MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG THÁCH THỨC TỪ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HỘI NHẬP KINH TẾ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM – THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP.DOC (Trang 27)

III. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

2. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG THÁCH THỨC TỪ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HỘI NHẬP KINH TẾ

THƯƠNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HỘI NHẬP KINH TẾ

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các cú sốc bên ngoài sẽ làm trầm trọng thêm các yếu kém vốn có của nền kinh tế, nhất là của mô hình tăng trưởng đang dựa nhiều vào đầu tư và tín dụng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các áp lực về hội nhập của Việt Nam hiện nay đang rất lớn. Chúng ta khó có thể thực hiện được tốt các hiệp định thương mại tự do với các nước nếu như không đổi mới hệ thống thể chế. Việt Nam cần chủ động xem xét lại về thể chế, về chính sách kinh tế có những gì phải thay đổi và giúp gì cho xã hội, cho doanh nghiệp chuẩn bị để có thể đón đầu được tất cả cơ hội sẽ đến trong trước mắt.

Theo TS. Trần Du Lịch – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam sẽ bị tác động rất lớn từ quá trình hội nhập bởi sức cạnh tranh của khu vực này còn rất yếu. Tuy nhiên, có một vấn đề chưa được phân tích kỹ, đó là mặc dù khu vực tư nhân có tiềm năng lớn nhưng tiềm lực của chính bản thân khu vực tư nhân này không lớn mà chủ yếu dựa vào vốn của ngân hàng chứ không phải vốn của thị trường. Các nước thường dựa vào thị trường vốn mà lĩnh vực này của Việt Nam chưa phát triển. Đây chính là một điểm yếu trong cạnh tranh mà chúng ta cần sớm có đối sách kịp thời.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam phải tận dụng cơ hội của quá trình hội nhập để từ giai đoạn 2016-2020 có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao như đã từng đạt được trong giai đoạn 1991-1996 và 2001-2007, tức là khoảng 7-8% mỗi năm. Nếu không đạt được tốc độ như trên thì trong vài thập niên tới, chúng ta khó có thể đạt được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và cũng không thể nâng cao phúc lợi xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chúng ta cần quyết tâm thực hiện các cải cách dài hạn nhằm tạo dựng nền tảng tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, cụ thể là cần có quyết tâm về mặt chính trị để đẩy nhanh quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ba lĩnh vực then chốt là đầu tư công, DNNN và khu vực ngân

nhằm duy trì đà phát triển kinh tế trong dài hạn, nhất là giai đoạn quan trọng 2014-2015 để có thể hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm đã đề ra.

Còn theo TS. Trần Du Lịch, giai đoạn 2014-2015 cần thực hiện chính sách “lạm phát mục tiêu”, với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm và dưới 5% trong các năm tiếp theo. Có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thị trường hóa giá cả một số dịch vụ công mà Nhà nước đang còn quy định giá và chính sách ngoại thương; Chương trình phục hồi kinh tế trung hạn sẽ chấm dứt tình trạng ban hành các giải pháp theo kiểu “ăn đong” như vừa qua. Phải chuyển chính sách từ kiềm chế lạm phạt bị động sang kiềm chế lạm phát chủ động. Mức lạm phát mục tiêu sẽ tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cũng như lộ trình điều chỉnh giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng mà không gây ra lạm phát.

Một vấn đề khác, chúng ta rất ý thức việc phải bảo đảm an toàn của nợ công, nhưng trong tình thế hiện nay, chính đầu tư công lại là giải pháp có tác dụng nhanh nhất để kích thích tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi mà chính sách tiền tệ đang có tác dụng hạn chế. Trước mắt trong hai năm 2014 và 2015 cần mạnh dạn tăng đầu tư công dưới nhiều hình thức để kích tổng cầu. Một khi nền kinh tế hấp thụ được vốn tốt hơn, có điều kiện để tăng tín dụng thì sẽ giảm đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân, cân bằng mức nợ công như Quốc Hội đã cho phép.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM – THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP.DOC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w