Tính tuyên truyền, cổ vũ thể hiện trong ngôn ngữ và phong cách thơ

Một phần của tài liệu khuynh hướng yêu nước – cách mạng trong thơ ca nam bộ 1900 - 1945 (Trang 26)

cách thơ

Tính ổn định của hệ hình nhịp, vần trong ngôn ngữ thơ tạo điều kiện cho nhu cầu tuyên truyền, cổ động được thể hiện qua việc:

Tăng cường nhạc tính trong ngôn ngữ thơ là một xu thế của thơ ca truyền thống Việt Nam nhằm mục đích tăng cường tác dụng quảng bá, tuyên truyền,...

Phong cách xác tín, hùng biện là một phương diện nổi bật của ngôn ngữ thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945, xuất phát từ yêu cầu phải đáp ứng yêu cầu kêu gọi, cổ vũ, tuyên truyền, vận động quần chúng.

Phong cách biểu cảm cao là một nét nổi bật của ngôn ngữ thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945.

Sự phối hợp giữa chức năng trữ tình với chức năng tự sự, thông báo, thông tin, tuyên truyềnlà một hiện tượng khá độc đáo của thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945.

3.4. Tiểu kết

Có thể xác định ngay rằng mục tiêu hướng về kêu gọi, thức tỉnh, tuyên truyền, cổ động đã chi phối rất mạnh diện mạo nghệ thuật chung của các tác phẩm trên. Đó là sự tận dụng lợi thế hoặc nhịp nhàng cân đối của thơ Đường luật, hoặc “êm tai, thuận miệng” của các thể thơ dân tộc dễ giúp người làm thơ có nhiều cơ hội bộc lộ những cảm

27 xúc, nhận thức, dễ đạt được mục tiêu dễ dàng tiếp cận với quần chúng. Có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục, tuyên truyền, diễn giải. Ngoài ra, phong cách biểu cảm thường đi đôi với thái độ xác tín cũng thể hiện sự gặp gỡ của của hai kiểu tư duy trực cảm và tư duy lý tính luôn song song tồn tại trong tâm thức Việt Nam luôn đòi hỏi “có lý có tình”. Chính phong cách biểu cảm đã “mềm hóa” sự thể hiện những nguyên lý của các hệ tư tưởng mới có nguồn gốc từ nước ngoài được chuyển tải qua thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945, giúp người Việt Nam tiếp nhận nó một cách dễ dàng hơn.

Chương 4

Một phần của tài liệu khuynh hướng yêu nước – cách mạng trong thơ ca nam bộ 1900 - 1945 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)