Nhiều người vẫn nói đến chất dân gian hoặc cái hay của thơ lục bát Đồng Đức Bốn nhưng chưa ai tìm hiểu cụ thể xem chất dân gian ấy là gì cũng như những đóng góp về thể loại trong thơ anh
Trang 2Phần mở đầu
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ của đề tài 9
5 Đóng góp của luận văn 9
6 Cấu trúc của luận văn 10
Phần nội dung Chương 1: Vài nét về tiến trình của thể lục bát từ ca dao đến thơ hiện đại
1.1 Mối liên hệ giữa văn học dân gian và văn học viết 11
1.2 Sự xuất hiện của ca dao với tư cách là thể loại của
Trang 31.3 Thể lục bát từ ca dao đến thơ trung đại 22
1.3.1 Những yếu của tiếng Việt là điều kiện nội tại cho
1.4 Thể lục bát từ ca dao đến thơ Đồng Đức Bốn 31
Chương 2: yếu Tố ca dao trong thơ lục bát Đồng đức bốn trên bình diện
giọng điệu
2.1 Xung quanh khái niệm giọng điệu trong văn học 39
2.2 Một số đặc trưng trong giọng điệu thơ lục bát Đồng Đức Bốn 48
2.2.1.1 Cơ sở của giọng thở than tê tái
48
2.2.1.2 Đồng Đức Bốn kế thừa cách tổ chức sắc điệu của giọng thở than
2.2.1.3 Diện mạo sắc điệu thở than tê tái trong thơ Đồng Đức Bốn 52
Trang 4Chương 3: Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên bình diện hệ
thống đề tài
3.1 Thiên nhiên nơi thôn quê 64
3.2 Cuộc sống và con người nơi thôn quê 80
Thư mục tài liệu tham khảo 95
Trang 5Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Có thể nói rằng kho tàng ca dao là suối nguồn vô tận đối với thơ
ca hiện đại Rất nhiều nhà thơ đã thành danh với thể thơ lục bát – một thể thơ chủ yếu của ca dao truyền thống
Kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là sự khẳng định ưu
thế tuyệt đối của thể thơ này trong nền thơ ca dân tộc Trước Nguyễn Du,
thể song thất lục bát cũng đã sản sinh ra hai tác phẩm bất hủ, đó là Cung
oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều và Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn
Thị Điểm) Có lẽ vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng lục bát là thể thơ thể hiện rõ nhất tinh hoa của tiếng Việt
Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ
thơ đã nhận xét: “… trong suốt nhiều thế hệ nghệ sĩ, văn hóa dân gian đã
luôn là nguồn cảm hứng, là tiền đề kĩ thuật cho mọi loại hình nghệ thuật…
và chẳng phải Truyện Kiều như là đỉnh cao của thi ca cổ điển đã được viết
bằng những câu ca dao dân dã đó sao” [3, 200]
1.2 Tiếp nối dòng chảy quá khứ, thơ ca hiện đại lại đóng góp những tên tuổi lớn như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn… trong đó, Đồng Đức Bốn là một cái tên xuất hiện khá muộn trên thi đàn Tuy xuất hiện khá muộn màng và cũng không
ồn ào nhưng Đồng Đức Bốn đã tìm cho mình một chỗ đứng riêng trong làng thơ lục bát Để cho thật khách quan, chúng tôi xin trích dẫn những lời nhận xét của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nghiên cứu về hiện tượng Đồng Đức Bốn:
• “Đồng Đức Bốn là một nhà thơ khai sáng và sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát”, “Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với riêng
Trang 6thể thơ lục bát Đó là ân huệ trời dành riêng cho anh”, “Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát” – Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp [62, 533]
• “Một mình Đồng Đức Bốn đã làm một cuộc trường chinh Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn, Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này” – Nhà thơ Phạm Tiến Duật [62, 695]
• “Thơ lục bát Đồng Đức Bốn đẹp vẻ đẹp rất mộc của thơ ca dân gian,
của những câu ca dao mà ta đọc trong mọi thế hệ, đọc trong cả cuộc đời mà
ta vẫn phải giật mình” – Tiến sĩ Đoàn Hương [62, 661]
• “Cái còn lại sau cuộc dấn thân ấy là những trải nghiệm… cái còn lại sau những trải nghiệm đầy đau đắng ấy là thơ… Cái còn lại trong thơ Đồng Đức Bốn ấy là lục bát” – Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp [62, 465]
Qua những nhận định trên đây có thể thấy Đồng Đức Bốn là nhà thơ
có tài, đặc biệt là ở thể loại lục bát Nhắc đến thơ Đồng Đức Bốn là người
ta nhắc đến những vần thơ lục bát độc đáo của anh
1.3 Đồng Đức Bốn đã tìm cho mình một vị trí xứng đáng trong làng thơ Việt Nam Thơ anh được nhiều người đọc và thuộc làu, có lẽ cũng bởi
sự độc đáo mới lạ và tất nhiên phải hay đã Tuy độc đáo mới lạ nhưng vẫn chảy trong mạch nguồn thơ ca dân tộc
Vậy điều gì đã tạo nên cho thơ lục bát Đồng Đức Bốn sự hấp dẫn đến
kì lạ ấy Theo chúng tôi, yếu tố ca dao (thể thơ, giọng điệu, hệ thống đề tài) chính là nền tảng tạo nên sức lôi cuốn của lục bát Đồng Đức Bốn Nhiều người vẫn nói đến chất dân gian hoặc cái hay của thơ lục bát Đồng Đức Bốn nhưng chưa ai tìm hiểu cụ thể xem chất dân gian ấy là gì cũng như những đóng góp về thể loại trong thơ anh Trong luận văn này, chúng tôi có tham vọng giải mã hiện tượng Đồng Đức Bốn trên cơ sở nghiên cứu yếu tố
ca dao (thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) trong thơ lục bát của anh Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn đóng góp một hướng đi mới trong việc giải mã những tác giả nổi tiếng khác như: Nguyễn Bính, Phạm Công
Trang 7Trứ, Nguyễn Duy… thông qua việc tìm hiểu, so sánh và đối chiếu những bình diện này trong thơ lục bát và trong ca dao
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về thơ lục bát Đồng Đức Bốn hiện nay chỉ tồn tại dưới dạng các bài viết, các bài phê bình, phân tích ngắn mà chưa có một chuyên luận hay bài nghiên cứu nào đi sâu khai thác yếu tố ca dao (trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn Trên cơ sở nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, bước đầu, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
2.1 Các bài viết về nhà thơ Đồng Đức Bốn chủ yếu xoay quanh một số khía cạnh như: tài năng bẩm sinh của nhà thơ, nét độc đáo, chất thơ mộc mạc, cá tính nghệ sĩ, giọng điệu hay chất dân gian (mới chỉ là nêu lên vấn
đề chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu)
Như vậy, chưa có một chuyên luận nào hay thậm chí một bài viết nào tìm hiểu yếu tố ca dao (thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.2 Chúng tôi xin thống kê các bài viết về Đồng Đức Bốn được đăng
và in trên các sách báo gần đây để thấy rõ sự thiếu vắng cũng như vai trò quan trọng của đề tài này trong việc giải mã Đồng Đức Bốn:
Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát (Nguyễn Huy Thiệp)
Đồng Đức Bốn - Kẻ mượn bút của trời (Đỗ Minh Tuấn)
Múa võ trong không gian hẹp (Lê Quang Trang)
Đồng Đức Bốn – phiêu du vào lục bát (Nguyễn Đăng Điệp)
Những câu thơ tình tang quê mùa (Đoàn Hương)
Đọc thơ lục bát của Đồng Đức Bốn (Nguyễn Thị Anh Thư)
Đồng Đức Bốn – người cày ruộng trên cánh đồng nhớ thương
(Nguyễn Văn Quân)
Đồng Đức Bốn – tiếng chuông chùa kêu trong mưa (Khánh Phương) Đóng gạch nơi nao? (Phạm Tiến Duật)
Trang 8Nhà thơ Đồng Đức Bốn nhàu nát và trau chuốt (Trần Huy Quang) Đồng Đức Bốn – tựa bão để sống làm người (Nguyễn Anh Quân) Lục bát tình của Đồng Đức Bốn (Vĩnh Quang Lê)
Có phải như thế không (Thanh ứng)
Đồng Đức Bốn – thi sĩ đồng quê (Băng Sơn)
Tản mạn sau thơ Đồng Đức Bốn (Trần Thị Trường)
Lục bát Đồng Đức Bốn – còn một cõi không? (Nguyễn ánh Ngân) Chờ đợi tháng ba Đồng Đức Bốn (Chu Nguyễn)
Đến với bài thơ hay (Chử Văn Long)
Chăn trâu đốt lửa (Nguyễn Chu Nhạc)
Đồng Đức Bốn – chàng thi sĩ đồng quê (Nguyễn Thành Phong)
Đồng Đức Bốn – một câu chuyện hoang đường (Vũ Dũng)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn – một tài năng ngang tàng (Lê Lựu)
Đồng Đức Bốn tìm những câu thơ buồn trong gió (Văn Chinh)
Trong phần thống kê này, chúng tôi nhận thấy không có nhiều bài viết
đề cập đến chất dân gian, chất đồng quê của Đồng Đức Bốn, nếu có chỉ là
đề cập ở mức độ nêu hiện tượng chứ chưa đi sâu vào bản chất vấn đề
Trong bài viết: Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát, tác giả
Nguyễn Huy Thiệp có viết: “Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải
thưởng trong các cuộc thi của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội và báo Tiền phong Anh là người sở trường làm thơ lục bát Có lẽ anh là người
làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở nước ta, kể từ khi Nguyễn Bính – một nhà thơ chân quê đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời”
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đánh giá Đồng Đức Bốn là người làm thơ lục bát hay nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, điều này chúng tôi hoàn toàn đồng tình, không phải vì những giải thưởng danh giá mà anh đã đạt được mà là ở chính những cảm nhận mang tính cá nhân của mình Bài viết còn đề cập đến hình ảnh nông thôn trong thơ Đồng Đức Bốn, vẫn là những
Trang 9thôn Đoài, thôn Đông, vẫn là cái ngậm ngùi của sự nghèo nàn và mất mát khiến lòng ta nhói đau nhưng trong thơ Đồng Đức Bốn nó lại mang một màu sắc khác Trong cái chung, cái phổ biến ấy ta vẫn dễ dàng nhận thấy cái mới lạ, độc đáo riêng biệt của thơ anh
Trong bài viết của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã nêu lên tính đặc trưng của thơ lục bát là dễ làm, khó hay “Có thể nói thơ lục bát là một thể thơ nôm na cổ truyền đặc trưng Việt Nam Người Việt Nam vị tình Thơ lục bát cũng là một thể thơ vị tình Nó gần gũi với lối sống, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác, thơ lục bát rất dễ làm nhưng chính
vì thế mà khó hay… Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với thể thơ lục bát” – Nguyễn Huy Thiệp
Tổng hợp lại bài viết của Nguyễn Huy Thiệp có mấy ý chính sau:
- Thơ lục bát Đồng Đức Bốn hay
- Tài năng thơ của anh ấy giống như là trời cho cái “lộc” vậy
- Thơ Đồng Đức Bốn thường có chủ đề quay lại với các giá trị văn hóa
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp cũng đánh giá rất cao thơ lục bát Đồng Đức Bốn
“Từ lục bát của ca dao, Nguyễn Du đã tạo nên một đột biến: “Khi
Nguyễn Du viết Truyện Kiều đất nước biến thành văn” (Chế Lan Viên)
Thể thơ dân tộc này hiện hình một cách tài hoa qua “khối tình lớn – khối tình con” Tản Đà rồi chia thành hai ngả trong Thơ mới: Cái chân quê trong sáu – tám của Nguyễn Bính và cái hàm súc cổ điển trong thơ Huy Cận
Trang 10Hiện giờ ngoài cái “thượng thừa” của Bùi Giáng, lục bát sống trong hồn Nguyễn Duy, rồi Đồng Đức Bốn… Làm được lục bát hóa ra là việc khó khăn… Là một thể loại ai cũng quen mặt, ai cũng thuộc tên, nếu không có cái mới, lập tức kẻ làm thơ sẽ bị đuổi khỏi chiếu May thay, Đồng Đức Bốn
đã trụ lại được”
Trong phần đánh giá này, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp đã lựa chọn những tên tuổi mà ông cho là sáng giá nhất trong làng thơ lục bát Việt Nam, trong đó có cái tên Đồng Đức Bốn Phần cuối bài viết có nhấn mạnh, Đồng Đức Bốn rồi cuối cùng cũng trở về với ca dao, với tình đời dù cay đắng nhưng vẫn ngọt ngào Cái chất dân gian trong thơ Đồng Đức Bốn cuối cùng vẫn là cầu nối anh với thế hệ độc giả bây giờ Dù có thế nào đi chăng nữa thì khuynh hướng sáng tác của Đồng Đức Bốn vẫn là trở về với cội nguồn
Tiến sĩ Đoàn Hương thì đề cập ngay đến chất dân ca, ca dao trong thơ
lục bát Đồng Đức Bốn ở phần đầu của bài viết Những câu thơ tình tang quê
mùa Đây là bài viết có phân tích khá kỹ những chất quê trong thơ Đồng
Đức Bốn, ấy chẳng phải là mạch nguồn cảm hứng của nhà thơ đó sao Đọc thơ lục bát của anh ta dễ để tâm hồn lắng đọng và miên man về quá khứ
như Tiến sĩ Đoàn Hương đã nhận xét: “Đọc thơ Đồng Đức Bốn tôi như một
kẻ đánh mất quê được trở về quê Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy
quê, trở về với quê hương trong tâm tưởng của ta Đây là những bài viết mà chúng tôi cho là đã bước đầu nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa thơ lục bát
và kho tàng ca dao, dân ca
2.3 Từ những khảo sát trên đây, có thể thấy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống “yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn (trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài)”
Ai cũng biết thơ lục bát thật dễ làm nhưng để hay và đi vào lòng người đọc thì quả thực đã làm nhiều cây bút phải nản lòng vì điều đó thật không dễ chút nào Bằng chứng là nếu kể tên các nhà thơ hiện đại Việt
Trang 11Nam thành công ở thể loại này có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay: Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Phạm Công Trứ Chính vì thế
mà những đóng góp của Đồng Đức Bốn cho thơ Việt Nam hiện đại là điều hết sức đáng quý
Đồng Đức Bốn là nhà thơ sử dụng nhiều lối nói dân gian, có cái gì vừa thô mộc, vừa hoang dại lại rất ý tứ, ẩn chứa những triết lí sâu xa Ta có thể thấy rất nhiều câu thơ mà anh sử dụng nhuần nhuyễn thành ngữ như thế nào Bên cạnh đó, những hình ảnh quen thuộc ở vùng nông thôn như con
cò, con vạc, cánh diều, cánh đồng, đường làng xuất hiện với tần số cao trong thơ anh:
Ngang trời tiếng vạc mảnh mai Chém trăng đã đứt thành hai mảnh rồi
Mảnh nào em để cho tôi Khi buồn chỉ đặt ngang môi làm kèn
(Cái đêm em ngủ với chồng)
và qua đó ý nghĩa của nó cũng được mở ra nhiều chiều
Không còn nghi ngờ gì nữa, anh là nhà thơ xuất sắc của nền thi ca Việt Nam đương đại, Đồng Đức Bốn và những dòng lục bát của mình đã lại
Trang 12một lần nữa cho thấy thể thơ lục bát quả thực là ưu thế của tiếng Việt Những vần thơ của anh cứ như từ ca dao, dân ca mà đi ra, nó khiến người đọc như bị bỏ bùa, bởi sự giản dị và gần gũi đầy lôi cuốn Thơ lục bát đúng
là hồn Việt và Đồng Đức Bốn là một thi sĩ Việt Nam đến tận cùng sâu thẳm Anh làm thơ lục bát như rong chơi, như tình cờ, như bất chợt rút câu thơ sáu tám ra khỏi túi áo, những câu thơ mơ ngủ được đánh thức cho bật lên sống động, mà anh chẳng tốn bao công sức, chẳng cần gọt giũa, chẳng cầu kì, kĩ thuật Những câu thơ lục bát của anh cứ đọng lại và vang vọng trong tâm hồn đến nỗi ta cứ có cảm giác đã nghe chúng ở một nơi nào đó, nhưng thực ra lại chưa hề
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng thơ anh còn gai góc, còn thô mộc, còn
có vẻ gì chất phác, ngô nghê nhưng cũng phải nói rằng đó chính là điểm
mạnh trong thơ của anh Cái mộc của vẻ đẹp văn nghệ dân gian thoáng nhìn
thì có vẻ thô mộc đấy nhưng lại không dễ dàng có được Con người và xã
hội càng tiến lên, càng văn minh thì lại càng mơ về cái mộc tinh chất ấy của
dân tộc nếu không nói là cái mộc ấy cũng phải học mới có được Giống như một nhà văn lão luyện mà viết truyện thiếu nhi ấy, họ phải viết sao cho thật hồn nhiên, ngây thơ, dễ hiểu và lúc này cái kinh nghiệm trẻ con mới cần phát huy tối đa Thế chẳng phải là cái hồn nhiên đầy kinh nghiệm đó sao
Không thể phủ nhận một điều rằng thơ của anh hay và có nói gì thì nói một nhà thơ thành công, có nghĩa là thơ của anh ta phải được nhiều người thuộc, nhiều người thích Thơ Đồng Đức Bốn đã đáp ứng một cách đầy thuyết phục tiêu chí này Không những thế anh còn được coi là người tiếp nối dòng chảy dân gian trong thơ ca và có những đóng góp không nhỏ trên thi đàn
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn” trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài Như vậy, chúng tôi chỉ khảo sát thơ lục bát Đồng Đức Bốn, còn các sáng tác của anh thuộc thể loại khác như tự do, ngũ ngôn… chúng tôi không đề cập trong luận văn này
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nằm rải rác trong các tập thơ mà anh đã in:
- Con ngựa trắng và rừng quả đắng (NXB Văn học, 1992)
- Chăn trâu đốt lửa (NXB Lao động, 1993)
- Trở về với mẹ ta thôi (NXB Hội nhà văn, 2000)
- Cuối cùng vẫn còn dòng sông (NXB Hội nhà văn, 2000)
- Chuông chùa kêu trong mưa (NXB Hội nhà văn, 2002)
- Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (NXB Hội nhà văn, 2006)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:
Phương pháp phân loại
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác (chủ yếu nằm trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu văn học), tuy nhiên chúng tôi cũng chỉ sử dụng trong một chừng mực nhất định
4 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài của luận văn đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề
Trang 14tài Qua đó, không những lí giải được hiện tượng Đồng Đức Bốn mà còn chỉ ra sự kế thừa và cách tân so với truyền thống trong thơ lục bát của anh
5 Đóng góp của luận văn
Mặc dù thời gian gần đây người ta đã đánh giá đúng những gì mà nhà thơ Đồng Đức Bốn đã đóng góp trên thi đàn, hàng loạt các giải thưởng mà anh được trao tặng đã nói lên điều đó, song nhiều vấn đề nghiên cứu về Đồng Đức Bốn dường như vẫn còn bỏ ngỏ Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu tác giả này một cách hệ thống hơn và qua đó có thể thấy được phần tinh túy nhất của thơ anh, nói cách khác là tìm ra được "chất" của Đồng Đức Bốn Theo hướng nghiên cứu của đề tài có thể giải mã một số tác giả
sở trường ở thể thơ lục bát khác như: Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ…
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được triển khai theo ba chương:
Chương 1 - Vài nét về tiến trình của thể lục bát từ ca dao đến
thơ hiện đại
Chương 2 - Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên bình
diện giọng điệu
Chương 3 - Yếu tố ca dao trong thơ Đồng Đức Bốn trên bình diện
hệ thống đề tài
Trang 15Phần nội dung
CHƯƠNG 1
Vài nét về tiến trình của thể lục bát từ ca dao đến thơ hiện đại
1.1 Mối liên hệ giữa Văn học dân gian và Văn học viết
1.1.1 Khái niệm văn học dân gian
Theo một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thì trước những năm
50 của thế kỷ XX, khái niệm Văn học dân gian được gọi là “văn chương truyền khẩu”, “văn nghệ dân gian”, “sáng tác dân gian”… Chúng ta có thể nhầm lẫn giữa các khái niệm mà thoạt nghe có vẻ không khác nhau là mấy như “văn hóa dân gian”, “văn nghệ dân gian”… Tuy nhiên, giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian và giữa thành phần ngôn ngữ với các thành phần nghệ thuật khác trong nội bộ văn học dân gian có những mối quan hệ hữu cơ hết sức chặt chẽ Vì thế, văn học dân gian có vị trí đặc biệt trong nền văn hóa dân gian và trong hệ thống các loại hình nghệ thuật
ở phương Tây, người ta dùng thuật ngữ Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như: phong tục, đạo đức, ca dao, việc cúng tế… của các thời trước Ngay cả thuật ngữ này cũng được hiểu theo hai khuynh hướng Khuynh hướng thứ nhất hiểu Folklore là tất cả các hiện tượng của nền văn hóa tinh thần và thậm chí cả một số hình thức của nền văn hóa của nhân dân Khuynh hướng thứ hai muốn giới hạn thuật ngữ đó và coi Folklore là những sáng tác ngôn từ truyền miệng, tức là chỉ văn học dân gian
Nhà nghiên cứu của Nga là V Guxep cho rằng nếu hiểu Folklore là văn học dân gian thì coi như ta đã cố tình thu hẹp phạm vi của khái niệm này Ông cho rằng phải định nghĩa Folklore như một lĩnh vực đặc biệt trong nghệ thuật dân gian và thuật ngữ Folklore không biểu thị toàn bộ
Trang 16nghệ thuật dân gian nói chung mà chỉ biểu thị cái lĩnh vực trong nghệ thuật dân gian
Như thế khái niệm văn học dân gian không tương đồng với thuật ngữ Folklore mà nó chỉ là một bộ phận trong đó Vấn đề ở đây là cả phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận văn học dân gian là khởi nguồn cho sự phát triển văn học sau này
Các nhà nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng, mối quan hệ thẩm mĩ đối với thực tại nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng ra đời và tồn tại với tư cách là một hình thức hoạt động tinh thần tương đối độc lập, suy cho đến cùng không đối lập mà có mối quan hệ không thể chia cắt được với thực tiễn hoạt động và với sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh ở văn học dân gian, mối quan hệ đó biểu hiện ra một cách đặc biệt
rõ ràng Điều này có nguyên nhân ở nguồn gốc cổ sơ và điều kiện tồn tại của văn học dân gian trong suốt quá trình phát triển lịch sử của nó
“Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay” [24, 7]
Một tính chất quan trọng của văn học dân gian, đó là tính chất nhiều chức năng Trong văn học dân gian, chức năng “nhận thức”, chức năng
“giáo dục”, chức năng “thẩm mĩ” và chức năng “sinh hoạt” hợp thành một thể thống nhất Lê - nin đã chỉ ra, trong văn học dân gian có sự thể hiện
“thế giới quan”, “những mong chờ và khát vọng” của quần chúng, “tâm hồn của nhân dân” và đã xem văn học dân gian là một trong những hình thức biểu hiện của “những tư tưởng triết học nhân dân”
Cho dù là dòng văn học thời kỳ sơ khai của loài người nhưng văn học dân gian đã mang gần như đầy đủ các yếu tố và bản chất của văn học Chính mối quan hệ với hoạt động thực tiễn và tính nguyên hợp về hình thái
ý thức xã hội bao giờ cũng làm cho văn học dân gian sinh động và đa dạng
Trang 17Cuộc sống văn học dân gian không phải là cuộc sống dưới hình thức văn bản, cuộc sống của văn học dân gian phải là cuộc sống gắn liền với một môi trường sinh hoạt nhất định của văn hóa dân gian Do đó cuộc sống của văn học dân gian được biểu hiện ra thành vô số hình thức sinh hoạt, những hình thức sinh hoạt này cũng phong phú, đa dạng như bản thân những hình thức sinh hoạt trong đời sống thực tiễn của nhân dân
1.1.2 Sự hình thành của dòng văn học viết
Văn học dân gian luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền văn học dân tộc Trong thời kỳ dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, nó có đóng góp lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc của văn học dân gian từ nội dung đến hình thức có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển của văn học viết
Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ X như một bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử văn học dân tộc Tính đến khoảng đầu thế kỷ XX, văn học viết gồm hai thành phần song song tồn tại và cũng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là văn chương chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm
Ra đời ngay từ buổi đầu của nền văn học viết, văn chương chữ Hán đã đánh dấu một bước ngoặt trong nền văn học dân tộc Tuy viết bằng chữ Hán, nhưng thành phần này vẫn là văn chương Việt Nam, vẫn đậm đà tính dân tộc Tuy có chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nhưng về cơ bản vẫn thể hiện được tâm hồn và trí tuệ Việt
Đến khoảng thế kỷ XIII, văn học viết bằng chữ Nôm (Chữ Nôm – một cách ghi âm tiếng Việt bằng vật liệu chữ Hán) mới thực sự xuất hiện khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp trí thức Thành phần văn học này đã trưởng thành nhanh chóng và sản sinh ra nhiều tác phẩm lớn, những tên tuổi lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca
Từ khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, văn học viết nước ta hầu như chỉ
Trang 18còn được sáng tác bằng tiếng Việt, ghi âm bằng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hai dòng văn học dân gian và văn học viết luôn có tác động qua lại Sự kết hợp hài hòa giữ hai dòng văn học này đã sản sinh ra bao tên tuổi lớn của nền thơ ca dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và đến thời hiện đại là Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn (chúng tối muốn nhấn mạnh những nhà thơ đã thành công ở thể thơ lục bát, trong những sáng tác của họ nhiều yếu tố của ca dao truyền thống)
1.2 Sự xuất hiện của ca dao với tƣ cách là một thể loại của văn học dân gian
1.2.1 Các hình thức sinh hoạt trong ca dao, dân ca
Ca hát dân gian là một hình thức sinh hoạt tự nhiên của nhân dân lao động Ca dao và dân ca bắt nguồn từ chính các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian Đây là một hành động sáng tạo nghệ thuật hồn nhiên, một hành động sáng tạo nghệ thuật mà mục đích chủ yếu là thể hiện ngay tức khắc, một cách trực tiếp, những tình cảm tự nhiên, những ý nghĩ, thái độ nảy sinh trực tiếp từ một hoàn cảnh sống, mối quan hệ với thiên nhiên hoặc với con người Trong sự đa dạng về các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian, chúng
ta có thể phân ra làm ba mảng chính
1.2.1.1 Sinh hoạt lao động
Các nhà nghiên cứu cho rằng trong số những thể loại dân ca mà nguồn gốc và chức năng có mối quan hệ hữu cơ và trực tiếp nhất với sinh hoạt lao động của nhân dân, đầu tiên phải kể đến “hò lao động” Hoạt động thơ ca của người nguyên thủy diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với các quá trình lao động
Trong lao động, nhịp điệu đóng vai trò rất quan trọng Nhịp điệu là đặc trưng của động tác lao động Cảm xúc về nhịp điệu nảy sinh ra từ động
Trang 19tác lao động của con người Khi ta thành thạo một động tác lao động nào đó thì cảm xúc về nhịp điệu của ta tăng lên
Chúng ta có thể khẳng định rằng cảm xúc về nhịp điệu phát sinh và phát triển trong lao động, đồng thời có tác dụng trở lại đối với lao động Trong lĩnh vực nghệ thuật, nhịp điệu là đặc trưng của âm nhạc, nhảy múa
và đóng vai trò quan trọng trong sự cấu thành của thơ ca Nguyên nhân và
cơ sở ra đời của những bài ca lao động thể hiện rất rõ mối liên quan chặt chẽ giữa lao động với hoạt động thi ca của người nguyên thủy
Nhiều công trình nghiên cứu thơ ca các dân tộc đều chứng minh rằng những bài ca lao động đã được coi như là một trong những phương tiện nhịp điệu của một số quá trình lao động, nhất là đối với người thời cổ Tất nhiên không thể thiếu yếu tố cảm hứng, tuy cảm hứng còn thô
sơ, mộc mạc nhưng nó cũng góp phần làm cho nghệ thuật thăng hoa Trong những bài ca lao động không chỉ đơn giản là nhịp điệu của âm thanh mà còn là sự thể hiện những tư tưởng và tình cảm nhất định, không chỉ đóng vai trò chỉ huy lao động và phương tiện làm cho động tác lao động nhịp nhàng mà còn đóng vai trò gây cảm hứng nữa Chính chức năng gây cảm hứng, thể hiện những tư tưởng và tình cảm của con người làm cho những bài ca lao động không chỉ giúp cho việc cải thiện lao động mà còn là những sáng tác nghệ thuật
Qua những dẫn chứng trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: cũng như hầu hết các thể loại chính của văn học dân gian, trong những giai đoạn đầu tiên, các bài hát đã ra đời và tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất của con người
Điều đáng quan tâm là ngay cả trong những giai đoạn phát triển về sau này, khi mà sinh hoạt ca hát càng được nhân dân có ý thức xem như là sinh hoạt văn nghệ thì mối quan hệ giữa hình thức ấy của hoạt động tinh thần với hoạt động thực tiễn vẫn không hề bị mất đi Trong sinh hoạt lao động
đã hình thành những bài ca mang tính chất nghề nghiệp Những bài ca nghề
Trang 20nghiệp phản ánh kinh nghiệm lao động của nhân dân nhưng đồng thời cũng thể hiện cả ước mơ trong lao động và cả những tâm tư tình cảm nhất định Như vậy là trong những bài ca dao nghề nghiệp có phối hợp cả chức năng của tục ngữ lẫn chức năng của thơ ca trữ tình Bài ca dao này là một ví dụ:
Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất trông mây Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm Trời im bể lặng mới yên tấm lòng
1.2.1.2 Sinh hoạt gia đình và xã hội
Chúng ta phải công nhận một điều rằng, cơ sở cho sự phát triển của dân
ca chính là hình thức sinh hoạt lao động, sinh hoạt gia đình và xã hội Nhiều hình thức sinh hoạt ca hát và thể loại dân ca trữ tình có tính chất phổ biến đã hình thành và phát triển trên cơ sở những sinh hoạt gia đình và xã hội mang tính chất phong tục tập quán Chính nhờ yếu tố này một loại ca dao rất phổ biến đã ra đời, đó là những bài hát ru Do đặc điểm của sự hình thành nội dung những lời hát ru như vậy, mà từ chỗ chỉ hát cho những đứa trẻ nghe những điều có liên quan tới nó, người ru đưa vào trong tiếng hát ru tất cả những câu hát hoặc mới sáng tác thêm, hoặc đã có sẵn trong các loại dân ca khác, nói lên tâm trạng của người ru trong mối quan hệ giữa thiên nhiên với
xã hội…
Hay việc ra đời của những bài hát vui chơi lại gắn liền với những kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu của mỗi người Nội dung của những bài hát vui chơi là những nhận xét, những ý nghĩ và cảm xúc ngây thơ về giới tự nhiên, về đời sống con người và đời sống xã hội Và tất nhiên, vừa chơi, vừa hát không chỉ là sinh hoạt chỉ thấy ở các em nhỏ mà cả người lớn nữa Đây cũng là một bộ phận nhỏ trong các sáng tác dân gian Tuy nhiên nó
Trang 21vẫn góp phần tạo nên diện mạo và sắc thái riêng cho bộ phận sáng tác dân gian ở những giai đoạn sau này, nó vẫn duy trì sự ảnh hưởng nhưng ở góc
độ khác
Trong quan hệ giao tiếp ứng xử, con người phải mở rộng mối quan hệ trước đây chủ yếu là môi trường gia đình, tất nhiên đây cũng là môi trường quan trọng trong việc hình thành tính cách của con người:
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Nhưng khi con người trưởng thành thì lại tiếp xúc với nhiều môi trường khác, lúc này nhu cầu giao lưu nảy sinh, và con người bắt đầu có những mối quan hệ mới, như tình cảm nam nữ:
Gặp nhau giữa chuyến đò đầy Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà
(Ca dao)
hay quan hệ, quan niệm xã hội mới nảy sinh:
Ba cô đội gạo lên chùa Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu
(Ca dao)
1.2.1.3 Sinh hoạt nghi lễ
Đối với người nguyên thủy và đối với một phần khá đông nhân dân lao động trong các xã hội có giai cấp sau này nữa, việc tác động tới giới tự nhiên không những chỉ được thực hiện với lao động của bản thân con người
mà còn được thực hiện bởi những lực lượng siêu nhiên Do đó, trong sinh
Trang 22hoạt lao động đã hình thành một loạt các hình thức nghi lễ, mà con người tin rằng những dịp tiến hành tổ chức là những dịp tạo điều kiện cho các lực lượng siêu nhiên, giúp đỡ con người lao động một cách có kết quả Ví dụ như những nghi lễ gắn liền với sản xuất nông nghiệp cũng là một biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và những yếu tố nghệ thuật trong các nghi lễ ấy cũng là một biểu hiện của mối quan hệ giữa văn học dân gian với lao động
ở hầu hết các nước trên thế giới đều có loại bài ca khẩu nguyện, phản ánh lòng tin của con người vào những lực lượng siêu nhiên và cầu mong được những lực lượng đó giúp đỡ trong lao động và trong đời sống
Mảng sinh hoạt nghi lễ rất phong phú và đa dạng, ví dụ như các bài hát trong đám tang, bài hát trong những ngày chào đời đầu tiên của em bé, hay các bài hát vào dịp lễ tết hàng năm, rồi đến dân ca tế thần… nhưng tựu chung, sinh hoạt nghi lễ là một biểu hiện của quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau, thông qua quan hệ giữa con người với những lực lượng siêu nhiên do trí tưởng tượng của chính con người tạo ra Giai đoạn sau này cùng với sự biến mất của nhiều hình thức sinh hoạt nghi
lễ trong đời sống nhân dân, những loại dân ca nghi lễ gắn liền với những sinh hoạt nghi lễ ấy cũng biến mất theo, và chỉ có những hình thức nghệ thuật nhất định nào đó của những loại dân ca nghi lễ ấy là còn tiếp tục tồn tại và bổ sung về mặt hình thức cho các loại dân ca gắn liền với sinh hoạt thế tục Trong ca dao, bộ phận sáng tác theo hình thức sinh hoạt này cũng không phải là phổ biến Nó chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong kho tàng ca dao
1.2.2 Lục bát là thể thơ được dùng chủ yếu trong ca dao
1.2.2.1 Thể lục bát
Trong ca dao thì thể thơ lục bát truyền thống với các quy luật thanh điệu, vần điệu được mô tả theo bảng sau:
Trang 23Dòng
thơ 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng
6
tiếng bằng trắc
bằng (vần) Dòng
8
tiếng bằng trắc
bằng (vần)
bằng (vần)
Ví dụ:
Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào
Đây là khuôn hình phổ biến và điển hình nhất của thơ lục bát Như vậy, chúng ta thấy rằng thể lục bát gồm từng cặp (6 và 8) lặp đi lặp lại, không thay đổi về số chữ, trong đó câu lục chỉ có một vần ở chữ sau, còn câu bát thì có hai vần, một vần ở chữ thứ sáu hiệp với chữ thứ sáu của câu lục ở trên và một vần ở chữ thứ tám hiệp vần với chữ thứ sáu của câu lục ở dưới Tất cả các vần đều là vần bằng không có vần nào trắc, câu bát như vậy là có hai vần bằng, chữ thứ sáu nếu không có dấu thì chữ thứ tám phải
có dấu huyền hoặc ngược lại Hai chữ này không cùng một thanh điệu (cùng dấu không hay dấu huyền)
Ngoài ra còn có mô hình gieo vần lưng nhưng bộ phận này không nhiều và phổ biến trong ca dao, ví dụ:
Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, thể lục bát chiếm khoảng 95% trong kho tàng ca dao dân tộc
Trang 24Điều đó chứng tỏ lục bát là thể thơ được dùng nhiều nhất trong ca dao Nhắc đến ca dao là người ta nghĩ ngay tới thể thơ này Có thể kể ra những nguyên nhân dẫn đến những thống kê này: Đầu tiên, chúng ta thấy lục bát
là thể thơ rất uyển chuyển và linh hoạt, hơn thế nữa, độ dài ngắn của tác phẩm không bị gò bó cho nên thể thơ này có sở trường trong việc diễn đạt cảm xúc phong phú và đa dạng của con người
Theo Nguyễn Phan Cảnh: “… trong từng giai đoạn tiến hóa của nó thể loại đã không ngừng đấu tranh cho sự sinh tồn của mình Quy luật đấu
tranh đó thể hiện trước hết trong việc tạo thành trường nét dư cho thể loại
Số phận của lục bát là một dẫn chứng điển hình… lục bát một mặt vừa phục vụ cho ca dao, đồng thời mặt khác vừa xây dựng được rất tốt kết quả trường nét dư cho thể loại mình: có bất tử không thì chưa biết, nhưng chắc chắn đấy là bí quyết trường sinh của thể loại anh minh này" [3, 213]
1.2.2.2 Thể song thất lục bát
Thể thơ này xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, giai đoạn từ 1780 đến
1884 là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thể loại này với nhiều tác phẩm
nổi tiếng như Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm
(Nguyễn Gia Thiều)… nhưng từ khoảng sau 1930 thể thơ này ít xuất hiện trên thi đàn Đơn vị tế bào của thể thơ song thất lục bát là một khổ thơ gồm
4 dòng: hai dòng 7 tiếng, một dòng 6 tiếng và một dòng tám tiếng (7 + 7 +
6 + 8):
Trông bến Nam bãi che mặt nước
Cỏ biếc um, dâu biếc màu xanh
Nhà thôn mấy xóm chông chênh
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm
Trông đường Bắc đôi chòm quán khách
Rườm rà cây xanh ngắt núi non
Lũy thành thoi thóp bên cồn
Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu
Trang 25(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch)
Đây là thể thơ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hợp với thơ dịch, bằng chứng là “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm dịch), “Tỳ bà hành” (Phan Huy Vịnh dịch)
Đối với văn học viết thì thể loại này tuy đã mai một nhưng cũng kịp
để lại trên thi đàn những áng văn chương mẫu mực Và ca dao cũng chung
số phận bởi những câu ca dao theo thể thơ song thất lục bát chỉ chiếm khoảng 2% trong kho tàng ca dao dân tộc Tuy nhiên, không phải vì thế mà những câu ca dao theo thể này lại “kém chất lượng”:
Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em
1.2.2.3 Biến thể lục bát
Trong ca dao thì biến thể lục bát được hiểu là hình thức không thay đổi nhiều nhưng số tiếng ở mỗi dòng thơ co giãn nhất định chứ không giống hệt về số tiếng ở mỗi dòng thơ như thể lục bát
GS Mai Ngọc Chừ đã đưa ra những nhận định rất thuyết phục về việc phân loại biến thể lục bát Theo ông lục bát biến thể có ba loại:
1.2.2.3.1 Dòng lục thay đổi dòng bát giữ nguyên
Ví dụ:
Tưởng giếng sâu, em nối sợi dây dài (7 tiếng)
Hay đâu giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây (8 tiếng)
1.2.2.3.2 Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi
Ví dụ:
Trang 26Bao giờ rừng quế hết cay (6 tiếng)
Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình (11 tiếng)
1.2.2.3.3 Cả hai dòng đều thay đổi
Chính nhờ sự thay đổi khá linh hoạt này mà nhịp thơ theo đó cũng thay đổi, khả năng nhấn mạnh ở tiếng nào đó được tăng lên Theo chúng tôi đây là hình thức diễn đạt linh hoạt những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi và cũng được sử dụng khá hiệu quả trong những lời ca châm biếm, đả kích
Tuy nhiên, biến thể lục bát chỉ chiếm một phần rất nhỏ, gần như không đáng kể trong kho tàng ca dao dân tộc Sự linh hoạt về nhịp điệu khi thay đổi số tiếng ở mỗi dòng thơ vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt hạn chế và theo chúng tôi mặt hạn chế nhiều hơn Vì vậy, biến thể lục bát không xuất hiện trong những tác phẩm lớn và sau này thơ ca hiện đại cũng không sử dụng Nếu có thì cũng không có những tác phẩm gây được tiếng vang
Ngoài ra còn thể thơ hỗn hợp nhưng cũng như song thất lục bát và biến thể lục bát những bài ca dao sử dụng thể hỗn hợp cũng rất ít trong kho tàng ca dao dân tộc
1.3 Thể lục bát từ ca dao đến thơ trung đại
Thể thơ lục bát đã có khoảng hơn 500 năm, nó khẳng định vị trí của mình trong đời sống thơ ca dân tộc Ngay từ khi mới xuất hiện và trong cả cuộc sống lâu bền về sau, thể thơ này đã tỏ ra có vai trò đặc biệt trong việc thỏa mãn các nhu cầu sáng tác của người nghệ sĩ cũng như nhu cầu thưởng
Trang 27thức của đông đảo công chúng Được hình thành từ những điều kiện ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, trải qua một thời gian dài trong bàn tay của các thế
hệ nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ tài năng của dân tộc, thể thơ lục bát đã trở thành thể thơ cách luật hoàn chỉnh, những phương tiện biểu đạt hoàn mĩ
mà một phần nhờ đó đã có rất nhiều tác phẩm thơ ca lớn, sống mãi trong lòng người dân nước Việt và cũng được nhân loại biết đến Có thể nói, đó
là những thành tựu cao cả của lịch sử phát triển thơ ca dân tộc, mà công đầu không thể không kể đến nền thơ ca trung đại
1.3.1 Những yếu tố của tiếng Việt là điều kiện nội tại cho sự hình thành thể thơ
Các nhà nghiên cứu đã có sự khẳng định, thể lục bát không phải là sự vay mượn hoặc lắp ghép từ các yếu tố ngoại lai mà đây chính là thể thơ dân tộc Đó là một kết luận đúng đắn Tuy nhiên, do nó chỉ mới được rút ra từ những quan sát bên ngoài mà chưa được chứng minh bằng những điều kiện nội tại cho sự hình thành thể thơ nên chưa thật vững chắc
Quan điểm cho rằng ngôn ngữ và văn hóa của mỗi dân tộc là những điều kiện nội tại cho sự hình thành các thể thơ của dân tộc đó, và quan điểm này là một quan điểm khá thống nhất ở những nhà ngôn ngữ học có quan tâm tới thi luật học Khi bàn về mối quan hệ giữa thơ và ngôn ngữ, nhà nghiên cứu người Nga Stokmar đã viết: “Hệ thống âm luật văn vần của bất cứ dân tộc nào cũng đều được lựa chọn ra trong sự phụ thuộc trực tiếp vào cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ ấy, chứ không phải là ngẫu nhiên” Có thể dựa vào ý kiến này mà tìm hiểu mối liên hệ giữa tiếng Việt với thể thơ lục bát
Ta biết lục bát và song thất lục bát là loại thơ đếm tiếng, hay đếm âm tiết Tất cả mọi yếu tố tạo nên âm luật của chúng như tổ hợp các dòng, gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu đều được quyết định bằng cách đếm tiếng đó Là một ngôn ngữ đơn lập - âm tiết tính, tức là thứ ngôn ngữ không biến hình, mỗi tiếng mang thanh điệu hầu như đều có nghĩa, tiếng Việt có đủ điều
Trang 28kiện để đáp ứng tính chất trên đây của thể lục bát Trong tiếng Việt, âm tiết
có vai trò quan trọng không những ở lời nói bình thường mà còn là đơn vị quan trọng trong việc tạo thành âm luật thơ ca
Vai trò của âm tiết được thể hiện trước tiên ở chỗ, âm tiết là đơn vị tối
thiểu đo lường độ dài của nhịp và độ dài của dòng thơ Các nhịp thông
thường là 2 hoặc 3 âm tiết Chính sự chuyển động các nhịp cũng là phương thức tạo nên sự hài hòa trên dưới của các dòng thơ
Điều được thể hiện tiếp theo là những yếu tố âm điệu trong phạm vi một âm tiết phát huy tối đa sự khác biệt và tương đồng với nhau khi tạo nên
âm luật của thơ Đó trước hết là sự hiệp vần chỉ diễn ra trong phạm vi âm tiết, lấy âm tiết làm đơn vị gieo vần Đó là thanh điệu được sử dụng đắc lực
để tạo nên sự luân phiên dài ngắn hoặc suông gãy (ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã) hoặc cao, thấp (ngang/ huyền) trong dòng thơ Thế đối lập truyền thống ở đây là đối lập bằng – trắc, cạnh đó còn có đối lập trầm – bổng Nhìn sơ qua, tiếng Hán có vẻ như là thứ tiếng có khả năng tạo nên các
hệ thống âm luật như trong lục bát Đó cũng là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính và có thanh điệu, như tiếng Việt Tuy vậy, khi xem xét kĩ, chúng ta nhận thấy, âm luật lục bát yêu cầu có đối lập trầm – bổng Vậy mà các nhà ngôn ngữ học lại cho biết là tiếng Hán từ thời cận đại về sau tuy có phân
chia thành âm bằng và dương bằng nhưng đó là đối lập về đường nét,
hướng đi mà không phải là hai mức độ cao - thấp khác nhau nên không tạo nên sự tương phản rõ rệt, và sự đối lập ấy không hề đi vào âm luật thơ ca Trung Hoa Cho dù thanh điệu tiếng Hán có sự đối lập trầm – bổng (như trong một số ngôn ngữ miền Nam Trung Quốc) thì sự đối lập ấy cũng chỉ nằm trong phạm vi ngôn ngữ mà theo truyền thống văn hóa, xu hướng thẩm
mĩ của Trung Hoa, nó vẫn không được sử dụng vào âm luật thơ ca Còn thanh bằng của tiếng Việt lại được chia thành hai mức độ thấp – cao, bằng – trầm (huyền) và bằng – bổng (ngang) đã đi vào âm luật của lục bát
Trang 29Bên cạnh tiền đề ngôn ngữ, là điều kiện đóng vai trò tiên quyết, người Việt còn có một điều kiện khác nữa, có thể đáp ứng được yêu cầu của lục
bát Đó là việc họ đã hình thành nên một xu hướng thẩm mĩ mang tính chất
tâm lí – xã hội riêng của dân tộc mình trong việc xây dựng âm luật thơ ca Điều này thể hiện khá rõ trong ý thích sử dụng vần và nhịp
Về vần, ngay trong câu thơ cổ truyền, người Việt đã sử dụng vần chân kết hợp với vần lưng:
Rõ ràng là lối gieo vần chân kết hợp với vần lưng trong lục bát không nằm ngoài xu hướng thẩm mĩ chung đó của dân tộc Việt
Trên đây là dựa vào những đặc điểm của tiếng Việt và đặc điểm mĩ cảm có tính chất truyền thống của người Việt trong việc xây dựng âm luật thơ ca để chứng minh nguồn gốc dân tộc của lục bát Có những điều kiện như vậy, người việt có thể khẳng định mình là dân tộc đã tạo ra thể thơ này điều khẳng định này còn được làm sáng tỏ hơn trong sự so sánh với các dân tộc có những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa khác nên chỉ có thể tạo nên những âm luật thơ ca khác
Từ những trường hợp sẵn có trong dân gian đến những trường hợp tự tạo theo gợi ý của dân gian, ta nhận ra một điều: lục bát rõ ràng là có mối liên hệ hiển nhiên và tiềm tàng với văn vần dân gian mà trước hết là với thành ngữ, tục ngữ; cặp thất ngôn trong thể song thất lục bát cũng rõ ràng
là có mối liên hệ cội nguồn với thơ ca dân gian mà trước hết là với thành ngữ, tục ngữ của người Việt Hay nói một cách khác, cụ thể hơn là chính thành ngữ, tục ngữ của người Việt đã cung cấp mô thức hoặc một phần mô thức cơ bản để từ đó có thể cải biến mà tạo nên khổ lục bát trong thể lục bát
Khi đã có được những khổ lục bát thì có khả năng nó đứng độc lập hoặc tiến lên một bước nữa, tìm cách liên kết các khổ đó với nhau để tạo nên những tác phẩm lục bát có độ dài không hạn định là điều đã diễn ra trong thơ ca dân gian cũng như thơ ca bác học
Trang 30Như vậy, lục bát là thể thơ dân tộc, được hình thành trên những điều
kiện cụ thể là tiếng Việt và văn hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dân tộc Việt Có thể là nhờ có ngọn nguồn như vậy mà
thể thơ này rất gần gũi với cảm xúc âm thanh của người Việt, trở thành những phương thức biểu đạt yêu thích của nhiều thế hệ nhà thơ dân tộc và cũng đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng cả nước
1.3.2 Thể thơ lục bát trong văn học Trung đại đã đạt đến mẫu mực 1.3.2.1 Quá trình tìm tòi và định hình các hệ thống chuẩn mực
Khái niệm âm luật dùng ở đây tương đương với khái niệm cách luật
Vì lục bát chỉ xây dựng cách luật thuần túy theo quan hệ tương ứng giữa các yếu tố âm thanh nên có thể gọi cách luật của chúng là âm luật Xác lập cấu trúc âm luật cho thể thơ có nghĩa là lập nên những quy tắc trong việc tổ chức âm thanh, cụ thể là những quy tắc trong cách gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu và tổ hợp các dòng của hai thể thơ đó Muốn xem xét vấn đề này, trước hết phải xác định thời điểm xuất hiện của lục bát
Để có được một cấu trúc âm luật tương đối chặt chẽ hoàn chỉnh và ổn định, lục bát đã phải trải qua một thời gian dài vận động để tìm kiếm và lựa chọn Để tạo nên tác phẩm thi ca, nhất định các nhà thơ phải đầu tư công sức, trí tuệ để từng bước đưa thể loại lục bát vào quy củ chuẩn mực Khi chính thức bước vào thi đàn, trong bàn tay của các nhà thơ có tên tuổi hoặc
khuyết danh ở các thế kỷ XVI - XVII, với các tác phẩm như: Tư Dung vãn của Đào Duy Từ, Cổ Châu Phật bản hanh (giữa thế kỷ XVII) và Thiên
Nam ngữ lục (cuối thế kỷ XVII), nhìn chung lục bát lúc này vẫn còn nằm
trong tình trạng hơi tự do, lỏng lẻo, nhưng đồng thời cũng đã có những chuyển biến trong việc tổ chức hệ thống âm luật Trong tất cả các tác phẩm vừa kể ra trên đây, không bao giờ còn nhìn thấy bóng dáng những dòng thơ
bị thêm bớt một cách tuỳ tiện; các khổ thơ cũng đã tăm tắp theo quy tắc kết hợp hai dòng lục và bát, cho dù độ dài của chúng có khi lên tới hơn tám ngàn dòng, để diễn tả những câu chuyện lịch sử khá quanh co phức tạp,
Trang 31như trong tác phẩm Thiên Nam ngữ lục Như vậy, đến thời điểm này, đã có
2 trong 4 yếu tố tạo nên âm luật lục bát được hoàn thiện Đây là điều hết sức cần thiết vì như thế thể thơ đã bước đầu bảo đảm được sự luân chuyển nhịp nhàng giữa các dòng nối tiếp nhau
Vậy là với hai thế kỷ, kể từ lần đầu xuất hiện trên thi đàn, lục bát mới chỉ hoàn thiện được hai yếu tố trong cơ cấu âm luật là ngắt nhịp và tổ hợp các dòng thơ; còn lại hai yếu tố là gieo vần và phối điệu thì vẫn đang ở trong tình trạng tranh chấp giữa các khả năng khác nhau Tình hình này sẽ được ngã ngũ trong thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, nhờ vào sự phát triển khá mạnh về ý thức cách luật ở các nhà sáng tạo thơ ca Lục bát ở giai đoạn này đã quyết tìm kiếm và lựa chọn cho được một mô hình gieo vần và phối điệu chuẩn mực cao nhất Khảo sát các tác phẩm trên đây, ta thấy là đã hình thành rõ hơn một xu hướng muốn lựa chọn dạng lục bát gieo vần ở tiếng thứ sáu và cố gắng loại bỏ bớt dạng lục bát gieo vần ở tiếng thứ tư ra khỏi
tác phẩm Kết quả là nhiều tác phẩm trong số đó như Hoa tiên ký, Truyện
Phương Hoa, Truyện Thạch Sanh, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều đã hoàn
toàn không còn bóng dáng một dòng lục bát gieo vần lưng ở tiếng thứ tư nào nữa ở một số tác phẩm khác, tuy chưa “xoá sổ” được hoàn toàn loại vần này, nhưng cũng chỉ có một tỉ lệ rất thấp Các tác phẩm còn lại tuy tỉ lệ
có cao hơn, nhưng nếu đem so với các tác phẩm ở giai đoạn trước thì có thể nhận ra một sự thay đổi rõ rệt về nhu cầu chuẩn hoá cho thể thơ
Từ việc xem xét các tác phẩm vừa được nêu lên trên đây, chúng ta thấy được xu hướng của lục bát này là muốn khẳng định tính nguyên tắc trong việc sử dụng thanh điệu; cố gắng hạn chế tình trạng xáo trộn, thay đổi như đã xảy ra tương đối thường xuyên ở thời gian trước Hướng vươn tới ở đây là đạt được sự thống nhất, ổn định về thanh bằng, thanh trắc cho các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu, là những tiếng chẵn cuối nhịp (được nhấn mạnh hơn) mà cụ thể là phải giảm tỉ lệ các dòng “vi phạm” sự thống nhất,
ổn định ấy Tuyệt đại đa số các tác phẩm chỉ vi phạm luật bằng trắc ở tỉ lệ
Trang 32rất thấp, thậm chí là không đáng kể Đến Truyện Kiều tức là vào đầu thế kỷ
XIX thì hai yếu tố gieo vần và phối điệu đã đạt tới sự thống nhất, ổn định Với toàn bộ số dòng gieo vần ở tiếng thứ sáu và một tỉ lệ vô cùng nhỏ là xấp xỉ 0,1% số dòng có “vi phạm” về luật sử dụng thanh điệu (không kể các dòng lục có tiểu đối vì ở đây luật về âm thanh được xây dựng theo một
nguyên tắc khác, nhằm phục vụ cho nhu cầu đối, như là một đặc trưng nghệ
thuật của tác phẩm), và từ đây các nguyên tắc gieo vần, phối điệu như vậy
không còn bị xáo trộn nữa, lục bát trong Truyện Kiều trở thành mô hình lục
bát chuẩn mực:
Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Trong thực tế, để đi đến những quyết định cuối cùng đối với hai yếu tố vần và thanh điệu như vừa được thể hiện qua mô hình là điều không hề giản đơn Trình độ tư duy nghệ thuật của dân tộc mà người đại diện là các thế hệ nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ tài năng phải đạt đến mức sâu sắc thì mới có thể có được sự lựa chọn chính xác, bởi vì trước mặt họ không phải chỉ có một khả năng duy nhất Vào thời điểm đó, dạng lục bát gieo vần ở tiếng thứ tư cũng đang cố gắng đi vào “chuẩn mực” theo một khuôn mẫu khác để tranh chấp chỗ đứng với dạng lục bát gieo vần ở tiếng thứ sáu
Ta thấy sự lựa chọn của các nhà thơ lớn thế kỷ XVIII – XIX là sự lựa chọn tối ưu ở ví dụ đầu, các hình thức phối điệu rất phong phú Các tiếng chẵn 2 – 4 – 6 của hai dòng, theo quan hệ chiều dọc là niêm (dính kết) với nhau từng cặp: tiếng thứ (2) đều bằng (B), tiếng thứ (4) đều trắc (T) và tiếng thứ sáu đều (B) Còn theo quan hệ chiều ngang, ngoài đối lập bằng – trắc, thể hiện ở các tiếng chẵn (2), (4), (6) của mỗi dòng, việc phối điệu còn dựa trên sự chuyển đổi trầm bổng giữa hai tiếng (6) và (8) của dòng bát
Nghĩa là hai tiếng này tuy đều là thanh bằng, nhưng phải 1 bằng – trầm
Trang 33(huyền) và một bằng – bổng (ngang) Nếu bài thơ có trên hai dòng lục bát thì vị trí của trầm và bổng không cố định mà phải có sự chuyển đổi Mỗi tiếng như vậy có khi trầm, có khi bổng, miễn là hai tiếng không cùng trầm hoặc cùng bổng Một cách thức phối điệu như vậy đã khiến cho âm hưởng của thơ lục bát dồi dào hơn hẳn Còn trong ví dụ thứ 2 việc phối điệu thật là đơn giản: dù theo quan hệ chiều dọc hay chiều ngang thì cũng chỉ có một
sự đối lập, đó là đối lập bằng – trắc Thêm nữa, các tiếng thứ tư được gieo vần bao giờ cũng mang thanh huyền (một thanh điệu trầm) và tiếng cuối cùng của dòng bát bao giờ cũng là thanh ngang (một thanh điệu bổng) Cứ lặp đi lặp lại mãi cách thức phối điệu như vậy thì âm hưởng các dòng thơ sẽ trở nên đơn điệu và có cơ bị lặn chìm xuống, mất đi vẻ thanh thoát, uyển chuyển mà thơ lục bát gieo vần lưng ở tiếng thứ sáu mang lại Với những hạn chế như vậy nên dù có cố gắng đạt đến một sự thống nhất thì đó cũng chỉ là cố gắng hầu như cuối cùng của dạng lục bát gieo vần ở tiếng thứ tư,
trong việc tìm kiếm cho mình một khả năng cùng tồn tại với dạng lục bát
gieo vần ở tiếng thứ sáu Bởi vì bước sang thế kỷ XIX, với khuôn mẫu khá
hoàn thiện đã được xác lập một cách ổn định ở Truyện Kiều, nó buộc lòng
phải thừa nhận địa vị độc tôn của dạng lục bát gieo vần ở tiếng thứ sáu Ngoài ra ta còn thấy lục bát là thể thơ ưa chuộng trong các truyện thơ, truyện kể lịch sử ở đây lịch sử đã được phát triển thành những câu chuyện nhỏ nối tiếp nhau Nhiều truyện trong đó đã có sự kiện ít nhiều được phát triển và có các nhân vật phần nào đã có số phận, có đầu có đuôi, có cảnh trí và tình tiết cụ thể, như truyện về Hai Bà Trưng, truyện về
Mị Châu Trọng Thuỷ, Phù Đổng Thiên Vương, Mai Thúc Loan, Lí Công Uẩn, Lí Chiêu Hoàng… Để diễn tả những câu chuyện như thế, tác giả đã dùng đến thể lục bát
Thuộc loại hình tự sự, truyện thơ có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện, và hệ thống nhân vật gắn liền với cốt truyện đó Căn cứ vào điểm xuất hiện của những truyện thơ lục bát cổ nhất, có tên tác giả còn giữ lại
Trang 34được, như Truyện Song tinh (khoảng 1704) và Hoa tiên kí (khoảng 1759
đến 1768), ta có thể đưa ra kết luận bước đầu là vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, thể lục bát chính thức được đảm nhận chức năng kể chuyện Từ đây cho đến giữa thế kỉ XIX sẽ có thêm hàng loạt truyện thơ lục bát ra đời tạo
nên một dòng truyện giữ vị trí rất nổi bật trong văn học trung đại: Phạm
Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Truyện Phương Hoa, Truyện Hoàng Trìu, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Quan Âm Thị Kính, Truyện nhị độ mai… Các truyện thơ được viết bằng thể lục bát có quy mô
lớn từ hàng mấy trăm đến mấy ngàn dòng Với những quy mô như thế, chúng bảo đảm diễn tả được một cốt truyện với một hệ thống sự kiện được phát triển mạch lạc trong mối liên hệ khăng khít hữu cơ với nhau; đặc biệt
là với hàng loạt chi tiết cụ thể, làm cho câu chuyện trở nên sống động và gợi cảm hơn Cùng với điều đó, chúng còn có thể xây dựng được trong tác phẩm các nhân vật có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian
và qua các biến cố, xung đột cùng mọi chi tiết của đời sống Với khả năng diễn tả một cách tỉ mỉ, chi tiết mọi sự kiện, biến cố cũng như mọi biểu hiện của tính cách, tâm tư nhân vật, lục bát đã giải quyết được vấn đề thể thức cho loại truyện thơ, bảo đảm cho thể loại này tồn tại và phát triển thêm một thời gian dài nữa
1.3.2 "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã đạt đến độ mẫu mực
Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề về nghệ thuật đối xứng, nhịp điệu, tính âm nhạc trong những câu thơ lục bát của Nguyễn
Du Qua đó chúng ta sẽ thấy dấu ấn cá nhân của Nguyễn Du trong việc sử dụng và khai thác triệt để ưu điểm của thể thơ lục bát
Chúng ta thấy rằng trong ca dao, dân ca rất ít xuất hiện cấu trúc đối
Mà nếu có hình thức đối chỉ là sự cân đối thôi chứ không phải là kiến trúc đối xứng, còn trong thơ lục bát Nguyễn Du ta dễ dàng tìm ra các câu thơ có kiến trúc đối xứng, đây cũng là cách để tạo nên sức hấp dẫn của thơ lục bát
Trang 35bởi nếu thiếu hình thức đối thì thơ lục bát càng làm dài càng khó và dễ mang sắc thái vè
Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
hay:
Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nếu trong ca dao có hình thức đối xứng thì dường như ta thấy đằng sau câu ca dao ấy có bậc túc nho thấp thoáng
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Nhịp 3 – 3, 4 – 4 ta thấy xuất hiện nhiều trong Truyện Kiều:
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
hay:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Trang 36(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Dựa trên nền nhịp cơ bản, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều nhịp nữa như: nhịp 1 - 5, nhịp 2 - 6, nhịp 3 - 3 - 2, nhịp 6 - 2 tạo nên tính âm nhạc phong phú cho từng câu lục bát Trong những vần thơ của mình, Nguyễn Du cố ý duy trì tính chất dân gian, vì thế ông hay sử dụng lối dùng chữ giản dị thiên
về láy âm với điệp từ, đó cũng là lý do vì sao những câu thơ lục bát của Nguyễn Du rất cầu kỳ, công phu nhưng không mất đi tính giản dị, trong sáng
1.4 Thể lục bát từ ca dao đến thơ Đồng Đức Bốn
Trước Đồng Đức Bốn, trong thơ ca hiện đại cũng có những tên tuổi lớn đã rất thành công ở thể thơ này như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Phạm Công Trứ Người được coi là hậu duệ của dòng lục bát dân gian chính là Nguyễn Bính Trong làng Thơ mới cùng với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính được coi là đỉnh cao của thơ ca giai đoạn này “Khi chọn những gương mặt tiêu biểu nhất của Thơ mới, người ta đã đưa ra những danh sách khác nhau… nhưng ở đâu tôi cũng thấy danh sách không thể vắng mặt Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử Nếu vắng họ thì thơ mới sẽ ra sao nhỉ? Thật không thể hình dung nổi điều đó Có thể coi
đó là ba cái chân kiềng của Thơ mới, nhưng tôi thích hình dung họ là đỉnh
“Tam Đảo”, “Ba Vì” của Thơ mới hơn” [45, 4]
Trong ba đỉnh cao này Nguyễn Bính mới là người gọi hồn dân tộc Những câu lục bát của Nguyễn Bính dân dã, mộc mạc, giản dị nhưng lại đầy lôi cuốn và không thiếu chất tài tử, tài hoa Những làng quê với bờ tre xanh bao phủ, cánh đồng lúa thơm hương, cánh cò trắng, những đêm hội, đêm chèo, phiên chợ tết… tất cả đều hiện lên sinh động trong thơ Nguyễn Bính Trong làng thơ Mới, có thể coi thơ Nguyễn Bính là một cách tân Ông đã biết sáng tạo ra một cấu trúc mới cho thơ từ một mô hình có sẵn, một khuôn thức truyền thống mang tính cố định Chất lãng tử giang hồ
Trang 37trong Nguyễn Bính đã tạo nên một đặc điểm khá độc đáo trong thơ ông Chính ông cũng đã ám chỉ cuộc đời mình là "kiếp con chim lìa đàn"
Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại đầu tiên đã dùng hình thức của ca dao, dân ca để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của Thơ mới - nội dung trữ tình cá nhân của một nhà thơ lãng mạn Điều đặc biệt hơn là thơ Nguyễn Bính đã chuyển tải nghệ thuật đời sống làng quê Việt Nam vào đời sống văn hóa chung của dân tộc Nói như Hoài Thanh: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta… một điều mà người ta không thể hiểu bằng lí trí, một điều đáng quý vô ngần: hồn xưa của đất nước” [48, 337]
Thi pháp chung của thơ Nguyễn Bính là ông đã xây dựng những cấu trúc thơ đa nghĩa dựa trên thi pháp mang tính cụ thể giản dị của thi pháp văn học dân gian:
Ai làm cả gió đắt cau Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non
(Chờ nhau – Nguyễn Bính)
Tuy nhiên thi pháp thơ Nguyễn Bính không dừng lại ở thơ ca dân gian
mà ông đã phát triển thi pháp thơ của ông để diễn tả những vấn đề phức tạp hơn, trìu tượng hơn trong cảm xúc Ông là người rất thành công khi đem thi pháp của thi ca dân gian vào trong thi ca hiện đại Ngôn ngữ, hình ảnh của đời sống dân dã đã được ông đưa vào thơ tự nhiên như những câu ca dao, dân ca nhưng vẫn đậm chất “cái tôi lãng mạn” Những “bến nước”, “con đò”, “vườn chè”, “hoa xoan”, “hoa bưởi”, “ao bèo”, “giếng thơi” được Nguyễn Bính sử dụng để diễn tả tâm trạng:
Lợn không nuôi đặc ao bèo Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều
Trang 38(Qua nhà - Nguyễn Bính)
Trong đoạn thơ này chúng ta thấy rằng tính liên tưởng độc đáo, những
mã hiện thực cụ thể mang tính thẩm mĩ của tư duy dân gian được sử dụng hết sức tài hoa trong cấu trúc của cả bài thơ và từng câu thơ đã mở ra chiều rộng và chiều sâu mới cho thơ hiện đại
Có thể nói rằng, Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ lục bát bậc nhất của thi ca hiện đại Ông đã kế thừa, vận dụng những thay đổi và giới hạn mà luật thơ cho phép Ông là nhà cách tân lớn của thể thơ này ở cả nội dung lẫn hình thức Với ông, thể thơ lục bát của dân tộc đã phát triển tới đỉnh cao trong thi đàn hiện đại Một minh chứng rõ nét về sự kế thừa và cách tân từ dòng chảy văn học dân gian Đó cũng là bí quyết sinh tồn của thơ lục bát nói chung và của thi sĩ chân quê này nói riêng
Cho dù Đồng Đức Bốn xuất hiện khá muộn trên thi đàn nhưng không
vì thế anh bị những cái bóng lớn khác che khuất Có thể nói, sau Nguyễn Bính thì dòng lục bát dân gian được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn tiếp nối một cách đầy thuyết phục Nếu Nguyễn Duy thành công ở khả năng xử
lí ngôn ngữ, ở sự nhuần nhuyễn của những câu lục bát có phần “quái” thì lục bát Đồng Đức Bốn lại hấp dẫn ở sự mộc mạc, hoang dại và đầy ám ảnh Chính những cá tính sáng tạo làm nên sự thành công và hấp dẫn ở từng nhà thơ Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã rất đúng khi nhận xét: “…
dù được tiếng chân quê hơn thế, nhưng thơ Nguyễn Bính nhìn kỹ còn nhiều
chữ Hán, ở đó nhan nhản những mộng viễn hành, bức ngọc thư, hàn vi, lữ
hành, tha hương, chung tình, đa đoan, tràng giang, giang hồ rồi lại cả vinh quy, ngự uyển với mỹ nữ, lãnh cung… nữa
Đồng Đức Bốn thì khác, cái quá khứ kia không phải trở lại nữa mà nó
là hiện tại của anh Và nó chẳng có gì là rực rỡ, là bóng lọng là cao sang,
quý phái, tức chẳng có gì là nên thơ Trăng trong thơ anh là trăng gãy,
trăng cong, sào là sào gãy, diều là diều đứt dây, con người xưng tôi trong
Trang 39thơ có lúc tự nhủ mình là một kẻ không quê Dường như anh sẵn sàng nói rằng mình chẳng có gì để khoe với mọi người cả
Những yếu tố hoang dại ấy có mặt trong thơ Đồng Đức Bốn khắp mọi chỗ làm nên một miền khí hậu riêng"
Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn không nhịp nhàng nối tiếp mà cứ như cái gì ngắc lại nghèn nghẹn Chính cảm giác ấy góp thêm vào cái cảm giác hoang dại quê mùa nói chung Đôi khi những vần thơ của anh cứ trúc trắc
và ban đầu gây cho người ta có cảm giác khó chịu, nhưng chính sự khó chịu ấy làm nên cái "chất" Đồng Đức Bốn và khi quen ta lại thấy ấn tượng:
Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng
(Trở về với mẹ ta thôi)
hay:
Khổ thân cho cả bờ rào Dây tơ hồng héo quắt vào mùa thu
(Cơn mưa dừng ở Sóc Sơn)
Cái cảm giác của anh chàng Đồng Đức Bốn từ thôn quê lên phố cũng chẳng lẫn đi đâu được “Bàn chân quen xéo trên đê, Mà đi trên phố cứ ghê ghê người” Thế nhưng những câu thơ nghe có vẻ trúc trắc thế lâu dần ta lại thấy hay và trở nên quen tai, quen với cái giọng gai góc của anh
Thơ lục bát Đồng Đức Bốn chứa đựng nhiều yếu tố ca dao, trong thơ anh tràn ngập thi liệu dân gian nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa cái đọng lại trong thơ anh là sự hoang dại đầy ám ảnh:
Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi Con tôi chết bởi lời người hát ru
Con tôi chết ở ao tù
Trang 40Mà lời người vẫn hát ru ngọt ngào
(Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi)
Trong sáng tác của Đồng Đức Bốn có nhiều điểm tương đồng với ca dao Một số từ chỉ thời gian gần như là không có gì khác với ca dao, những
từ ta đã nghe từ khi còn trong nôi Những từ trực tiếp miêu tả thời gian hiện tại như "bây giờ", "bấy giờ":
- Bây giờ chờ đợi tháng ba
Tôi ra đứng ở cây đa đầu làng
(Chờ đợi tháng ba)
- Bây giờ quanh cây trúc xinh
Vẫn còn những bướm rập rình bay đôi
(Mây núi Thái Hàng còn giông)
- Bây giờ sóng cứ đu đưa
Làm thuyền tôi đắm sao chưa đắm thuyền
(Về Huế)
Rồi đến những thời điểm gần với hiện tại, hoặc là quá khứ gần "đêm qua", "hôm qua", "tháng ba", "tháng mười" hay là quá khứ xa xôi "khi xưa", "ngày xưa" hoặc là thời điểm thời gian ước lệ "chiều chiều", "trăm năm", "ngàn năm"
- Mải mê ngồi dựa cột đình
Nghe sư gõ mõ tụng kinh chiều chiều
(Lấy thơ làm một cây đàn)
- Em không còn như ngày xưa
Cho nên kẻ bão người mưa tối ngày
(Em không còn như ngày xưa)
- Đêm qua đổ trận mưa rào
Sáng nay trời đất lạc vào thiên thai
(Thế là chưa đến tháng mười)