III. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP CHO NHỮNG THÁCH THỨC MÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG MANG LẠI.
NGOẠI THƯƠNG MANG LẠI.
Trong bối cảnh & điều kiện hội nhập AFTA, APEC & WTO , Việt Nam đang đứng trước vô vàn những thuận lợi& khó khăn trong việc khai thác hệ thống thị trường mở. Định hướng cho việc khai thác này là chúng ta cố gắng tiếp cận các thị trường càng nhanh càng tốt. Mục tiêu định hướng phát triển của Ngoại Thương Việt Nam là phát triển sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu, nhằm thúc đẩy nhanh chóng thị trường xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu & tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu chính của việc tạo lập khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu là tăng cường xuất khẩu hàng công nghiệp (hàng đã qua chế biến, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô), tăng tính ổn định & chủ động trong việc tổ chức cung ứng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng& giá cả sản phẩm trên thị trường thế giới.
Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngoại Thương Việt Nam. 4.1 Chính sách sản phẩm:
Chúng ta còn nhiều yếu kém trong công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch gây bất lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp. Cùng là mặt hàng xuất khẩu gạo, do công nghệ xay xát của ta lạc hậu nên hạt gạo của ta bị gãy nát độ bóng không cao, giảm phẩm chất nên giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Bên cạnh đó thì công nghệ chế biến vài năm trở lại đây tuy có được tăng cường nhưng vẫn còn yếu & chưa đồng bộ. Công nghệ chế biến mới chỉ tập trung vào một số ngành, một số lĩnh vực nhất định với trình độ trung bình & thấp, nhiều ngành đòi hỏi công nghệ chế biến cao hơn thì chúng ta chưa đáp ứng được.
Ví dụ như trong khi ta phải xuất khẩu dầu thô thì lại chưa có công nghệ chế biến, từ đó phải nhập xăng dầu với giá thành cao hơn rất nhiều. Vì thế chúng ta cần phải phát triển công nghệ chế biến & công nghệ sau thu hoạch song song với việc phát triển công nghiệp trong nước. Nếu sức phát triển của công nghiệp trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu này thì phải bổ sung bằng các công nghệ nhập khẩu thông qua việc chuyển giao công nghệ.Chúng ta phải chú trọng nâng cao qui cách chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng cách thể chế hoa việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, bổ sung quy chế kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn, tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.Bên cạnh đó, chúng ta cần khai thác tối đa cơ hội, giá trị của sản phẩm xuất khẩu.
-Với ngành dệt may, vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu ( GSP) là hết sức hấp dẫn. Ví dụ như ở Nhật Bản, mức ưu đãi cho sản phẩm dệt may thường bằng 50% mức thuế chung, ở EU mức chênh lệch này từ 7-12%...nhưng thực tế , chúng ta vẫn chưa đáp ứng được vấn đề này. Vậy phải làm gì để được hưởng ưu đãi GSP cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam là vấn đề cần được tháo gỡ.
-Về hàng hóa nhập khẩu, chúng ta thấy nổi lên hai vấn đề cơ bản . Thứ nhất là ta còn nhập công nghệ quá lạc hậu, không phù hợp. Vì mục tiêu thu lợi , nhiều công nghệ nhập về không đảm bảo chỉ tiêu kĩ thuật hoặc quá lỗi thời. Vì vậy trong thời gian tới, công tác quản lý hoạt động nhập khẩu cần chú trọng đến khâu này, cần đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên giỏi , kỹ thuật cao, có tay nghề đủ để tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Thứ hai là vấn đề hàng nhập lậu, trốn thuế vẫn còn phổ biến. vài năm trở lại đây, ngoài việc trốn thuế hàng nhập khẩu gây thất thu cho ngân sách nhà nước, các loại hàng nhập lậu bằng nhiều con đường khác nhau tràn vào thị trường Việt Nam , gây ra những hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vậy làm thế nào để ngăn chặn hàng lậu, giúp bảo hộ sản xuất trong nước là một bài toán khó đặt ra mà nhà nước ta cần phải nhanh chóng giải quyết.
4.2 Chính sách Thị Trường
Khi đã đạt được yêu cầu về chất lượng sản phẩm & có những hiểu biết nhất định về bạn hàng, chúng ta phải biết mở rộng thị trường, cố gắng tiếp cận những thị trường xuất khẩu cơ bản bằng
-Đối với các doanh nghiệp: nâng cao tính chủ động trong việc nghiên cứu tiếp thị trên phạm vi toàn thế giới, tham gia các phiên đấu thầu quốc tế để giành được hợp đồng xuất khẩu dài hạn. tăng cường buôn bán trong phạm vi khu vực, thiết lập các văn phòng đại diện, các chi nhánh ở địa điểm trung tâm để giao dịch trực tiếp với khách hàng , loại trừ tình trạng mua bán qua trung gian.
-Đối với các đơn vị, cơ quan chức năng , xúc tiến thương mại: Tích cực tham gia phối hợp hoạt động, duy trì thường xuyên các hoạt động triển lãm-hội chợ quốc tế , tố chức các hội nghị xúc tiến thương mại .
-Về phía Chính Phủ: Phải tích cực, tăng cường kí kết các hiệp định thương mại , các hợp đồng trao đổi hàng hóa liên chính phủ để phân bổ lại cho các doanh nghiệp thực hiện. Nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tuân thủ đúng hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT & các quy định khác của AFTA, APEC….
-Cuối cùng, chúng ta phải tạo dựng & gắn kết hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Nhà Nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu . Nhà nước phải trợ giúp , tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy hết sức mạnh cạnh tranh của mình. Ngược lại, các doanh nghiệp nếu làm tốt , tuân thủ đầy đủ quy định về pháp luật của nhà nước về kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tác động trở lại giúp nhà nước ổn định môi trường kinh doanh và thành công trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế.
4.3 Chính sách về thuế quan:
-Biện pháp hiệu chỉnh thuế quan: có thể nói đây là biện pháp quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung & hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
-Đối với thuế xuất khẩu: cần thu hẹp toàn diện các mặt hàng chịu thuế, chỉ nên thu thuế những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phẩm có thị trường tương đối ổn định. Trong tương lai, cùng với việc đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì số lượng mặt hàng phải thu thuế xuất khẩu còn tiếp tục gỉam xuống.
-Đối với thuế nhập khẩu: Cần xây dựng mức độ bảo hộ mậu dịch khác nhau cho các ngành sản xuất nhằm bảo vệ , hỗ trợ tối đa cho các ngành có khả năng cạnh tranh cao & xuất khẩu .Giảm bớt số mức thuế nhập khẩu & mức thuế cao nhất để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Biểu thuế phải phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta đã và sẽ cam kết thực hiện.
-Điều chỉnh các biện pháp phi thuế quan:
Trong việc quản lý đầu mối xuất nhập khẩu: Gom thành những nhóm hàng có từ 10-15 mặt hàng, không nên mở rộng các đầu mối tràn lan.
Đối với việc quản lý và phân bố hạn ngạch xuất nhập khẩu: Phải nâng dần mức hạnh ngạch hàng năm của các mặt hàng do phía ta quy định hạn ngạch. Chính phủ nên dành một tỷ lệ nhất định phân bố trước cho các đơn vị đầu mối, số còn lại đem đấu thầu công khai cho các thành phần kinh tế khác.
4.4 Chính sách về tỷ giá :
Trong bối cảnh đồng tiền các nước xung quanh có xu hướng giảm mạnh và các nước đang nỗ lực khôi phục lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bằng việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Việt Nam nếu để đồng tiền đóng băng cứng thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới. Giảm giá đồng tiền đồng nghĩa với việc gây ra lạm phát và tăng mức trả nợ vay nước ngoài nhưng điều này có thể ngăn chặn được nếu nhà nước chủ động đặt ra sự phá giá đó trong sự thành công tạo lập môi trường kinh tế vi mô ổn định bằng việc cắt giảm bội chi ngân sách, kiểm soát việc mua bán ngoại tệ với mục đích đầu cơ, điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán
Trên đây là các chính sách nhẳm đẩy mạnh hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kì tới, đặc biệt là các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng chính vì vậy mà chúng ta lại sơ suất bỏ ngỏ thị trường trong nước. Một số ngành như sản xuất giày dép, hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ….Nhưng một số ngành như sản xuất giày dép , hàng nông sản, gia công để làm hàng xuất khầu mà lợi nhuận thu về chẳng đáng kể thì lại bỏ trống thị trường lao động trong nước với hơn 80 triệu dân cho các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc mặc sức hoành hành. Đó là một thực trạng trớ trêu !Một câu hỏi lớn đặt ra : Nếu bỏ sân nhà thì doanh nghiệp sống với ai đây? Vì vậy các doanh nghiệp nên hoạch định lại chính sách phát triển của mình, phải nghiên cứu, tìm hiều thị hiếu tiêu dùng và túi tiền của người Việt Nam để có thể lấy laị chỗ đứng trên thị trường nội địa.