Cuộc sống và con ngƣời nơi thôn quê

Một phần của tài liệu Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn (Trên 3 bình diện thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài (Trang 86 - 98)

3.2.1 Cuộc sống lam lũ nơi làng quê

Nói đến cuộc sống nhà quê bao giờ người ta cũng nghĩ đến một hoạt động quan trong nhất, đóng vai trò trung tâm là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong thơ Đồng Đức Bốn hình ảnh ruộng lúa và những hoạt động cầy cấy rất mờ nhạt. Còn lại đều thấy cây lúa vắng bóng trên cánh đồng để nhường chỗ cho cỏ, rạ rơm, và nước lũ: Chăn trâu đốt lửa trên đồng; Đồng

ta trắng xoá cả trời nước trong; Mẹ đi cắt cỏ ngoài đồng. Chính vì thế mà

tất cả những hoạt động của người dân quê chỉ nằm bên rìa của đồng ruộng, điều ấy báo hiệu một cuộc sống bấp bênh của một vùng quê dân cư đang dứt áo ra đi kiếm sống. Những hoạt động chính của họ là làm nghề phụ nhiều hơn là nghề chính (cày cấy):

Lấy mảnh chắp lại thành hoa Bố tôi đem bán ngoài ga chợ buồn

(Bố tôi) Và công việc của người mẹ còn lam lũ hơn:

Mẹ mua lông vịt chè chai Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy

Xóm quê còn lắm bùn lầy

Phố phường còn ít bóng cây che đường Lời rao chìm giữa gió sương Còn nghe cách mấy thôi đường còn đau.

(Trở về với mẹ ta thôi) Bên cạnh đó là sự ế ẩm của cảnh buôn bán buồn tẻ nơi làng quê:

Lề đường trong những chiếc lều Có cô hàng xén ngồi vêu cả ngày

(Chờ đợi tháng ba)

Chợ quê của Đồng Đức Bốn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Trước hết là những nét tả thực về một cái chợ làng lèo tèo, vắng vẻ:

Chợ làng mở dưới gốc đa Nhà quê đem mấy con gà bán chơi

(Nhà quê)

Bắt đầu từ đây nó được cụ thể hoá bằng những tên gọi khác nhau. Đó là chợ chiều:

Khói nhà ai cứ mọc ngang Con nhà ai cứ lang thang chợ chiều

(Chờ đợi tháng ba)

Chợ buồn:

Chợ buồn đem bán những vui Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em

(Chợ buồn)

Chợ nghèo, chợ chiều hay chợ buồn đều thống nhất ở một điểm đó là một thứ chợ xơ xác, tiều tuỵ nơi làng quê của Đồng Đức Bốn.

Cảnh sắc chốn nhà quê trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên với rất nhiều vẻ khác nhau nhưng đều gợi một vẻ xơ xác và nghèo nàn. Tất cả những điều đó như làm nền cho những nhân vật chính của nơi đấy, đó là người quê với những mảnh đời quê.

Thế nhưng thảm thương nhất vẫn là hình ảnh những anh thợ cày nhàn rỗi vì đất chật người đông, vì làng đang dần lên phố nên quẫn bách mà cấu xé lẫn nhau. Có thể coi đây là một trong những điểm sáng trong thơ Đồng Đức Bốn khi anh đã khái quát được một phần rất quan trọng trong đời sống của người dân quê bây giờ:

Rượu say vác cả cối chày nện nhau

(Chờ đợi tháng ba)

Cuộc sống nơi làng quê của Đồng Đức Bốn khiến người đọc có cảm giác đó là một vùng quê đang thoi thóp giữa bồn bề gió bão của cuộc sống mới. Làng quê ấy đang thức hay đang ngủ yên, đang vùng vẫy để sinh tồn hay đang buông xuôi để số phận đẩy đưa. Chỉ biết rằng tất cả những điều ấy đều được anh nói đến trong một câu thơ đầy chua xót:

Bảo rằng phía trước là son Tôi đi đến cuối đường mòn lại không

(Đường đi)

Dù có ở thời ngày xưa hay ngày nay đi chăng nữa thì người nông dân vẫn là những người phải hai sương một nắng, vẫn là những người chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi. Và trong thơ Đồng Đức Bốn những điều đó cũng không có nhiều thay đổi, anh đồng cảm với những con người lao khổ, hiểu cuộc sống của họ nên anh xót xa, cay đắng.

Đồng Đức Bốn có khá nhiều bài thơ viết về cuộc sống nhà quê nhưng dường như anh không tô đậm vào một hoạt động nào khác ngoài những tất bật lo miếng cơm manh áo. Chính bản thân anh chàng đa tình và ham đi nhất trong thơ anh có lúc cũng đã phải thốt lên cay đắng về một cuộc sống bần hàn và lam lũ:

Tôi vừa lo được miếng cơm Thì mất tí lửa tí rơm gầy lò Tôi vừa vượt bão mưa to Chân đã phải lội đi mò sông sâu

(Đời tôi)

Tìm đọc trong thơ Đồng Đức Bốn ta thấy không hề có một lễ hội nào được diễn ra mà thay vào đó là những hoạt động âm thầm, lặng lẽ của người nhà quê để chống chọi lại thiên tai, nhẫn nhịn để mà sống như hình ảnh cây xương rồng vẫn nở hoa trên cát bỏng. Nhưng bao giờ cũng thế tình

yêu trai gái vẫn nẩy nở trong gian khó như con sóng ngầm để tạo nên một sức sống bất diệt. Nếu như những cuộc hẹn hò của trai quê, gái quê trong thơ Nguyễn Bính đều nương vào những lễ hội, của những hoạt động thanh nhã làm nền cho các cuộc giao duyên (chở đò, qua nhà, xem hát…) thì trong thơ Đồng Đức Bốn để đến với tình yêu họ phải bước qua gai, vượt lên cái nghèo khó, dưới mảnh trăng gầy và bất chấp bão giông trên đầu: Trong những khó khăn về vật chất ấy những cuộc hẹn hò, giao duyên của trai gái vẫn được diễn ra: Vẫn còn trong nắng thập thò / Tôi và em xuống con đò ban mai; Tôi và em đứng đây / Tựa bão để mà sống; Đừng buông

giọt mắt xuống sông / Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm… Tuy không có

những lễ hội để có được cái thư thái như bao làng quê khác nhưng họ vẫn tạo ra một không gian cho riêng mình bằng cách vượt lên chính mình để sống và để yêu.

Những tình cảm trìu mến của chàng trai được gửi gắm vào các ví von mang màu sắc mỹ lệ hoá:

Chạy mưa không chạy qua rào Sao áo em bị gai cào rách lưng

………. Tia chớp như sợi chỉ mềm Anh ngồi khâu áo trả đền cho em

(Chạy mưa không chạy qua rào)

Và thậm chí đó còn là những nhớ mong âm thầm và tê tái:

Không em từ bấy đến giờ Bàn tay cứ héo như cờ chịu tang

(Sông Thương ngày không em)

Ta còn thấy cái gai góc đến lì lợm để khẳng định cái “thế” nhà quê không hề kém cạnh của mình:

Cho dù đấy có là sao Thì đây vẫn cứ gai rào ngõ quê

(Gai rào ngõ quê)

Ngoài ra, ta còn thấy những thất vọng ê chề trong chuyện tình cảm nhưng người trong cuộc vẫn lạc quan bằng cách tự an ủi cho riêng mình:

Xui mãi gái chẳng bỏ chồng Đành về ăn vạ cánh đồng trăng sao

(Nhớ người)

Đời quê trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên với hai phương diện cơ bản là những lam lũ, vất vả để mưu sinh và đam mê, khát khao trong những cuộc hẹn hò giao duyên thầm kín. Hai phương diện này là một sự mâu thuẫn thống nhất bởi tình yêu, đam mê cũng là một cách tự tồn, tự trấn an và lấy lại niềm tin cuộc sống cho riêng mình. Duy có điều những thiếu thốn về vật chất, những bấp bênh trong cuộc sống đã tạo cho người đọc những mối tình đầy mong manh, và tội nghiệp. Chàng trai quê, cô gái quê tuy có ngông ngạo, kiêu kì hay lì lợm, gai góc… thì gợi cho người ta sự tái tê, chua xót.

3.2.2 Những con người nơi thôn quê

Người quê trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên với nhiều lứa tuổi và mang những tính chất khác nhau nhưng tập trung vào ba nhân vật quan trọng là: Mẹ (Người vất vả và lam lũ, người giữ hồn vía cho quê nhà), em (tình yêu và khát vọng sống cho chủ thể) và cuối cùng là những người dân quê khác (những mảnh đời vụn).

Hình ảnh mẹ được tác giả xây dựng bằng hai nét đối lập cơ bản là người mẹ thực (tội nghiệp và thảm thương) nhưng từ sự nhẫn nhịn và chịu đựng ấy đã lắng kết để tạo nên người mẹ hiển linh với những ánh hào quang phát ra từ giá trị con người. Nhưng trước hết sự chịu đựng và hi sinh ấy rất đáng thương tâm. Mẹ như cá thể yếu ớt và hứng chịu gian khó nhất của một thế giới người nhà quê:

Nhà quê chân lấm tay bùn Mẹ đi cấy lúa rét run thân già

(Nhà quê)

Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì

(Trở về với mẹ ta thôi) Những tưởng sau bao nhiêu gian khó ấy mẹ sẽ quỵ ngã nhưng từ trong cái cùng tắc biến, mẹ nhẫn nhịn nuốt nước mắt vào trong để làm ra nụ cười

Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương

………. Mẹ ra bới gió chân cầu Tìm câu hát cũ từ lâu dập vùi

(Trở về với mẹ ta thôi) Hình ảnh “em” chốn nhà quê trong thơ Đồng Đức Bốn không có được một cuộc sống bình yên như các nàng thôn nữ trong thơ Nguyễn Bính: Em

là con gái trong khung cửi; Hoa chanh nở giữa vườn chanh… Cô gái trong

thơ Đồng Đức Bốn tuy đã có lúc là cô gái đồng trinh (Em là con gái đồng

trinh – Vu vơ II) kiêu sa và lẳng lơ khoe dáng vóc như cây trúc xinh mọc

sân đình nhưng đó chỉ là thời điểm diễn ra trong chốc lát:

Nhà quê có cái giếng đình Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ

(Nhà quê)

Ngay từ cái dáng vẻ “một mình lẳng lơ” đã gợi sự tự tin, kiêu sa thì ít mà lo lắng hay là một sự tự trấn an bằng vẻ gan góc thì nhiều. Thời hoàng kim với những “tóc đuôi gà”, “dáng em thánh thót qua làng” không được lâu bởi phải nhường chỗ cho những biến thể khác nhau của số phận long đong, ê chề, lỡ dở. Âm thầm và tê tái, người con gái muộn chồng chỉ biết

chờ đợi: Mượn màu hoa để ngóng trông người về. Thậm chí còn bị giam cầm bởi sự cô đơn:

Em nhìn đò dọc như bức tranh hoang Em nhìn đò ngang như câu thơ cổ Em đợi tôi mà cửa xuân để ngỏ Em chờ tôi mà gió chẳng dám vào

(Dưới mặt trời có bão)

Nhưng gây ấn tượng nhất chính là “em” của những hoàn cảnh ngang trái: “em” một con, “em” đã có chồng, “em” ở với chồng… Bởi thế nên đối diện với những em đấy là một “anh” cũng táo tợn, gai góc.

Em là gái có một con thì tôi táo tợn tự nhận là mình cũng si mê em đến mòn mỏi (mòn mắt):

Đúng là gái có một con Để tôi ngơ ngẩn trông mòn mắt ra

(Gái một con trông mòn con mắt)

Em từng trải thì tôi cũng nhàu, cũng bụi để nhận ra cái phần thiêng liêng nhất vẫn gìn giữ cho nhau:

Lên núi núi vẫn còn cao

Xuống khe khe vẫn ngọt ngào nước thơm

(Em như cơn bão trước giờ khoả thân)

Cũng như “mẹ”, em cũng phải hứng chịu những nỗi vất vả của nhà quê lam lũ. Nhưng nếu như “mẹ” thiên về những nỗi khổ về vật chất thì “em” lại vướng vào những hệ luỵ của tâm hồn. Sự cô đơn vì muộn màng tình duyên hay việc không tìm được hạnh phúc trong hôn nhân đã tạo ra một vẻ trơ lì, gai góc của các cô gái quê. Trong ca dao không ít những cuộc đời và số phận éo le của người con gái:

Em như cây quế giữa rừng Hương thơ ai biết ngát lừng ai hay

Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vài tay ai

(Ca dao)

Sau những chân dung lớn đó là mẹ và em thì những người dân quê còn lại chỉ còn là những mảnh đời đơn lẻ. Họ tuy cũng chịu cảnh lam lũ, vất vả nhưng lại ở vào những hoàn cảnh và diện mạo khác nhau, đó là những trai làng - lực lượng lao động chính của một làng và cũng bản thân họ là những người đem đến những cái lạ cho nhà quê:

Nhà quê có mấy trai tơ Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi

(Nhà quê)

Cánh trẻ là vậy còn những lão thợ cày đã không còn đủ ruộng đất để quanh năm cày cấy mà quay ra rượu chè, triết lí suông để rồi lại trút những sự quẫn bách ấy lên đầu nhau:

Ngả nghiêng mấy lão thợ cày Rượu say vác cả cối chày nện nhau

(Chờ đợi tháng ba)

Nhưng ở một góc nhìn khác người đọc lại bắt gặp hình ảnh một người dân quê nhẫn nại, kiên trì đan lát những thứ hàng rẻ tiền:

Lanh canh, lạch cạch ngoài hiên Bố tôi đan chiếc trăng lên làm sàng

Có bao nhiêu những mơ màng Bố tôi trút hết vào hàng nan thưa

(Bố tôi)

Cuối cùng phải kể đến một nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong những bài thơ viết về nhà quê của Đồng Đức Bốn đó là người ăn mày. Tuy nhiên ở vào từng trường hợp sự xuất hiện này lại mang những tính chất khác nhau. Đó là bác sẩm mù như một sự day dứt tâm can với tiếng đàn ca:

Nhìn ra lại bác sẩm mù ăn xin

(Cơn mưa dừng ở Sóc Sơn)

Là bà lão ăn xin mon men đến quanh những hàng quán gợi nhớ đến cái thảm thương của kiếp người sau những thăng hoa của giả tạo của men say:

Ngậm ngùi thịt chó bánh đa Chiều nay lại thấy bà già ăn xin

(ở quán thịt chó về chiều) Nhưng có lẽ sự xuất hiện của kẻ “ăn mày cửa phật” là hình ảnh có tầm triết lí cao nhất, nó như một biểu tượng của người nhà quê khi phải tha hương, như không định liệu được số phận của bản thân mình:

Ăn mày thì phải lang thang

Quần manh áo mảnh rộn ràng khắp nơi Chân đạp đất đầu đội trời

ở đâu không có con người thì đi

(Vào chùa)

Cuộc sống đã lam lũ vất vả là thế, lại phải chịu thiên tai nên nhiều người nơi làng quê phải bỏ làng mà đi ăn xin, xưa nay điều này cũng không quá xa lạ:

Ăn mày là ai ăn mày là ta Đói cơm rách áo mới ra ăn mày

(Ca dao) Hay:

Chó đâu chó sủa chỗ không Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày

(Ca dao)

Khảo sát hệ thống đề tài trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy đề tài trong thơ Đồng Đức Bốn rất đa dạng, phong phú nhưng thành công nhất, ấn tượng nhất vẫn là đề tài nhà quê. Đề tài nhà quê được nhìn từ

góc nhìn của kẻ xa quê nên tình quê hương càng tha thiết và thấm thía. Khác với nhiều nhà thơ xa quê, quê với Đồng Đức Bốn là quê hương bao hàm hai ý nghĩa: Nơi nhà thơ sinh ra và cũng chính là cội nguồn để nhà thơ tìm lại mình.

Quê trong thơ của Đồng Đức Bốn có ba mảng màu và hai sợi chỉ đỏ sâu chuỗi tạo nên bức tranh liên hoàn: Đó là cảnh quê, đời quê, người quê với hai nét đặc trưng gắn kết: Lam lũ khốn khó và nhẫn nhịn kiên gan. Quê trong thơ Đồng Đức Bốn là một thế giới muôn màu, mỗi đề tài là một tiểu thế giới cũng đa dạng nhưng đều tập trung vào những điểm nhấn ấy. Cảnh quê trong thơ anh là những mái tranh không bình thường: Nhà tranh đã là hiện thân của cái nghèo, mái gianh trong thơ Bốn lại “dột tứ tung” để chủ nhân thưởng thức “sao rơi”. Vườn trong thơ Bốn ít xuất hiện nhưng đều mang dáng vẻ cằn cỗi, không đủ màu mỡ nuôi những dây tơ hồng vốn hoang dã. Cây cỏ nhà quê cũng mang đậm vẻ tàn úa, muộn màng, trì trệ với “cải ngồng”, lúa “nghẹn đòng”. Bên những loài cây cối mang dáng vẻ tàn úa héo hon là những loài cây bất tử, thích ứng với mọi môi trường nghiệt ngã như bóng dáng con người nhẫn nhịn kiên gan: “hoa dong riềng”, “cây bồ kết”, “cây xương rồng”.

Thế giới động vật cũng được sắp đặt vào hai điểm nhấn nên có hai nhóm: Nhóm động vật gắn kết hay dự báo những thảm hoạ, những điềm gở: lũ kiến “Thổi kèn đám ma” dự báo lụt lội; Chuồn chuồn gắn với lời ru ngọt nhưng chết người (Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi). Bên cạnh đó là những loài vật mang lại niềm vui, an ủi con người trụ vững ở làng quê: chim ngói, hoạ mi, chích choè đi thả những “bùa mê” cho đời. Trung tâm cảnh quê trong thơ Đồng Đức Bốn là hình tượng ruộng đồng; cái mô típ gắn với công việc sản xuất nặng nhọc, lam lũ của người nhà quê. Các thi sĩ lãng mạn chuyên chú vào mô típ “vườn”; Thiên về chức năng văn hoá gắn với thế giới của cái tôi buồn cô đơn: Vườn tình Xuân Diệu, vườn trinh Hàn

Mặc Tử, vườn mộng Nguyễn Bính. Đồng Đức Bốn lại chuyên chú vào mô típ “ruộng” với cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt của một lão nông: Hình tượng ruộng đa dạng đủ toát lên cái nghèo, cái mất mát: Ruộng lúa đương thì đã “nghẹn đòng”; Ruộng lúa vào độ chín lại bị nước lũ nhấn chìm cướp

Một phần của tài liệu Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn (Trên 3 bình diện thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)