4.2.1. Nỗi niềm sĩ phu thời tao loạn với hình ảnh: “Dọc ngang cờ
Pháp với cờ Tàu”
Thơ Nguyễn Quang Diêu là cảm xúc của một tâm hồn yêu nước trước thời thế đảo điên với cảnh “Dọc ngang cờ Pháp với cờ Tàu”. Nguyễn Quang Diêu đã chứng kiến và thấu cảm tình cảnh nô lệ của dân tộc. Sau không ít cuộc khởi nghĩa chống thực dân không thành công, cho đến đầu thế kỷ XX, thực tế này vẫn chưa thay đổi mà ngược lại, dường như nó vẫn đang trầm trọng hơn lên. Bóng đen nô lệ phủ trùm lên đất nước ở mọi nơi, mọi lúc.
4.2.2. Một tiếng thơ Minh Tân trên: “Đường Âu nẻo Á dặm muôn
ngàn”
Với bản chất Nam Bộ khỏe mạnh lạc quan, Nguyễn Quang Diêu đã không để cho tiếng lòng – tiếng thơ của mình lắng chìm trong những thực tại u ám. Khát vọng về dân nước tương lai của một người nhiệt tình hành động đã mang lại cho thơ Ông một khí sắc tươi sáng sôi nổi đặc biệt của thời kỳ mà ở khắp Đông Tây Âu Á “Chuông tự do tiếng đã vang lừng”.
4.3. Bửu Đình (1898 – 1931)
4.3.1. Giọt lệ tri âm – khúc ngâm trong thời: “quốc thù quốc nhục”
Dưới hình thức ngâm khúc cổ điển, một thể tài nghiêng về trữ tình, thích hợp với phụ nữ, Bửu Đình đã khéo léo tạo ra một “văn cảnh” cổ điển (một câu chuyện và ý chí, tinh thần của đôi lứa xuân xanh biệt ly do chiến cuộc) mà trong đó đọc kỹ mới thấy thỉnh thoảng ông mới bộc phát ra một ý tưởng “tân kỳ”. Đó là sự kiện tác phẩm thơ này thực sự nói về tình cảnh hiện tại của đất nước Việt Nam với bao vấn nạn mà trước nó cho dù là kẻ thất phu cũng phải lắng lòng ray rức.
4.3.2. Hình ảnh người chinh phụ thời Minh Tân với: “Chánh sắc
29 Trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, trong thơ ca yêu nước Nam Bộ có một hiện tượng khá đặc biệt trong nghệ thuật thơ. Đó là sự xuất hiện của nhiều bài thơ, câu thơ có hiện tượng tập cổ bằng việc vay mượn hình tượng người phụ nữ nạn nhân của chiến tranh, của những hoàn cảnh ly biệt như “Thấy cảnh thế đặng đo với thế, / Buồn tình đời giọt lệ thấm bâu”,...
Hai điều quan trọng nhất trong tác phẩm này chính là tình hình nguy cấp của đất nước và kêu gọi ý thức của mọi quốc dân không phân biệt nam nữ. Nhưng cũng như tất cả những bài nêu trên, hầu hết đều được khéo léo che đậy dưới nhiều tầng cảm xúc từ cảm xúc ước lệ đến cảm xúc thời đại, nhiều lớp từ cổ điển nhưng lại hướng về nội dung mới hoặc một vấn đề thời sự nóng bỏng.
4.4. Trần Huy Liệu (1901 – 1969)
4.3.1. Trần Huy Liệu với nỗi lòng non nước: “Bốn ngàn năm ngủ,
ngủ chưa thôi”
Nỗi cảm hoài thân thế, cảm hoài đất nước là một tâm trạng thời thanh niên khi Trần Huy Liệu mới bước vào con đường tranh đấu và chưa gặp thời cơ hoạt động. Nỗi lòng bức bối, nỗi bức xúc của nhiệt huyết thanh niên được thốt lên thành những lời thơ chân thành, tự nhiên, đầy khí chất bồng bột của tuổi trẻ trước cảnh “buồn ngó chim lồng cúi cúi luồn”, hay “Muốn hét một hơi toang vũ trụ, / Bốn nghìn năm ngủ, ngủ chưa thôi” (Đêm không ngủ).
4.4.2. Hồn thơ Trần Huy Liệu hòa nhịp với: “Trống trận khua vang
khắp địa cầu”
Năm 1927, 1928 là những năm Trần Huy Liệu vào tù ra khám liên tục tại Nam Bộ. Trong tù, vì tiếp xúc với người cộng sản, ông đã trở thành một chiến sĩ cộng sản đấu tranh bền bỉ cho con đường cách mạng vô sản. Hình tượng đất nước tương lai trong thơ ông với niềm hy vọng một ngày “Vầng hồng đỏ chói khắp đông tây” cho thấy hồn thơ ông tiếp nhận thêm những nguồn cảm hứng mới từ chủ nghĩa Cộng sản, lý tưởng quốc tế vô sản và khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.