Thạc sĩ Nguyễn Vi Lê, cô giáo đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe nâng và các thiết bị máy móc từ Hàn Quốc p
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đãnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô và cán bộcủa công ty thực tập Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lờicảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế trườngĐại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình họctập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Thạc sĩ Nguyễn Vi Lê, cô giáo đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em
hoàn thành đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe nâng và các thiết bị máy móc từ Hàn Quốc phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168”
Giám đốc Vũ Thị Thu Hương cùng các anh chị nhân viên phòng Xuất nhậpkhẩu của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo để em cóthể hoàn thành tốt khóa luận này
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luậnkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng gópcủa thầy cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn
Sinh viên
NGUYỄN THỊ HIÊN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2
1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 2
1.5 Kết cấu của luận văn 2
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 4
2.1: Một số vấn đề lý luạn chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa 4
2.1.1: Khái niệm 4
2.1.2: Các hình thức nhập khẩu 4
2.1.3: Vai trò của hoạt động nhập khẩu 6
2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu 8
2.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa 10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LỘ PHÁT 168 18
3.1: Tổng quan về Công ty 18
3.1.1: Thông tin chung 18
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 18
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 19
3.1.4 Đội ngũ nhân sự 20
3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 21
3.1.6 Lĩnh vực kinh doanh 21
3.1.7: Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (giai đoạn 2013-2016) 22
Trang 33.2 Quy trình nhập khẩu xe nâng và các thiết bị máy móc từ thị trường Hàn Quốc
phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 24
3.3: Thực trạng quy trình nhập khẩu xe nâng từ Hàn Quốc phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 28
3.3.1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 28
3.3.2 Thị trường nhập khẩu của Công ty 29
3.3.3: Thực trạng quy trình nhập khẩu xe nâng từ Hàn Quốc phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 29
3.4: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 34
3.4.1: Thành công 34
3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 34
3.4.3: Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 35
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẢU XE NÂNG TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH NHẤT LỘ PHÁT 168 36
4.1: Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 36
4.1.1: Mục tiêu 36
4.1.2: Phương hướng phát triển 36
4.2: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe nâng và các thiết bị máy móc từ Hàn Quốc phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 37
4.2.1: Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên trong công ty 37
4.2.2: Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 37
4.2.3: Hoàn thiện quá trình giao nhận hàng hóa 38
4.2.4: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 38
4.3: Một số kiến nghị 38
4.3.1: Đối với nhà nước 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Nhân lực của Công ty TNHH NHất Lộ Phát 168 thời điểm 15/1/2018 20
Bảng 3.2: Các loại hàng hóa được phép nhập khẩu tại Công ty 21
TNHH Nhất Lộ Phát 168 22
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 (giai đoạn 2013-2016) 23
Bảng 3.4 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Nhất lộ Phát 168 (2014-2016) 28
Bảng 3.5: Gía trị nhập khẩu theo nước xuất xứ của 29
Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 (2014-2016) 29
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty 30
Bảng 3.7 Lỗi trong bước nhận hàng nhập khẩu của NHẤT LỘ PHÁT168.,JSC 32
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân luồng hàng hóa trong hải quan 26
Biểu đồ 3.2: Kết quả phân tích luồng tờ khai hải quan của mặt hàng xe nâng nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 31
Sơ đồ 3.1: Sơ đô cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 19
Sơ đồ 3.2: Quy trình nhập khẩu của công ty 30
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan Trong nhữngnăm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học –
kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc
tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đómỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gianào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình Theo xuthế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thếgiới Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quantrọng của công cuộc đổi mới Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chử yếucủa kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển nhưnước ta, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất quan trọng Bởi nó góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế đồng thời nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế
- Là một sinh viên chuyên ngành Thương mại Quốc tế, được thực tập tại Công
ty TNHH Nhất Lộ Phát 168- một công ty kinh doanh xe nâng và các thiết bị máymóc trong đó hoạt động nhập khẩu giữ vai trò chính, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu
của Công ty còn nhiều hạn chế Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe nâng và các thiết bị máy móc từ thị trường Hàn Quốc phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168” làm luận văn của mình Em hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty, nhất là trong hoạt động nhập khẩu
1.2 Mục đích nghiên cứu
• Tổng hợp đánh giá những cơ sở luận về quy trình nhập khẩu để áp dụng chocác doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay
• Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát
168, quy trình nhập khẩu tại Công ty Từ đó đề ra những giải pháp đề hoàn thiệnquy trình nhập khẩu cho Công ty
Trang 71.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nối chung vàthực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 nói riêng Cụthể là các công việc: nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán, kí kết hợp độngnhập khẩu, tổ chức thực hiện hợp động nhập khẩu trong giai đoạn 2014 đến nay
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, trong quá trình thu thập htoong tin để phân tích làm
rõ vấn đề, em đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp so sánh, phươngpháp điều tra tổng hợp…
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu sơ cấp: Đây là các dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập bằngcách tham khảo các Báo cáo tài chính của Công ty qua năm 2014, 2015, 2016 Báocáo kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng của công ty Nhất Lộ Phát
168, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, đường hàng không Việc thu thập dữ liệu sơ cấp cũng được thực hiện thông qua phỏng vấn trựctiếp cán bộ, nhân viên trong Công ty, theo dõi, quan sát và ghi chép hoạt động quảntrị quy trình thực hiện HĐNK của Công ty
Đối với dữ liệu thứ cấp: Gồm các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình Công
ty, các giáo trình, luận văn, khóa luận, chuyên đề về vấn đề nghiên cứu Những dữliệu này được chắt lọc từ các nguồn thông tin như thư viện, sách báo…
1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp: Sau khi được sàng lọc để lấy thông tin cần thiết,những dữ liệu này được tổng hợp và sắp xếp lại cho phù hợp với các phần nghiêncứu khác nhau Đồng thời, dữ liệu thứ cấp cũng được sự góp ý của các cán bộ quản
lý, nhân viên trong Công ty trước khi được bổ sung cho phù hợp
Đối với dữ liệu sơ cấp: Dùng phương pháp tổng hợp, sử dụng hệ thống bảngbiểu để có thể so sánh và phân tích các dữ liệu thu thập được
1.5 Kết cấu của luận văn
Căn cứ vào nội dung đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến Ngoài phầnmục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấugồm 4 chương:
Trang 8Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa
Chương này đưa ra những lý luận chung nhất về hoạt động nhập khẩu và quytrình của hoạt động nhập khẩu
Chương 3: Thực trạng quy trình nhập khẩu xe nâng tại Công ty TNHH nhất
Lộ Phát 168
Chương này khái quát về Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168; phân tisfch thựctrạng hoạt động nhập khẩu của Công ty thông qua việc vận dụng cơ sở lý luận đãtrình bày ở chương 2, đưa nhận xét đánh giá về quy trifnhn hập khẩu xe nâng Công
ty, nhuyên nhân của những tồn tại
Chương 4: Một số phương pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe nâng vàcác thiết bị máy móc từ thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168Chương này đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu củaCông ty Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt độngnhập khẩu của Công ty ở chương 3, đồng thời dựa tren định hướng phát triển củaCông ty trong thời gian tới
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths.Nguyễn Vy Lê đã tận tình hướng dẫn
em thực hiện luận văn này Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giámđóc, các anh chị nhân viên trong Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rấtnhiều trong quá trình thực tập tại Công ty và trong việc thu thập số liệu cho bài luậnvăn này
Trang 9CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH
bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ cóliên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài ”
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh
tế, các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địahoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại
tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sảnxuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sựkhan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa
Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngànhkinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật
tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh củaquốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế,kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán
Trang 10nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp thực hiện các hoạt động tìm kiếm đốitác, đàm phán ký kết hợp đồng và phải tự bỏ vốn để tổ chức kinh doanh hàngnhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưukho bãi, nộp thuế, tiêu thụ hàng hoá Trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị trường trong nước
và quốc tế, tính toán chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu,tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế Các doanhnghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạtđộng của mình Mức độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu trực tiếp cao hơn so vớinhập khẩu uỷ thác nhưng nó đem đến sự chủ động hơn cho nhà nhập khẩu, giảmthiểu những hiểu lầm không đáng có, giảm được chi phí trung gian
Nhập khẩu uỷ thác
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại, bên nhờ uỷthác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận uỷ thác dưới hình thức là phí uỷ thác,còn bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đúng như nội dung của hợp đồng uỷthác đã được ký kết giữa các bên Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác
sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không cần quan tâm nhiều đến thịtrường tiêu thụ cho hàng hoá mà chỉ nhận đại diện cho bên uỷ thác tiến hành giaodịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷthác khiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất Khi tiến hànhnhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác sẽ phải lập haihợp đồng là hợp đồng nhập khẩu ký với đối tác nước ngoài và một hợp đồng nhận
uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác
Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá trên cơ sởliên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhất mộtbên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kĩ năng đểcùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động kinhdoanh nhập khẩu, hướng hoạt động này sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên thamgia, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ theo tỷ lệ vốn góp trong liên doanh So vớihình thức nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ bớt rủi ro vì mỗi doanh nghiệptham gia liên doanh nhập khẩu sẽ phải góp một phần vốn nhất định Quyền hạn vàtrách nhiệm của mỗi bên tỷ lệ theo vốn đóng góp Việc phân chia chi phí, nộp thuế
Trang 11hay chia lỗ lãi đều dự trên tỷ lệ vốn đóng góp đã được thoả thuận Doanh nghiệpkinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liên doanh phải ký hai loại hợp đồng, mộthợp đồng với đối tác bán hàng nước ngoài và hợp đồng liên doanh với các doanhnghiệp khác.
Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủyếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu, thanhtoán cho hoạt động này không dùng tiền mà chính là hàng hoá Mục đích của nhậpkhẩu đổi hàng là vừa thu lãi từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu và vừa xuất khẩuđược hàng hoá trong nước ra nước ngoài Hình thức này rất có lợi vì cùng một lúcvừa nhập khẩu lại có thể xuất khẩu hàng hoá Hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu cógiá trị tương đương nhau, cân bằng về mặt hàng, giá cả, điều kiện giao hàng cũngnhư tổng giá trị trao đổi hàng hoá Trong hình thức này thì người mua cũng đồngthời là người bán
Nhập khẩu tái xuất
Đây là phương thức mà theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Quyết định1311/1998/QĐ-BTM quy định: “ tạm nhập tái xuất là việc thương nhân Việt nammua hàng của một số nước rồi bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩuhàng hoá vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việtnam” Giao dịch này là nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vón bỏ raban đầu
2.1.3: Vai trò của hoạt động nhập khẩu
• Đối với nền kinh tế quốc dân:
- Thứ nhất, nhập khẩu giúp tận dụng năng lực sản xuất của quốc gia khác, làmcho thị trường hàng hoá dịch vụ trong nước thêm phong phú Trong nền kinh tếhàng hoá hiện nay, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tếthì nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân làrất lớn và thường xuyên biến đổi, sản xuất trong nước tất nhiên không thể đáp ứngđầy đủ cho tất cả các nhu cầu của nền kinh tế, chính vì vậy nhập khẩu có vai trò rấtquan trọng trong việc bổ xung những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được,sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, hoặc sản xuất với chi phí quá cao
Trang 12Nhập khẩu giúp cho cung cầu trở lên trùng khớp hơn, nâng cao sự lựa chọn chongười dân Mặt khác, việc nhập khẩu sẽ làm cho tính cạnh tranh trong việc cungứng hàng hoá dich vụ tăng lên, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng caohiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khảnăng cạnh tranh, điều này làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
- Thứ hai, nhập khẩu giúp chúng ta có thể chuyên môn hoá sản xuất, nâng caohiệu quả sản xuất, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc thiết bịhiện đại, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trongđiều kiện của nước ta hiện nay, việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, nhậpkhẩu công nghệ là rất cần thiết Bởi lẽ, nước ta là một nước chậm phát triển, đangtrong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia vào quátrình phân công lao động quốc tế, chúng ta rất cần các máy móc hiện đại, nguyênvật liệu, linh kiện để phục vụ cho quá trình sản xuất Cùng với việc nhập khẩu cácsản phẩm hàng hóa, dịch vụ đơn thuần là việc nhập khẩu công nghệ, chuyển giaocông nghệ và kinh nghiệm sản xuất
- Thứ ba, nhập khẩu giúp làm lạnh mạnh hoá thị trường trong nước, nâng caotính cạnh tranh, giảm độc quyền Việt nam hiện nay vẫn đang trong quá trình đổimới, do đó vẫn còn khá nhiều tàn dư mà thời bao cấp để lại như là tình trạng độcquyền của một số tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, tác phong quản lý mệnhlệnh tập trung và quan liêu, hiệu quả sản xuất thấp Hoạt động nhập khẩu sẽ giúpcho hàng hoá dịch vụ ở thị trường trong nước trở lên phong phú hơn, làm cho cácdoanh nghiệp muốn tồn tại thì phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình về chấtlượng, giá cả, thái độ phục vụ khách hàng
Cuối cùng, nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, một quốc giakhông thể chỉ có xuất khẩu mà không nhập khẩu Nhập khẩu là một trong hai hoạtđộng chính của hoạt động ngoại thương, nó một mặt làm cân bằng cán cân thanhtoán quốc tế, một mặt thúc đẩy xuất khẩu phát triển, đây là hai hoạt động không thểtách rời nhau của một nền kinh tế
• Đối với doanh nghiệp: Hoạt động nhập khẩu làm đa dạng hoá đầu vào chocác doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn Đầuvào ở đây có thể là máy móc thiết bị hiện đại, nguyên phụ liệu, linh kiện cần thiết
Trang 13đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp; là hàng hoá, dịch vụ đối với các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu
sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp được nâng caotrình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình, đặc biệt là trong việc giao dịch, đàmphán, kí kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế Nhập khẩu có hiệu quả sẽmang lại lợi nhuận cho doanh, giúp doanh nghiệp có thể đầu tư kinh doanh vàonhững lĩnh vực khác, mở rộng phạm vi kinh doanh của mình
2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Trước khi kinh doanh hàng nhập khẩu cần xây dựng cho doanh nghiệp mìnhmột bộ máy quản lý, lãnh đảo thật hoàn chỉnh, tổ chức cấp quản lý và phân công laođộng phù hợp Bộ máy quản lý có thể nói rất quan trọng đến quá trình kinh doanhhàng nhập khẩu, nếu có được một bộ máy quản lý vững chắc, chuyên nghiệp thìhoạt động của doanh nghiệp sẽ mang lại được hiệu quả cao hơn và ngược lại
Nguồn tài chính
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định đến khả năng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đây cũng là tiêu chí để đánh giá quy mô của một doanhnghiêp Nguồn tài chính của doanh nghiệp có thể là : vốn tự có, vốn từ các nguồnhuy động được, vốn của chủ sở hữu, hay vốn đầu tư, ….Nguồn tài chính không baogồn các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp mà có thể bao gồm cáckhoản thu nhập trong tương lại và những khoản vay mượn Trong chiến lược kinhdoanh, tài chính được coi là một loại vũ khí sắc bén, nếu doanh nghiệp thiếu nguồntài chính cần thiết có thể dẫn đến phá sản
Nhân tố về con người
Con người chính là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh và là thànhphần chính của những bộ máy quản lý, tổ chức do vậy, để quá trình kinh doanhhoạt động có hiệu quả thì cần có những chế độ ưu đãi, khuyến khích lao động,chăm lo đời sống của cán bộ, có những chế độ khen thưởng hợp lý Nhân tố conngười ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của doang nghiệp trên con đườnghoạt động kinh doanh
Trang 14 Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh
Ngày nay người kinh doanh luôn tìm tòi mọi cái để mở rộng mạng lưới kinhdoanh thêm đa dạng, phong phú, nhất là các thị trường lâu dài Trong điều kiện thịtrường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới kinhdoanh sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, phát hiện nhu cầu và tăng khảnăng phục vụ của doanh nghiệp trên thị trường
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng và tỷ giá hối đoái
Những hoạt động nhập khẩu có liên quan và làm việc trực tiếp với các đối tác
là người nước ngoài, vì thế thường sử dụng ngoại tệ trong những khoản thanh toáncho dối tác Chính vì thế, cần có những chính sách tỷ giá hối đoái để có tác dụngmạnh mẽ đến quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp Những biến động của tỷ giáhối đoái có thể gây ra những biến đọng lớn đến tỷ trọng hàng nhập khảu
Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế
Quá trình nhập khẩu sẽ liên quan đến các quốc gia khác nhau, do vậy sẽ cónhững chính sách khác nhau ở những nước khác nhau Cần chú trọng đặc biệt đếnnhững chính sách của nước xuất khẩu để tránh những phát sinh phiền phức có thểsảy tra Ngoài ra còn có những thống nhất và quy luật của quốc tế buộc nhữngdoanh nghiệp cần phải thực hiện theo
Chính sách ở các nước có thể thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và thời
kì Những chính sách này thường tác động đến các hàng rào thuế hải quan, các chiphí thuế, các loại giấy phép hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn vềhàng hóa, …
Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hóa quốc tế
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởngtrực tiếp đến nhập khẩu, chẳng hạn:
- Thủ tục giao nhận cần đảm bảo an toàn cho người mua và người bán, hệthống vận tải, chuyên chở hiện đại tối ưu được thời gian vận chuyển
- Hệ thống ngân hàng: Đây chính là nhân tố để đảm bảo cho các doanh nghiệpthông qua các thanh toán ngân hàng Hơn nữa, sự liên kết chặt chẽ với ngân hàng còntạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể thanh toán và huy động vốn nhanh chóng
Trang 15- Hệ thống bảo hiểm: Quá trình vận chuyển hàng hóa có thể xảy ra những rủi
to do tổn thất hay mất mát hàng hóa, những mặt hàng hóa nhập khẩu thường có giátrị cao, vì thế cần có hệ thống bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu những rủi ro có thểxảy ra đối với doanh nghiệp Tăng độ an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài
Những biến động trong thị trường trong và ngoài nước cũng ảnh hưởng rất lơnđến quá trình nhập khẩu và quá trình tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nội địa Nhữngyếu tố có thể kể đến như sự thay đổi giá cả, khả năng cung ứng, khả năng tiêu thụ,
xu hướng của thị trường, …
2.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý hoạt độngnhập khẩu của các doanh nghiệp Khi đối tượng thuộc phạm vi xin giấy phép nhậpkhẩu, doanh nghiệp phải xuất trình bộ chứng từ, bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩubao gồm: Đơn xin giấy phép nhập khẩu, phiếu hạn ngạch (nếu cần), bản sao hợpđồng hoặc bản sao L/C, hợp đồng ủy thác nhập khẩu ( nếu là trường hợp ủy thácnhập khẩu), các giấy tờ liên quan khác
Quy trình thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi Bộ ( Bộ Công thương, BộGiao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môitrường, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Y tế ) sẽ
có những khác biệt nhất định và về cơ bản thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ
sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu được đưa ra đối với
hàng hóa nhập khẩu của mình để gửi về trụ sở hoặc cơ quan đại diện của bộ đó Hồ
sơ sau khi tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu (nếu hợp lệ và đủ điều kiện) trong thời gian quy định.
Trang 16Căn cứ để mở L/C: là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu Khi mở L/C,công ty dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là “Giấy xin mở tín dụng nhậpkhẩu” Mẫu đó cùng với bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyểnđến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi một uỷ nhiệm chi để lấy quỹtheo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngânhàng về việc mở L/C.
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinhdoanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng.Sau đó ngân hàng mới chuyển chứng từ cho bên nhập khẩu đi nhận hàng
Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng thương mại quốc tế: nếuđiều kiện cơ sở giao hàng là CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP, DAP theo incoterms
2010 thì người xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải Còn nếu trong điều kiện cơ
sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải có nghĩa vụ thuêphương tiện vận tải Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: phương tiện vận tảiđường biển, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đườngống, Mỗi loại phương tiện có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy tùy từngđiều kiện của từng doanh nghiệp và đặc điểm hàng hóa mà quyết định sử dụngphương tiện nào cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao
Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
- Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quyđịnh về đặc điểm của phương tiện vận tải, quy định về mức bốc dỡ,
- Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá: khi thuê phương tiện vận tảiphải căn cứ vào số lượng hàng hóa để tối ưu hoá trọng tải của phương tiện, từ đótối ưu được chi phí Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá mà lùa chọnphương tiện vận tải để đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển
- Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng hóa rời hay hàng hoá đóng trongcontainer, là hàng hóa thông dụng hay hàng hoá đặc biệt, vận chuyển trên tuyếnđường bình thường, vận chuyển một chiều hay hai chiều, chuyên chở theo chuyếnhay liên tục
Trang 17Tổ chức thuê phương tiện vận tải (Tàu biển)
Khi thuê phương tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để quyếtđịnh thuê tàu cho thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng và hạn chế được rủi ro.Thuê tàu có hai dạng:
- Thuê tàu chợ (Liner): là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng chủ yếutrong việc vận chuyển Thuê tàu chợ là việc doanh nghiệp dựa vào lịch trình đi đếncủa các hãng tàu để đặt chỗ thuê tàu, với phương thức này doanh nghiệp chỉ phảithuê tàu và trả cước phí vận chuyển Quy trình thuê tàu chợ được tiến hành theo cácbước cơ bản sau:
+ Xác định số lượng, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường chuyênchở, thời điểm giao hàng
+ Nghiên cứu và lựa chọn hãng tàu vận tải hợp lý
+ Lập bảng kê khai hàng, ký đơn xin lưu khoang, trả phí vận chuyển
+ Tập kết hàng để giao cho tàu và nhận vận đơn
- Thuê tàu chuyến (Voyage Charter): là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn
bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền cướcthuê tàu do hai bên thỏa thuận Quá trình thuê tàu chuyến bao gồm những nộidung sau:
+ Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểmcủa hàng hóa, hành trình, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượngtàu, đặc điểm của tàu;
+ Xác định hình thức thuê tàu: Thuê một chuyến, thuê khứ hồi, thuê nhiềuchuyến, thuê bao cả tàu;
+ Nghiên cứu các hãng tàu: Chất lượng tàu, chất lượng và điều kiện phục vụ,mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước, uy tín… để lựa chọn những hãng tàu
có tiềm năng nhất;
+ Đàm phán và ký kết hợp đồng thuê tàu với hãng tàu
Bước 4: Mua bảo hiểm hải quan
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp thương mại quốc tếcần tiến hành theo các bước sau:
Trang 18- Xác định như cầu bảo hiểm: Căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa, căn cứ vàođiều kiện giao hàng, căn cứ vào loại phương tiện doanh nghiệp phải phân tích đểxác định nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa bao gồm xác định giá trị bảo hiểm và điềukiện bảo hiểm Có ba loại điều kiện bảo hiểm chính là:
+ Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro
+ Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng
+ Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm mọi tổn thất
- Xác định loại hình bảo hiểm: Có hai loại hình bảo hiểm chính: Hợp đồngbảo hiểm bao (Open Policy) và hợp đồng bảo hiểm chuyển (Voyage Policy)
- Lựa chọn công ty bảo hiểm: Thường là các doanh nghiệp xuất khẩu lựachọn các công ty bảo hiểm có uy tín và có quan hệ thường xuyên, tỷ lệ phí bảo hiểmthấp và thuận lợi trong qua trình giao dịch
- Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm
Bước 5: Làm thủ tục Hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủyquyền cho đại lý làm thủ tục hải quan Nếu ủy quyền cho đại lý doanh nghiệp phảichuẩn bị đầy đủ các chứng từ và làm giấy ủy quyền để đại lý tiến hành làm thủ tụchải quan, giám sát quá trình và giải quyết các vướng mắc phát sinh, thanh toán phí
và các chi phí cho đại lý
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu:
Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩuđều phải làm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan bao gồm có ba bước chủyếu sau:
- Khai báo hải quan: Chức năng khai báo các chi tiết về hàng hoá trên tờ khai
để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tucj giấy tờ Yêu cầu của việ kiểm tra là phảitrung thực và chính xác Nội dung của tờ khai báo gồm những mục như: loại hàng, tenhàng, số-khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, nhập khẩu với nước nào Tờkhai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấyphép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết, chứng từ xuất xứ (CO)
- Xuất trình hàng hoá: hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp theo trật tựthuận tiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chụi chi phí về nhân công về mở đóngcác kiện hàng
Trang 19- Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan, đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểmtra hàng thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
+ Cho hàng qua biên giới
+ Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại,phải nộp bổ sung thuế xuất nhập khẩu
+ Không được phép xuất nhập khẩu
Nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của cơ quan hải quan thì cóthể yêu cầu xem xét lại, nếu hai bên không thống nhất được thì doanh nghiệp có thểkhiếu kiện theo trình tự của pháp luật
Bước 6: Nhận hàng và kiểm tra hàng nhập khẩu
Nhận hàng nhập khẩu
Để nhận hàng, bên nhập khẩu phải chuẩn bị các công việc sau: chuẩn bị cácchứng từ, lập phương án nhận hàng, chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhân bốcxếp…, thông báo bằng lệnh giao hàng để các chủ hàng nội địa làm thủ tục giaonhận tay ba (nếu có) Tiếp theo làm thủ tục nhận hàng nhập khẩu theo các bước sauđây: Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, nọp thuế nhập khẩu (nếu cần)
- Nhận hàng theo đường biển thì thực hiện các bước sau:
+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết
+ Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga, cảng về việc giao nhận hàng
+ Xác nhận với cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng,điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ hàng hóa và bảo quản hàng hóa
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết như vận đơn, lệnh giao hàng
+ Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp với tên hàng,chủng loại thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa so với yêucầu đã thỏa thuận trong hợp đồng
- Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không: Người nhập khẩunhận hàng tại cảng hàng khong, tổ chức vận chuyển hàng của mình về kho
- của mình
- Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt: Nếu hàng đầy toa xe, ngườinhập khẩu kiểm tra niêm phong kẹp chỉ làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra
Trang 20hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng, nếu hàng hóa không đủ toa xe,người nhập khẩu nhận hàng tại trại giao hàng và tổ chức vận chuyển hàng hóa vềkho riêng.
- Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ: Nếu nhận hàng tại cơ sở ngườinhập khẩu (thường là đầy một kiện hàng), người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm
dỡ hàng xuống và nhận hàng tại cơ sở người vận tải, người nhập khẩu phải kiểm trahàng và tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng
Kiểm tra hàng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu khi về đến cửa khẩu cần phải kiểm tra kỹ càng Mỗi cơ quantùy theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó Mục đích củaviệc kiểm tra hàng nhập là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua và là cơ sở
để khiếu nại sau này nếu có
Nội dung kiểm tra là:
- Kiểm tra về số lượng: số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ và
- nguyên nhân
- Kiểm tra về chất lượng:
+ Số lượng hàng hóa sai về chủng loại, kích thước, nhãn hiệu, quy cách, màu sắc + Số lượng hàng hóa bị suy giảm về chất lượng, mức độ suy giảm, nguyênnhân suy giảm
- Kiểm tra bao bì: sự phù hợp của bao bì so với yêu cầu được quy định tronghợp đồng
- Kiểm dịch thực vật nếu hàng hóa là thực vật
- Kiểm dịch động vật nếu hàng hóa là động vật
Thông thường đơn vị nhập khẩu sẽ được thông báo nhận hàng với các thôngtin về tên tầu, tên hàng, dự kiến thời gian giao hàng đến ga cảng ngoài ra còn kèmtheo hóa đơn hàng nêu rõ số lượng kiện hàng, nội dung mỗi kiện, vận đơn,
Khi nhận được tài liệu này phải so sánh với hợp đồng mua bán và các chứng
từ khác Nếu có phát hiện sai lệch cần chuẩn bị tốt cho kế hoạch kiểm tra hàng Khi nhận hàng từ phương tiện ga,cảng phải kiểm tra niêm phong, cặp chì trướckhi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải
Trang 21Nếu thấy nghi ngờ hoặc thật sự thấy hàng hóa bị sai chủng loại, kích thước,quy cách, bị tổn thất, thì phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định,nếu tổn thất nằm trong phạm vi được bảo hiểm, hoặc mời công ty giám định tiếnhành kiểm tra hàng hóa và lập biên bản giám định để có cơ sở pháp lý khiếu kiệnsau này đồng thời thông báo cho người bán biết.
Nếu hàng nằm trong danh mục hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.Doanh nghiệp phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn mời cơ quan kiểm nghiêm,kiểm tra chất lượng theo chuẩn quy định và cấp giấy chứng nhận
Bước 7: Thanh toán hàng hóa nhập khẩu
Sau khi nhận được hàng hoá, bên nhập khẩu phải làm thủ tục thanh toán chobên xuất khẩu Do đặc điểm của hình thức thanh toán quốc tế rất phức tạp nên nhànhập khẩu cần phải thận trọng, tránh để xảy ra tổn thất Trong thanh toán quốc tếhiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán
Phương thức chuyển tiền
Là phương thức trong đó khách hàng ( người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng củamình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địađiểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Thanh toán chuyển tiền bao gồm hai loại:
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer- T/T): Chuyển tiền bằng điệntốc độ nhanh nhưng chi phí cao Ngày nay, khi tham gia mạng SWIFT thì hầu hếtnghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWIFT
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer - M/T): Chi phí thấp hơn chuyển tiềnbằng điện nhưng tốc độ chậm hơn
Phương thức ghi sổ
Là phương thức người bán mở tài khoản để ghi nợ người mua sau khi ngườibán đã hoàn thành viejc giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người mua trả tiềncho người bán
Phương thức thanh toán nhờ thu
Là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụgiao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ do khách hàng ủy thác cho ngân hàng củamình thu hộ số tiền của người mua trên cở sở hối phiếu do người bán lập ra
Trang 22Phương thức thanh toán thư tín dụng
Đây là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng( ngân hàng mở thư tín dụng)theo yêu cầu của khách hàng( người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất địnhcho một người khác( người hưởng lợi thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu dongười này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàngmột bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những yêu cầu đề ra trong thư tín dụng
Phương thức ủy thác mua
Là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng nước người nhập khẩu theo yêucầu của người nhập khẩu viết thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngânhàng này thay mặt để mau hối phiếu của người bán ký phát cho người mua Ngânhàng đại lý căn cứ điều khoản của thư ủy thác mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bênmua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ
Phương thức bảo đảm trả tiền
Là phương thức mà theo đó Ngân hàng của người mua theo yêu cầu ngườimua viết thư cho người bán gọi là Thư bảo đảm trả tiền, đảm bảo sau khi hàng bênbán đã gửi đến địa điểm bên mua quy định, sẽ thanh toán tiền hàng
Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có )
Khi xảy ra trường hợp bị khiếu nại, công ty thường đặt vấn đề hoà giải lênhàng đầu, thương lượng để đi đến kết quả tốt đẹp cho cả hai bên nhằm tạo dựngquan hệ làm ăn lâu dài, củng cố uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng Khi khônggiải quyết bằng thương lượng, hoà giải thì công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp củaTrung tâm trọng tài quốc tế đã thỏa thuận khi ký kết hợp đồng
Trang 23CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT LỘ PHÁT 168
3.1: Tổng quan về Công ty
3.1.1: Thông tin chung
- Tên Doanh Nghiệp: Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168
- Tên tiếng Anh: Nhat Lo Phat 168 Company Limited
- Tên viết tắt: Nhat Lo Phat 168 CO , LTD
- Mã số thuế: 0101159212
- Đăng ký lần đầu: Ngày 23-8-2001
- Loại hình kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 2207 nhà 25T1 khu N05 THNC, quận Cầu Giấy, HN
- Điện thoại: 024 37761688
- Fax: 024 3835 6409
- Email: huongvtt@1688.com.vn
- Website: www.1688.com.vn
- Thời gian hoạt động (tính đến thời điểm hiện tại): 17 năm
- Đơn vị thành viên: Chi nhánh Hồ Chí Minh: Đ/C: 11/29 Quang Trung,phường 12, quận Gò Vấp
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168
Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168 được thành lập năm 2001, với ngành nghềchính là chuyên kinh doanh cung cấp và bảo dưỡng các loại xe nâng Trong nhữngnăm đầu, sản phẩm của Công ty tập trung chủ yếu cung cấp những loại xe đơn giảnnhư: xe nâng tay, xe nâng tay cao, xe nâng điện, xe nâng động cơ có tải trọng nhỏphục vụ cho nhu cầu nâng hạ trong sản xuất
Cùng với sự phát triển của công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Nhất LộPhát 168 đã phát triển mạnh mẽ không ngừng Các văn phòng, cửa hàng, chi nhánh
và xưởng sửa chữa được mở rộng Riêng đến thời điểm hiện tại Công ty đã và đangkinh doanh hơn 100 sản phẩm nâng hạ với nhiều chủng loại mẫu mã phù hợp vớinhu cầu sử dụng của khách hàng, tất cả các sản phẩm đều được nhập khẩu trực tiếp
từ các nước có ngành công nghiệp phát triển mạnh như: Đài Loan, Trung Quốc,
Trang 24Hàn Quốc, Nhật Bản… Các sản phẩm này đã giúp các công ty, nhà máy có thêm sự
lựa chọn phù hợp hơn nhằm đáp ứng việc di chuyển hàng hoá thuận tiện nhất
Tuy thời gian từ khi thành lập đến nay chưa dài, nhưng những gì mà Nhất LộPhát 168 đạt được đã đánh dấu sự cố gắng không ngừng Tên tuổi Công ty trên thị
trường đã được biết đến với biểu trưng của sản phẩm xe nâng hàng
Năm 2010, Công ty Nhất Lộ Phát đã chính thức trở thành nhà phân phối độcquyền của thương hiệu xe nâng hàng HYUNDAI tại Việt Nam Trải qua hơn 7 năm
gắn bó, việc lựa chọn sản phẩm xe nâng phù hợp với nhu cầu thực tế, tập trung nâng
cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu, mỗi một
năm Nhất Lộ Phát đều ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục của các đơn hàng, năm
nào cũng đều cao hơn - việc mới, khó khăn hơn, trách nhiệm hơn
Ngày 10-1-2018, Nhất Lộ Phát đã bàn giao thành công chiếc xe nâng thứ
1000 cho công ty Samchully Hải Dương, đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong
ngành xe nâng
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3.1: Sơ đô cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168
Chức năng và nhiệm vụ của tùng phòng ban
Giám đốc công ty: Là người đứng đầu, thực hiện chức năng điều hành,quản lý, tổ chức thực hiện, giam sát hoạt động kinh doanh và tài chính
Trang 25 Phòng Kinh doanh: Công ty tổ chức phòng kinh doanh thành 2 bộ phận là
Bộ phận quản lý kinh doanh và Bộ phận dịch vụ sản phẩm, 2 bộ phận này hoạt độngtương đối độc lập với nhau, có những nhiệm vụ và quy trình làm việc riêng biệt, tuynhiên cùng dưới sự điều hành của Trưởng phòng kinh doanh
Phòng Kỹ thuật: Bộ phận kỹ thuật của công ty có nhiệm vụ kiểm tra chấtlượng hàng hóa, máy móc, thiết bị, khi phát hiện sai sót sẽ thông báo cho phòngquản lý Đồng thời bộ phận kỹ thuật cũng sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng định kỳcho sản phẩm của khách hàng sau mua
Phòng Quản lý: Được tổ chức thành 3 bộ phận riêng biệt như bộ phận Kếtoán, bộ phận Nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, Bộ phận Quản lý chất lượnghàng hóa 3 bộ phận có mối liên quan mật thiết đảm bảo cho khẩu nhập khẩu hànghóa được diễn ra thuận lợi và chính xác nhất
4 Tốt nghiệp phổ
(Nguồn: Bộ phận Hành chính nhân sự- Công ty TNHH Nhất Lộ Phát 168)
- Tính đến ngày 15/1/2018, tổng số lao động hiện có của Công ty là 101người, trong đố 100% người lao động của công ty được tham gia BHYT, BHXH.Xấp xỉ 47% cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ đại học và trên đại học,trong đó phần lớn cán bộ công nhân viên của Công ty đều tốt nghiệp từ các trườngDại học hàng đầu khói kinh tế ở Việt Nam như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tếquốc dân, Đại học Thương Mại Một điều đáng chú ý tại Nhất Lộ Phát là việcHyundai định kỳ sẽ cử những đại diện sang kiểm tra, giao lưu và hỗ trợ cho công