Sự tiếp nhận các thể thơ truyền thống của dân tộc trong thơ ca mang khuynh hướng yêu nước cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945, Bình luận văn học niên giám 2010, Hội nghiên cứu và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN TRIỀU
KHUYNH HƯỚNG YÊU NƯỚC – CÁCH MẠNG
TRONG THƠ CA NAM BỘ 1900-1945
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2012
Trang 22
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS Lê Tiến Dũng
2.TS Lê Ngọc Thúy
Phản biện 1:……… Phản biện 2:……… Phản biện 3:………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
án cấp cơ sở đào tạo họp tại………
vào hồi… giờ… phút….ngày…tháng…năm 2012
Phản biện độc lập1:……… Phản biện độc lập2:………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia tại
Hà Nội; thư viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh; thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Cảm hứng phương Nam trong thơ Huỳnh Văn Nghệ,
Niên giám Bình luận văn học năm 2009, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Sài Gòn
2 Vài đặc điểm về phong cách ngôn ngữ trong thơ ca
mang khuynh hướng yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn
1900 – 1945, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xã hội và nhân phát triển
bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ – Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ – Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ thực hiện, năm 2010
3 Sự tiếp nhận các thể thơ truyền thống của dân tộc trong
thơ ca mang khuynh hướng yêu nước cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945, Bình luận văn học niên giám 2010, Hội
nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, (Số chuyên đề của tạp chí Đại học Sài Gòn)
4 Tâm sự, cảm hoài về đất nước, về dân tộc trong thơ ca
mang khuynh hướng yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn
1900 – 1945, Bình luận văn học niên giám 2011, Hội nghiên cứu
và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, (Số chuyên đề của tạp chí Đại học Sài Gòn)
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thơ ca yêu nước – cách mạng được sáng tác bằng chữ quốc ngữ ở Nam
Bộ giai đoạn 1900 – 1945 là một bộ phận quan trọng cấu thành diện mạo văn học quốc ngữ Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX Văn học Nam Bộ nói chung và
thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 nói riêng tồn tại
và phát triển song song với các mảng văn học khác cùng thời Nó xứng đáng được ghi nhận như một dòng song lưu của văn học yêu nước, chống thực dân của dân tộc Nói rõ hơn, nó là một bộ phận không thể tách rời trong bức tranh
“toàn cảnh” của trào lưu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các công trình, bài viết nghiên cứu trước năm 1975: Tác giả Mộc
Khuê trong công trình Ba mươi năm văn học, Tân Việt xb., Hà Nội, 1941; Thanh Lãng, với Biểu nhất lãm văn học cận đại (1862-1945), tập 1, Nxb Tự do,
S.1958; năm 1959, nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Phan Cự Đệ
cho ra mắt độc giả tập Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (Nxb Giáo dục
Hà Nội,1959); Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX của Đặng Thai Mai (Nxb Văn học năm 1960); Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên (tập 3: Văn học Việt Nam hiện đại 1865-1945), Quốc học tùng thư, SG,
1963, 1964, 1966; Nguyễn Văn Xuân: Khi những lưu dân trở lại, Thời Mới xb., S.1968; Chim Hải Yến: Lược thảo phong trào văn chương ở Nam Kỳ (1865-
1942), Kỷ yếu Hội Khuyến học Nam Kỳ, Nhà in An Ninh SG, 1957; Phạm Việt
Tuyển: Văn học miền Nam, Khai trí xb., SG, 1965; Nguyễn Văn Trung: Chữ,
văn quốc ngữ hồi đầu thuộc Pháp, Nam Sơn xb., S.1974; Lê Văn Siêu: Văn học thời kháng Pháp 1858-1945, Trí Đăng xb., SG, 1974; Trần Văn Giáp, Nguyễn
Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú và Tạ Phong Châu: Lược truyện các tác gia
Việt Nam, tập 2- tác gia các sách chữ La-tinh (từ đầu thế kỉ XX đến 1945), Nxb
KHXH Hà Nội, 1972; Phạm Công: Hai nhà thơ phụ nữ miền Nam: Trần Kim
Phụng và Trần Ngọc Lầu, Văn hữu, 4-1961, 10, SG; Thơ ca quốc cấm thời
Trang 5thuộc Pháp (do nhà sách Khai Trí Sài Gòn xb., năm 1968 của tác giả Thái
Bạch); Thơ ca cách mạng 1925 – 1945 của tác giả Hoàng Thị Đậu Nxb KHXH
Hà Nội xb., năm 1973) với các tác phẩm thơ ca cả ba miền Bắc, Trung, Nam vào các thời kỳ thành lập Đảng (1925 – 1929)
- Các công trình, bài viết nghiên cứu sau năm 1975: Đó là trong công
trình Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 – 1930, Nxb Văn học 1976); Thơ văn cách mạng (1930 – 1945) do Phan Cự Đệ chọn lọc và giới thiệu, Nxb Giáo dục năm 1976; Hợp tuyển thơ văn Việt Nam giai đoạn 1858 –
1920 do Huỳnh Lý chủ biên, Nxb Văn học năm 1985; Văn học Nam Bộ từ đầu thế đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954)” của các tác giả Hoài Anh – Thành
Nguyên – Hồ Sĩ Hiệp, Nxb Tp HCM năm 1988); Văn học Việt Nam (1900 –
1945) do Phan Cự Đệ chủ biên, Nxb Giáo dục năm 1999); Nguyễn Q Thắng
đã phác thảo diện mạo của văn học miền Nam trong công trình Tiến trình văn
nghệ Miền Nam do Nxb Tổng hợp An Giang xuất bản và công trình đồ sộ có
tổng cộng 5151 trang với tên gọi Văn học miền Nam, Nxb Văn hóa Thông tin năm 2005; Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Thơ ca chữ quốc ngữ Việt Nam từ đầu
thế kỷ XX – Quyển bốn – Tập II, do Mai Quốc Liên chủ biên, Lưu Hồng Sơn và
Trung tâm nghiên cứu Quốc học (Hội Nhà văn Việt Nam) sưu tầm và soạn tuyển, Nxb Văn học năm 2005; Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong quyển sách phê
bình – tiểu luận với nhan đề: “Tiếng vọng những mùa qua”, Nxb Trẻ, năm
2004; Trần Hữu Tá với bài viết “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn
cảnh của văn học Việt Nam hiện đại”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục năm 2005
Bên cạnh đó còn có một số công trình và bài viết có liên quan đến mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ từ 1900 – 1945, như: Hoài Anh, Hồ Sĩ
Hiệp: Những danh sĩ miền Nam – Nxb Tổng hợp Tiền Giang, 1999; Hoài Anh:
Chân dung văn học - tiểu luận phê bình, Nxb Hội nhà văn, 2000; Nguyễn Kim
Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng: Thơ văn nữ Nam Bộ TK.XX, Nxb Tp.HCM, 2002; Bằng Giang: Sai Côn cố sự, Nxb Văn học, 1994; Trần Văn
Trang 6Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (Chủ biên): Địa chí văn hóa
TP.HCM, (tập 2), Nxb Tp.HCM, 1998; Trần Đình Hựu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb ĐH và THCN, HN, 1988,
Nxb.Giáo dục tái bản 1996; Nhiều tác giả: Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004; Nhiều tác giả: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Nxb KHXH, Hà Nội, 1997; Nhiều tác giả: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 26, Nxb KHXH, HN, 1990; Nhiều tác giả: Tuyển tập văn học chữ viết Bến Tre: từ khởi
thủy đến 1975, Nxb KHXH, 1996; Thiếu Sơn: Những văn nhân chính khách một thời, in lần 1, Nxb Lao Động, H., 1993, Nxb.CAND, H tái bản, 2006; Bùi
Đức Tịnh: Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, Lửa thiêng xb,
S.1974; Nxb.TP.HCM 1992, tái bản 2002
Và các tác giả có đăng các bài nghiên cứu ở một số báo như: Vũ Tuấn
Anh: Ba mươi năm đầu thế kỷ: sự định hình tính chất mới, hệ thống thể loại mới
của văn học VN hiện đại, TCVH số 12/ 2002 và Nghiên cứu văn học hiện đại trong tiến trình văn học nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn học, số 11, năm 2003; Phan
Cự Đệ: Những bước tổng hợp mới trong văn học VN TK.XX, TCVH số
10/2001; Mã Giang Lân: Chữ quốc ngữ và sự phát triển thơ ca đầu thế kỷ XX,
Tạp chí Văn học, số 8, năm 1998 và Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam
1900 – 1945, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 2000; Phong Lê: Trên quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, số 1
năm 2001; Đoàn Lê Giang trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học
số 7 năm 2006 với tiêu đề: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến
1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu”,
Trang 7tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ trong từng thời kỳ của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
- Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu
- Góp phần vào việc hình thành cái nhìn đầy đủ hơn trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam thế kỷ XX
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ từ 1900 – 1945 rất phong phú với nhiều đề tài, chủ đề được chuyển tải bằng nhiều phương thức nghệ thuật khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ tập trung vào mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 bao gồm:
Về phương diện tác giả
- Những nhà thơ vốn cũng là nhà yêu nước, nhà trí thức sinh sống tại Nam Bộ, đã được biết đến nhiều, đã được giới thiệu rộng rãi trên tài liệu, sách, báo
- Những nhà thơ không phải quê quán ở Nam Bộ, nhưng có quá trình sinh sống, làm việc, hoạt động yêu nước tại Nam Bộ
- Các tác giả không chuyên và tác giả quần chúng và một bộ phận tác giả khuyết danh đã đóng góp nhiều tác phẩm cho mảng thơ ca yêu nước – cách mạng (phần nhiều được sưu tầm từ báo chí giai đoạn 1900 – 1945)
Về phương diện tác phẩm
Luận án sưu tầm và sử dụng những tác phẩm thơ ca yêu nước chống thực dân giải phóng dân tộc được sáng tác với các ảnh hưởng của: Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam; tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo;
tư tưởng yêu nước – cách mạng Minh Tân; tư tưởng yêu nước – cách mạng Cộng sản chủ nghĩa
Bên cạnh việc sử dụng các tác phẩm thơ đã được sưu tầm, giới thiệu từ
Trang 8trước, có một phần của các tác phẩm thơ được tác giả luận văn thu thập được trên báo chí Nam Bộ thời kỳ từ 1900 –1945 (micrifilm, chụp ảnh)
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp sưu tầm, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp,
7 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 4 chương theo cách triển khai như sau:
Chương 1: Những tiền đề hình thành thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 –
Trang 9Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945
1.1 Tiền đề lịch sử, xã hội Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Từ nửa sau thế kỷ XIX, đất Nam Kỳ bước qua một giai đoạn đầy gian nan thử thách sau một loạt biến cố lịch sử bắt đầu từ cuộc xâm lăng của thực dân Pháp Cao trào kháng chiến ngày càng sôi sục với liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa ở đều khắp Nam Kỳ do nhiều hào kiệt, sĩ phu yêu nước chiêu mộ quần chúng nổi dậy, Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XX, các phong trào Cần Vương, Văn Thân ở cả ba miền, đa số dưới hình thức khởi nghĩa quân sự đều bị Pháp
đẩy lùi chỉ vì một lý do là không ngang sức về lực lượng
1.1.1 Phong trào Minh Tân ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX
Sang đầu thế kỷ XX, khi những cuộc đấu tranh vũ trang đều thất bại thì ngay sau đó đã xuất hiện hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trên các mặt kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị Phong trào Duy Tân được dấy lên trong phạm vi toàn quốc bắt đầu bởi những điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Lộ Trạch, sau đó là các tác phẩm tuyên truyền tư tưởng Duy Tân của các thế hệ sau xuất hiện đều khắp ở ba miền Trung, Nam, Bắc Những biến cố chính trị xã hội có nguồn gốc từ tư tưởng Duy Tân đã diễn ra gần như đồng loạt khắp ba miền, trong đó, đáng chú ý nhất là phong trào Đông Du gửi thanh niên Việt Nam
đi du học ở Nhật Bản, Trung Hoa hoặc các nước châu Âu
1.1.2 Phong trào yêu nước ở Nam Bộ trong giai đoạn chuyển tiếp
Cuối thập kỷ 20 sang 30 thế kỷ XX, tư tưởng yêu nước – Minh Tân ở Nam Kỳ đi vào giai đoạn thoái trào Những dư âm của nó tuy vẫn còn nhưng không đáng kể Cuộc tìm kiếm một nền tảng tư tưởng thích hợp cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và giải quyết những vấn đề dân tộc trở thành bức thiết
Từ đó, ở Nam Kỳ nói chung và đặc biệt ở Sài Gòn đã xảy ra những sự kiện liên tiếp có liên quan đến những xu hướng chính trị đã ra đời sau tư tưởng Minh Tân,
Trang 10trước khi chủ nghĩa Cộng sản được phổ biến và trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đây là một quá trình chuyển tiếp rất đáng ghi nhận trong tư tưởng yêu nước Việt Nam với từng bước nhận thức ra con đường thích hợp nhất cho công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, giải phóng đất nước và giải phóng giai cấp
1.1.3 Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
Tư tưởng Cộng sản đã manh nha, các tổ chức Công hội ra đời năm 1921
ở Sài Gòn, cuộc bãi công của công nhân Ba Son 1925 đòi Pháp phải thực hiện các yêu sách về lương bỗng, giờ làm việc, chống sa thải Thập niên 20 sang 30
của thế kỷ XX, tại Sài Gòn đã xuất hiện Thanh niên cách mạng đồng chí hội với
ủy viên quan trọng là Tôn Đức Thắng Cùng lúc đó, Tân Việt Cách mạng Đảng
có khuynh hướng cộng sản cũng ra đời Trên cơ sở những tiền đề lịch sử trên, mảng thơ ca yêu nước – cách mạng chịu ảnh hưởng tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa đã ra đời
1.1.4 Sự tác động lịch sử trong quá trình thay đổi quan niệm văn học
Sự ra đời của mảng thơ ca yêu nước – cách mạng bằng quốc ngữ ở
Nam Kỳ từ đầu thế kỷ XIX đến 1945 đã cho thấy nhận thức của người Việt
Nam về những hạn chế không thể tránh khỏi của tư tưởng yêu nước truyền thống, của tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng Nho giáo và kể cả trong tính chất chưa triệt để của tư tưởng Minh Tân
Trong tư tưởng Minh Tân, về phương diện con người, văn học phải là
người đồng hành cùng cuộc đấu tranh thực hiện nhiệm vụ khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh Về phương diện xã hội, chính trị, văn học góp phần xây dựng
nền tảng dân quyền trong mô hình xã hội dân chủ, từ đó thực hiện khát vọng đưa
dân tộc hội nhập vào thế giới tấn hóa, văn minh,
Nhờ tiếp cận được với hai luồng tư tưởng tiên tiến của hai thời đại, là tư tưởng khai sáng nền tảng cho cách mạng dân chủ tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
và tư tưởng Mác Lênin được phổ biến đầu thế kỷ XX nên so với thơ ca yêu nước Hán Nôm thế kỷ XIX, thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ nửa đầu thế
Trang 11kỷ XX phong phú hơn nhiều về cảm hứng, hiện đại hơn về nền tảng tư tưởng, đa dạng hơn về phương thức nghệ thuật, đông đảo hơn về đội ngũ sáng tác và chắc chắn phải được rộng mở hơn về công chúng tiếp nhận
1.2 Tiền đề văn hóa tinh thần
1.2.1 Vai trò của chữ quốc ngữ
Ở Nam Kỳ, đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX, việc thay thế chữ Nho bằng chữ quốc ngữ trong nhiều lĩnh vực về cơ bản đã hoàn thành về phương diện chính sách lẫn thực tế Chữ quốc ngữ (với ưu điểm tuyệt đối là dễ học) được người Việt Nam tiếp nhận và sử dụng trước hết là ở mục tiêu văn hóa Sau đó, nó đã được sử dụng trong mục tiêu đấu tranh chính trị Nhờ nó, sự truyền bá các nội dung của tư tưởng yêu nước – Minh Tân trong cộng đồng được dễ dàng và rộng rãi Trong thời kỳ sau 1930, chữ quốc ngữ còn là công cụ
để tuyên truyền tư tưởng Mác xít, tư tưởng Quốc tế vô sản trong mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
Mảng thơ ca yêu nước – cách mạng tại Nam Bộ 1900 – 1945 với việc lấy chữ quốc ngữ làm chất liệu đã xuất hiện song trùng với những bước ngoặt lớn trong cuộc hành trình của chữ quốc ngữ trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc Việt Nam
1.2.2 Vai trò của báo chí quốc ngữ, nhà in và nhà xuất bản
Trong suốt thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, ở Nam Kỳ, báo chí
là một công cụ mà cả thực dân và những người yêu nước Việt Nam đều muốn nắm lấy, sử dụng theo mục tiêu của mình
1.2.2.1 Vai trò của báo chí thời Minh Tân
Tại Nam Kỳ, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào Minh Tân hoạt động dưới hình thức công khai, chủ yếu là qua hình thức báo chí Vì thế nên các nhà Minh Tân tiên phong ở Nam Kỳ phải chấp nhận những biểu hiện bên
ngoài có hình thức nhìn như là“hợp tác”, khéo léo dấu kín mục tiêu thực sự bên
trong Chính vì chủ yếu hoạt động trên mảnh đất công khai nên các hình thức thể hiện tinh thần yêu nước cũng phải khéo léo và đa dạng nhằm tránh sự để ý của
Trang 12thực dân
1.2.2.2 Báo chí chịu ảnh hưởng tư tưởng Mác xít
Sau khi phong trào Minh Tân tan rã, tư tưởng Minh Tân vẫn còn tiếp tục những âm hưởng của nó trong các thập kỷ 2 và 3 của thế kỷ XX Nhưng rõ ràng,
hệ tư tưởng mang màu sắc dân chủ tư sản này vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa
đủ sức mạnh hiệu triệu nhân dân trên con đường giải phóng dân tộc Trong các thập kỷ sau, liên tiếp nhiều trào lưu tư tưởng khác đã xuất hiện tại Nam Kỳ nhằm mục đích tìm ra một ý thức hệ thích hợp dẫn dắt con đường đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, trong đó có tư tưởng Mác xít
1.2.2.3 Vai trò của các nhà in, nhà xuất bản
Sau hiệp ước 1881, trên danh nghĩa thì “quyền tự do báo chí” là một
việc mặc nhiên đối với người dân thuộc địa Người dân thuộc địa, nhất là những trí thức có tấm lòng với dân tộc đã nhanh chóng nắm bắt điều này để làm phương tiện thực hiện những ấn phẩm chuyển tải mục tiêu văn hóa, văn học, kể
cả chính trị của mình Đặc biệt là khi phải giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng
là nhân bản chúng thật nhiều với giá rẻ để dễ dàng đến tay nhiều đối tượng, nhất
là quần chúng nhân dân
1.2.3 Sự vận động của tư tưởng yêu nước trong thơ ca Nam Bộ 1900 –
1945
1.2.3.1 Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam
Niềm tự hào về lãnh thổ, dân tộc, về nguồn cội thiêng liêng của con người Việt Nam Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khác nhau, từ Nam Á (Ấn Độ) cho đến Đông Á (Trung Hoa) Trong quá trình Nam tiến lại có thêm ảnh hưởng của các luồng văn hóa Đông Nam Á Thời Pháp thuộc lại thêm ảnh hưởng Tây phương Một lần nữa, tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam cũng phải tiếp nhận và
Trang 13dung nạp những giá trị mới, những khái niệm mới về quốc gia, dân tộc để có thể tránh việc ngừng lại không vận động và phát triển
1.2.3.2 Tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng văn hóa Nho giáo
Tư tưởng yêu nước mang màu sắc Nho giáo đã hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam một cách sinh động Nó đã lần lượt trải qua các chặng đường từ xu hướng chính thống coi trọng đạo đức kinh điển,
gắn liền với “ái quốc với trung quân, vua với nước”, cho tới xu hướng phi chính
thống, rồi tiến đến phản phong, quan tâm đến số phận con người chứ không nặng về số phận một triều đại Sang đầu thế kỷ XX nó đã được cách tân trong một số phương diện về nội dung, rồi từ từ nhường bước cho những hệ tư tưởng khác năng động và tích cực hơn Xã hội Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói
riêng chỉ giữ lại một số nét chính của Nho học thể hiện qua nền văn hóa Nho
giáo đã được bản địa hóa sâu sắc, và đặc biệt nó còn được “cập nhật hóa không ngừng”
1.2.3.3 Tư tưởng yêu nước – Minh Tân ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX đến1945
Tính cách mạng trong tư tưởng Minh Tân ở Nam kỳ giai đoạn đầu thế
kỷ XX bắt nguồn từ các Tân thư được du nhập vào Việt Nam và được tiếp nhận nhiệt tình Nó được thể hiện trong cách nhìn nhận về vai trò quan trọng của việc phát triển các lĩnh vực quân sự, khoa học, kỹ thuật, kinh tế thương mại; tư tưởng tinh thần trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc
Gần cuối thập kỷ đầu thế kỷ XX, phong trào Duy Tân ở cả ba miền bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp Tuy nhiên, do có chứa nhiều nhân tố đúng đắn
và tích cực nên nó còn để lại nhiều âm hưởng khá mạnh mẽ trong mảng văn học yêu nước mà một phần lớn được chuyển tải trên báo chí tiến bộ ở Nam Bộ trong gần nửa đầu thế kỷ XX
1.2.3.4 Tư tưởng yêu nước của giai cấp vô sản
Khi tư tưởng Duy Tân đi vào giai đoạn thoái trào tại các nước Đông Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Hoa, thì chủ nghĩa Cộng sản đang thu hút sự chú
Trang 14ý và tình cảm của thế giới bằng sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại Với những nội dung lớn xoay quanh vấn đề thực trạng áp bức bóc lột và nhu cầu bức thiết phải giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp thì chủ nghĩa cộng sản trở thành một định hướng tư tưởng cho nhiều dân tộc (nhất là các dân tộc đang trong vấn nạn nghèo khó và nô lệ) đang cần một lối thoát để ra khỏi tình trạng
bế tắc của đất nước
1.3 Một số vấn đề về lực lượng sáng tác và nội dung tư tưởng của tác phẩm
1.3.1 Lực lượng sáng tác
1.3.1.1 Phân nhóm tác giả theo địa phương bao gồm 2 nhóm chính
là nhóm tác giả tại chỗ (sinh sống tại Nam Bộ), nhóm tác giả “vãng lai” (gồm các tác giả gốc miền Bắc, Trung vào làm việc hoặc tham gia các hoạt động yêu nước tại Nam Bộ một thời gian), hoặc do tham gia hoạt động yêu nước rồi bị
Pháp cầm tù hay “an trí” ở các địa phương Nam Bộ
1.3.1.2 Phân nhóm tác giả theo tầng lớp xã hội, nghề nghiệp ta sẽ có
các nhóm tác giả là những nhà tư tưởng, nhà yêu nước, nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhà văn, nhà thơ,… hoặc có thể là một người mà cuộc đời hoạt động và sáng tác của họ có tất cả, hoặc một số phương diện của các yếu tố trên Đó là những người nổi tiếng trong hoạt động báo chí, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa xã hội đã được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều như Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Lương Khắc Ninh, Sương Nguyệt Anh, Trương Gia Mô, Đặng Thúc Liêng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Quyền
Tiếp đó là thế hệ sau như Đồ Mới, Đông Hồ, Bửu Đình (Hà Trì), Trần Ngọc Lầu, Trần Kim Phụng, Bảo Lương, Huỳnh Văn Nghệ
1.3.2 Phương diện nội dung, tư tưởng
Khi khảo sát một số tư liệu báo chí trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, điều đầu tiên có thể thấy ngay chính là một số lượng thơ ca rất dồi dào và phong phú đã được đăng tải trên báo chí Nam Bộ Tuy nhiên, trong số các tác phẩm thơ
Trang 15đó, rất nhiều những bài thơ chỉ mang nội dung bộc bạch tâm sự, nỗi lòng, thân thế, các quan hệ tình cảm cá nhân, thơ vịnh cảnh, vịnh nhân vật, sự việc, sự kiện, mà không có dấu hiệu của yếu tố đổi mới, yếu tố cách mạng trong tinh thần yêu nước Những thập niên 30, 40 thế kỷ XX trở về sau còn xuất hiện nhiều thơ lãng mạn, thơ về tình yêu nam nữ
1.4 Thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945, những chặng đường phát triển
1.4.1 Từ thập kỷ 10 đến 20 của thế kỷ XX
Đây là thời kỳ hình thành và phát triển lên thành cao trào của thơ ca Minh Tân với các tác giả tiêu biểu của từng thời kỳ như Lương Khắc Ninh, Nguyễn Thần Hiến (thập niên 10), Sương Nguyệt Anh, Trương Duy Toản, Trương Gia
Mô (thập niên 20, 30)
1.4.2.Thập niên 30 của thế kỷ XX
Là thời kỳ tư tưởng Minh Tân đã đi vào thoái trào, nhưng dư âm của nó vẫn còn khá sâu sắc với các tên tuổi như: Thượng Tân Thị, Bửu Đình, Trần Kim Phụng, Trần Ngọc Lầu, Bảo Lương Nguyễn Trung Nguyệt…
1.4.3 Thập niên 30 của thế kỷ XX đến 1945
Đây cũng là thời kỳ của thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng sản chủ nghĩa, nhất là sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam
Trang 16Chương 2 THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945:
2.1 Khuynh hướng yêu nước truyền thống trong thơ ca Nam Bộ 1900 – 1945
Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam phát sinh trong những điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam, mang đậm màu sắc của lịch sử và văn hóa Việt Nam, gần như rất ít bị chi phối bởi các yếu tố ngoại lai đến Việt Nam bằng con đường giao lưu văn hóa Trên căn bản đó, điểm đặc biệt của tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam đã có một số biểu hiện có giá trị nhận diện rất rõ ràng và độc đáo, cụ thể qua các phương diện nội dung dưới đây trong thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945
2.1.1 Niềm tự hào về dân tộc, đất nước
Trong những năm đầu thế kỷ, với những “cựa mình” đầu tiên của nhận thức hoàn cảnh bị ngoại bang xâm chiếm, hình ảnh đất nước đã bùng lên mạnh
mẽ trong nhiều cảm nhận khác nhau trong thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam
Bộ 1900 – 1945
Đó là Tổ quốc đã từng rất tươi đẹp hào hùng “Rừng vàng biển bạc thiếu
chi, / Bốn ngàn năm lẻ còn y đấy mà” (Đạo Nam kinh ), hay “Nước Nam ta từ thời Hồng Lạc, / Mấy ngàn năm khai phá đến nay, Á châu riêng một cõi này…”
2.1.2 Tâm sự, cảm hoài về đất nước, về dân tộc
Thơ ca cảm hoài về đất nước, về dân tộc là sự giải bày nỗi niềm của người dân mất nước, mất độc lập tự do nhưng chưa biết có điều kiện để tiến tới những biểu hiện hay những hành động tích cực Trong sáng tác của các nhà thơ
đã được biết đến nhiều có thể kể các bài Xuân nhựt hí đề, Viên ngâm của Lê