Các kết từ mang sắc thái tự nhiên trong văn viết

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 39)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.2.Các kết từ mang sắc thái tự nhiên trong văn viết

(1) Kết từ “そのけっか” [sonokekka]: “けっか” [kekka] vốn dĩ là một danh từ có nghĩa là “kết quả”, nhưng khi nằm sau chỉ định từ “その” [sono] có nghĩa là “đó” tạo ra nghĩa “kết quả của việc đó là” thì nó lại trở thành kết từ biểu thị quan hệ nhân quả.

VD:

たくさん治療をしてもらった。その結果、左手がかなり自由に使えるようにな った。[48,tr212]

[Takusan chiryou wo shitemoratta. Sonokekka, hidarite ga kanari ziyuuni tukaeruyouninatta]

Tôi được điều trị rất nhiều. Kết quả là tôi lại có thể sử dụng tay trái mộ cách khá tự do.

(2) Kết từ “したがって” [shitagatte] là cách kết nối một cách logic, dựa trên lí

do có thực hay sự thật hiển nhiên và rút ra kết luận ở câu sau. VD:

大都市は交通量が多い。したがって、事故も多い。[48,tr186] [Daitoshi wa kotsuryo ga ooi. Shitagatte, ziko mo ooi.]

Ở các thành phố lớn lượng giao thông nhiều. Do đó, tao nạn giao thông cũng nhiều.

Hai kết từ そのけっか[sonokekka] và “したがって[shitagatte] có cách sử dụng khá khác nhau. “そのけっか[sonokekka] thường dùng trong trường hợp có một sự cố gắng nào đó trong một thời gian dài như điều trị bệnh, nghiên cứu, điều tra… rồi mới thu được một kết quả nào đó. Còn “したがって

” [shitagatte] thì nói về những việc hiển nhiên nên kết quả có được là tất yếu.

VD:

 私たちは長い間調査した。その結果、なぜ子どもの数が減っていることが わかった。[48,tr212]

kazuga hetteiru kotoga wakatta.]

Chúng tôi đã điều tra trong một thời gian dài. Kết quả là chúng tôi hiểu được việc tại sao số lượng trẻ con đang giảm xuống.

 日本の川 は流れ が 急であ る 。した が って 、水 力発電に利 用しやす い。

[48,tr186]

[Nihonnokawawa nagarega kyuudearu. Shitagatte, suiryokuhatsudenni riyoushiyasui.]

Sông của Nhật có dòng chảy xiết. Do đó, dễ sử dụng cho thủy điện.

2.1.2. Các kết từ chỉ nhân-quả dùng trong văn nói

Các kết từ trong văn nói thì bản thân nó đã mang sắc thái tự nhiên, không bị khuôn mẫu như trong văn viết. Tuy nhiên, trong từng tình huống sử dụng, tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà ta có thể phân chia ra làm 2 loại: các kết từ dùng trong ngữ cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọng và các kết từ dùng trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường.

2.1.2.1. Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả trong giao tiếp trang trọng (1) Kết từ “そこで”[sokode] thường dùng trong những khi muốn trịnh trọng (1) Kết từ “そこで”[sokode] thường dùng trong những khi muốn trịnh trọng

đề nghị một điều gì đó. Đây là lối nói kiểu cách, trang trọng. VD:

 今度の事件ではかなりの被害が出ています。そこで、ひとつ皆さんにご相 談があるのですが。[44,tr168]

[Kondonozikendewa kanarino higaiga deteimasu. Sokode, hitotsu

minasanni gosoudanga arundesuga.]

Vụ việc lần này đã gây ra một số thiệt hại đáng kể. Do đó, chúng tôi có vài lời muốn bàn qua với quí vị.

(2) Kết từ “なぜならば”[nazenaraba] thường đi cặp đôi với các từ chỉ lí do

nhấn mạnh hơn ở phía cuối câu là “から”[kara], hay “のだ”[noda], mặc dù nằm ở giữa câu nhưng cách kết hợp của hai kết từ này không giống như cấu

trúc thông thường đã đưa ở trên, đó là mệnh đề chỉ kết quả đi trước, rồi mới đến mệnh đề chỉ nguyên nhân, lí do. Có thể đưa ra cấu trúc tổng quát cho kết từ này như sau:

(Mệnh đề hệ quả). なぜならば[nazenaraba] + (Mệnh đề nguyên nhân) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD:

 原子力発電には反対です。なぜならば、絶対に安全だという保障がないか らです。[44,tr386]

[Genshiryokuhatsuden niwa hantaidesu. Nazenaraba zettaini anzenda toiu hosyou ga naikaradesu.]

Tôi phản đối nhà máy điện nguyên tử. Bởi vì không có gì đảm bảo là nó sẽ an toàn tuyệt đối.

(3) Kết từ “というのは/というのも~からだ”[toiunowa/toiunomo] dùng sau

một mệnh đề, để giải thích nguyên nhân, lí do của sự việc đã nói trong mệnh đề đó, hoặc để nêu thêm căn cứ, phán đoán của người nói. Mệnh đề theo sau thường kết thúc với dạng “…からだ/のだ”[karada/noda].

VD:

申し訳ございませんが、来週お休みをいただけないでしょうか。というのは国 から母が突然尋ねてくることになったんです。[44,tr300]

[Moushiwakegozaimasenga, raisyuoyasumiitadakenaidesyouka.Toiunowa kuni kara hahaga totsuzen tazunetekurukotoninattandesu.]

Xin lỗi, xin vui lòng cho tôi nghỉ tuần tới. Lí do là vì, đột nhiên có mẹ tôi ở quê sẽ lên thăm.

Kết từ này có cấu trúc giống với “なぜならば” [nazenaraba], tức là đưa sự việc ra trước, sau đó mới trình bày nguyên nhân. Bên cạnh đó cả hai đều cần sự hỗ trợ cuối câu của “からだ/のだ/んだ”[karada/noda/nda]

Kết từ này thường dùng để giải thích lí do cho sự tình, không cần có quan hệ nhân-quả rõ ràng. Trong khi đó “なぜならば…”[nazenaraba…] lại dùng trong trường hợp có quan hệ nhân-quả rõ ràng.

VD:

 あの会社倒産するかもしれませんよ。というのも、このところ急激に株価 が下がっているんですよ。[44,tr301]

[Anokaisha, tousansurukamoshiremasenyo. Toiunomo, konotokoro

kyuugekini kabuka ga sagatteirundesuyo.]

Công ty đó có lẽ sẽ phá sản. Lí do là vì dạo này giá cổ phiếu đang giảm xuống đột ngột.

2.1.2.2. Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả sử dụng trong giao tiếp thông thƣờng thông thƣờng

(1) Kết từ “それで”[sorede] là kết từ biểu thị lý do, với phần lý do là một sự

việc dẫn đến hành động nào đó hoặc trở nên một trạng thái nào đó ở phía sau. VD:

 台風で電車が不通になってしまった。それで、タクシーに乗って会社に行 った。

[Taifuude densha ga futsuu ni natteshimatta. Sorede, takushi ni notte

kaishani itta.]

Tàu điện không đi được do bão. Vì vậy, tôi đã lên taxi để đến công ty.

(2) Kết từ “そのために” [sonotameni] có chức năng nối phần kết quả dựa

trên sự thực mà người nói quan sát được với kết luận là một sự thật hiển nhiên.

VD:

 この休みは車で外出した人が多かった。そのために、道が大変込んだ。

[48,tr172]

[Kono yasumi wa kurumade gaisyutsushita hito ga okatta. Sonotameni, michiga taihen konda.] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ nghỉ này có nhiều người đi chơi bằng ô tô. Vì vậy mà đường rất đông.

(3) Kết từ “だから” [dakara]

- Dùng để nêu lên một kết luận được rút ra từ kết quả của sự việc diễn đạt trong câu trước, sự việc này đóng vai trò nguyên nhân, lí do hoặc cơ sở của kết luận ấy. Theo sau là những câu thuộc đủ kiểu loại, không phải chỉ có loại câu trình bày sự thực, mà còn có câu biểu thị sự suy đoán, rủ rê, nhờ cậy…

VD:

 時間がありません。だから、急いでください。[44,tr186] [Jikan ga arimasen. Dakara, isoidekudasai.]

không có thời gian nên hãy khẩn trương lên.

- Thông thường để chỉ lí do, chỉ cần dùng “だから”[dakara] là đủ, nhưng khi muốn khẳng định một cách đặc biệt mạnh mẽ, tính chính đáng của lí do hơn nữa thì chỉ cần thêm 「こそ」[koso] vào đằng sau để diễn tả ý “chính vì một lí do như thế”. Ngoài ra cũng thường dùng để khẳng định điều mình muốn nói bằng cách nêu lên chính những phát ngôn của đối phương làm lí do trong lúc nghị luận.

VD:

A: 職場では、一人だと上司になかなか文句は言いにくいですよね。[44,tr187] [Shokubadewa, hitoridato zyoushini nakanaka monkuha iinikuidesuyone.]

Ở chỗ làm nếu chỉ một mình thì tôi chắc là rất khó phàn nàn với cấp trên.

B: だからこそ、みなで団結しなくてはいけないと思うんです。

[Dakarakoso, minade danketsushinakutewaikenai to omounndesu.]

Chính vì thế tôi nghĩ chúng ta phải đoàn kết với nhau.

Cả ba kết từ “それで” [sorede], “そのために” [sonotameni], “だから” [dakara] có điểm giống nhau là đều đưa ra các lí do là những sự việc có thực, rồi đưa ra các hệ quả mà lí do đó đưa lại.

 大雪が降った。そのために、電車が遅れた。[48,tr172] [Ooyki ga futta. Sonotameni, densha ga okureta.]

 部屋の電気がついています。だから、もう帰ってきたはずだ。[44,tr186] [Heya no denki ga tsuiteiru. Dakara, mou kaettekiteiruhazuda.]

Vì đèn trong phòng bật sáng. Do đó, chắc chắn là anh ấy đã về rồi.

 私は漢字がよく覚えられない。それで、小さなカードに漢字を書いて、復 習することにした。

[Watashi wa kannzi ga oboerarenai. Sorede, chiisanakado ni kanzi wo

kaite, fukushyusuru kotonishita.]

Tôi không thể nhớ được chữ hán. Vì vậy tôi viết chữ Hán ra những cái card nhỏ để luyện tập.

Trong 3 ví dụ trên, VD1 đưa ra một hệ quả tất nhiên là tàu đến muộn do một sự thực khách quan là “tuyết lớn”. VD2 đưa ra kết luận là một sự suy đoán “chắc chắn” dựa trên quan sát từ bên ngoài. VD3 lại là hành động để đối phó lại với việc là “không thể nhớ được”. 3 ví dụ cho thấy rằng mặc dù nguyên nhân có thể đều là những sự việc có thực nhưng kết quả mà những sự việc khác nhau thì lại sử dụng những kết từ khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh.

(4) Kết từ “なぜかというと/なぜかといえば~からだ” [nazekatoiuto/nazekato

ieba/ ~karada]

Hai kết từ này có cách sử dụng tương tự như kết từ “なぜならば” dùng trong văn viết. Hai kết từ này thường đi cặp đôi với các từ chỉ lí do nhấn mạnh hơn ở phía cuối câu là “から”[kara], hay “のだ”[noda], mặc dù nằm ở giữa câu nhưng cách kết hợp của hai kết từ này không giống như cấu trúc thông thường đã đưa ở trên, đó là mệnh đề chỉ kết quả đi trước, rồi mới đến mệnh đề chỉ nguyên nhân, lí do.

- “なぜか”[nazeka] được dùng trong câu hỏi lí do với nghĩa “tại sao”. Khi thêm vào đằng sau các từ “というと”[toiuto], “といえば”[toieba] lại dùng để giải thích lí do hay nguyên nhân của một sự việc đã được nêu ra trước đó.

彼は犯人であるはずがない。なぜかというと、そのとき彼は私と一緒にいましたから。 [44,tr386]

[Kare wa hannindearuhazuganai. Nazekatoiuto, sonotoki kare wa watashi to isshoni imashitakara.]

Anh ấy không thể nào là tội phạm được. lúc đó anh ấy đang ở cùng tôi.

2. 2. Sử dụng kết từ tạo câu ghép biểu thị nguyên nhân - kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các kết từ có chức năng nối hai câu đơn biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả, trong tiếng Nhật còn có các kết từ nối mệnh đề nguyên nhân với mệnh đề hệ quả để tạo ra câu ghép biểu thị quan hệ nhân-quả.

Về mặt ngữ nghĩa: các kết từ tạo nên sự cân đối trong các cấu trúc ngữ nghĩa biểu hiện quan hệ có tính logic giữa hai mệnh đề của câu nhân-quả. Ngoài ra sự có mặt của mỗi kết từ còn biểu hiện thái độ của người nói đối với sự tình được nói tới trong phát ngôn, tạo nên sắc thái nghĩa đặc trưng trong từng câu.

Về mặt ngữ dụng: Vì các kết từ câu ngoài giá trị nối kết còn mang ý nghĩa đánh giá, do vậy chúng có vai trò quan trọng để tạo nên các giá trị ngữ dụng của câu, các hành vi ngôn ngữ (bác bỏ, khẳng định, giả định…) ở các câu được hình thành nên chủ yếu là do các kết từ này. Mặt khác sự có mặt của các kết từ trong cấu trúc câu cũng là phương tiện biểu hiện sự nhấn mạnh của người nói vào một bộ phận nào đó trong phát ngôn. Điều này có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tiếp nhận và xử lí thông tin của người nghe theo hướng đích của người nói.

Mỗi kết từ nối có vị trí khác nhau tùy theo từng phương thức, nó có thể đứng giữa câu hoặc đứng cuối câu, có thể đứng sau câu chỉ nguyên nhân hoặc câu chỉ kết quả.

2.2.1. Nhóm các kết từ có vị trí ở giữa câu

Có đến 23 kết từ nhân-quả có vị trí ở giữa câu, trong đó có 7 kết từ dùng trong văn viết và 16 kết từ dùng trong văn nói. Tương tự như phần kết từ nối hai câu đơn, các kết từ trong câu ghép biểu thị quan hệ nhân-quả cũng được phân chia tiếp theo sắc thái trang trọng, lịch sự hoặc thân mật, tự nhiên.

2.2.1.1. Các kết từ nhân-quả nằm giữa câu chuyên dùng trong văn phong viết

(1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng

Gồm 3 kết từ “~につき” [~nitsuki,] , ~こととて” [~kototote], “~とあっ て” [~toatte]. “~につき” [~nitsuki] đi sau danh từ và thường dùng trong các thư từ kiểu cách hoặc các thông báo. “~こととて” [~kototote,] là lối diễn đạt hơi cũ, thường dùng để trình bày lí do xin tạ lỗi. Ở vế sau có kèm theo những từ ngữ tạ lỗi hoặc xin được tha thứ. Còn “~とあって” [~toatte] thường dùng trong tin tức, diễn tả ý nghĩa vì có sự thật khách quan nên kết quả diễn ra là đương nhiên.

VD:

 この手紙は料金不足に つ き 、返送されました。(郵便局からの通知)

[47,tr139]

[Kono tegami wa ryoukinnfusoku nitsuki, hensousaremashita] ( yuubinkyoku karano tsuuchi)

Lá thư này thiếu tiền nên bị gửi trả lại. ( thông báo từ bưu điện)

 子供のやったこととて、大目に見てはいただけませんか。[47,tr139] [Kodomo no yattakototote, oomeni miteitadakemasenka.]

Do đây chỉ là chuyện sai quấy của trẻ con nên xin ông rộng lòng bỏ qua cho.

 一年に一回のお祭りと あ って 、村の人はみんな神社へ集まっていた。

[44,tr293]

[Ichinen ni ikkai ni omatsuritoatte, murano hito wa minna zinzya he atsumatteita]

là lễ hội một năm có một lần nên mọi người trong làng đều tập trung hết ở ngoài đền.

(2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên dùng trong văn viết a. Kết từ “~あまり~/あまりの~に”[~amari~/amari no~ni]

Kết từ này diễn tả một nguyên nhân dẫn đến kết quả không tốt. “あま り”[amari] đi với danh từ hay động từ biểu thị trạng thái hay tình cảm, diễn tả một sự việc đạt đến mức độ cực đoan “vì quá” hay khi nó đứng trước danh từ thì có nghĩa “vì mức độ đó quá cao” nên sẽ cho một kết quả xấu hoặc hậu quả tất nhiên ở phía sau.

VD:

 母は悲しみのあまり、病の床に就いてしまった。[44,tr12]

[Haha wa kanashimi no amari, yamai no toko ni tsuiteshimatta.]

Mẹ tôi quá đau buồn nên đã ngã bệnh.

 あまりの驚きに声も出なかった。

[Amari no odoroki ni koe mo denakatta]

quá ngạc nhiên nên tôi đã không thể thốt nên lời.

b. Kết từ “~わけだから”[~wakedakara~] căn cứ trên sự thật chắc chắn là A, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để khẳng định vì A là sự thật nên đương nhiên phải có kết quả là B. VD:

 小池さんは何年もインドネシア駐在員だったわけだから、インドネシア語 が話せるのは当然です。[44,tr642]

[Koikesan wa nannenmo Indonesia chuyuzaiindattawakedakara, Indonesiago ga hanaserunowa touzendesu.]

anh Koike là nhân viên thường trú nhiều năm ở Indonesia, nên

 彼女は大学を出てからもう8年経っているわけだから、結婚していても当然 だろう。[44,tr642]

[Kanojo wa daigaku wo detekara mou 8nenmo tatteiruwakedakara, kekkonshiteitemo touzendarou.]

Tốt nghiệp đại học đã được 8 năm rồi, nên việc cô ấy có gia đình rồi có lẽ cũng là chuyện đương nhiên.

c. Kết từ “~いじょう” [~izyou~] ~うえは” [~uewa~]

Hai kết từ này có cách sử dụng giống nhau, dùng kèm theo sau những động từ biểu thị hành vi có yêu cầu về ý thức trách nhiệm hoặc về một sự chuẩn bị tinh thần nào đó, để diễn đạt ý nghĩa “ vì ở trong tình huống phải làm điều đó”. Tiếp theo sau là những từ ngữ nói lên sự quyết tâm, sự khuyến cáo, hoặc nghĩa vụ phải chu toàn trách nhiệm, phải chuẩn bị tinh thần để ứng phó với một tình huống như thế.

VD:

 仕事を引き受けた以上、最後まで責任を持つべきだ。

[Shigoto wo hikiuketa izyou, saigomade sekinin wo motsubekida.]

Một khi đã đảm nhận công việc gì thì phải chịu trách nhiệm đến cùng.

 やろうと決心した上 は 、たとえ結果が悪くても全力をつくすだけだ。

[47,tr144]

[Yarouto kessinshita uewa, tatoe kekkaga warukutemo zenryoku wo

tsukusudakeda]

Một khi đã quyết tâm làm thì dù có thu được kết quả xấu vẫn cứ dốc toàn lực.

 やると言ってしまった上は何が何でもやらなければならない。

[Yaruto itteshimatta uewa, naniga nanndemo yaranakerebanaranai.]

2.2.1.2. Các kết từ nhân-quả nằm giữa câu chuyên dùng trong văn phong nói

(1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng, lịch sự a. Kết từ “~ので”[~node,~ ]

Dùng để nói rằng sự việc kể ở mệnh đề trước là nguyên nhân hay lí do của sự việc kể ở mệnh đề sau. Dùng trong trường hợp “mối quan hệ nhân quả của sự việc trước và sự việc sau là điều được công nhận một cách khách quan”.Vì vậy, thông thường mệnh đề sau diễn tả những sự việc đã thực sự xảy ra, hoặc sự xảy ra của nó là điều chắc chắn, nên không dùng những cách nói căn cứ trên sự phán đoán của người nói, ví dụ như cách nói mệnh lệnh chẳng hạn. Vì mang tính khách quan như vậy nên “ので”[node] thường được dùng khi nói lời thanh minh, nói lí do từ chối, xin lỗi. Về phía người nghe cũng dễ dàng chấp nhận các lí do diễn tả bằng “ので”[node] hơn so với các cách diễn tả lí do khác.

VD:

 もう遅いのでこれで失礼いたします。[44,tr469] [Mou osoinode korede shitsureiitashimasu.]

đã khuya nên bây giờ tôi xin cáo từ.

 風邪をひいたので会社を休みました。[44,tr69] [Kaze wo hiitanode kaisha wo yasumimashita.]

bị cảm nên tôi nghỉ làm.

 雤が降りそうなので、試合は中止します。[44,tr69]

[Ame ga furisounanode shiai wa chuyushishimasu.] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trời sắp mưa nên trận đấu sẽ được rời lại.

b. Kết từ “~のだから”[~nodakara,~] ~ことだから” [~kotodakara] ~ものだから”[~monodakara]

Ba kết từ ở phần này sử dụng chữ “から”[kara], kết hợp ở phía trước với một số dạng thức làm danh từ hoá mệnh đề như “の” [no], “こと”[koto], “わけ

”[wake], “もの” [mono] để chỉ lí do.

- “~のだから”[~nodakara,~] dùng sau một mệnh đề, để thừa nhận rằng sự việc nêu ra trong đó là sự thật, và sự thật này là nguyên nhân hoặc lí do cho sự việc được kể tiếp theo

VD:

 まだ子供なのだから、わからなくても仕方がないでしょう。[44,tr467] [Mada kodomonanodakara, wakaranakutemo shikata ga naidesyou.]

còn là trẻ con nên không hiểu cũng phải thôi.

 あした出発するのだから、今日中に準備しておいたほうがいい。[44,tr467] [Ashita shyuppatsusurunodakara, kyouzyou ni zyunbishite oitahougaii.]

ngày mai khởi hành nên trong ngày hôm nay nên chuẩn bị sẵn sàng.

Các lí do như “là trẻ con”, “ngày mai khởi hành” dẫn đến sự việc phía sau là chuyện đương nhiên, không cần phải thắc mắc.

- “~ことだから” [~kotodakara] chủ yếu dùng sau danh từ chỉ người, sự việc. Dùng để đưa ra một phán đoán nào đó, về một người mà cả người nói lẫn người nghe đều biết rõ, dựa trên tính cách, kiểu thức hành động của người ấy, hay tính chất của sự việc ấy. Cũng có những trường hợp chỉ rõ những tính cách hoặc đặc trưng của nhân vật đó, được dùng làm cơ sở để phán đoán.

VD:

 戦争中のことだから、何が起こるかわからない。[47,tr145] [Sensouchuyu no kotodakara, nani ga okoruka wakaranai.]

đang chiến tranh nên không biết được chuyện gì sẽ xảy ra.

 A: 林さん、遅いですね。来ないんでしょうか。[47,tr145] [Hayashisan, osoidesune, konaindesyouka.]

Anh Hayashi lại đến muộn rồi. Có lẽ anh ấy không đến đâu nhỉ?

B:いや、いつも遅く来る彼のことだ。きっと20分ぐらいしたら来る。

[Iya, itsumo osoku kuru kare no kotoda. Kitto 20punguraishitara kuru

yo.]

Không, anh ấy luôn là người đến muộn nên khoảng 20 phút nữa, chắc chắn anh ấy sẽ tới.

Sau “もの”[mono] còn có thể thêm đuôi “だから” [dakara] có nghĩa “vì vậy” để nhấn mạnh hơn nguyên nhân, lí do. Có thể nói thay bằng “から” [kara], nhưng theo sau không dùng những cách nói mang tính ý chí, mệnh lệnh…Thường dùng để biểu thị nghĩa “ vì sự việc có mức độ quá gay gắt hoặc quá nghiêm trọng nên bất giác đã làm luôn một việc gì đó”. Thường sử dụng trong văn viết, cách nói thân mật là “もんだから” [mondakara]

VD:

 彼がこの本をあまりに薦めるものだから、つい借りてしまった。[44,tr596]

[Kare ga konohon wo amarini susumerumonodakara, tsui kariteshi

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 39)