1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC

27 1,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 162,85 KB

Nội dung

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đán

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Hiện nay, nền kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Để nắm bắt kịp thời mọi biến đổi, hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu, mọi doanh nghiệp phải nhạy bén, sâu sắc, linh động vượt qua khó khăn Doanh nghiệp phải có hướng đi đúng đắn để tồn tại, phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Vũ Thị Thùy Linh cùng nhân viên trong Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vạn Phúc em đã tìm hiểu và thu thập được thông tin về Công ty và những nghiệp vụ mà công ty đang áp dụng.

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại Vạn Phúc nên rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo !

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2013 Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hường

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ iii

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC 1

1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty 1

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1

1.1.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức 2

1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 3

1.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty 3

1.2.1 Số lượng, chất lượng lao động của Công ty 3

1.2.2 Cơ cấu lao động của công ty 3

1.3 Quy mô vốn kinh doanh của Công ty 4

1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty 4

1.3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty 5

1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY 7 2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của Công ty 7

2.2 Công tác quản trị chiến lược của Công ty 8

2.2.1 Hoạch định chiến lược 8

2.2.2 Thực thi chiến lược 9

2.2.3 Đo lường và kiểm soát chiến lược 10

2.3 Công tác quản trị tác nghiệp của Công ty 11

2.4 Công tác quản trị nhân lực của Công ty 12

2.5 Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của Công ty 13

2.5.1 Quản trị dự án 13

2.5.2 Quản trị rủi ro 13

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 15

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 2

Bảng 1.1 Số lượng, chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm 2010-2012 3

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của Công ty 4

Bảng 1.3 Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty 4

Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty 5

Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010-2012 6

Hình 2.2 Tình hình hoạch định chiến lược 8

Hình 2.3 Tình hình thực thi chiến lược 9

Hình 2.4 Tình hình thực hiện các chính sách 9

Hình 2.5 Tình hình đo lường và kiểm soát chiến lược 11

Hình 2.6 Tình hình quản trị tác nghiệp 11

Hình 2.7 Tình hình quản trị nhân lực 12

Hình 2.8 Tình hình quản trị dự án 13

Hình 2.9 Tình hình quản tri rủi ro 14

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC

1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Vạn Phúc được chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại Vạn Phúc; mã số doanh nghiệp: 0105593156, do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 17/03/2004.

Tên Công ty viết bằng tiếng việt: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vạn Phúc.

Tên Công ty viết bằng tiếng anh: Vanphuc investment and trading joint stock company Tên công ty viết tắt: Vatrainco., jsc.

Trụ sở chính: Số 76 phố Lê Lợi, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Giám đốc: Đinh Tiến Kiên.

Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là quận có tiềm năng kinh tế, vị trí thuận lợi, nguồn lao động dồi dào Trước cơ hội đó các thành viên trong Công ty bàn bạc và thống nhất để thành lập Công ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại Vạn Phúc Ngày 07/ 8/2004: Thành lập Công

ty và đi vào hoạt động Ngày 17/10/2006: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vạn Phúc Tháng 10/2008: Đạt danh hiệu Công ty phát triển xuất sắc, có đóng góp lớn cho nên kinh tế Đến nay, Công ty vẫn hoạt động tốt và đạt được thành tích xuất sắc.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

- Chức năng của công ty:

+ Tổ chức và sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng.

+ Thực hiện theo đúng quy định của Bộ, Ngành về việc ký kết các hợp đồng lao động, ưu tiên sử dụng lao động ở Hà Đông.

+ Chịu sự quản lý hành chính, an ninh của UBND các cấp nơi đặt trụ sở của công ty + Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài.

- Nhiệm vụ của công ty:

+ Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Làm tốt nghĩa vụ với nhà nước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Mở rộng quan hệ thị trường đồng thời tìm kiếm thị trường mới.

+ Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề

cho cán bộ nhân viên của Công ty.

Trang 5

Phòng tài

chính -

kế toán

Phòng nhân sự

Phòng tổ chức - hành chính

Phòng kinh doanh

Phòng kỹ thuật

+ Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm bảo đảm đúng tiến độ xây dựng, sản xuất.

Đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh trong Công ty:

Đứng đầu là Hội đồng quản trị (ban lãnh đạo công ty): bao gồm giám đốc, phó giám đốc

có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Các phòng ban:

- Phòng tài chính – kế toán: cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công

ty Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng tháng, quý, năm Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, theo dõi tình hình công nợ Phân tích tình hình tài chính, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phòng kinh doanh: hỗ trợ giám đốc trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh; tìm kiếm, khai thác thị trường mới, phát triển thị trường; tổ chức các công tác phân phối, tiêu thụ sản phẩm;…

- Phòng kỹ thuật: chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh; thiết kế các bản vẽ

kỹ thuật; phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai kiểm tra, giám sát hàng hóa trong quá trình sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm.

- Phòng tổ chức – hành chính: xây dựng, kiện toàn bộ máy hành chính của Công ty.

Hội đồng quản trị (ban lãnh đạo)

Trang 6

- Phòng nhân sự: quản lý nhân sự, quản lý tiền lương, quản lý ngày công của công nhân viên; làm công tác tuyển dụng và thực hiện đúng các chế độ cho người lao động.

1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vạn Phúc bao gồm rất nhiều ngành nghề kinh doanh

đa dạng, phong phú: chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng.

Ngành nghề sản xuất của công ty: sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng nhà, các công trình đường sắt, đường bộ,…; lắp đặt các hệ thống điện, cấp thoát nước,…; buôn bán các vật liệu, thiết bị; bán các phụ tùng và các bộ phận phụ trợ; tư vấn đầu tư, lập kế hoạch;…

1.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty

1.2.1 Số lượng, chất lượng lao động của Công ty

Số lượng, chất lượng lao động của Công ty qua các năm (2010-2012) nhìn chung không có thay đổi nhiều, thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 1.1 Số lượng, chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm 2010-2012

Năm

Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%) Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Qua vào bảng trên cho thấy:

Với hơn 100 lao động, có thể nói Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vạn Phúc là công

ty lớn có lực lượng lao động dồi dào Trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên cụ thể năm 2011 tăng 0,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1% so với năm 2011 Tương tự, đôi với trình độ trên đại học cũng có xu hướng tăng Trái với đó, trình độ cao đẳng và khác có xu hướng giảm Cho thấy trình độ của Công ty đang ngày càng được hoàn thiện và tốt hơn.

1.2.2 Cơ cấu lao động của công ty

Công ty bao gồm 5 phòng ban với cơ cấu lao động hợp lý Cơ cấu lao động của Công

ty tương đối đồng đều, các nghiệp vụ phù hợp với trình độ của nhân viên

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của Công ty

Trang 7

Đơn vị : người

Phòng ban

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Qua bảng trên cho thấy:

Nhân viên thuộc phòng tổ chức – hành chính chiếm số lượng Trình độ của công nhân viên trong công ty khá cao, có thể đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn sâu nhưng non yếu về kinh nghiệm thực tế gây không ít khó khăn cho công ty Trong công ty, tỷ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ, lao động nam chiếm 54,7%, lao động nữ chiếm 45,3% Chủ yếu trong công ty, lao động với tuổi đời còn trẻ chiếm phần lớn, tỉ lệ lao động dưới 40 tuổi chiếm 63,7%; lao động trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo.

1.3 Quy mô vốn kinh doanh của Công ty

1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động thể hiện qua các năm từ 2010-2012 được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 1.3 Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động chênh lệch nhau quá lớn cụ thể là trong năm

2010 vốn lưu động gấp 4 lần (20.908 triệu đồng) vốn cố định, năm 2011 vốn lưu động ngày càng tăng lên và gấp gần 9 lần (45.53 triệu đồng) vốn cố định, dự kiến năm 2012 vốn lưu động

Trang 8

gấp gần 9 lần(55.294 triệu đồng) vốn cố định, do đặc điểm kinh doanh của Công ty là thi công các công trình dân dụng nên không đòi hỏi phải có nhiều thiết bị thi công Nhưng tỷ trọng vốn

cố định trong tổng số vốn kinh doanh là thấp và chưa hợp lý Công ty nên đầu tư những thiết bị hiện đại, có công suất lớn,… đảm bảo nâng cao tiến độ, chất lượng của công việc.

1.3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Trong 3 năm, cơ cấu nguồn vốn có sự biến đổi như bảng dưới đây

Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

12.266 8.791 3.475

21.370 17.035 4.335

46.038 4.562 36.109 5.367

50.830 6.754 38.675 5.401

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Nhìn chung năm 2010 và năm 2011 cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty không có biến động lớn Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 giảm 4,8% so với năm 2010, nhưng dự kiến đến năm 2012 lại tăng rất lớn cụ thể là 147,2% so với năm 2011, cho thấy tình hình tài chính của Công ty ngày càng lớn và vững mạnh do Công ty tăng thêm thành viên cổ đông và liên kết làm ăn với nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh.

Trong khi đó, số nợ phải trả của Công ty cũng tăng lên, năm 2011 với tình hình kinh tế khó khăn số nợ phải trả của Công ty tăng lên 209,8% so với năm 2010 Dự kiến đến năm 2012, Công ty ngày càng phát triển thì số nợ phải trả của Công ty bằng 110,4% so với năm 2011 Tình hình cơ cấu vốn của Công ty năm 2012 có thể nói là có sự biến đổi rõ ràng theo xu hướng tăng lên, nhưng Công ty nên giảm nợ phải trả.

1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010- 2012 được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010-2012.

Trang 9

Đơn vị : triệu đồng

2010

Năm 2011

Năm 2012 (Dự kiến)

So sánh

kiến) /2011 Số

tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

6

95.23 6

6

Thuế thu nhập doanh

nghiệp

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty có biến động nhưng không lớn:

Doanh thu năm 2011 bằng 99,3% so với năm 2010, dự kiến năm 2012 doanh thu tăng 4.824 triệu đồng (7,57%) so với năm 2011 Giá trị tổng sản lượng có sự chênh lệch năm 2011 giảm (12,5%) nhưng dự kiến lại tăng khá nhiều năm 2012 (47,3%) Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty năm 2011 giảm 67,6% so với năm 2010, dự kiến năm 2012 lại tăng lên rất cao (158,2%) Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 (352,7%), dự kiến năm

2012 lại giảm nhưng không nhiều (chỉ 7,2%) chủ yếu do thị trường xây lắp bị thu hẹp nên số lượng công trình thi công giảm Nhìn chung, năm 2011 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm nhưng không lớn nguyên nhân cơ bản do nền kinh tế gặp phải không

ít khó khăn, đó là thách thức không nhỏ đối với Công ty, nhưng với tiềm lực tài chính tương đối mạnh dự kiến năm 2012 sẽ có những thay đổi đáng kể để phát triển mạnh hơn Cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty phát triển mạnh mẽ năm 2012, nhưng không đồng đều giữa các năm

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI

Trang 10

QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY

Để có thể tiến hành phân tích và đánh giá những vấn đề tồn tại trong Công ty, tiến hành thu thập xử lý số liệu theo các phương pháp điều tra trắc nghiệm (phát ra 10 phiếu, thu về 10 phiếu), phương pháp phỏng vấn chuyên gia Sử dụng phần mềm Excel tổng hợp kết quả điều tra, tính toán và vẽ biểu đồ phản ánh việc thực hiện các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghiệp thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được.Từ kết quả đó và tình hình thực tế của công ty đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt thực hiện các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghiệp.

2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của Công ty

Việc tổ chức bộ máy quản lý, sự phân công, phân cấp quản lý cho quá trình quản lý hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Chức năng hoạch định: Qua điều tra

có 80% người được điều tra đánh giá tốt.

Các nhà quản trị cấp cao xác định các mục

tiêu, mục đích phải hoàn thành trong tương

lai dựa trên các phân tích báo cáo của các kỳ

kinh doanh trước và quyết định phương thức

để hoàn thành mục tiêu đó rất tốt, đúng bài

0.2 0.4 0.6 0.8 1

Hình 2.1 Tình hình thực hiện các chức

năng quản trị.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

Chức năng tổ chức: Trong Công ty từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhà quản trị cấp thấp hơn hay cả công nhân viên luôn muốn tạo ra một cơ cấu các mối quan hệ tốt, thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch, mục tiêu chung của Công ty Công ty thực hiện tốt chức năng này thể hiện qua 70% người được điều tra đánh giá ở mức tốt.

Chức năng lãnh đạo: Các nhà lãnh đạo cao nhất có chức năng vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự thành công của Công ty Vẫn có 20% ý kiến điều tra chưa thực sự thỏa mãn với chức năng này, nguyên nhân do trình độ quản lý có đôi chỗ chưa thỏa đáng và chưa tổ chức thường xuyên đào tạo lại cho các nhà quản trị.

Trang 11

Chức năng kiểm soát: Các nhà quản trị thường xuyên kiểm tra, kiểm soát mọi công việc, chức năng này được thực hiện tốt, bài bản Có 80% người được điều tra đánh giá ở mức tốt.

Trang 12

2.2 Công tác quản trị chiến lược của Công ty

Công tác quản trị chiến lược bao gồm 3 hoạt động chính là hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, đo lường và kiểm soát chiến lược

2.2.1 Hoạch định chiến lược

Tình hình hoạch định chiến lược của Công ty được thể hiện ở hình vẽ dưới đây.

Hình 2.2 Tình hình hoạch định chiến l ược.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

Dựa vào biểu đồ trên cho thấy:

Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Công ty được lãnh đạo cấp trên của Công ty xác định đúng đắn, các nhân viên trong Công ty cũng đồng tình thể hiện là 80% người được điều tra cho rằng chức năng này thực hiện tốt Công ty đang thực hiện chính sách phát triển, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh Từ đó, Công ty đặt ra mục tiêu chiến lược 5 năm tăng 15% thị phần Mục tiêu chiến lược Công ty đưa ra có định hướng tốt, khả thi được đưa ra cụ thể cho từng nhân viên trong Công ty và có 80% người được điều tra đánh giá ở mức tốt Công ty vạch ra mục tiêu dài hạn, ngắn hạn rõ ràng, cụ thể cho từng phòng.

Môi trường bên ngoài Công ty: Hiện tại môi trường bên ngoài của Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt Có 70% người được điều tra chức năng này Công ty thực hiện tốt.

Môi trường bên trong Công ty: Theo điều tra, môi trường bên trong của Công ty được phân tích khá tốt, đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi Tuy nhiên, vẫn có 10% người được điều tra đánh giá trung bình, nguyên nhân cơ bản do Công ty chưa tận dụng được các lợi thế của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cần có các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Công tác lựa chọn và ra quyết định chiến lược đưa ra cụ thể Hiện tại, Công ty đang triển khai chiến lược phát triển, mở rộng thị trường Có 80% người được điều tra đánh giá tốt.

Trang 13

2.2.2 Thực thi chiến lược

Công tác thực thi chiến lược của Công ty được thực hiện khá tốt thể hiện qua biểu đồ sau

Hình 2.3 Tình hình thực thi chiến lược

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra) Dựa vào biểu đồ cho thấy:

Thiết lập các mục tiêu hàng năm: Công ty triển khai chiến lược phát triển thị trường, cần tìm kiếm, phát triển thị trường mới trong năm 2013 Công ty đặt mục tiêu rõ ràng cho từng phòng ban để thực hiện tốt chiến lược đề ra, cụ thể có 70% người được điều tra đánh giá tốt Xây dựng các chính sách: Công ty xây dựng các chính sách tốt, đúng định hướng, bài bản, cụ thể Tuy nhiên vẫn có 10% người được điều tra đánh giá chưa tốt.

- Tình hình triển khai các chính sách của Công ty được thể hiện ở hình dưới đây:

Chính sách marketing: Công ty thực hiện chính sách marketing Chính sách marketing của Công ty được thực hiện ở mức khá, có 10% đánh giá chưa tốt do các chính sách đưa ra nhiều khi chưa hợp lý cần có sự điều chỉnh.

Marketing Nhân lực Tài chính R&D 0%

Ngày đăng: 01/04/2015, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w