4et4456y
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Lục bát là một thể thơ truyền thống, một thể loại thi ca đặc thù của văn học Việt Nam, mang trong nó hồn phách của dân tộc Việt Nam. Thậm chí có người còn cho rằng: “Nếu Đường thi là báu vật của Trung Quốc thì Lục Bát là báu vật của Việt Nam” (Hoàng Trung Hiếu) và nói như nhà nghiên cứu phê bình Chu Văn Sơn: “Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre. Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen. Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài. Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát” (Sức sống mãnh liệt của lục bát). Thể thơ được đa số người cho là “quốc thi” này mang trong nó bao quốc hồn, quốc túy. Đây là thể loại có khả năng to lớn trong việc diễn tả những cung bậc, trạng thái cảm xúc của con người. Nhịp của lục bát dường như khớp với nhịp của trái tim con người đất Việt, khớp với nhịp suy tư, nhịp cảm xúc của con người đất Việt. Ở đâu có buồn vui, ở đó có lục bát. Ở đâu có nam thanh, nữ tú, ở đó có lục bát. Cho nên, tâm hồn Việt Nam đến với lục bát như một lẽ tự nhiên. Thơ lục bát gần gũi với tâm hồn Việt cũng như vậy: lục bát ở bến nước, gốc đa; lục bát ở ruộng cày, ở cuối thác, đầu ghềnh, đỉnh dốc; lục bát ở trên cành sen hay trên nụ tầm xuân xanh biếc… Lục bát là máu chảy trong huyết quản để nuôi sống tâm hồn người Việt bao thế hệ. Do vậy, trong suốt quá trình phát triển của nền văn học dân tộc, thể thơ này luôn được đề cao và đã có rất nhiều thành công, những kết tinh. Sự dung dị, mềm mại và khả năng dung nạp được cùng lúc nhiều nội dung đa dạng của đời sống và tâm tư đã khiến cho thể thơ này có sức sống trường tồn. Lục bát 1 quyện vào hồn người từ những điệu hát ru à ơi bên cánh võng đến những câu ca dao ngọt lịm hương đồng trong những đêm sông nước đồng quê như: “ Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” Hay những câu ca dao đầy ắp nhớ mong, khắc khoải: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm” Thơ lục bát không chỉ kết tinh trong ca dao mà còn được sử dụng khá nhiều trong văn học trung đại. Những dòng sông lục bát đã chảy xuyên qua tâm thức nhiều thế hệ Việt Nam, bồi đắp phù sa cho bao tâm hồn Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Hoa tiên ký, Phạm Công – Cúc Hoa… Đến Thơ mới, các nhà thơ tìm đến lục bát như một sự hòa điệu. Trong làn mưa Âu gió Mĩ, họ đã bắt nhịp nhanh với lục bát, nâng cao lên theo thi pháp hiện đại với những tên tuổi như Nguyễn Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu,…Trải qua thời kì kháng chiến trường kì gian khổ (gắn với cây lục bát Tố Hữu), đến hôm nay, các nhà thơ vẫn không ngừng ca lên những bài lục bát ngọt ngào, sâu lắng nhưng mang đậm hơi thở của cuộc sống hiện đại với những tên tuổi nổi bật như Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Đồng Đức Bốn, Nói như TS Chu Văn Sơn thì : “Thơ lục bát qua một thế kỷ về sau càng hiện đại so với hồi đầu. Chứng tỏ thơ lục bát vẫn trường tồn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Lục bát là tài sản thiêng liêng của nền văn hoá Việt. Chừng nào thế giới còn chưa thấu hiểu vẻ đẹp của lục bát. Chừng ấy họ chưa hiểu vẻ đẹp của thơ Việt Nam. Và chừng nào ta còn chưa làm cho thế giới tiếp nhận được vẻ đẹp của lục bát. Chừng ấy nền thơ Việt vẫn còn chưa thực sự làm tròn sứ mạng của mình”… Thơ lục bát là nơi hội tụ tinh hoa của thơ ca Việt. Nhưng trong xu hướng dân chủ hóa và cách tân mạnh mẽ của văn học đương đại, liệu thể thơ 2 lục bát còn được nâng niu, trân trọng hay không? Liệu dòng chảy bạt ngàn vô tận của lục bát có cập bến tâm hồn người Việt hôm nay hay không? 2. Đồng Đức Bốn là một trong những nhà thơ lục bát tiêu biểu của văn học đương đại trong vài thập niên gần đây. Ông “đại náo” ( Dư Thị Hoàn) làng văn Việt Nam bằng thanh gươm lục bát của riêng mình và dành được một vị trí mà nhiều người ao ước. Ông được coi là “vị cứu tinh của thơ lục bát” ( Nguyễn Huy Thiệp), là người “xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn đã trở thành ông vua trẻ của thể loại này” (Phạm Tiến Duật). Ông sáng tác thơ lục bát với số lượng lớn và có nhiều bài thơ xuất sắc, được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và nhiều người thuộc lòng. Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn có nét độc đáo riêng, khó lẫn về nội dung cảm xúc và hình thức biểu đạt. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về thơ lục bát của ông. Mặt khác, đánh giá về thơ lục bát Đồng Đức Bốn vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nghiên cứu về thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, do vậy, là một việc làm cần thiết - để người đọc có được cái nhìn rõ hơn và toàn diện hơn về thơ lục bát của tác giả này. 3. Chọn đề tài “Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn” còn xuất phát từ niềm yêu thích thơ lục bát nói chung và thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nói riêng của người viết. Mong muốn của chúng tôi là muốn tìm hiểu, lí giải, cắt nghĩa cái hay cái đẹp của lục bát Đồng Đức Bốn; qua đó góp phần giới thiệu một hồn thơ lục bát tiêu biểu của nền thơ ca đương đại với bạn đọc. II. Lịch sử vấn đề 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ lục bát Được mệnh danh là “mẹ của thi ca”, từ lâu, thể thơ lục bát đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Các tác giả Dương Quảng Hàm, Hoa Bằng, Đặng Việt Thanh, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Lân, Nguyễn Hồng Phong,… nghiên cứu đến vấn đề nguồn gốc và bài thơ lục bát cổ nhất. Các 3 tác giả Lê Bá Hán, Mã Giang Lân, Lục Nam, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Phan Diễm Phương, Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thúy, Trần Khánh Thành,… lại quan tâm hơn đến khía cạnh vần, nhịp, tiết tấu, âm hưởng, kết cấu và giọng điệu của thơ lục bát. Đi sâu vào góc độ ngôn ngữ, khả năng thể loại và bản chất thể loại là các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (1985), Nguyễn Phan Cảnh (1987), Mai Ngọc Chừ (1991), Hữu Đạt (1998), Nguyễn Thái Hòa (1999), Hồ Hải (2008),…Vấn đề sự phát triển hoặc những phát hiện về mối quan hệ với văn học dân gian, về sự tác động ảnh hưởng của thơ lục bát ca dao, lục bát cổ điển đối với thơ và thơ lục bát hiện đại,… đã được các tác giả như Nguyễn Xuân Kính, Trần Đức Các, Xuân Diệu, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn, Lê Quang Hưng nhắc đến trong các bài nghiên cứu của mình. Như vậy, nghiên cứu về thơ lục bát là quá trình nghiên cứu không chỉ có độ rộng mà còn có độ sâu. Có thể nói, thơ lục bát chưa và không bao giờ ngừng trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Đồng Đức Bốn Đồng Đức Bốn thực sự nổi bật trên thi đàn trong vài thập niên gần đây. Cho đến nay, chưa có một cuốn sách giáo khoa nào đề cập đến tác giả Đồng Đức Bốn. Tuy nhiên, tác giả này cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và bạn đọc xa gần. Khen có, chê có! Nhưng mặc những ý kiến khen chê, thơ Đồng Đức Bốn vẫn nổi lên như một “ hiện tượng” đặc biệt. Thơ Đồng Đức Bốn xuất hiện trong những công trình nghiên cứu quy mô và khá bài bản cho đến những bài viết nhỏ in trên báo viết, báo mạng. Nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn, ca ngợi thơ ông có thể kể đến các tác giả như: Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Tiến Duật, Băng Sơn, Nguyễn Văn Quân, Lê Quang Trang, Vĩnh Quang Lê, Nguyễn Văn Quân,… Trong các bài viết hay các công trình nghiên cứu, các tác giả đều hướng đến việc khẳng định những đóng góp của Đồng Đức Bốn 4 vào kho tàng thơ ca đương đại trên các phương diện như ngôn ngữ, giọng điệu,… Gần đây, có một số luận văn về thơ Đồng Đức Bốn như : “Thơ Đồng Đức Bốn” (Nguyễn Thị Hạ - năm 2006), “Giọng điệu thơ Đồng Đức Bốn” (Bùi Việt Phương – năm 2007), “ Xu hướng tìm về thi pháp thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam đương đại - Khảo sát qua ba trường hợp Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ” (Lê Thị Hoài – năm 2007), “Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại – qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn” ( Phạm Mai Phong - năm 2008), “ Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại – qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ” (Nguyễn Văn Đồng – năm 2008), “ Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính và Đồng Đức Bốn dưới góc nhìn so sánh” (Lại Thị Thu Thủy – năm 2011),… Đặc biệt, để thể hiện sự trân trọng với những đóng góp của Đồng Đức Bốn cho văn học đương đại, ngày 15/5/2011, Hội Nhà văn Việt Nam, Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng đã tổ chức cuộc hội thảo khá lớn về thơ Đồng Đức Bốn và thơ Mai Văn Phấn với sự tham gia của khoảng 400 nhà thơ, nhà văn, nhà lí luận phê bình văn học. Có tới mấy trăm bài tham luận từ Trung ương đến các địa phương , từ nhà thơ lớn của Hội nhà văn đến các đơn vị ngoài văn chương, của các bạn thơ, khách thơ,… Tất cả những bài tham luận đều dành những lời đánh giá, ghi nhận, biểu dương những sáng tạo, những đóng góp của cả hai tác giả cho nền thơ Việt Nam đương đại. Như vậy, thơ lục bát Đồng Đức Bốn thực sự nhận được khá nhiều sự quan tâm của độc giả. Với người nghệ sĩ, còn điều gì vui hơn điều đó? 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn 5 Các công trình nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn nói chung đều có ít nhiều nói đến thơ lục bát của ông. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nhắc đến thơ lục bát như một đóng góp nổi bật chứ chưa thực sự đi nghiên cứu sâu và hệ thống. Xét riêng về thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, cũng có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và triển khai đề tài này thành những chuyên luận. Mở đầu là bài viết: “Đồng Đức Bốn – vị cứu tinh của thơ lục bát” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết này, Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra “một cái gì khác người, hiếm và lạ”[1- I,238] trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn và khiến Đồng Đức Bốn trở thành “ một hiện tượng thơ đặc biệt – có lẽ anh là người làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở nước ta, kể từ khi Nguyễn Bính – một nhà thơ chân quê đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời”[1-I,239]. Theo Nguyễn Huy Thiệp, cái hay của thơ Đồng Đức Bốn là ở chỗ “Thơ Đồng Đức Bốn khá giàu tình cảm… giàu nhịp điệu và giàu nội lực”. “ Đồng Đức Bốn là một nhà thơ khai sáng và sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát”, đồng thời “Anh thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các giá trị truyền thống”[1-I,546]. Chính vì thế cho nên: “ Thơ lục bát hiện đại của Đồng Đức Bốn chính là hơi thở, là hồn vía trong cuộc sống hôm nay được quản thúc trong niêm luật cổ truyền lục bát”[1-I,546]. Trong một bài viết khác, Nguyễn Huy Thiệp lại dành cho người bạn thơ của mình những dòng nồng nhiệt : “Đồng Đức Bốn xuất hiện trong làng thơ Việt Nam khoảng mười năm nay. Viết chừng 500 bài thơ, trong đó có tới 90 bài thơ được khách sành văn chương xếp vào loại “Cực hay, tài tử vô địch!””[1 -I,654] Cho đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã có khá nhiều bài viết về Đồng Đức Bốn và thơ Đồng Đức Bốn. Ông còn có cả truyện ngắn Đưa sáo sang sông, lấy thơ Đồng Đức Bốn làm khung cảnh, làm vĩ thanh cho thơ Đồng Đức Bốn. 6 Có thể nói, chưa ai đánh giá cao Đồng Đức Bốn như Nguyễn Huy Thiệp. Những nhận xét, đánh giá của Nguyễn Huy Thiệp trên đây có phần hơi cực đoan nhưng nó đã chứng tỏ sức hấp dẫn của thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong dòng chảy thơ đương đại nói chung và trong dòng chảy thơ lục bát đương đại nói riêng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong công trình “Đồng Đức Bốn –phiêu du vào lục bát” có cái nhìn tỉnh táo hơn. Sau khi chỉ ra cái khó trong việc làm thơ lục bát: “ là một thể loại ai cũng quen mặt, ai cũng thuộc tên, nếu không có cái mới, lập tức kẻ làm thơ sẽ bị đuổi khỏi chiếu”, tác giả khẳng định chắc nịch “ Đồng Đức Bốn đã trụ lại được” [1-I,646]. Tác giả viết “ Tôi nghĩ, sức hấp dẫn đầu tiên của thơ Đồng Đức Bốn nói chung và thơ lục bát nói riêng là sự quyết liệt và táo tợn, có khi bỗ bã trong giọng điệu” [1- I,648]. “Cái mới ở Đồng Đức Bốn là ở chất giọng: nó không mềm, ướt mà xù xì, gai góc, có khi thô nháp” [1-I,656]. “ Một điểm mới nữa trong lục bát của Đồng Đức Bốn là ở chỗ : “Những câu chữ nhiều khi tưởng như vu vơ ấy được nối lại trong một cảm xúc đột hứng, táo bạo, đem đến những hiệu quả thật bất ngờ” [1- I, 657]. Sau khi phiêu du vào lục bát Đồng Đức Bốn, hút lấy cái hồn cốt thơ ông, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về Đồng Đức Bốn và thơ lục bát của ông, thể hiện rõ nhất ở giọng điệu. Đỗ Minh Tuấn – nhà thơ, nhà phê bình văn học đã đánh giá rất cao thơ lục bát của Đồng Đức Bốn trong bài viết : “ Đồng Đức Bốn – kẻ mượn bút của trời”. Ông cho rằng : “Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát truyền thống một niềm tự tin đáng kể… Những câu lục bát của Đồng Đức Bốn điêu luyện vừa hồn nhiên, vừa bình dị tuôn chảy ra như những trải nghiệm của kẻ du ca, vừa gần gũi, tài hoa như con đồng buột miêng nói thay lời kẻ khác”. Trong bài “ Trời đưa anh đến cõi thơ”, tác giả đã một lần nữa 7 khẳng định : “ Lục bát với Bốn là một cái gì cao hơn mọi công cụ, một người bạn, một chiến binh. Bốn coi lục bát là thứ lộc trời cao sang, là ngai vàng một cõi, là bản thể văn hóa, là lưỡi gươm chinh phạt, là máu thịt gia đình và công đức mẹ cha”. Từ lời nhận định trên đây, có thể thấy rằng, nói đến thơ Đồng Đức Bốn là phải nói đến thơ lục bát của ông bởi hồn thơ Đồng Đức Bốn chính là hồn thơ lục bát đã hóa thân thành vần, thành điệu. Những nhận xét của tác giả Đỗ Minh Tuấn cho chúng ta hình dung rõ hơn về đặc điểm thơ lục bát Đồng Đức Bốn và về giá trị của chúng trong văn học đương đại. Tác giả Nguyễn Thị Anh Thư trong bài viết “Đọc thơ lục bát của Đồng Đức Bốn” đã nhận xét : “Từng cặp câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn rất chắc khỏe, đa phần từ ngữ được chắt lọc một cách tinh tế với một kiểu logic suy tư (cách liên tưởng) lạ thường đem lại cho người đọc sự bất ngờ, ngỡ ngàng về ý tứ, về ngôn từ, hình ảnh” [1-I,674]. Thêm vào hành trang cho chuyến du hành vào cõi thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, tác giả Nguyễn Thị Anh Thư viết : “Đọc thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, ta như thấy mình đang vén lên một bức rèm bí ẩn, mở ra một miền ca dao hoàn toàn mới kì thú, vừa lạ đấy, vừa quen đấy. Và cũng vẫn con đò ấy, dòng sông ấy, con cò ấy từ ngàn đời rồi nay bỗng hiện ra một cách sống động như có hồn, có xương thịt và có số phận, tính cách” [1-I,674]. Trong bài viết, tác giả cố gắng chỉ ra cái hồn ca dao, chất ca dao vừa lạ vừa quen trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, từ đó đi đến khẳng định cái hay của thơ lục bát của ông. Với giọng điệu tự nhiên pha chút ngang tàng nhưng cũng không kém phần trịnh trọng, trong bài “Đóng gạch nơi nao”, con chim đại bàng của núi rừng Trường Sơn Phạm Tiến Duật đã khẳng định : “…một mình Đồng Đức Bốn tự làm một cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn, Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”[1- 8 I,695]. Cách nói này của Phạm Tiến Duật đã khẳng định được tài năng của Đồng Đức Bốn và những đóng góp của thơ ông. Tác giả Băng Sơn trong bài “ Đồng Đức Bốn thi sĩ đồng quê” cũng nhận ra: “Đồng Đức Bốn là một nhà thơ kiệt xuất trong lục bát… Anh tung hoành vào lục bát như rong chơi, như tình cờ, như bất chợt rút câu thơ 6 – 8 ra từ trong túi áo, những câu thơ mơ ngủ được đánh thức cho bật lên sự sống động, mà anh chẳng tốn bao nhiêu công sức, chẳng cần gọt giũa, chẳng cần cầu kì kĩ thuật”[1-I,728-729]. Tác giả Đinh Quang Tốn trong bài viết “ Những bài thơ cuối cùng của Đồng Đức Bốn” [55] đã trân trọng khẳng định: “ Đến nay, nhắc đến Đồng Đức Bốn, ai cũng biết đấy là một hồn thơ lục bát. Phải thừa nhận rằng: thơ lục bát của Đồng Đức Bốn có một vị trí riêng trong thơ Việt Nam hai thập kỷ nay”. Cuối bài viết, tác giả đã dành cho Đồng Đức Bốn một vị trí xứng đáng : “Nếu chọn lấy 100 thi nhân, hoặc chọn 100 bài thơ hay của thế kỷ XX; riêng tôi, tôi đều bỏ phiếu cho Đồng Đức Bốn”. Trong bài “ Đồng Đức Bốn, một thời đại náo làng văn”, tác giả Lưu Quang Phổ đã gọi Đồng Đức Bốn là “tác giả của những vần thơ lục bát kì lạ, đọc lên nghe rợn người [38]. Dưới cái nhìn của Lưu Quang Phổ, Đồng Đức Bốn đã làm “náo động” cả nền thơ Việt Nam. Con người có sức mạnh làm rung chuyển cả nền thơ Việt vốn đang rất náo nhiệt ấy hẳn phải là người có năng lực đặc biệt nào chăng? Ở một chỗ khác, nhà văn Tạ Quang Lập cũng viết : “ Với việc tạo ra dòng thơ lục bát cho riêng mình, Đồng Đức Bốn đã đóng đinh tên tuổi mình vào lịch sử thơ Việt”. Ngoài ra, thơ lục bát Đồng Đức Bốn còn trở thành đối tượng trong một số bài viết khác như: “Lục bát tình của Đồng Đức Bốn” (Vĩnh Quang Lê ), 9 [...]... trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn Chương III – Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn 15 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I - THƠ LỤC BÁT CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN TRONG DÒNG LỤC BÁT HIỆN ĐẠI 1 Giới thuyết về thơ lục bát Lục bát là niềm kiêu hãnh của nền thơ ca Việt Nam Lục bát là nơi gửi gắm, nương náu sâu nhất, đậm nhất những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam Cùng với bước vận động và phát triển của văn. .. Phương pháp so sánh văn học - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học V Đóng góp của luận văn Tập trung nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn, luận văn nhằm: - Tìm hiểu những đặc điểm riêng của thơ lục bát Đồng Đức Bốn (về mặt nội dung biểu hiện và hình thức biểu đạt) trong dòng chảy của thơ lục bát hiện đại - Chỉ ra những điểm kế thừa và những cách tân, sáng tạo của nhà thơ Đồng Đức Bốn, đồng thời đánh giá... nghiên cứu đối với thơ lục bát Đồng Đức Bốn đã chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của thơ ông và gián tiếp khẳng định vị trí khó thay thế của gương mặt thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong dòng chảy bộn bề của vườn thơ lục bát hiện đại nói riêng, của văn chương đương đại nói chung Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn không chỉ được nghiên cứu trên mặt tổng thể - tức là trên mặt bằng rộng với hàng trăm bài lục bát của ông mà... Luận văn tập trung tìm hiểu những đặc điểm của thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên các phương diện nội dung cảm hứng và những hình thức biểu hiện Đồng thời, luận văn đi đến khám phá những cái riêng của thơ lục bát Đồng 13 Đức Bốn, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về thơ lục bát của ông Từ đó thấy được sự kế thừa và sáng tạo của Đồng Đức Bốn trong việc sử dụng một thể thơ truyền thống trong hành trình thơ. .. là thứ ngôn ngữ được gọt giũa và sử dụng nhiều trong ca dao… Những bài thơ lục bát mà họ sáng tác như những lời nói bộc phát từ sự ngẫu hứng trong cuộc sống hàng ngày” [37,12] Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn tiếp tục được nghiên cứu trong luận văn “ Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại” (qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ) (năm 2008) của tác giả Nguyễn Văn Đồng Trong luận văn này, sau... những nghiên cứu về thơ lục bát Đồng Đức Bốn mới phần nào chú ý đến một vài phương diện nào đó của thơ lục bát Đồng Đức Bốn như: nội dung cảm hứng, cảm xúc chủ đạo, hình tượng nghệ thuật, chất đồng quê, ngôn ngữ, chất ca dao,… mà vẫn chưa có cái nhìn toàn diện về thơ lục bát – một thứ “lộc trời”, một “đặc sản” của ông Tuy nhiên, không phải mọi ý kiến đánh giá về thơ lục bát Đồng Đức Bốn đều thống nhất... bố thì cho rằng: thơ Đồng Đức Bốn “chỉ óng ánh trang kim, nhưng nhẹ tếch chẳng có gì Gạt cái vỏ mạ vàng ra, bên trong chỉ luễnh loãng một chút sương khói”[14] Cho nên, đặt vấn đề Thơ lục bát Đồng Đức Bốn – tức là xem xét toàn diện cái hay, cái đẹp, nghiên cứu tính truyền thống và hiện đại trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, tìm hiểu những điểm riêng biệt của thơ lục bát Đồng Đức Bốn để người đọc... Văn Quân, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Hương, Phạm Khải, … Gần đây, thơ lục bát của nhà thơ Đồng Đức Bốn đã được triển khai nghiên cứu trong các khóa luận tốt nghiệp hay các luận văn Thạc sĩ Tiêu biểu trong số đó là luận văn : “Xu hướng tìm về thi pháp thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam đương đại - Khảo sát qua ba trường hợp Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ” của Lê Thị Hoài (năm 2007) Trong luận văn. .. riêng, một giai tấu ngôn ngữ riêng – vừa dân gian vừa hiện đại Tuy nhiên, riêng về thơ lục bát Đồng Đức Bốn, người nghiên cứu vẫn chưa làm nổi bật được những cái riêng cũng như vị trí của tác giả này trong dòng chảy của thơ lục bát đương đại 12 Nhìn chung, càng ngày, thơ lục bát Đồng Đức Bốn càng nhận được sự quan tâm của độc giả Các nghiên cứu về thơ lục bát của Đồng Đức Bốn ngày càng phong phú nhưng... khẳng định : “Có thể nói, đến Đồng Đức bốn, thơ lục bát một lần nữa khẳng định được vị trí và sức sống lâu bền của mình” [37,3] Ở một chỗ khác, tác giả nhận ra : “ Lục bát Đồng Đức Bốn ngoài sự bình dị, mượt mà còn gợi ra sự gai góc, sắc nhọn của những chìm nổi đời người” [37,21] Về ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn, tác giả viết : “Trước hết, ngôn ngữ lục bát (của họ) là ngôn ngữ rất gần gũi lời ăn tiếng . của thơ Đồng Đức Bốn là ở chỗ Thơ Đồng Đức Bốn khá giàu tình cảm… giàu nhịp điệu và giàu nội lực”. “ Đồng Đức Bốn là một nhà thơ khai sáng và sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát , đồng. – qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn ( Phạm Mai Phong - năm 2008), “ Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại – qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ” (Nguyễn Văn Đồng –. rõ hơn và toàn diện hơn về thơ lục bát của tác giả này. 3. Chọn đề tài Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn còn xuất phát từ niềm yêu thích thơ lục bát nói chung và thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nói riêng