0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thể lục bát từ ca dao đến thơ Đồng Đức Bốn

Một phần của tài liệu YẾU TỐ CA DAO TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN (TRÊN 3 BÌNH DIỆN THỂ THƠ, GIỌNG ĐIỆU VÀ HỆ THỐNG ĐỀ TÀI (Trang 36 -44 )

Trước Đồng Đức Bốn, trong thơ ca hiện đại cũng có những tên tuổi lớn đã rất thành công ở thể thơ này như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Phạm Công Trứ... Người được coi là hậu duệ của dòng lục bát dân gian chính là Nguyễn Bính. Trong làng Thơ mới cùng với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính được coi là đỉnh cao của thơ ca giai đoạn này. “Khi chọn những gương mặt tiêu biểu nhất của Thơ mới, người ta đã đưa ra những danh sách khác nhau… nhưng ở đâu tôi cũng thấy danh sách không thể vắng mặt Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. Nếu vắng họ thì thơ mới sẽ ra sao nhỉ? Thật không thể hình dung nổi điều đó. Có thể coi đó là ba cái chân kiềng của Thơ mới, nhưng tôi thích hình dung họ là đỉnh “Tam Đảo”, “Ba Vì” của Thơ mới hơn”. [45, 4]

Trong ba đỉnh cao này Nguyễn Bính mới là người gọi hồn dân tộc. Những câu lục bát của Nguyễn Bính dân dã, mộc mạc, giản dị nhưng lại đầy lôi cuốn và không thiếu chất tài tử, tài hoa. Những làng quê với bờ tre xanh bao phủ, cánh đồng lúa thơm hương, cánh cò trắng, những đêm hội, đêm chèo, phiên chợ tết… tất cả đều hiện lên sinh động trong thơ Nguyễn Bính. Trong làng thơ Mới, có thể coi thơ Nguyễn Bính là một cách tân. Ông đã biết sáng tạo ra một cấu trúc mới cho thơ từ một mô hình có sẵn, một khuôn thức truyền thống mang tính cố định. Chất lãng tử giang hồ

trong Nguyễn Bính đã tạo nên một đặc điểm khá độc đáo trong thơ ông. Chính ông cũng đã ám chỉ cuộc đời mình là "kiếp con chim lìa đàn".

Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại đầu tiên đã dùng hình thức của ca dao, dân ca để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của Thơ mới - nội dung trữ tình cá nhân của một nhà thơ lãng mạn. Điều đặc biệt hơn là thơ Nguyễn Bính đã chuyển tải nghệ thuật đời sống làng quê Việt Nam vào đời sống văn hóa chung của dân tộc. Nói như Hoài Thanh: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta… một điều mà người ta không thể hiểu bằng lí trí, một điều đáng quý vô ngần: hồn xưa của đất nước” [48, 337].

Thi pháp chung của thơ Nguyễn Bính là ông đã xây dựng những cấu trúc thơ đa nghĩa dựa trên thi pháp mang tính cụ thể giản dị của thi pháp văn học dân gian:

Ai làm cả gió đắt cau

Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non

(Chờ nhau – Nguyễn Bính)

Tuy nhiên thi pháp thơ Nguyễn Bính không dừng lại ở thơ ca dân gian mà ông đã phát triển thi pháp thơ của ông để diễn tả những vấn đề phức tạp hơn, trìu tượng hơn trong cảm xúc. Ông là người rất thành công khi đem thi pháp của thi ca dân gian vào trong thi ca hiện đại. Ngôn ngữ, hình ảnh của đời sống dân dã đã được ông đưa vào thơ tự nhiên như những câu ca dao, dân ca nhưng vẫn đậm chất “cái tôi lãng mạn”. Những “bến nước”, “con đò”, “vườn chè”, “hoa xoan”, “hoa bưởi”, “ao bèo”, “giếng thơi” được Nguyễn Bính sử dụng để diễn tả tâm trạng:

Lợn không nuôi đặc ao bèo

Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn Giếng thơi mưa ngập nước tràn Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

(Qua nhà - Nguyễn Bính) Trong đoạn thơ này chúng ta thấy rằng tính liên tưởng độc đáo, những mã hiện thực cụ thể mang tính thẩm mĩ của tư duy dân gian được sử dụng hết sức tài hoa trong cấu trúc của cả bài thơ và từng câu thơ đã mở ra chiều rộng và chiều sâu mới cho thơ hiện đại.

Có thể nói rằng, Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ lục bát bậc nhất của thi ca hiện đại. Ông đã kế thừa, vận dụng những thay đổi và giới hạn mà luật thơ cho phép. Ông là nhà cách tân lớn của thể thơ này ở cả nội dung lẫn hình thức. Với ông, thể thơ lục bát của dân tộc đã phát triển tới đỉnh cao trong thi đàn hiện đại. Một minh chứng rõ nét về sự kế thừa và cách tân từ dòng chảy văn học dân gian. Đó cũng là bí quyết sinh tồn của thơ lục bát nói chung và của thi sĩ chân quê này nói riêng.

Cho dù Đồng Đức Bốn xuất hiện khá muộn trên thi đàn nhưng không vì thế anh bị những cái bóng lớn khác che khuất. Có thể nói, sau Nguyễn Bính thì dòng lục bát dân gian được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn tiếp nối một cách đầy thuyết phục. Nếu Nguyễn Duy thành công ở khả năng xử lí ngôn ngữ, ở sự nhuần nhuyễn của những câu lục bát có phần “quái” thì lục bát Đồng Đức Bốn lại hấp dẫn ở sự mộc mạc, hoang dại và đầy ám ảnh. Chính những cá tính sáng tạo làm nên sự thành công và hấp dẫn ở từng nhà thơ. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã rất đúng khi nhận xét: “… dù được tiếng chân quê hơn thế, nhưng thơ Nguyễn Bính nhìn kỹ còn nhiều chữ Hán, ở đó nhan nhản những mộng viễn hành, bức ngọc thư, hàn vi, lữ

hành, tha hương, chung tình, đa đoan, tràng giang, giang hồ rồi lại cả vinh

quy, ngự uyển với mỹ nữ, lãnh cung… nữa.

Đồng Đức Bốn thì khác, cái quá khứ kia không phải trở lại nữa mà nó là hiện tại của anh. Và nó chẳng có gì là rực rỡ, là bóng lọng là cao sang, quý phái, tức chẳng có gì là nên thơ. Trăng trong thơ anh là trăng gãy,

thơ có lúc tự nhủ mình là một kẻ không quê. Dường như anh sẵn sàng nói rằng mình chẳng có gì để khoe với mọi người cả.

Những yếu tố hoang dại ấy có mặt trong thơ Đồng Đức Bốn khắp mọi chỗ làm nên một miền khí hậu riêng".

Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn không nhịp nhàng nối tiếp mà cứ như cái gì ngắc lại nghèn nghẹn. Chính cảm giác ấy góp thêm vào cái cảm giác hoang dại quê mùa nói chung. Đôi khi những vần thơ của anh cứ trúc trắc và ban đầu gây cho người ta có cảm giác khó chịu, nhưng chính sự khó chịu ấy làm nên cái "chất" Đồng Đức Bốn và khi quen ta lại thấy ấn tượng:

Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì

Cầm lòng bán cái vàng đi

Để mua những cái nhiều khi không vàng

(Trở về với mẹ ta thôi)

hay:

Khổ thân cho cả bờ rào Dây tơ hồng héo quắt vào mùa thu

(Cơn mưa dừng ở Sóc Sơn)

Cái cảm giác của anh chàng Đồng Đức Bốn từ thôn quê lên phố cũng chẳng lẫn đi đâu được “Bàn chân quen xéo trên đê, Mà đi trên phố cứ ghê ghê người”. Thế nhưng những câu thơ nghe có vẻ trúc trắc thế lâu dần ta lại thấy hay và trở nên quen tai, quen với cái giọng gai góc của anh.

Thơ lục bát Đồng Đức Bốn chứa đựng nhiều yếu tố ca dao, trong thơ anh tràn ngập thi liệu dân gian nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa cái đọng lại trong thơ anh là sự hoang dại đầy ám ảnh:

Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi Con tôi chết bởi lời người hát ru

Mà lời người vẫn hát ru ngọt ngào

(Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi)

Trong sáng tác của Đồng Đức Bốn có nhiều điểm tương đồng với ca dao. Một số từ chỉ thời gian gần như là không có gì khác với ca dao, những từ ta đã nghe từ khi còn trong nôi. Những từ trực tiếp miêu tả thời gian hiện tại như "bây giờ", "bấy giờ":

- Bây giờ chờ đợi tháng ba

Tôi ra đứng ở cây đa đầu làng

(Chờ đợi tháng ba)

- Bây giờ quanh cây trúc xinh

Vẫn còn những bướm rập rình bay đôi

(Mây núi Thái Hàng còn giông)

- Bây giờ sóng cứ đu đưa

Làm thuyền tôi đắm sao chưa đắm thuyền

(Về Huế)

Rồi đến những thời điểm gần với hiện tại, hoặc là quá khứ gần "đêm qua", "hôm qua", "tháng ba", "tháng mười"... hay là quá khứ xa xôi "khi xưa", "ngày xưa"... hoặc là thời điểm thời gian ước lệ "chiều chiều", "trăm năm", "ngàn năm"...

- Mải mê ngồi dựa cột đình

Nghe sư gõ mõ tụng kinh chiều chiều

(Lấy thơ làm một cây đàn)

- Em không còn như ngày xưa

Cho nên kẻ bão người mưa tối ngày

(Em không còn như ngày xưa)

- Đêm qua đổ trận mưa rào

Sáng nay trời đất lạc vào thiên thai

Trong ca dao những câu triết lí thường sử dụng chiều dài vô hạn của thời gian hoặc gợi thời gian quá khứ xa xăm:

Trăm năm bia đá còn mòn Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

(Ca dao)

Thuở nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này

(Ca dao) Đồng Đức Bốn cũng triết lí theo kiểu dân gian:

- Cuốc kêu như là cuốc kêu

Ngàn năm cái giọng vẫn đều thế thôi

(Cuốc kêu)

- Trăm năm tưởng gỗ hóa trầm

Nào ngờ lại đá lặng câm đứng chờ Nghìn năm đi giữa mịt mờ Cái gì cũng thấy ngờ ngờ lo lo

(Chín xu đổi lấy một hào)

- Lẻ loi lấy một tiếng chim

Viết câu thơ để sống nghìn năm sau

(Đời tôi)

Chính sự gần gũi với ca dao mà lục bát Đồng Đức Bốn mới hồn nhiên, mộc mạc, giản dị như vậy. Cách dùng từ, thậm chí là bản thân từ ngữ cũng không xa lạ với lối diễn đạt của ca dao.

Tuy nhiên, phải nói rằng sự kế thừa nào cũng phải mang đậm dấu ấn cá nhân, ở đó người đọc thấy được tinh hoa của những người đi trước và thấy được cái mới cái lạ được phát triển nhưng vẫn phải theo cái mạch chung ấy chứ không phải là tiếng ca lạc điệu. Trong những cách diễn đạt đầy chất dân gian ấy, ở Đồng Đức Bốn vẫn toát lên được chất riêng của anh. Chính vì thế thời gian trong thơ cũng nhiều chiều, cũng phong phú

hơn so với ở trong ca dao. Có những từ miêu tả thời gian tuy gần gũi với ca dao nhưng được diễn đạt bằng nhiều giọng điệu, nhiều chiều như "cái đêm", "buổi ấy", "mảnh trăng chiều", "cả chiều", "con đò ban mai", "người muôn năm", "một phút", "một giây", "chiều xa", "xuân", "hạ", "thu", "đông"...

- Cái đêm em ở với chồng

Để ai hóa đá bên sông đợi đò

(Cái đêm em ở với chồng)

- Không em ra ngõ kéo diều

Nào ngờ được mảnh trăng chiều trong mây

(Sông Thương ngày không em)

- Đời tôi như một con diều

Đứt dây để trống cả chiều ngẩn ngơ

(Đời tôi)

- Nhuộm tôi hồng những câu thơ

Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời

(Trở về với mẹ ta thôi)

- Vẫn còn trong nắng thấp tho

Tôi và em xuống con đò ban mai

(Qua nhà người yêu cũ)

- Mùa xuân em đi lấy chồng

Con sông có cạn má hồng có phai

(Em đi lấy chồng)

Chính nhờ biết cách khai thác mạch nguồn truyền thống mà Đồng Đức Bốn đã tạo nên một phong cách riêng cho mình, không lẫn với bất cứ ai. Có nhiều nhà thơ cũng lấy cảm hứng thi ca từ ca dao, dân ca, nhưng cách thể hiện thì có lẽ Đồng Đức Bốn mộc mạc hơn cả, quê mùa hơn cả và cũng vì

thế thơ của anh cũng hồn nhiên hơn cả nhưng chúng tôi cũng xin nhấn mạnh đó là cái hồn nhiên không dễ gì mà học được.

Về mặt thể thơ, lục bát Đồng Đức Bốn cũng không có nhiều điểm khác so với thơ lục bát của các nhà thơ đi trước. Bởi xét cho đến cùng, lục bát đến Truyện Kiều đã đạt đến trình độ mẫu mực nên các nhà thơ lục bát sau này tuy có cách tân về hình thức nhưng nói đúng ra đó chỉ là những phá cách mang tính cá nhân, chứ chưa được gọi là hệ thống. Trong thơ Đồng Đức Bốn, ta thấy lối ngắt nhịp và cách sử dụng thanh điệu của anh đôi khi hơi phá cách nhằm tạo nên cái mới lạ, nhưng nhìn chung những câu thơ đó xuất hiện nhiều mà đa phần vẫn là cách thức tổ chức âm điệu, vần điệu chính thống. Vì thế không thể cho đó là sự cách tân triệt để mà đó chỉ là dấu ấn cá nhân tạo nên phong cách lục bát của từng nhà thơ.

CHƢƠNG 2


Yếu Tố ca dao trong thơ lục bát Đồng đức bốn trên bình diện giọng điệu

Một phần của tài liệu YẾU TỐ CA DAO TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN (TRÊN 3 BÌNH DIỆN THỂ THƠ, GIỌNG ĐIỆU VÀ HỆ THỐNG ĐỀ TÀI (Trang 36 -44 )

×