tiến của công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS, vấn đề đào tạo lao động xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của công ty chưa thật sự hiệu quả khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa được như mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt là trong thời đại ngày này, xu thế hội nhập ngày càng phát triển khiến yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng gắt gao. Chính vì vậy, công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS phải quan tâm hơn về công tác đào tạo lao động xuất khẩu. Chính vì vậy, đề tài sẽ tập trung giải quyết vấn đề đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty IMS, chất hượng đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng nhằm tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo lao động xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Trên cơ sở tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là : “Đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS” 3. Các mục tiêu nghiên cứu Với đề tài : “đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS” , đề tài sẽ tập trung chủ yếu các mục tiêu sau : - Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản, chủ yếu của công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo lao động xuất khẩu nói riêng trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác đào tạo lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS. Từ dó rút ra những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần hạn 2 chế, những vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo lao động xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của công ty IMS. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo lao động xuất khẩu của công ty, để từ đó nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc của công ty IMS. 4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Với mục tiêu đẩy mạng công tác đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS, đề tài sẽ nghiên cứu trong phạm vi công ty cổ phần xuất nhập khẩu IMS, cụ thể hơn đề tài sẽ tập trung vào phòng đào tạo của công ty và sẽ tập trung vào đối tượng là các lao động được đào tạo đưa đi xuất khẩu sang Hàn Quốc. Về mặt thời gian: Do điều kiện chính sách cũng như điều kiện môi trường ngành có nhiều thay đổi, nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tình hình lao động trong vòng 3 năm trở lại đây của công ty. Tức là từ năm 2007 – 2009. 5. Kết cấu luận văn Đề tài luận văn bao gồm 4 chương : Chương 1 : Tổng quan đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuât – IMS. Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận về đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và thực trạng đào tạo lao động xuất khẩu cho thị ttrường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS. Chương 4 : Các kết luận và đề xuất đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS. 3 CHƯƠNG 2. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU CHO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN GIA, LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT 2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản : 2.1.1. Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp ( Giáo trình quản trị nhân lực- trường ĐH Thương Mại năm 2008) 2.1.2. Đào tạo nhân sự và đào tạo lao động 2.1.2.1. Đào tạo nhân sự Đào tạo nhân sự là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai. (Giáo trình quản trị nhân lực- trường ĐH Thương Mại năm 2008). 2.1.2.2. Đào tạo lao động Trong đào tạo nhân sự, xét theo đối tượng thì có hai hình thức đào tạo, đó là đào tạo nhân viên và đào tạo nhà quản trị. Đào tạo nhà quản trị là hình thức đào tạo được áp dụng cho các nhà quản trị hoặc những người sẽ đảm nhận công việc quản trị trong tương lai nhằm giúp họ nâng cao kỹ năng thực hành quản trị, làm quen với các phương pháo quản lý mới, hiện đại và có hiệu quả, phát triển năng lực quản trị. Đào tạo lao động là hình thức đào tạo được thực hiện với các đối tượng lao động có thể là người lao động sản xuất, nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng…. Nhằm giúp cho họ được cung cấp, củng cố những kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp phù hợp để họ có thể thực hiện tốt các công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp. 2.2. Một số lý thuyết về đào tạo lao động 2.2.1. Vai trò của đào tạo lao động 4 Đã từ lâu, đào tạo được xem là yếu tố cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Nhu cầu đào tạo tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, của khoa học công nghệ tiên tiến, của sự bùng nổ thông tin toàn cầu, và nhuengx áp lực về kinh tế, xã hội. Do đó, đào tạo không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với người lao động mà còn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như xã hội. Đào tạo giúp cho người lao động thực hiện công việc tốt hơn. Đối với nhưng lao động mới, chưa có bất kỳ một chuyên môn nào, thì việc đào tạo giúp cho họ khỏi bỡ ngỡ, làm quen với công việc, giúp họ thích ứng với môi trường. Đối với những lao động đã có chuyên môn, đào tạo giúp cho họ nâng cao được tay nghề, trình độ chuyên môn, giúp họ phát triển được những kỹ năng, kỹ xảo, tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động, nhờ đó giúp người lao động tự tin, làm chủ được các phương tiện khoa học kỹ thuật công nghệ, do đó sẽ làm việc hiệu quả hơn. Đào tạo khiến người lao động có được một trình độ chuyên môn nhất định, từ đó giúp họ làm việc tốt hơn, góp phần vào lợi ích công việc, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, ngưởi lao động từ đó cũng cải thiện được đời sống của mình. Đào tạo lao động nhằm đến một lợi ích sâu xa đó là góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nói cách khác, mục tiêu của đào tạo lao động là nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. 2.2.2. Một số cách tiếp cận về đào tạo lao động : 2.2.2.1. Cách tiếp cận của Ths. Vũ Thùy Dương và TS. Hoàng Văn Hải Đào tạo là những hoạt động cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho người lao động nhằm hoàn thành tốt công việc được giao. Công tác đào tạo nhân sự liên quan đến đối tượng mới được tuyển dụng cũng như đối tượng được bố trí vào vị trí công tác mới. Đào tạo là một trong những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực. Trong quá trình đào tạo, nhười lao động sẽ được bù đắp những thiếu hụt trong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, được cập nhất hóa kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thành tốt những công 5 việc được giao. Doanh nghiệp ngày càng phát triển, đòi hỏi người lao động thực hiện khối lượng công việc càng lớn, chất lượng công việc càng cao, đặt ra vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Các công cụ lao động, trang thiết bị làm việc ngày càng được cải tiến do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại, đòi hỏi trình độ kỹ thuật của người lao động cũng phải được nâng cao để ứng dụng trong hoạt động kinh doanh. Theo cách tiếp cận này, các tác giả đã nghiên cứu về hình thức đào tạo lao động, nội dung đào tạo. Hình thức đào tạo bao gồm đào tạo theo đối tượng, địa điểm, cách thức tổ chức. Nội dung đào tạo bao gồm chuyên môn kỹ thuật, đào tạo chính trị lý luận, đào tạo văn hóa doanh nghiệp, đào tạo phương pháp công tác. Phương pháp đào tạo bao gồm kèm cặp, đào tạo nghề, sử dụng dụng cụ mô phỏng. Tổ chức công tác đào tạo bao gồm xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, triển khai thực hiện, đánh giá kết quả. 2.2.2.2. Cách tiếp cận của tác giả TS, Hà Văn Hội : Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng và nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn. Tác giả đã phân loại các hình thức đào tạo nhân viên, các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo, phương pháp nâng cao năng lực kỹ thuật cho nhân viên, đánh giá kết quả đào tạo. Phân loại hình thức đào tạo, theo định hướng nội dung gồm có đào tạo định hướng công việc và đào tạo định hướng doanh nghiệp. Theo mục đích của nội dung đào tạo gồm đào tạo hướng dẫn công việc cho nhân viên, đào tạo huấn luyện kỹ năng, đào tạo kỹ thuật an toàn lao động, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Về phương pháp xác định nhu cầu đào tạo có phương phàp căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động cần thiết cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của nhân viên kỹ thuật tương ứng ; phương pháp căn cứ vào số lượng máy móc, phương pháp chỉ số, phương pháp trực tiếp. Về phương pháp đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật gồm đào tạo tại nơi làm việc, kèm cặp tại chỗ, luân phiên thay đổi công việc ; đào tạo chỉ dẫn, đào tạo bài giảng, đào tạo nghe nhìn, đào tạo chuyên đề, đào tạo mô phỏng, đào tạo có máy tính hỗ trợ. 6 2.2.2.3. Cách tiếp cận của tác giả TS. Nguyễn Hữu Thân : Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục địch nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công việc hiện hành. Hay nói cách khác, đào tạo dành cho hiện tại Theo TS. Nguyễn Hữu Thân, tiến trình đào tạo bao gồm : định rõ nhu cầu đào tạo, ấn định các mục tiêu cụ thể, lựa chọn các phương pháp thich hợp. lựa chọn các phương tiện thích hợp, thực hiện chương trình đào tạo, và sau cùng là đánh giá chương trình đào tạo. Các phương pháp đào tạo công nhân bao gồm phương pháp đào tạo tại chỗ hay “kèm cặp”, đào tạo học nghề, phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng, đào tạo ca nơi làm việc, luân phiên công tác, giảng dạy theo thứ tự từng chương tình, giảng dạy nhờ máy vi tính, và các bài thuyết trình trong lớp. 2.2.2.4. Cách tiếp cận của tác giả PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và Ths. Nguyễn Vân Điềm Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là hoạt động nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Theo cách tiếp cận này, tác giả nghiên cứu về phương pháp đào tạo, tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo. Các phương pháp đào tạo được tác giả chỉ ra, đó là đào tạo theo kiểu chỉ dẫn, đào tạo nghề, chỉ bảo…, đào tạo theo bài bản, có chương trình với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như máy tính…Về tổ chức đào tạo, tác giả đã nói đến những đối tượng nào thì cần đào tạo, người làm chương tình đào tạo, cách thức để đánh giá chương trình đào tạo đó. Song song với đó, tác giả đã nói tới việc xấy dựng một chương trình đào tạo gồm có xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, dự tính chi phí, lựa chọn giáo viên, đánh giá kết quả đào tạo. 2.2.2.5. Cách tiếp cận của tác giả George T.Milkovich John W. Boudreau (TS. Vũ Trọng Hùng dịch) 7 Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của công nhân viên và những yêu cầu của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, tác giả nghiên cứu về nhận dạng các mục tiêu đào tạo, tuyển chọn và thiết kế các chương trình đào tạo, chuyển từ môi trường đào tạo sang công việc, đánh giá các kết quả đào tạo. Về lựa chọn nội dung đào tạo, tác giả chỉ ra gồm có định hướng, đào tạo những kỹ năng không quan lý, các quy trình và chất lượng của tổ đội, khả năng biết đọc biết viết tại nơi làm việc, đào tạo quản lý, đào tạo để chuẩn bị cho những nhiệm vụ quốc tế. Về lựa chọn phương pháp đào tạo tác giả chỉ ra các phương pháp như đào tạo tại chức (học việc), đào tạo thoát ly (dựa vào bài giảng, hướng dẫn đã lập trình, các thiết bị ghi âm hình và hội nghị qua điện thoại, đào tạo công nghệ cao, học tập bằng cách thực hành : mô phỏng, trò chơi kinh doanh, học hành động và mô hình hóa hành vi). Về công tác đánh giá kết quả đào tạo, tác giả căn cứ vào việc lựa chọn các tiêu chí đào tạo, hiệu quả, hiệu suất chi phí đào tạo, hiệu suất ích lợi, phân tích hòa vốn… 2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của nhưng công trình năm trước Vấn đề đào tạo lao động luôn luôn là một vấn đề giành được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp từ trước đến nay. Bởi nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng, liên quan đến hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, có khá nhiều đề tài nói về vấn đề này. Trong thời gian vừa rồi, sau khi tìm hiểu tham khảo tôi tìm được một số luận văn như sau : - “Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên tại công ty quảng cáo và hội chợ quốc tế” của tác giả Nguyễn Danh linh viết năm 2009. Tác giả tập trung vào việc phân tích công tác đào tạo của công ty, phát hiện những điểm chưa hợp lý, còn thiếu sót, để từ đó đưa ra nhưng giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên cho công ty. -“ Nâng cao công tác đào tạo cán bộ quản lý tại công ty TNHH ô tô Đông Phong” của tác giả Nguyễn Thị Duyên viết năm 2009. Tác giả nêu lên những vấn đề chưa hợp lý còn tồn tại trong bộ máy quản lý của công ty. Từ đó nêu lên hướng đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý công ty. 8 Từ những tìm hiểu trên, tôi nhân thấy trong phạm vi trường Đại học Thương Mại, đã có nhiều công trình đã đề cập đến vấn đề đào tạo nhân viên nhằm hoàn thiện hơn bộ máy của công ty. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập đên vấn đề đào tạo lao động để xuất khẩu. Trong phạm vi công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu đến công tác đào tạo lao động để nhằm nâng cao chất lượng của lao động trước khi xuất khẩu sang các thị trường khác. Chính vì lý do đó mà tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu về công tác đào tạo lao động xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng là hoàn toàn cần thiết. Và đề tài “Đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuât – IMS “ của tôi là hoàn toàn mới, không trùng lặp với ai. Do đó, với đề tài này, tôi sẽ giúp cho công ty IMS đẩy mạnh được công tác đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động này. 2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu 2.4.1. Quy trình, nội dung, phương pháp đào tạo 2.4.1.1. Quy trình đào tạo : 9 Sơ đồ 1 : Các bước tiến hành tổ chức đào tạo lao động (nguồn : giáo trình quản trị nhân lực- trường ĐH Thương Mại) - Xác định nhu cầu : Xác định nhu cầu đào tạo lao động là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đào tạo lao động. Nếu việc xác định nhu cầu không chính xác, sẽ gây ra hiện tượng lãng phí nguồn lực. Mặt khác, kết quả đào tạo sẽ không đạt được như mong muốn, mục tiêu đã đề ra. Để xác định nhu cầu đào tạo lao động cần căn cứ vào các vấn đề sau: + Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho biết mục tiêu của doanh nghiệp trong các giai đoạn phát triển. Những mục tiêu này đặt ra yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn… đối với tất cả các lao động nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Mục tiêu của đào tạo là nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 10 Xác định nhu cầu của đào tạo Xây dựng kế hoạch đào tạo Triển khai thực hiện đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo T h ô n g t i n p h ả n h ồ i [...]... của công ty 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty IMS 3.2.1 Giới thiệu chung về công ty IMS 3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty IMS Trên 20 năm kể từ ngày thành lập đến nay (tháng 01/1984) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia lao động và kỹ thuật IMS đã góp phần đáng kể vào công cuộc xuất khẩu. .. phòng hành chính nhân sự và phòng đào tạo về vấn đề lao động xuất khẩu của công ty và về thực trạng công tác đào tạo lao động xuất khẩu của công ty Ngoài ra ta còn phải nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây ảnh hưởng đến công tác 20 đào tạo lao động xuất khẩu của công ty như thế nào Từ đó tiến hành phân tích đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo lao động xuất khẩu. .. của các nước cần lao động, cũng như tạo công ăn việc làm cho lao động nước nhà đang trong tình trạng cần việc làm 3.2.4.2 Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo lao động xuất khẩu của công ty Công ty xuất khẩu lao động sang thị trường nào, hay đòi hỏi của bên thị trường đó lao động sẽ làm nghề gì, thì công ty sẽ đào tạo cho người lao động để phù hợp... Nguyễn Lan Hằng – trưởng phòng thị trường lao động và ông Hoàng Xuân Hải – trưởng phòng quản lý lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS có thể tổng hợp được những ý kiến sau : Khi tiến hành đào tạo thì bộ phận đào tạo sẽ được chọn để tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo Vì là công việc đã được tiến hành nhiều nên bộ phận này đã tiến hành xây dựng khá bài bản, nội... người lao động, đồng thời cũng nên đánh giá năng lực của giáo viên giảng dạy ở công ty Như vậy qua kết quả điều tra, phỏng vấn trên thì trong thời gian tới công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao đôgj và kỹ thuật – IMS nên đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo lao động xuất khẩu được tốt hơn 3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 3.4.1 Tình hình lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc của công. .. kiến của người lao động để hoàn thiện hơn bản kế hoạch xây dựng nội dung 31 Công tác đào tạo lao động của công ty được thực hiện ngay tại công ty, công ty vừa có người giảng dạy trực tiếp, và mời cả những giảo viên có kinh nghiệm về giảng dạy trực tiếp cho người lao động Đào tạo nghề và đào tại tại chỗ là phương pháp được công ty chọn để thực hiện công tác đào tạo Những khóa đào tạo cho lao động thường... nghe nguyện vọng tâm tư của người lao động hơn 18 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU CHO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN GIA, LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT – IMS 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu Để thực hiện luận văn phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá thực trạng, đồng thời đưa ra giải pháp kiến nghị cho vấn đề của mình, đề tài đã áp dụng... kỹ năng nghe và nói được chú trọng vào để đào tạo - Đào tạo phương pháp làm việc : Công ty đào tạo một số phương pháp và kỹ năng giúp người lao động biết cách sắp xếp và làm việc đạt hiệu quả hơn 3.4.2.2 Số khóa đào tạo Bảng 3.10 Số khóa đào tạo từ năm 2007 – 2009 Năm 2007 2008 2009 Số lượng 3 2 3 (Nguồn : Phòng đào tạo) Số khóa đào tạo phụ thuộc vào số đợt công ty đưa lao động sang xuất khẩu tại Hàn. .. ban chuyên ngành của công ty Từ đó có những số liệu cụ thể để đánh giá và xem xét thực trạng vấn đề cần nghiên cứu tại doanh nghiệp, và đưa ra được giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc của công ty cổ phần cuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thutậ - IMS Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu như : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007 –. .. này là tiến hành điều tra và xem xét thực thực trạng công tác đào tạo lao động xuất khẩu tại công ty IMS Từ phiếu điều tra và phỏng vấn sẽ thu thập được các số liệu sơ cấp từ đó có những nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện công tác đào tạo lao động xuất khẩu của công ty 3.1.2.2 Phương pháp thống kê, phân tích các dữ liệu thứ cấp Để biết được tình hình đào tạo lao động xuất khẩu của công ty trong . công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS. Chương 4 : Các kết luận và đề xuất đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập. lao động xuất khẩu cho thị trường Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS 3. Các mục tiêu nghiên cứu Với đề tài : đẩy mạnh đào tạo lao động xuất khẩu. Hàn Quốc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật – IMS. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và thực trạng đào tạo lao động xuất khẩu cho thị ttrường Hàn Quốc tại công

Ngày đăng: 01/04/2015, 17:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan