1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật

144 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích chính của đề tài là khảo sát ý nghĩa, cách sử dụng của các phương thức và phương tiện diễn đạt quan hệ nhân quả, câu nhân quả tiếng Nhật, phát h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ THỊ KIM CHI

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ THỊ KIM CHI

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60 22 01

Hướng dẫn khoa học: : PGS.TS Hoàng Anh Thi

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 7

3 Phương pháp nghiên cứu 7

4 Đóng góp của luận văn 8

5 Cấu trúc của luận văn 9

CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ QUAN NIỆM XUNG QUANH NGHĨA NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ PHƯƠNG TIỆN THỂ HIÊ ̣N 1.1 Quan niệm xung quanh nghĩa nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật 10

1.2 Các phương tiện biểu thị quan hệ nhân - quả trong tiếng Nhật 11

1.2.1 Trật tự từ biểu thị nhân-quả 11

1.2.2 Câu nhân quả trong hệ thống câu tiếng Nhật 15

1.2.3 Câu ghép biểu thị nhân quả trong tiếng Nhật với các phương tiện thể hiện 20

1.3 Tương đồng và khác biệt trong quan niệm và phương tiện biểu thị quan hệ nhân-quả trong tiếng Nhật và tiếng Việt 21

1.4 Tiểu kết 32

CHƯƠNG 2 - CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT 2.1 Sử dụng kết từ để nối hai câu đơn biểu thị quan hệ nhân-quả 35

2.1.1 Các kết từ dùng trong văn viết 35

2.1.1.1 Các kết từ mang sắc thái trịnh trọng trong văn viết 35

2.1.1.2 Các kết từ mang sắc thái tự nhiên trong văn viết 37

Trang 4

2.1.2 Các kết từ dùng trong văn nói 38

2.1.2.1 Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả trong giao tiếp trang trọng 38

2.1.2.2 Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả sử dụng trong giao tiếp thông thường 40

2 2 Sử dụng kết từ tạo câu ghép biểu thị nguyên nhân - kết quả 43

2.2.1 Nhóm các kết từ có vị trí ở giữa câu 43

2.2.1.1 Các kết từ nhân-quả giữa câu chuyên dùng trong văn phong viết 44

(1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng 44

(2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên 45

2.2.1.2 Các kết từ nhân-quả giữa câu chuyên dùng trong văn phong nói 47

(1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng, lịch sự 47

(2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên 51

2.2.2 Nhóm các kết từ có vị trí ở cuối câu 58

2.2.3 Nhóm các kết từ có vị trí ở cả giữa câu và cuối câu 61

2.2.3.1 Các kết từ dùng trong văn phong viết 62

2.2.3.2 Các kết từ nhân quả chuyên dùng trong khẩu ngữ 62

2.3 Trật tự từ kết hợp với biến đổi dạng thức sang dạng “-TE ”để biểu thị nguyên nhân-kết quả 65

2.3.1 Dùng biến đổi dạng thức để thể hiện quan hệ nhân quả 65

2.3.1.1 Qui tắc biến đổi của động từ 65

2.3.1.2 Qui tắc biến đổi của tính từ 67

2.3.1.3 Qui tắc biến đổi của danh từ 68

2.3.2 Dạng “TE” biểu thị quan hệ nhân-quả 68

2.3.2.1 Dạng “-TE” không biểu thị quan hệ nhân-quả 68

Trang 5

2.3.2.2 Dạng “-TE” với tư cách là phương tiện biểu hiện nhân quả 70

2.4 So sánh câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật với tiếng Việt 71

2.4.1 Sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ nhân-quả 71

2.4.2 Khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ nhân-quả 73

2.5 Tiểu kết 78

CHƯƠNG 3- KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN NHÂN QUẢ CỦA TIẾNG NHẬT TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NÀY 3.1 Khảo sát các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết tiếng Nhật và bản dịch tiếng Việt 79

3.1.1 Các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết tiếng Nhật 79

3.1.2 Đối chiếu phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết Nhật và tương đương trong bản dịch tiếng Việt 83

(1) Chuyển dịch đối với kết từ “ので”[node] 87

(2) Chuyển dịch đối với kết từ “から”[kara] 95

(3) Chuyển dịch đối với dạng -TE ··· 101

(4) Chuyển dịch đối với các kết từ khác ··· 103

3.2 Một số khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật ··· 105

3.2.1 Thực nghiệm khảo sát khó khăn của sinh viên Việt Nam ··· 105

Trang 6

3.2.1.1 Mục đích và phạm vi thực nghiệm ··· 105

3.2.1.2 Cách thức tiến hành và kết quả thực nghiệm ··· 107

3.2.1.3 Một vài nhận xét, đánh giá ··· 116

3.3 Những khó khăn của sinh viên Việt Nam đối với sử dụng câu nhân-quả ··· 119

3.4 Tiểu kết ··· 122

KẾT LUẬN ··· 124

PHỤ LỤC ··· 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO ··· 136

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay với chính sách mở cửa song song với xu hướng quốc tế hoá, nhất

là Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO, vấn đề quan hệ thương mại hợp tác và đầu tư giữa các nước trên thế giới ngày càng phát triển Sự quan hệ này đòi hỏi chúng ta càng phải biết ứng xử bằng ngôn ngữ của đối tác

để có thêm nhiều thuận lợi hơn Cho nên chúng ta không ngạc nhiên trước phong trào học ngoại ngữ ngày càng phát triển rộng rãi

Tuy nhiên có thực tế là có ngoại ngữ rất phổ biến và được nghiên cứu khá

kĩ lưỡng như là tiếng Anh trong khi có ngoại ngữ mặc dù gần đây bắt đầu được quan tâm chú ý như nhưng lại chưa được nghiên cứu một cách thích đáng Một trong các ngoại ngữ đó là tiếng Nhật, một ngôn ngữ đang được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam vài năm gần đây

Hiện nay nhu cầu học tiếng Nhật của người Việt Nam cũng như nhu cầu học tiếng Việt của người Nhật ngày càng tăng Nhưng, tiếng Việt và tiếng Nhật thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau sẽ có nhiều điểm khác biệt về hệ thống từ vựng, ngữ pháp, về phương thức diễn đạt Hơn nữa cách sử dụng ngôn ngữ còn bị qui định bởi những khác biệt về văn hóa, lối sống, lối tư duy giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản Tuy nhiên, những nhu cầu, mong muốn được trao đổi giao lưu về văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ về chính trị

và kinh tế thì ở đâu cũng như nhau Để góp phần phá vỡ sự ngăn cách giữa các nền văn hóa giữa hai dân tộc, ngôn ngữ là chiếc cầu nối vô cùng quan trọng và cần thiết Bên cạnh đó hiểu thêm một ngoại ngữ cũng chính là để hiểu rõ hơn về tiếng mẹ đẻ do khi học ngoại ngữ chúng ta hay liên hệ, so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ để hiểu hơn về ngoại ngữ đó Đó cũng là lí do gần đây việc nghiên cứu, so sánh và đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa giữa hai dân tộc đang thu hút các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam Ở Việt Nam số

Trang 8

lượng các công trình nghiên cứu tiếng Nhật Bản không được nhiều bằng các thứ tiếng đã được phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp…nhưng các công trình nghiên cứu tiếng Nhật trong những năm gần đây thì có xu hướng ngày càng nhiều hơn Một số các công trình nghiên cứu khá hệ thống

về tiếng Nhật đã được phổ biến dưới dạng từ điển, sách ngữ pháp tiếng Nhật của các tác giả có uy tín như Trần Sơn, Nguyễn Thị Việt Thanh, hay các luận văn, luận án thạc sỹ và tiến sỹ đã so sánh, đối chiếu một số lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa của hai thứ tiếng như:

+ “Phạm trù kính ngữ tiếng Nhật”- (Nguyễn Thu Hương - 1997)

+ “Bước đầu khảo sát trợ từ cách trong tiếng Nhật”- (Ngô Hương Lan - 1997)

+ “So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại” (Nguyễn Thị Bích Hà-2000)

+ “So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua từ ngữ xưng hô)”- ( Hoàng Anh Thi – 2001)

+ “Động từ phức với các biểu thức tương đương trong tiếng Việt” (Trần Thị Chung Toàn - 2001).v.v

Và khá nhiều các luận văn khác được công bố những năm gần đây như của Vương Thị Bích Liên khảo sát từ tượng thanh tượng hình, Đoàn Thị Hồng Lan khảo sát tính gián tiếp, Trần Thị Kiều Huế khảo sát thuật ngữ trong tiếng Nhật

Số lượng các nghiên cứu này dù không nhiều nhưng cũng là khởi đầu cho các nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Nhật hay so sánh ngôn ngữ - văn hóa Nhật Bản và Việt Nam

Người Việt Nam khi học tiếng Nhật gặp không ít khó khăn do sự khác biệt

so với tiếng mẹ đẻ về mặt loại hình, cấu trúc ngữ pháp, cũng như cách sử dụng Bản thân chúng tôi là những người hiện đang giảng dạy, nghiên cứu tiếng Nhật, cũng như đã từng học ngoại ngữ này thì việc thường xuyên liên hệ

Trang 9

giữa tiếng Nhật với tiếng mẹ đẻ để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt là việc làm tất yếu, cũng như việc quan tâm và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học nói chung và đặc thù của tiếng Nhật nói riêng nhằm tìm ra một hệ phương pháp dạy tiếng Nhật có hiệu quả cao nhất là rất cần thiết Mục tiêu của những việc này là góp phần nghiên cứu tiếng Nhật ngày càng toàn diện hơn, đặc biệt là những vấn đề cụ thể nhằm tìm ra những khó khăn mà sinh viên thường gặp do ảnh hưởng qua lại của hai ngôn ngữ về mặt cấu trúc,

về cách diễn đạt, cách tư duy để có phương pháp truyền thụ ngoại ngữ chính xác và dễ hiểu hơn

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn khảo sát một vấn đề là “Các phương thức biểu thị câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật” trong

luận văn của mình Luận văn sẽ giới thiệu một cách tổng quát các phương tiện biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả có trong tiếng Nhật, khảo sát hoạt động của chúng trong thực tế Những việc làm này không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên học tiếng Nhật mà còn củng cố kiến thức của chính bản thân những người làm công tác giảng dạy như chúng tôi

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích chính của đề tài là khảo sát ý nghĩa, cách sử dụng của các phương thức và phương tiện diễn đạt quan hệ nhân quả, câu nhân quả tiếng Nhật, phát hiện ra những cách thức diễn đạt tương đương Nhật -Việt, khẳng định được những nét tương đồng và khác biệt của kiểu câu này giữa hai ngôn ngữ, phát hiện nhằm gợi ý các giải pháp khắc phục những khó khăn, trở ngại trong việc học câu nhân-quả tiếng Nhật của người Việt

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Trang 10

- Phương pháp phân tích và miêu tả: khảo sát các dạng câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật trên cơ sở phân tích bằng nhiều ví dụ minh họa, nhấn mạnh những khác biệt cấu trúc trong nội bộ cách diễn đạt câu nguyên nhân tiếng Nhật Chúng tôi khái quát hóa thành các mô hình cấu trúc dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, dễ dùng

- Phương pháp thống kê: thống kê các phương tiện liên kết, các phương thức biểu đạt quan hệ nhân-quả xuất hiện trong các từ điển ngữ pháp, trong các tác phẩm văn học và các tư liệu khác Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân loại một cách khách quan các phương thức biểu đạt quan hệ nhân-quả có trong tiếng Nhật, thống kê các cách biểu đạt tương đương Nhật-Việt thông qua một vài tác phẩm đã được dịch Nhật-Việt

- Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc, ý nghĩa và cách sử dụng của câu nguyên nhân-kết quả trong hai ngôn ngữ

4 Đóng góp của luận văn

Luận văn thống kê một cách tương đối đầy đủ các phương tiện liên kết và các khả năng biểu đạt câu nhân-quả trong tiếng Nhật theo tần số sử dụng từ cao đến thấp Luận văn cũng dành một phần so sánh với tiếng Việt nhằm phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nhật-Việt trong các phương tiện biểu hiện quan hệ nhân - quả, từ đó tổng hợp các khó khăn của sinh viên khi sử dụng các phương tiện này, giúp cho sinh viên loại

bỏ những ngỡ ngàng về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và tiếp thu nhanh hơn khi học tiếng Nhật

- Luận văn đưa ra các khả năng biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, giúp cho người học có cái nhìn tổng quát về loại câu này trong cả hai ngôn ngữ, tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận, học tập câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật

Trang 11

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn được bố cục như sau:

Chương I - Một số quan niệm xung quanh quan hệ nguyên nhân-kết quả và phương tiện thể hiện Trong chương này chúng tôi chủ yếu đưa ra

một số quan niệm về quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật đồng thời giới thiệu một cách tổng quát các phương tiện thể hiện quan hệ này Bên cạnh

đó cũng đưa ra một vài nét tương đồng và khác biệt về quan niệm với tiếng Việt

Chương II – Các phương thức biểu thị nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật Chương này giới thiệu tương đối đầy đủ và phân tích từng khả năng

biểu đạt câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật thông qua phan tích ví dụ Các phương thức biểu đạt được phân loại một cách rõ ràng dựa trên một số tiêu chí như vị trí, dùng trong văn nói, văn viết, mang sắc thái lịch sự, tự nhiên, thân mật, đồng thời đưa ra mô hình cơ bản của từng nhóm

Chương III – Khảo sát câu nhân-quả trong hoạt động và một số khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các phương tiện thể thiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật: Chương này thống kê các phương thức

thể hiện qua hệ nhân-quả thông qua một số tác phẩm văn học Nhật Bản nhằm khẳng định sự tần số và mức độ sử dụng của các phương tiện đó trong tiếng Nhật hiện đại Ngoài ra, chương này còn đưa ra các mô hình cấu trúc tương ứng Nhật-Việt thông qua một số tiểu thuyết của Nhật đã được dịch sang tiếng Việt, đồng thời đưa ra một số bài tập thực nghiệm nhằm rút ra những khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật

Trang 12

CHƯƠNG 1- MỘT SỐ QUAN NIỆM XUNG QUANH QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ TIẾNG NHẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN

1.1 Quan niệm xung quanh quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật

Quan niệm nhân quả trong tiếng Nhật được hiểu như một quan hệ kéo theo dưới dạng thức 「P→Q」 Trong tiếng Nhâ ̣t , vấn đề này cũng thường được khảo sát từ mặt nghĩa , dụng học , từ đó phân loa ̣i phương thức thể hiê ̣n, cách dùng của chúng

Các nghiên cứu trước đây chỉ ghi chép lại ý nghĩa và cách sử dụng của các kết từ theo ý nghĩa chủ quan hay khách quan, do quan niệm rằng không thể đưa ra phán đoán rằng có mối quan hệ nhân quả của sự kiện trước và sự kiện sau nếu không có nhận thức về mối quan hệ này Thay vào đó, giả định rằng người nói có nhận thức về mối quan hệ nhân quả khi sử dụng các kết từ chỉ quan hệ nhân-quả, và tiến hành các ghi chép ý nghĩa và cách sử dụng của các

từ này thông qua việc khảo sát đặc trưng nhận thức về quan hệ nhân quả Nói về các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả tiếng Nhật thì phải kể tới cuốn “Motohashi”, là cuốn sách viết về ý nghĩa và cách sử dụng của một

số kết từ chỉ quan hệ nhân quả như “だから”[dakara], “したがって”[shitagate],

“それゆえ”[soreyue], “その結果”[sonokekka], “そのために”[sonotameni] Ngoài việc đưa ra các ý nghĩa các kết từ trên, cuốn sách này còn tập trung vào hai điểm khác nữa Thứ nhất là, ở các kiểu câu khác nhau thì có các phương tiện biểu hiện khác nhau, do cách kết hợp của các thành phần câu với các phương tiện đó cũng khác nhau Điểm thứ hai là vế trước và vế sau có sự phân định về nghĩa Tiếp đến, tác giả cuốn sách cho rằng không thể phán đoán được có quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa sự tình phía trước với sự tình phía sau nếu không có nhận thức về quan hệ nhân-quả, nên đã không viết về ý nghĩa và cách sử dụng của số kết từ chỉ quan hệ nhân quả như “だから”[dakara], “したが

Trang 13

っ て”[shitagate], “そ れ ゆ え”[soreyue], “そ の 結 果”[sonokekka], “そ の た め

に”[sonotameni] trên lập trường chủ quan-khách quan như các nghiên cứu trước đó Thay vào đó, giả định rằng khi sử dụng các kết từ chỉ nguyên nhân-kết quả thì bản thân người nói đã có các nhận thức về mối quan hê này, và ghi chép lại ý nghĩa và cách sử dụng của các kết từ này thông qua khảo sát đặc trưng nhận thức về quan hệ nhân-quả Có thể tóm lại một số quan niệm đã sử dụng trong cuốn “Motohashi” như sau:

- Khi sử dụng các kết từ biểu đạt quan hệ nhân-quả, người nói đã có các nhận thức về mối quan hệ này

- Nhận thức về mối quan hệ nhân-quả được biểu thị dưới dạng P→Q

- Có 3 loại đặc trưng nhận thức về mối quan hệ nhân quả có tác dụng đối với việc ghi lại các kết từ biểu đạt quan hệ này: (a) Nhận thức này được hình thành dựa trên kinh nghiệm, (b) Nhận thức này khác với lí luận logic p q, nó

có một điều kiện tiên quyết không cần nói ra (c) Nhận thức này có 3 loại:

「P→Q」 ;「P→Q’/Q’’/Q’’’…」; 「P’/ P’’/ P’’’…→Q」

- Các kết từ (biểu đạt quan hệ) nhân quả có khả năng biểu đạt quan hệ của sự việc trước, sự việc sau và có khả năng biểu đạt quan hệ của hành vi phát ngôn với tình huống trước mắt

- Các kết từ (biểu đạt quan hệ) nhân quả khác nhau được sử dụng tuỳ vào nhận thức, nhận định của người nói đối với việc hình thành nhận thức về quan

hệ này

- Mức độ chủ quan của các kết từ này rất khác nhau

1.2 Các phương tiện biểu thị quan hệ nhân - quả trong tiếng Nhật 1.2.1 Trật tự từ biểu thị nhân-quả

Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính (còn được gọi là ngôn ngữ niêm kết) Đặc điểm của loại hình này là quan hệ ngữ pháp cũng diễn đạt bên

Trang 14

trong từ, trong từ có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố; nhưng căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ; còn phụ tố thì kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường diễn đạt một ý nghĩa nhất định

Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau Nhưng khác với các ngôn ngữ hoà kết, hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ Chính tố có thể hoạt động độc lập

Quan hệ ngữ pháp của vị ngữ với các thành phần khác trong câu đều được thể hiện thông qua các phân từ ngữ pháp, tiếng Nhật gọi là “助詞” [joshi] (trợ từ) Thành phần chủ ngữ được đánh dấu bằng trợ từ “が”[ga], “は”[wa], bổ ngữ được đánh dấu bằng một số trợ từ như: “を”[wo], “へ”[he], “に”[ni] ,

“で”[de], “から”[kara], “まで”[made], v.v…Chính nhờ các yếu tố đánh dấu này

mà trật tự trong câu tiếng Nhật, ngoài vị trí của vị ngữ ra thì vị trí của chúng khá tự do, chúng có thể thay đổi vị trí cho nhau mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa cơ bản của câu

Cùng câu ví dụ trên, tiếng Nhật có thể sắp xếp theo các kiểu trật tự khác

mà vẫn không ảnh hưởng đến nghĩa cơ bản của câu, như một số câu sau đây: (a) 私は 夏休みに 車で 家族と 日光へ 行きます。

[Watashi wa natsuyasumi ni kuruma de kazoku to Nikko he ikimasu] (1) (2) (4) (3) (5) (6)

Trang 15

[Watashi wa kazoku to kuruma de natsuyasumi ni Nikko he ikimasu] (1) (3) (4) (2) (5) (6) (e) 私は 夏休みに 日光へ 車で 家族と 行きます。

[Watashi wa natsuyasumi ni Nikko he kuruma de kazoku to ikimasu] (1) (2) (5) (3) (4) (6)

Nếu phân chia câu tiếng Nhật thành câu đơn và câu ghép thì câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật là câu ghép chính phụ, do vậy mà trật tự từ ở đây cần xét đến là vị trí vế nguyên nhân, vế kết quả Hai vế này được nối kết bằng các

từ nối, các cặp kết từ, hoặc một số yếu tố hình thức khác sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau, nhưng về mô hình nói chung, thì câu nhân-quả có một số

mô hình sau đây:

Trang 16

- Mệnh đề nguyên nhân đứng trước, kết từ ở giữa

[Maeni ookinabiru ga tatteirutameni, watashinoie wa kurai.]

Phía trước nhà tôi đang xây một tòa nhà lớn nên nhà tôi bị tối

- Mệnh đề hệ quả đứng trước, kết từ ở giữa

 彼は昼だけでなく、夜もアルバイトしているというのも、親の仕送りを受けずに大学 を卒業しようとしているからだ。[44,tr301]

[Karewa hirudakedenaku, yorumo arubaitoshiteirutoiunomo, oyano shiokuri wo ukezuni daigaku wo sotsugyoushiyoutoshiteirukarada.]

Anh ta làm thêm không chỉ ban ngày mà cả ban đêm là vì anh ta muốn tốt

nghiệp mà không nhận tiền viện trợ của cha mẹ

- Mệnh đề hệ quả đứng trước, kết từ ở cuối

 今日私が指導者として成功できたのは佐藤先生の厳しいご指導のおかげです。 [47,tr141]

[Kyou watashi ga shidousha toshite seikoudekitanowa Satousensei no

kibishii goshidou no okagedesu ]

(MĐ nguyên nhân) + Kết từ + (MĐ hệ quả)

(MĐ hệ quả ) + Kết từ + (MĐ nguyên nhân)

(MĐ hệ quả ) + (MĐ nguyên nhân)+ Kết từ

Trang 17

Ngày hôm nay tôi thành công với tư cách là một người lãnh đạo là nhờ

vào sự chỉ bảo khắt khe của thầy Sato

 いそがしくて、朝ごはんを食べる時間がない。

[Isogasikute, asagohan wo taberujikan ga nai]

Vì bận nên (tôi) không có thời gian ăn sáng

 旅行中に財布をとられて、困った。

[Ryokochyuni saifu wo torarete, komatta]

Vì bị ăn trộm mất ví khi đang đi du lịch nên (tôi) đã rất khổ sở

1.2.2 Câu nhân quả trong hệ thống câu tiếng Nhật

Theo quan điểm của tác giả Jinda Yoshio trong cuốn “Nghiên cứu về câu phức” (Fukubun no kenkyu)[45] thì câu được thể hiện ở 3 điểm sau:

- Câu chính là sự nối tiếp liên tục của từ

- Ở phần trước và phần sau nhất định phải có dấu ngắt câu

- Âm điệu đặc thù gia tăng ở phần cuối câu

Câu tiếng Nhật được sắp xếp theo trật tự S-O-V (chủ ngữ-bổ ngữ-vị ngữ)

(MĐ nguyên nhân), (MĐ hệ quả)

Trang 18

Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, vị ngữ là phần quan trọng nhất không thể thiếu của câu và luôn đứng ở vị trí cuối cùng của câu Phần lớn các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện thông qua cấu tạo của vị ngữ Vì vậy nếu không đọc hay không nghe đến tận cùng của một câu thì không thể hiểu được hạt nhân thông tin chính của câu là gì, đôi khi còn hiểu hoàn toàn sai ý nghĩa của câu Các bộ phận bổ nghĩa cho vị ngữ thường nằm ở giữa chủ ngữ và vị ngữ Đặc trưng của một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính thể hiện rõ nhất qua hoạt động của vị ngữ trong câu Các phụ tố biểu thị ý nghĩa về thời thể, trạng thái được thể hiện bằng cách lắp ghép một cách công thức vào đuôi của

vị ngữ Về mặt cấu trúc thì câu tiếng Nhật được phân ra làm 2 loại: câu đơn [tanbun/ hitoebun] và câu ghép [fukubun/awasebun] Ta xét từng trường hợp

cụ thể dưới đây:

a Câu đơn “単文” [Hitoebun/ Tanbun]:

Đây là loại câu chỉ có một quan hệ chủ vị và diễn tả một sự việc Trên cơ

sở từ loại của thành phần làm vị ngữ, có thể chia câu đơn thành các loại sau:

- Câu đơn có vị ngữ là động từ

今雪が降っています。

[ima yuki ga futteimasu]

Tuyết đang rơi

- Câu đơn có vị ngữ là danh từ

Trang 19

b Câu ghép “複文” [Awasebun / Fukubun]

Đây là loại câu kết hợp từ hai câu đơn trở lên Trong tiếng Nhật câu ghép được chia thành hai loại nhỏ:

- Câu ghép đẳng lập “ならべ・あわせ文”[narabe awasebun]

Đây là loại câu ghép được cấu tạo từ hai hay vài mệnh đề có quan hệ đẳng lập với nhau Mối quan hệ giữa hai mệnh đề trước và sau không phải luôn luôn chặt chẽ, dạng thức của vị ngữ mệnh đề trước luôn được chia ở các dạng như “て” [te], “で” [de], “くて” [kute], và không trùng với dạng thức của vị ngữ

ở mệnh đề sau Chủ ngữ của hai mệnh đề có thể trùng nhau hoặc khác nhau Câu ghép đẳng lập thể hiện một số quan hệ như quan hệ liệt kê, quan hệ nối tiếp về thời gian, quan hệ lựa chọn

VD:

 私は日曜日洗濯したり、掃除したりしています。 (quan hệ liệt kê)

[Watashi wa nichiyoubi sentakushitari, souzishitari shiteimasu.]

Chủ nhật tôi thường giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa

 仕事が終わって、テニスをして、友達と食事します。(quan hệ nối tiếp về thời gian)

[Shigoto ga owatte, tenisu wo shite, tomodachi to syokuzishimasu.]

Công việc kết thúc, chơi tennis rồi dùng bữa với bạn bè

 あの方は日本人ですか、韓国人ですか。(quan hệ lựa chọn)

[Anokata wa nihonzindesuka, kankokuzindesuka.]

Vị kia là người Nhật hay là người Hàn Quốc

- Câu ghép chính phụ “つきそい・あわせ文” [tsukisoi awasebun]

Câu ghép chính phụ cũng được cấu tạo từ hai mệnh đề, trong đó hai vế có quan hệ chặt chẽ với nhau, vế này là điều kiện tồn tại của vế kia Vì hai vế biểu hiện quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt ý nghĩa nên trật tự của các vế trong câu là cố định, không dễ thay đổi Mệnh đề trước là tiền đề cho hệ luận

Trang 20

được thể hiện ở mệnh đề sau Câu ghép chính phụ thông thường có hai dạng

cấu trúc: thứ nhất là các thành phần mệnh đề có mối liên hệ chủ yếu về hình

thức ngữ pháp, hai là các thành phần mệnh đề có mối liên hệ chủ yếu về nội dung ý nghĩa

Loại câu ghép này được chia ra làm 2 loại nhỏ: câu ghép chính phụ liên thể [rentaitekina tsukisoi awasebun] và câu ghép chính phụ liên dụng [renyoutekina tsukisoi awasebun]

+ Câu ghép liên thể (tương đương với câu có danh từ bổ ngữ trong tiếng

Việt): là câu có chức năng như một đoạn có bổ ngữ liên thể phụ thuộc vào

thành phần câu được tạo ra bởi các danh từ có bổ ngữ ( như là chủ ngữ, vị ngữ,

bổ ngữ, danh từ chỉ đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp) Về cấu trúc, câu ghép liên thể cũng có các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, nhưng các thành phần này không chỉ là một từ ngữ mà là cả một mệnh đề cấu tạo với động từ Mối quan

hệ đó có tính chất quan hệ chủ-vị

VD:

 あの白い上着を着ている人は医者です。 (chủ ngữ là một mệnh đề)

[Ano shiroi uwagi wo kiteiru hito wa isyadesu]

Người mặc áo khoác màu trắng kia là một bác sĩ

 私の希望は将来自分の会社を作ることです。 (vị ngữ là một mệnh đề)

[Watashi no kibou wa syorai zibun no kaisya wo tsukurukoto desu]

Mong ước của tôi là tương lai tạo ra một công ty của riêng mình

 Lanさんはフエでとった写真を見せてくれた。(bổ ngữ là một mệnh đề)

[ Lansan wa Huede totta syashin wo misetekureta]

Lan cho tôi xem bức ảnh cô chụp ở Huế

+ Câu ghép liên dụng (tương đương với kiểu câu có quan hệ): là câu ghép

diễn tả hai sự việc dựa trên mệnh đề trước và sau, hai vế có quan hệ chặt chẽ

Trang 21

về mặt ý nghĩa Mệnh đề trước là một điều kiện nhất định, mệnh đề sau là các

sự việc được hình thành lên Về mặt cấu tạo, các mệnh đề được nối tiếp nhau bằng một kết từ hay liên ngữ làm cho hai, ba sự việc, hành động trong câu có mối liên hệ lẫn nhau về mặt nội dung, ý nghĩa Loại câu ghép chính phụ liên dụng này biểu thị một số quan hệ như: quan hệ nhân quả, quan hệ điều kiện, quan hệ mục đích, quan hệ thời cơ, quan hệ đối nghịch, quan hệ thời gian, cảnh huống, quan hệ so sánh

 家を買うために、貯金している。(quan hệ điều kiện)

[Uchi wo kau tameni, chyokinshiteiru]

Để mua được nhà tôi tiết kiệm tiền

 薬を飲んだのに、元気にならない。(quan hệ đối nghịch)

[Kusuri wo nonda noni, genki ni naranai]

Tôi đã uống thuốc vậy mà không khỏi ốm

 お金を入れるとジュースがでます。(quan hệ thời cơ)

[okane wo ireruto, zyusuga demasu]

Hễ cho tiền vào máy vào thì lon nước ngọt sẽ đưa ra

Trang 22

Sau đây là sơ đồ tổng quan các loại câu tiếng Nhật: [50,tr.6]

1.2.3 Câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật với các kết từ

Như có thể thấy ở sơ đồ trên, câu nguyên nhân-kết quả của tiếng Nhật thuộc vào loại câu ghép chính phụ liên dụng, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân và kết quả của hai sự việc nào đó, trong đó sự tồn tại của sự việc này là kết quả của một sự việc khác Hai phát ngôn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức trong câu ghép chính phụ nhóm này được kết nối với nhau bởi các 「接続 詞」(setsuzokushi) có nghĩa là “tiếp tục từ” nhưng trong luận văn này chúng tôi xin tạm gọi là “kết từ” như そ れ で[sorede], だ か ら[dakara], そ れゆ え [soreyue],おかげで[okagede], から[kara], ので[node], せいで[seide].v.v Các kết

từ có chức năng nối giữa hai câu đơn có quan hệ nhân quả với nhau, và còn dùng để kết nối hai mệnh đề chính phụ thành câu ghép chỉ quan hệ nhân quả

Câu

Câu đơn

Câu ghép

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép chính phụ

Câu ghép liên thể (câu danh từ có bổ ngữ)

Câu ghép liên dụng

Câu nguyên nhân-kết quả Câu điều kiện

Câu mục đích Câu thời cơ Câu đối nghịch Câu thời gian, cảnh huống Câu so sánh

Trang 23

Về phần chức năng và phân loại kết từ sẽ được trình bày rõ hơn trong phần 2 của luận văn

1.3 Tương đồng và khác biệt trong quan niệm và phương tiện biểu thị quan hệ nhân-quả trong tiếng Nhật và tiếng Việt

1.3.1 Một số quan niệm về quan hệ nhân-quả trong tiếng Việt

Các nhà ngôn ngữ học tiếng Việt có rất nhiều cách để phân loại câu tiếng Việt Nếu căn cứ vào đặc điểm tổ chức nội bộ của phần cú đoạn, ta có câu đơn

và câu ghép Nếu căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực ta có câu khẳng định

và câu phủ định Nếu căn cứ vào mục đích nói năng được thể hiện chủ yếu bằng ngữ điệu và phần nào bằng những từ phụ trợ cho ngữ điệu nằm trong cú đoạn, tiếng Việt được chia thành câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm Cũng có thể căn cứ vào nội dung của cú đoạn hoặc ý nghĩa khái quát của từ làm vị ngữ trong cú đoạn để chia câu thành: câu tường thuật, câu miêu tả, câu phán đoán Nếu căn cứ vào nghĩa biểu hiện của câu, ta có câu tồn tại, câu hành động, câu quá trình, câu trạng thái, câu quan hệ…

Theo nghĩa biểu hiện các vế của câu nhân- quả trong tiếng Việt biểu thị quan hệ nguyên nhân và kết quả, quan hệ lí do và kết luận Câu nguyên nhân - kết quả thườ ng đươ ̣c phân tích theo cấu trúc thể hiê ̣n , dựa vào cấu trúc mà nó đươ ̣c xếp vào lo ại câu ghép với nh ững đặc trưng chung của m ột đơn vị cú pháp và có những đặc trưng riêng khu biệt với các đơn vị câu khác như sau:

 Dựa vào số lượng mệnh đề trong câu theo quan điểm ngữ pháp học truyền thống là câu có từ hai mệnh đề trở nên

 Dựa vào số lượng của cụm chủ vị nòng cốt trong câu: là câu liên kết (gồm có cú chính-câu nguyên nhân và cú phụ-câu kết quả)

 Dựa vào vị ngữ hoặc thể từ làm cấu trúc câu để xác định câu đơn và trên cơ sở cấu trúc của câu đơn để xác định câu ghép Câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Việt là câu ghép gồm hai kết cấu của câu

Trang 24

đơn giản có quan hệ nhân-quả với nhau

 Dựa vào số lượng các đơn vị ngữ pháp trong câu như từ, cụm từ chủ

vị và cụm từ chính phụ để phân loại câu: là câu do hai hay một số

từ, hai hay một số cụm từ ghép song hành tạo thành

 Dựa vào cấu trúc cơ bản hay cấu trúc mở rộng của câu để phân loại thành câu có cấu trúc cơ bản và câu có cấu trúc mở rộng thì câu nhân-quả tiếng Việt là câu có cấu trúc cơ bản

Với nhiều tiêu chí phân loại câu tiếng Việt như vừa nêu trên, có một số nhà ngôn ngữ đã nghiên cứu và xếp loại câu nguyên nhân- kết quả như sau:

- Ba tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong

cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” [6, tr.297] cho rằng câu nguyên

nhân-kết quả là câu ghép chính phụ (dùng kết từ chính phụ) chỉ quan hệ nguyên nhân và kết quả Hai vế của câu có sự liên quan mật thiết và lôgic với

nhau, chúng thường được liên kết với nhau bởi các kết từ như vì (do, tại, giả

sử)…cho nên Các vế của câu nhân-quả cũng tuỳ thuộc vào ý nghĩa và các từ

nối này mà có trật tự khác nhau

Trang 25

Ba tác giả cho rằng các kết từ thứ hai trong từng cặp kết từ này có thể dễ dàng vắng mặt, nội dung ý nghĩa của các mối quan hệ giữa hai vế rất rõ Ngoài ra, khi cần đảo vế sau lên phía trước phải xóa các kết từ vốn có ở vế

sau đó Đối với kiểu câu ghép chỉ nhân-quả dùng cặp kết từ sở dĩ…là vì

không thể thay đổi trật tự của 2 vế, ví dụ:

Sở dĩ nó thi hỏng là vì nó học kém (6, tr.298)

- Hoàng Trọng Phiến, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt -Câu”

[25,tr.218], cho rằng câu nhân-quả là một kiểu câu ghép qua lại gồm hai vế

quan hệ với nhau về mặt nội dung Hai vế của câu ghép này liên quan với nhau và dựa vào nhau mà tồn tại Phương tiện nối các vế khá phong phú Khi làm phương tiện nối kết các thành tố của câu ghép, các từ nối mang thêm ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa quan hệ vào cho ngữ nghĩa cú pháp của câu Các

vế của câu ghép qua lại có ngữ nghĩa kết hợp, mỗi vế không có nghĩa tự thân Câu ghép có các từ nối có mô hình tiêu biểu là:

XA + YB

Trong đó X và Y là cặp từ nối, A và B là các vế của câu ghép

Theo cấu trúc và quan hệ ý nghĩa của phương tiện nối với toàn câu, câu nhân-quả có thể chia thành hai nhóm:

 Nguyên nhân: nhóm này có vế nguyên nhân ở trước thuyết minh cho kết quả được biểu hiện ở vế sau

VD:

Vì trời mưa nên trận đấu bị hoãn lại

Do không học bài nên nó bị điểm kém

 Kết quả: ở nhóm này vế mang ý nghĩa kết quả có từ nối, còn vế nguyên

nhân thì không có từ nối Các từ nối thường gặp gồm có: cho nên, nên,

hèn chi, hèn nào, thành thử, vì vậy Trong kiểu câu này vế kết quả đặt

trước, vế nguyên nhân đặt sau và có các cặp từ nối hô ứng Vị trí của

các vế không chuyển đổi được

Trang 26

VD:

Là con một nên nó được bố mẹ chiều chuộng

Nó khóc suốt ngày hèn chi hai con mắt đỏ hoe

Ông cho rằng việc đặt vị trí nhân-quả hay quả- nhân không chỉ tuân theo trật tự logic của một quá trình nhận thức mà còn phụ thuộc vào ý định chủ

quan của người nói muốn nhấn mạnh đến nhân hay quả, đến hiện tượng hay

kết luận [25,tr.220]

- Còn Hồ Lê, về mặt phân loại, ông xếp câu nguyên nhân vào loại câu có

quan hệ qua lại, và miêu tả câu nhân –quả là câu có 4 từ, hai từ thực và hai từ

nối hoặc hai từ đi kèm Về mặt nội dung, nhóm câu này chuyên dùng để thông báo về những quan hệ logic giữa hai sự kiện như quan hệ nhân quả

(Vì nên ), quan hệ nghịch nhân quả (Tuy nhưng ), quan hệ tương ứng (Càng càng ), quan hệ giả định tất yếu (Nếu thì ,hễ thì ) Về quan hệ

ngữ pháp, có thể gọi là những câu có quan hệ qua lại vì chúng được nối với

nhau bằng những cặp từ “hô ứng” qua lại (vì…nên; sở dĩ…cho nên )

VD:

Vì buồn nên khóc

Tuy gầy nhưng khỏe

Càng nhiều càng tốt

Nếu vui thì cười

- Theo Cao Xuân Hạo, câu nguyên nhân thuộc về câu quan hệ, loại câu

này nhất thiết phải có hai vế gồm:

 Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể (quan hệ so sánh, quan hệ đồng nhất, quan hệ tương liên)

 Quan hệ của một thực thể với một sự tình (quan hệ nhân quả, quan hệ liên đới, quan hệ vị trí)

 Quan hệ giữa hai sự tình (quan hệ thời gian, quan hệ tương tác)

Trang 27

 Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh ( quan hệ định vị không gian và thời gian)

Như vậy, câu nhân quả nhất thiết phải gồm hai vế, trong đó một vế diễn tả một thực thể (nguyên nhân), còn vế kia diễn tả một sự tình (kết quả) Mô hình

câu nguyên nhân-kết quả mà ông đề xuất có dạng “A làm cho B”

VD:

Mưa to làm cho nhiều nhà bị chìm trong nước [16,tr.447]

- Căn cứ vào quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần, Nguyễn Hữu Quỳnh

xếp câu nhân- quả vào loại câu phức hợp phụ thuộc lẫn nhau do nó “có từ hai

đơn vị tính ngữ làm các thành phần câu, hai thành phần đó phụ thuộc lẫn nhau, gắn bó với nhau tương đối chặt chẽ bằng các từ nối hoặc những cặp từ khác có tính chất từ nối.”

Trong loại câu này, quan hệ ý nghĩa được biểu thị bằng những từ nối: vì do,

nhờ, tại, nhân, là vì, là bởi, chính là vì, chỉ vì, là do, nhân vì, vì rằng đặt trước

vế chỉ nguyên nhân; nên, cho nên, thành thử, thành ra…đặt trước vế chỉ kết quả; những cặp kết từ vì cho nên, bởi vì …cho nên…

VD:

Hai mục đích khác nhau, nên phương pháp khoa học và kĩ thuật để đạt đến mục đích cũng khác nhau (Tạ Quang Bửu)

Em đã sống, bởi vì em đã thắng

- Theo Diệp Quang Ban, trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (NXB Giáo

dục, 2005), câu nguyên nhân-kết quả thuộc nhóm câu ghép chính phụ có kết

Trang 28

phụ thì quan hệ từ hoặc trợ từ dẫn đầu vế chính phải được xóa bỏ, có dạng chung là:

[vế chính] 2 / qht 1 [vế phụ] 1

Ông cho rằng: “Câu ghép nguyên nhân là câu ghép chính phụ mà ở đầu vế

phụ có chứa quan hệ từ diễn đạt quan hệ nguyên nhân như vì, bởi, do, tại, nhờ được gọi là câu ghép nguyên nhân (hay câu ghép chỉ nguyên nhân) Trong câu ghép chỉ nguyên nhân, ở đầu vế chính có thể xuất hiện các tiếng

(cho)nên, mà diễn đạt quan hệ hệ quả, khi vế chính đứng sau” (2,tr.305)

Theo kết quả phân định từ loại mà ông đưa ra thì quan hệ từ phụ thuộc là

các hư từ và chỉ xuất hiện ở bậc câu Quan hệ từ vì, do, tại, bởi, nhờ, diễn

đạt quan hệ nguyên nhân Quan hệ từ nên, cho nên, nên chỉ diễn đạt quan hệ

hệ quả

VD:

Nhờ thời tiết tốt (cho) nên mùa màng bội thu

Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu

Nhờ thời tiết tốt, mùa màng bội thu

Diệp Quang Ban đưa ra một số điểm cần chú ý đối với câu ghép chỉ nguyên nhân như sau:

 Khi vế phụ đứng trước vế chính thì sẽ tạo ra quan hệ nguyên

nhân-hệ quả Nếu trật tự trên thay đổi ngược lại, thì sẽ tạo ra quan nhân-hệ sự việc-nguyên nhân và không được dùng các từ (cho) nên, mà đứng

đầu vế chính Với từ sở dĩ thì bao giờ cũng là trật tự vế chính trước,

vế phụ sau

Các từ (cho) nên dùng khi diễn đạt mối quan hệ nặng về lí tính, từ

mà dùng diễn đạt mối quan hệ mang màu sắc cảm tính

 Nếu vế chỉ nguyên nhân đứng trước nhưng không chứa quan hệ từ

mà vế sau chỉ hệ quả lại có quan hệ từ nên, cho nên thì đó là câu

ghép có vế phụ chỉ hệ quả

Trang 29

- Trần Ngọc Thêm lại phân biệt nòng cốt câu qua lại và câu phức có từ nối

hô ứng, đưa ra ranh giới câu qua lại với câu ghép Các phát ngôn được cấu tạo

theo nòng cốt câu qua lại với đủ hai vế gọi là câu qua lại Quan hệ giữa hai

vế trong nòng cốt câu qua lại không phải là quan hệ chính phụ mà là quan hệ chủ đề-thuật đề Và trong câu qua lại nếu bỏ cặp hô ứng đi thì sẽ thu được một phát ngôn ghép, nếu trong phát ngôn có một trong hai yếu tố của cặp hô ứng đứng không đúng vị trí thì đó cũng là một phát ngôn ghép Phát ngôn chứa các đại từ hô ứng nhưng không chứa các từ nối hô ứng sẽ chỉ là một câu ghép có ý nghĩa hô ứng chứ không phải là một câu qua lại Như thế cũng có thể hiểu là câu được diễn đạt bằng các cặp từ chỉ nguyên nhân sẽ tạo ra câu nguyên nhân, phân biệt với câu mà trong đó có các yếu tố biểu đạt quan hệ nguyên nhân thì cần phải hiểu là câu có ý nghĩa nguyên nhân (câu không được đánh dấu là câu nguyên nhân với tư cách một kiểu câu riêng biệt)

Tóm lại, dù mỗi nhà ngôn ngữ lại có một quan điểm về câu nguyên kết quả, nhưng chúng ta cũng có thể thấy một số điểm thống nhất trong quan các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam Tiếng Việt có hiện tượng câu nguyên nhân và các phương tiện biểu đạt quan hệ nguyên nhân Các vế nguyên nhân, kết quả được liên kết bằng các yếu tố kết nối (cặp kết từ, quan

nhân-hệ từ, từ nối, kết từ ) và được xem là dấu hiệu nhận biết quan nhân-hệ nhân-quả trong phát ngôn Tuỳ theo vị trí của các yếu tố kết nối mà các kiểu cấu trúc cũng khác nhau

Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy điểm khác nhau trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ là chưa đưa ra được mô hình thống nhất cho câu biểu hiện quan

hệ nhân-quả Vì thế nên thuật ngữ gọi tên câu nhân-quả trong tiếng Việt chưa

rõ ràng: câu ghép nguyên nhân hay câu chỉ nguyên nhân, câu ghép qua lại chỉ nguyên nhân hay câu ghép chính phụ có kết từ, hay câu quan hệ Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban cho đây là câu ghép chính phụ, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê lại cho là câu ghép qua lại, Cao

Trang 30

Xuân Hạo lại cho là câu quan hệ…Mô hình của câu biểu hiện quan hệ nhân -

quả mà Cao Xuân Hạo đưa ra là A làm cho B liệu có thể coi là khung cấu trúc

của câu nguyên nhân? Nếu có thì làm sao phân biệt được câu có các vị từ chỉ nguyên nhân và câu có chủ ngữ chỉ nguyên nhân với câu ghép nguyên nhân (theo quan điểm của Diệp Quang Ban)

Thêm vào đó là việc xác định câu chứa cặp kết từ nguyên nhân, câu chứa một kết từ hoặc khuyết các kết từ là câu đơn, câu ghép, tổ hợp câu, hay câu ghép chính phụ thì chưa có sự nhất trí cao giữa các nhà ngôn ngữ

1.3.2 Các phương tiện thể hiện nhân quả trong tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, các từ không biến đổi hình thái, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và các công cụ ngữ pháp Do vậy trật tự từ là một phương thức ngữ pháp quan trọng của tiếng Việt

Trật tự trong câu đóng vai trò quan trọng, quyết định việc hiểu nghĩa của câu Mỗi từ đều có cả ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa từ vựng

là ý nghĩa riêng của mỗi từ, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa của các từ, tiếng Việt có thể diễn đạt nhiều ý nghĩa mới nảy sinh Tiếng Việt hiện đại chú ý trước hết đến các cách diễn đạt của tư duy logic sao cho thật chặt chẽ, chính xác Các yếu tố liên kết vì thế mà được phát triển để biểu thị các quan hệ logic giữa các từ trong cú đoạn, giữa các mệnh đề trong câu và giữa các câu với nhau

Cũng do đặc điểm về trật tự từ mà tiếng Việt phân biệt các loại cấu trúc khác nhau của các vế câu (mệnh đề trong câu ghép) khi chúng hoán đổi vị trí cho nhau Do vậy cấu trúc câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Việt có các dạng thức thay đổi trật tự như sau:

- Nguyên nhân trước, kết quả sau:

Trang 31

VD:

Vì gió mùa đông bắc cho nên trời trở rét.[25,tr219]

Do Đảng lãnh đạo cho nên chúng ta mới có cuộc đời hạnh phúc

[25,tr219]

VD:

Nhờ gặp được bác sĩ giỏi, bệnh của tôi đã được chữa khỏi

Do học hành không chăm chỉ, nó bị trượt đại học

VD:

Đảng đã quan tâm đến quyền lợi của mọi người, do đó mọi người đi theo

Đảng [25,tr219]

Tôi đến công ty trễ vì xe bus đến muộn

- Kết quả trước, nguyên nhân sau

VD:

Sở dĩ đội A chiến thắng là vì đấu trên sân nhà

VD:

Anh chiến thắng huy hoàng vì anh dám hy sinh [25,tr220]

Anh làm việc vất vả cả ngày cũng vì anh thương vợ, thương con

Tất cả các trật tự trên (nguyên nhân trước hay hệ quả trước) là do các kết

từ quyết định Có lúc cả hai kết từ cùng xuất hiện nhưng cũng có câu chỉ có kết từ chỉ nguyên nhân, hoặc kết từ chỉ hệ quả xuất hiện mà thôi Các kết từ

đó là dấu hiệu đánh dấu cho câu nguyên nhân hay kết quả

Kết từ + (MĐ nguyên nhân) + (MĐ hệ quả)

(MĐ nguyên nhân) + Kết từ + (MĐ hệ quả)

Kết từ 1 + (MĐ hệ quả) + Kết từ 2 + (MĐ nguyên nhân)

(MĐ hệ quả)+ Kết từ + (MĐ nguyên nhân)

Trang 32

Tuy kết từ là dấu hiệu nhận biết rõ nhất nhưng đôi khi tiếng Việt cũng có

những trường hợp ngoại lệ đó là không cần dùng kết từ (kết từ zê-rô) mà vẫn

diễn đạt được quan hệ nguyên nhân-kết quả Quan hệ tồn tại giữa hai mệnh đề, hai thành phần câu chỉ có thể được khẳng định trong văn cảnh cụ thể

Trong một số trường hợp việc ghép các kết từ biểu hiện các quan hệ quả vào trong câu để kiểm tra là hoàn toàn có thể, nhưng một số trường hợp chỉ có thể hiểu thông qua suy luận logic mà thôi chứ không thể dùng các kết

nhân-từ, hay liên từ để thẩm định Ta cùng thử xem một vài ví dụ sau:

(1) Buồn, tôi đi lang thang trên phố

Để kiểm tra xem đây có phải câu chỉ quan hệ nhân quả không ta thử cho thêm các kết từ thuộc các loại câu khác nhau vào, ta có các câu sau:

(1a) Vì/ Do buồn, nên tôi đi lang thang trên phố (cặp kết từ chỉ quan hệ

Trong các khả năng trên thì (1a ), (1b) là các câu hợp logic Song để trả lời

cho câu hỏi Tại sao em lại đi lang thang trên phố một mình như thế này? Thì (1b) không thích hợp cho câu hỏi trên, bởi vì cặp kết từ nếu…thì đưa ra một giả định cho một hành động sẽ hoặc sắp xảy đến, còn cặp kết từ vì…nên

ở (1a) được dùng khi hành động nêu trong câu hỏi đã xảy ra rồi, nên mới thích đáng trả lời cho câu hỏi trên Do vậy câu ví dụ (1) là câu chỉ quan hệ nguyên nhân-kết quả

(2) Phát súng nổ, em bé trên lưng trâu ngã xuống

(3) Lốp xe nổ, xe dừng lại ngay

Ở câu ví dụ (2) này không hề xuất hiện từ nối hay liên từ nào, nhưng ai cũng hiểu “em bé ngã xuống” là do bị bắn, do phát súng nổ Còn ví dụ (3) thì

Trang 33

diễn tả một sự thật hiển nhiên nguyên nhân của việc “xe dừng lại” là do “lốp

xe nổ”

Diệp Quang Ban gọi đây là câu ghép chuỗi (tiếp liên), đây là kiểu câu ghép không dùng các kết từ, được đặt nối tiếp nhau, làm thành một chuỗi liên tục Sử dụng loại câu ghép này, người nói không muốn trực tiếp nêu ra bằng

từ ngữ những mối quan hệ giữa các vế câu, ý nghĩa của câu được người nghe

tự suy luận Do vậy, trật tự từ trong câu kiểu này, do đặc trưng của nó, nên luôn có dạng thức là câu nguyên nhân phải đi trước, rồi mới đến câu chỉ kết quả

- Để diễn đạt quan hệ nguyên nhân, tiếng Việt có các từ như bởi, bởi vì, vì, tại vì, do, tại, nhờ, bởi rằng, vì rằng, bởi vì rằng, vì cớ gì, vì lẽ gì, vì lẽ, vì lí do

VD:

Tại vì em thích nó và nó thật sự muốn lấy em làm vợ

Nhờ được cái nó nhanh nhẩu, láu lỉnh, mà chẳng biết nó làm ăn ra sao, nó

có được một ít vốn, rồi lấy được ở đâu con vợ giàu

- Để diễn đạt quan hệ hệ quả, tiếng Việt có các từ như nên, cho nên, thế nên, do đó, hèn chi, bởi vậy, bởi vậy nên, vì thế, do vậy mà, kết cuộc là, kết quả là, hậu quả là, vậy nên

VD:

Chẳng qua vì tính hay tự ái của hắn nên mới khốn khổ thế

Chị Hảo bị bệnh mà chết chứ có phải tại anh đâu

- Các từ nối kể trên có khi dùng một mình, có khi dùng từng cặp hô ứng

(cặp kết từ): vì…nên; bởi nên, sở dĩ…cho nên, sở dĩ là vì, nhờ/do cho nên, bởi thành ra,

Kết từ zero + (MĐ nguyên nhân) ,+ Kết từ zero + (MĐ hệ quả)

Trang 34

VD:

Vì đang lúc tức, nên giảng bài, ông gắt như mắm tôm

Bởi vì trời mưa nên tôi bị trượt ngã

- Ngoài ra, tiếng Việt cũng có những cách biểu đạt với một số động từ như

khiến (cho), chết do/vì, làm cho, gây ra (thiên về hệ quả tiêu cực), giúp cho

(thiên về hệ quả tích cực) Đây là kiểu câu chứa động từ chuyển tác làm vị tố gây hệ quả cho thực thể mà động từ này tác động đến

VD:

Nhà cháy khiến nó trở thành đứa không nhà

Chị ấy chết do bị bệnh nặng

- Để hỏi nguyên nhân, tiếng Việt có các từ để hỏi như vì sao, tại sao, sao,

do đâu, bởi đâu, vì cái gì…Các từ để hỏi này thường đứng đầu câu hoặc

trước động từ, tính từ hữu quan Khi nói các từ để hỏi này hay đi kèm với từ

mà như vì sao mà, do đâu mà… Còn nếu đứng cuối câu thì thường đi với từ

là ở trước như… là vì sao?, là vì lẽ gì…

VD:

Vì sao mình thấy cô đơn đến thế?

Do đâu mà nó trở thành đứa trẻ mồ côi?

Anh đánh con tôi là vì lẽ gì?

1.4 Tiểu kết

- Xét về mặt quan niệm, cả 2 ngôn ngữ đều đưa ra một nhận định chung là quan hệ nhân quả dựa trên hai sự việc có liên quan chặt chẽ với nhau, một sự việc là nguyên nhân và một sự việc là kết quả Nguyên nhân để giải thích lí do cho một số sự việc xảy ra, còn kết quả miêu tả những gì xảy ra

- Xét về mặt cấu trúc để xếp loại câu nguyên nhân-kết quả, 2 ngôn ngữ đều thống nhất về điểm đây là loại câu có hai mệnh đề, có quan hệ nhân-quả với nhau Hai mệnh đề này có thể nối bằng các phương tiện như kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả Tiếng Việt có các kết từ như “vì thế, cho nên, vì, do, tại vì,

Trang 35

bởi…”, còn tiếng Nhật có các kết từ như それで[sorede], だから[dakara], それ

ゆえ[soreyue], したがって[shitagatte] ”

Tuy nhiên, trong tiếng Việt, các kết từ hay xuất hiện thành từng cặp trong câu, tạo ra dấu hiệu nhận biết rõ nét về kiểu quan hệ này (không có giá trị nhận biết kiểu cấu trúc), và một trong hai kết từ có thể vắng mặt trong câu Tiếng Nhật thì các kết từ được sử dụng tuỳ theo từng cấu trúc ngữ pháp khác nhau, và được gắn ngay sau mệnh đề chỉ nguyên nhân Và tuỳ thuộc vào cấu trúc câu đó mà kiểu kết hợp với các từ loại danh từ, động từ, tính từ cũng

có các qui định khác nhau

- Về vị trí của các kết từ, như ta thấy, tiếng Việt có thể đi theo cặp, hoặc đơn

lẻ nhưng đều có vị trí phía trước của mệnh đề chỉ nguyên nhân hoặc kết quả

và ở đầu câu hoặc giữa câu Còn đối với tiếng Nhật lại hoàn toàn khác, các

kết từ chỉ nhân-quả hầu hết đều đi sau mệnh đề chỉ nguyên nhân, trong câu nó

có vị trí ở giữa câu hoặc cuối câu Nên khi đọc câu tiếng Nhật thì phải đọc hết câu rồi mới có thể nói đấy là câu nguyên nhân hay không, còn trong tiếng Việt các kết từ biểu thị nhân quả cũng là các dấu hiệu rõ ràng để nhận biết loại câu này và thường được đặt ở đầu câu

- Xét về phương thức biểu đạt, 3 ngôn ngữ đều biểu đạt bằng những yếu tố chỉ quan hệ nhân-quả, mà do đặc thù của từng ngôn ngữ nên có tên gọi khác nhau theo chức năng (cũng là của vị trí hành chức): trong tiếng Việt, như đã

đề cập ở trên, các yếu tố này xét về giá trị từ loại là hư từ hoặc hư từ xuất phát

từ thực từ, khi xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu, chúng lại mang những giá trị ngữ pháp phát sinh do vị trí của từ đem lại Còn trong tiếng Nhật, các yếu tố này dù ở vị trí nào cũng chỉ gọi là “kết từ”

- Xét về phương diện xếp loại câu nguyên nhân-kết quả, 2 ngôn ngữ đều gọi đây là câu ghép nhưng có những cách gọi tên rất khác nhau Các nhà Việt ngữ học thì đến nay vẫn chưa thống nhất trong cách xếp loại, gọi tên cho câu biểu thị quan hệ nhân quả Hoàng Trọng Phiến, Trần Ngọc Thêm và Hồ Lê

Trang 36

gọi đây là câu ghép qua lại, còn Cao Xuân Hạo lại gọi đây là câu quan hệ, Diệp Quang Ban lại cho đây là câu ghép chính phụ có kết từ Còn trong tiếng Anh loại câu này được xếp vào câu ghép có 2 phần Tiếng Nhật thì gọi đây là câu ghép chính phụ liên dụng diễn đạt quan hệ nguyên nhân và kết quả

- Khi nói đến nguyên nhân thì trong tiếng Nhật có sự phân biệt nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan rồi mới lựa chọn mẫu câu chỉ nguyên nhân-kết quả cho phù hợp, còn trong tiếng Việt thì lại không phân chia cách dùng như vậy

Trang 37

38CHƯƠNG 2- CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT

2.1 Sử dụng kết từ để nối hai câu đơn biểu thị quan hệ nhân-quả

Kết từ biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Nhật dùng để nối hai câu đơn chỉ nguyên nhân và kết quả, có cấu trúc chung như sau:

Cấu trúc của câu nhân-quả trong tiếng Nhật với phần mệnh đề chỉ nguyên nhân đi trước rồi mới đến mệnh đề chỉ hệ quả đi sau, giữa hai mệnh đề là kết

từ thể hiện quan hệ nhân-quả Khác với tiếng Việt, các phương tiện thể hiện nhân quả phong phú trong tiếng Nhật có thể được phân loại theo những cách khác nhau từng nhóm như sau đây Có những kết từ chuyên dùng trong văn viết mang sắc thái trịnh trọng và khuôn mẫu, có những kết từ chỉ dùng trong văn nói, có sắc thái tự nhiên sinh động hơn, không bị cứng nhắc như các kết từ dùng trong văn viết

2.1.1 Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả dùng trong văn viết

Thông thường các kết từ nhân-quả dùng trong văn viết đều mang sắc thái trịnh trọng và khuôn mẫu hay nói cách khác là rất kiểu cách và hơi cổ điển, ít khi sử dụng đến như “それゆえ/ゆえに”[sonoyue/yueni], “ついては” [tsuitewa] Bên cạnh đó có một số kết từ cũng sử dụng trong văn viết nhưng lại mang sắc thái tự nhiên hơn, và được sử dụng nhiều trong các văn bản như “そのけっか” [sonokekka], “したがって” [shitagatte] Sau đây là cách sử dụng của các kết từ này

2.1.1.1 Các kết từ mang sắc thái trịnh trọng trong văn viết

(1) Kết từ “ それゆえ/ゆえに ”[sonoyue/yueni] thường dùng trong những bài

viết lí thuyết, lí luận về toán học, triết học…

(Mệnh đề nguyên nhân) Kết từ + (Mệnh đề hệ quả)

Trang 38

VD:

二つ辺が等しい。それゆえ、三角形 ABC は二等辺三角形である。[44,tr179]

[Futatsuhen ga hitoshii Soreyueni, sankakkeiABC wa nitouhensankakkei

dearu.]

Có hai cạnh bằng nhau Do đó tam giác ABC là tam giác cân

(2) Kết từ “ついては” [tsuitewa] dùng trong trường hợp nhờ vả một cách

trang trọng

VD:

この秋町民の大運動会を開催することになりました。ついては、皆様からのご 寄付をいただきたく、お願い申し上げます。[44,tr227]

[Kono aki chyomin no daiundokai wo suru koto ni narimashita Tsuitewa,

minasama no gokifu wo itadakitaku, onegai moshiagemasu.]

Mùa thu này chúng tôi sẽ tổ chức đại hội thể thao với sự tham gia của dân

trong khu phố Với lí do đó kính mong quí vị ủng hộ cho

Ngoài ra còn dùng khi báo cáo một điều gì đó với người nghe một cách trang trọng, chính thức như báo cáo trong các cuộc họp, hay các báo cáo tổng kết…

VD:

今の会長が来月任期満了で引退します。ついては、新しい会長を選ぶために候 補者をあげることになりました。[44,tr227]

[Ima no kaicho ga raigetsu ninkimanryo de intaishimasu.Tsuitewa,

atarashi kaicho wo erabu tameni kohosha wo agerukoto ni narimasita.]

Chủ tịch hiện nay sẽ thôi giữ chức vụ khi hết nhiệm kì Do đó chúng ta

phải đưa ra ứng cử viên để chọn chủ tịch mới

Mặc dù cùng nhóm kết từ dùng trong văn viết với sắc thái trịnh trọng nhưng “つ い て は”[tsuitewa] không thể thay thế được bằng “そ の ゆ え” [sonoyue], vì lí do [sonoyue] là kết từ sử dụng trong lí luận, lí thuyết mang tính khoa học chứ không sử dụng trong các văn bản báo cáo

Trang 39

2.1.1.2 Các kết từ mang sắc thái tự nhiên trong văn viết

(1) Kết từ “そのけっか” [sonokekka]: “けっか” [kekka] vốn dĩ là một danh từ

có nghĩa là “kết quả”, nhưng khi nằm sau chỉ định từ “その” [sono] có nghĩa

là “đó” tạo ra nghĩa “kết quả của việc đó là” thì nó lại trở thành kết từ biểu thị

quan hệ nhân quả

VD:

たくさん治療をしてもらった。その結果、左手がかなり自由に使えるようにな った。[48,tr212]

[Takusan chiryou wo shitemoratta Sonokekka, hidarite ga kanari ziyuuni

tukaeruyouninatta]

Tôi được điều trị rất nhiều Kết quả là tôi lại có thể sử dụng tay trái mộ

cách khá tự do

(2) Kết từ “したがって” [shitagatte] là cách kết nối một cách logic, dựa trên lí

do có thực hay sự thật hiển nhiên và rút ra kết luận ở câu sau

VD:

大都市は交通量が多い。したがって、事故も多い。[48,tr186]

[Daitoshi wa kotsuryo ga ooi Shitagatte, ziko mo ooi.]

Ở các thành phố lớn lượng giao thông nhiều Do đó, tao nạn giao thông

cũng nhiều

Hai kết từ “そのけっか” [sonokekka] và “したがって” [shitagatte] có cách

sử dụng khá khác nhau “そのけっか” [sonokekka] thường dùng trong trường

hợp có một sự cố gắng nào đó trong một thời gian dài như điều trị bệnh,

nghiên cứu, điều tra… rồi mới thu được một kết quả nào đó Còn “したがって

” [shitagatte] thì nói về những việc hiển nhiên nên kết quả có được là tất yếu

VD:

 私たちは長い間調査した。その結果、なぜ子どもの数が減っていることが わかった。[48,tr212]

[Watashitachiwa nagaiaida chyosashita Sonokekka, nazekodomono

Trang 40

kazuga hetteiru kotoga wakatta.]

Chúng tôi đã điều tra trong một thời gian dài Kết quả là chúng tôi hiểu

được việc tại sao số lượng trẻ con đang giảm xuống

 日本の川 は流れ が 急であ る 。した が って 、水 力発電に利 用しやす い。 [48,tr186]

[Nihonnokawawa nagarega kyuudearu Shitagatte, suiryokuhatsudenni

riyoushiyasui.]

Sông của Nhật có dòng chảy xiết Do đó, dễ sử dụng cho thủy điện

2.1.2 Các kết từ chỉ nhân-quả dùng trong văn nói

Các kết từ trong văn nói thì bản thân nó đã mang sắc thái tự nhiên, không

bị khuôn mẫu như trong văn viết Tuy nhiên, trong từng tình huống sử dụng, tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà ta có thể phân chia ra làm 2 loại: các kết từ dùng trong ngữ cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọng và các kết từ dùng trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường

2.1.2.1 Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả trong giao tiếp trang trọng (1) Kết từ “そこで”[sokode] thường dùng trong những khi muốn trịnh trọng

đề nghị một điều gì đó Đây là lối nói kiểu cách, trang trọng

VD:

 今度の事件ではかなりの被害が出ています。そこで、ひとつ皆さんにご相

談があるのですが。[44,tr168]

[Kondonozikendewa kanarino higaiga deteimasu Sokode, hitotsu

minasanni gosoudanga arundesuga.]

Vụ việc lần này đã gây ra một số thiệt hại đáng kể Do đó, chúng tôi có

vài lời muốn bàn qua với quí vị

(2) Kết từ “なぜならば”[nazenaraba] thường đi cặp đôi với các từ chỉ lí do

nhấn mạnh hơn ở phía cuối câu là “から”[kara], hay “のだ”[noda], mặc dù nằm ở giữa câu nhưng cách kết hợp của hai kết từ này không giống như cấu

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2002), Ngữ pháp tiếng Việt I, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt I
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
2. Diệp Quang Ban(2003), Ngữ pháp tiếng Việt (2 tập), Nxb Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (2 tập)
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục. Hà Nội
Năm: 2003
3. Nguyễn Tài Cẩn(1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
4. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán(2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học (tập 1)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
5. Nguyễn Văn Chiến(1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb Đại học và THCN
Năm: 1992
6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
7. Nguyễn Đức Dân(1990), Logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả. Tạp chí ngôn ngữ (số 1), tr. 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1990
8. Nguyễn Đức Dân(1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Phạm Đức Dương(2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2000
10. Lê Đông(1996), Cấu trúc đề thuyết của một kiểu câu tiếng Việt. Tạp chí ngôn ngữ (số 3), tr. 22-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc đề thuyết của một kiểu câu tiếng Việt
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1996
11. Đinh Văn Đức(1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và THCN
Năm: 1986
12. Nguyễn Thiện Giáp(2005), Lược sử Việt ngữ học (tập1, tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Việt ngữ học (tập1, tập 2)
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
13. GlêbôvaI.I. (1982), Vấn đề về phân định chức năng liên từ và giới từ của các yếu tố chỉ quan hệ nguyên nhân, nhượng bộ và mục đích trong câu tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ (số 2), tr. 9-25, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề về phân định chức năng liên từ và giới từ của các yếu tố chỉ quan hệ nguyên nhân, nhượng bộ và mục đích trong câu tiếng Việt
Tác giả: GlêbôvaI.I
Năm: 1982
14. Nguyễn Thị Bích Hà (2000), So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ĐHKHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Năm: 2000
15. Nguyễn Khánh Hà(2009), Câu điều kiện tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ĐHKHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu điều kiện tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Khánh Hà
Năm: 2009
16. Cao Xuân Hạo(1991), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1), Nxb KHXN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1)
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb KHXN
Năm: 1991
17. Nguyễn Văn Hiệp(1997), Khởi ngữ và những vấn đề nghiên cứu thành phần câu tiếng Việt, Tạp chí KHXH ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi ngữ và những vấn đề nghiên cứu thành phần câu tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 1997
20. Nguyễn Lai(1993), Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam và trường ĐHHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Lai
Năm: 1993
21. Hồ Lê(1973), Về vấn đề phận loại câu trong tiếng Việt hiện đại, Tạp chí ngôn ngữ (số 3), tr. 36-48, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề phận loại câu trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hồ Lê
Năm: 1973
22. Hoàng Lộc(1988), Vận dụng lí thuyết hoạt động ngôn ngữ vào lĩnh vực dạy tiếng, Tạp chí ngôn ngữ (số phụ), tr. 31-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lí thuyết hoạt động ngôn ngữ vào lĩnh vực dạy tiếng
Tác giả: Hoàng Lộc
Năm: 1988

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w