Cách thức tiến hành và kết quả thực nghiệm ··························

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 109)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.2.Cách thức tiến hành và kết quả thực nghiệm ··························

Đối tượng chúng tôi chọn để tiến hành các bài tập khảo sát là sinh viên năm thứ ba và thứ tư của trường Đại học Thăng Long trong đó có 42 sinh viên năm thứ ba và 51 sinh viên năm thứ tư chuyên ngành tiếng Nhật. Các em sinh viên đã được học và luyện tập một cách đầy đủ về câu nguyên nhân và về một số loại câu tiếng Nhật điển hình khác như câu mục đích, câu điều kiện, câu giả định…

Chúng tôi đưa ra 4 bài tập có nội dung yêu cầu về câu nguyên nhân tiếng Nhật và cần phải hoàn thành trong thời gian qui định. Bài tập được thu lại để thống kê, tổng kết kết quả theo từng loại bài tập.

Trên cơ sở các kết quả thống kê, chúng tôi đưa ra một số nhận xét về những cách dùng sai, để từ đó có những kiến giải phù hợp. Từ đó chúng tôi đưa ra những khó khăn và hướng khắc phục cho việc học tập và giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam.

Bài tập thực nghiệm bao gồm bốn kiểu bài (giới thiệu ở phần Phụ lục), cụ thể là:

(1) Bài tập 1: ( Bài tập về các kết từ nối hai câu đơn thể hiện nhân-quả)

(1.1) 原因と結果を表す接続詞にをしなさい。 Hãy  vào các kết từ biểu hiện nhân-quả.

□それゆえ [Soreyue] (Do đó) □なぜならば [Nazenaraba] (Lí do là vì)

□ついては[Tsuitewa] (Với lí do đó) □そのうえ [Sonoue] ( Hơn nữa)

□だからこそ [Dakarakoso] ( Chính vì thế) □そのために [Sonotameni] ( Vì vậy)

□そこで [Sorede] (Vì vậy) □それから [Sorekara] ( Sau đó)

□さらに [Sarani] (Hơn nữa) □なぜかというと [Nazekatoiuto] (Lí do là vì)

□それで [Sorede] ( Vì vậy) □したがって [Shitagatte] (Do đó)

□だからといって [Dakaratoitte] □しかし [Shikashi] (Nhưng)

□そして [Soshite] ( Và ) □だから [Dakara] (Vì vậy)

□ところが [Tokoroga] ( Nhưng) □もっとも [Mottomo] (Nhưng)

(1.2) 上の接続詞を使って、下の文に書きなさい。

Hãy chọn các kết từ ở trên để điền vào các câu sau:

1.品物はビニールなどに包まれている。_____、直接見ることができない。

[Shinamonowa bini-ru nadoni tsutsumareteiru.______, chyokkusetsu mirukotoga dekinai]

Hàng hóa được bọc bằng nilon._________ Không thể nhìn trực tiếp được.

2.私は漢字がよく覚えられない。______、小さなカードに漢字を書いて、 復習することにした。

[Watashiwa kanziga yoku oboerarenai._____,chiisanakadoni kanziwo kaite renshyusuru kotonishita.]

Tôi không nhớ rõ chữ Hán lắm.____Tôi luyện tập bằng cách viết vào các tờ card nhỏ.

3.大勢の学者が長い間研究を続けた。_______、新しい事実がわかった。

[Oozeino gakushyaga nagaiaida kenkyuwo tsuzuketa._____,atarashiizizitsuga wakatta.]

Nhiều học giả đã liên tục nghiên cứu trong thời gian dài.______Chúng ta có thể biết được nhiều sự việc mới.

4.工場の人が英語がわかりません。____、日本語で話さなければならない。

[Kouzyouno hitoga eigoga wakarimasen._____,nihongode hanasanakerebanaranai.] Người ở nhà máy không hiểu tiếng Anh._________ Tôi phải nói bằng tiếng Nhật.

5.日本料理は材料の味や香りを生かすことが基本である。____、使う材料

の最もおいしい時間を選んで料理をすることは大切である。

[Nihonryoriwa zaizyouno aziya kaoriwo ikasukotoga kihondearu.________ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tsukauzairyou no mottomo oishiizikanwo erande ryouriwo surukotoha taisetsudearu.] Điều cơ bản trong món ăn của Nhật là phát huy được hương và vị của nguyên liệu.

_____ Việc chọn thời điểm mà nguyên liệu sử dụng ngon nhất để nấu là một việc rất quan trọng.

- Đây là dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng nắm vững các kết từ biểu đạt quan hệ nguyên nhân-kết quả (trong tương quan với cách biểu đạt của một số kiểu câu khác) mà các em sinh viên đã được học và luyện tập các cấu trúc ngữ pháp của các kết từ đó. Yêu cầu của bài tập này là:

+ Yêu cầu nhận diện bằng cách khoanh tròn vào các kết từ chỉ quan hệ nhân-quả trong số 20 kết từ đã cho. Các kết từ đã cho này biểu đạt nhiều kiểu quan hệ nội dung khác nhau trong câu như kết từ chỉ quan hệ nối tiếp, quan hệ điều kiện, quan hệ đối nghịch, quan hệ mục đích…

+ Sau khi nhận diện các kết từ chỉ nhân-quả, yêu cầu điền kết từ thích hợp vào phần bỏ trống trong câu đã cho. Sinh viên sẽ phải đồng thời xác định kiểu câu rồi từ đó xác định một kết từ chỉ đúng kiểu quan hệ đó trong các kết từ đã cho dựa trên khuôn hình cấu trúc và ý nghĩa của câu để điền vào chỗ trống.

- Ở bài (1.1) trong số 20 kết từ chỉ nhiều loại quan hệ như đối nghịch, điều kiện, mục đích, nhân-quả …chỉ có 12 kết từ chỉ quan hệ nhân quả. Trên cơ sở 12 phương tiện liên kết này, chúng tôi đưa ra bảng thống kê những nhận biết đúng từ cao đến thấp, qua đó thấy được khả năng nhận biết về các kết từ chỉ nhân-quả của sinh viên.

Bảng 3.10 -Kết quả nhận diện đúng các kết từ nối hai câu đơn chỉ quan hệ

nhân-quả ở bài tập 1.1 Đáp án Nhận diện đúng Tỉ lệ (%) Đáp án Nhận diện đúng Tỉ lệ (%) だから [Dakara] 93/93 100 % なぜならば [Nazenaraba] 66/93 70.1 % だからこそ [Dakarakoso] 88/93 94.6 % なぜかというと [Nazetoiuto] 62/93 66.6 % それで 85/93 91.3 % そこで 45/93 48.4 %

[Sorede] [Sokode] そのために [Sonotameni] 81/93 87 % そのゆえ [Sonoyue] 28/93 30.1 % そのけっか [Sonokekka] 76/93 81.7 % というのは [Toiunowa] 23/93 24.7 % したがって [Shitagatte] 69/93 71.2 % ついては [Tsuitewa] 8/93 8.6 %

Như có thể thấy ở bảng 10, thì có thể thấy các kết từ như “そのゆえ” [sonoyue], “というのは” [toiunowa], “ついては” [tsuitewa] có tỉ lệ nhận định đúng rất thấp, lí do có thể là vì các kết từ này được sử dụng trong văn viết ở trình độ cao, với tần số sử dụng thấp nên việc nhận diện là không dễ dàng như các kết từ dùng trong văn nói, và học ngay ở trình độ thấp như “だから” [dakara], “それで” [sorede], “そのために” [sonotameni]…

- Bài tập (1.2) yêu cầu sinh viên chọn ra các kết từ trong tổng số 12 kết từ đã xác định ở bài (1.1). Bảng 3.11 thống kê cả phần nhận diện đúng và nhận diện sai các kết từ nhân-quả.

Bảng 3.11 -Kết quả điền đúng kết từ nối hai câu đơn chỉ quan hệ nhân-quả

trong bài tập 1.2 Stt Đáp án Nhận diện đúng Tỉ lệ (%) Nhận diện sai Tỉ lệ sai(%) 1 そのために/だから/それで

[Sonotameni/ Dakara/ Sorede] 76/93 81.7 % 17/93 18.3 %

2 そこで/だから [Sorede/ Dakara] 59/93 63.4 % 34/93 36.6 % 3 そのけっか [Sonokekka] 38/93 40.8 % 55/93 59.2 % 4 だから/それで [Dakara/ Sorede] 45/93 48.3 % 48/93 51.7 %

5 したがって/だから/それで

[Shitagatte/ Dakara/ Sorede] 42/93 45.1 % 51/93 54.9 %

Việc chọn ra kết từ chỉ quan hệ nhân-quả đã khó, việc điền đúng kết từ vào câu nhân-quả đã cho sẵn dường như càng khó hơn. Kết quả ở bảng 3.10 đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Mặc dù theo đáp án bài (1.2) đưa ra ta có hai kết từ “だから”[dakara] và “それで”[sorede] được dùng nhiều nhất, và hai kết từ này cũng có tỉ lệ nhận diện cao nhất ở phần 1.1, nhưng khi đưa vào câu thì các em lại quá lúng túng trong việc lựa chọn ra đáp án đúng trong số 12 kết kết từ nhân-quả đã cho ở phần (1.1) dẫn đến việc lựa chọn không đúng hoàn toàn các kết từ cần điền.

3.2.2.2. Bài tập 2 ( Bài tập về các kết từ tạo câu ghép thể hiện quan hệ nhân-

quả)

正しい接続詞を選んで、Aの文とBの文を結びつきなさい。

Hãy chọn một kết từ đúng để nối hai câu nhân-quả trong cột A và cột B

~から ~ように ~おかげで ~せいで ~によって

[kara] [youni] [okagede] [seide] [niyotte]

~ので ~ために ~だけあって ~に対して ~を通して

[node] [tameni] [dakeatte] [nitaishite] [wo tooshite]

A B

1.毎日休まずに練習した。

[mainichi yasumazini rensyuushita.]

Hàng ngày luyện tập không ngừng nghỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. 断熱材として家の壁や冷蔵庫の壁の中に入 れられている。

[dannetsuzaitoshite kabeya reizoukono kabeno nakani irerareteiru.]

Có thể cho vào tường nhà hay vách tủ lạnh như là một chất cách nhiệt.

2.さすがオリンピック手だ。

[sasuga Olympikkushyuda]

Quả đúng là tuyển thủ Olympic.

b. お客が少ない。

[okyakyga sukunai]

3.ガラス繊維で作った綿は熱を 伝えにくい。

[garasusenide tsukuttawatawa netsuwo tsutaenikui]

Bông được tạo ra bằng sợi thủy tinh thì khó truyền nhiệt.

c. 早く帰ってもいいですか。

[hayaku kaettemo iidesuka.] Tôi có thể về sớm được không ạ?

4.来週の金曜日に大使館でパー ティーがある。

[raisyuno kinyoubini taishikande pati ga aru.]

Có bữa tiệc ở Đại sứ quán vào thứ 6 tuần này.

d. 自分が乗れなくなる場合だったら、必ず抗 議を申し込むにちがいない。

[zibunga norenakunarubaaidattara, kanarazu kougiwo moushikomunichigainai]

Mình không lên được xe thì chắc chắn là sẽ đưa ra lời kháng nghị.

5.あのレストランは料理がまず い。

[ano resutoranwa ryouriga umai.]

Món ăn ở nhà hàng đó chán.

e. テニスの試合で勝つことができた。

[tenisuno shiaide katsukotoga dekiru]

Đã thắng được trong trận đấu tennis.

6.横から割り込む人が乗ること だ。

[yokokara warikomuhitoga norukotoda.]

Người chen ngang có thể lên tàu.

f. あの人は年をとっていても泳ぐのがとても 速い。

[anohitowa toshiwo tottemo oyogunoga totemo hayai] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đó dù có cao tuổi nhưng vẫn bơi rất nhanh.

例. (1)おかげで (e) (4)_________ (2)_______ (5)_________ (3)________ (6)_________

- Đây là dạng bài kiểm tra khả năng sử dụng các kết từ biểu đạt quan hệ nhân-quả . Bài tập này cũng có yêu cầu gần giống với bài tập 1 nhưng khác ở chỗ mục đích muốn kiểm tra về các kết từ. Cho trước 10 kết từ chỉ nhiều loại quan hệ như mục đích, nguyên nhân, đối nghịch, điều kiện… Bài tập này gồm 10 câu trong đó có 5 câu chỉ nguyên nhân và 5 câu chỉ kết quả.Yêu cầu của bài tập này là nối hai câu cho trước bằng một kết từ chỉ quan hệ nhân quả. Độ

khó của bài tập này đã nâng lên một bậc. Sinh viên cần phải chọn đúng kết từ chỉ nhân quả trong số kết từ đã cho và phải cân nhắc kiểu cấu trúc cú pháp thích hợp để diễn đạt quan hệ nhân quả đúng ngữ pháp và nội dung nghĩa.

- Ở bài tập này chúng tôi thống kê các cách kết hợp câu nguyên nhân-kết quả đúng theo phương diện cấu trúc của các kết từ đã cho cũng như ý nghĩa của chính các câu được kết hợp. Đồng thời chúng tôi cũng thống kê các lỗi mắc gồm: (1) lỗi do không xác định đúng kết từ nhân-quả, (2) lỗi do không xác định đúng cấu trúc tương ứng của kết từ dùng liên kết, các lỗi khác dẫn đến câu không rõ nghĩa.

Bảng 12- Kết quả các kết hợp câu đúng và lỗi kết hợp trong bài tập 2

Stt Đáp án

Kết hợp

đúng Tỉ lệ (%) Kết hợp sai

Phân

loại lỗi Tỉ lệ sai(%)

2 だけあって [dakeatte] 68/93 73.1 % 25/93 (1) 11 26.9 % (2) 14 3 から[kara] 72/93 77.4 % 21/93 (1) 18 22.5 % (2) 3 4 ので [node] 81/93 87.1 % 12/93 (1) 8 12.9 % (2) 4 5 から/せいで [kara/seide] 56/93 60.2 % 37/93 (1) 17 39.8 % (2) 20 6 によって [niyotte] 72/93 77.4 % 21/93 (1) 20 22.6 % (2) 1

Đối với dạng bài tập này thì sinh viên không chỉ mắc nhiều lỗi trong việc nhận diện kết từ mà còn có nhiều lỗi do không nắm vững cấu trúc ngữ pháp của kết từ đó nên dù có chọn đúng nhưng có một số vẫn bị sai về mặt ngữ pháp.

3.2.2.3. Bài tập 3

1. パーティーへ行けないので、残念です。

[patihe ikenainode, zannendesu.]

Tôi rất tiếc vì không thể đi đến bữa tiệc.

→____________________、残念です。 2. 友達と約束がありますから、先に帰ります。

[tomodachito yakusokuga arimasukara, sakini kaerimasu.] Vì hứa với bạn nên tôi về trước.

→____________________、先に帰ります。

3. この店は品物が安くて、サービスがいいから、いつもここで買い物する。

[konomisewa shinamonoga yasukute, sabisuga iikara, itsumo kokode kaimonosuru] Cửa hàng này có hàng hóa rẻ, phục vụ thì tốt nên lúc nào tôi cũng mua đồ ở đây.

→この店は__________、________、いつもここで 買い物する。

4. お金がなくて、何も買えません。

[okanega nakute, nanimo kaemasen] Vì không có tiền nên chẳng thể mua gì cả.

→__________________、何も買えません。 5. 病気で一週間学校を休んだ。

[byoukide issyuukan gakkouwo yasunda] Tôi nghỉ học một tuần do bị ốm.

→_________________、一週間学校を休んだ。

Bài tập này kiểm tra khả năng diễn đạt câu nguyên nhân bằng các câu cho trước. Yêu cầu viết câu nguyên nhân có cùng ý nghĩa với câu đã cho trước. Đây là loại bài tập tương đối khó. Bài tập này sẽ kiểm tra được tổng hợp các kĩ năng kết hợp cũng như khả năng linh hoạt trong diễn đạt và hiểu câu nguyên nhân, kiểm tra khả năng huy động vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp về câu nhân-quả của mỗi sinh viên.

Chúng tôi thống kê các khả năng sử dụng đúng toàn diện ( dùng đúng kết từ và cấu trúc, ý nghĩa phù hợp) trong bảng 3.13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.13 -Kết quả các khả năng dùng đúng các kết từ nhân-quả trong việc hoàn thành câu trong bài tập 3

Stt Đáp án Diễn đạt đúng Tỉ lệ (%) 1 Dạng TE 85/93 91.4 % 2 ~ので 87/93 93.5 % 3 ~し~し 75/93 80.6 % 4 ~から 68/93 73.1 % 5 ~ために/のせいで 57/93 61.3 %

3.2.2.4. Bài tập 4: 日本語に訳しなさい。(dịch sang tiếng Nhật)

1. Tôi đưa cho hắn xem 2 tấm vé bị bỏ phí do cơn sốt của hắn.

2. Vì tối thứ bảy hầu hết mọi người đều đi ra ngoài chơi nên người ở đại sảnh ít hơn mọi khi.

3. Nhà em chắc cũng bận bịu nhiều nên không thể viết được thư, em cũng thấy chẳng có gì thắc mắc.

4. Chắc buồn quá nên dẫn bọn trẻ con tha thẩn cho vui.

5. Đúng là sống ở Pháp 10 năm có khác, cô ấy rất có khiếu về quần áo.

Loại bài tập dịch các câu tiếng Việt đã cho sang tiếng Nhật là loại bài tập rất khó đối với sinh viên, bởi vì ngoài các qui trình diễn ra trong bài tập 1 và bài tập 2, các em còn phải cân nhắc kỹ cách chuyển dịch sao cho tương đương về mặt nội dung và phong cách muốn được thể hiện trong từng văn cảnh cụ thể. Bài tập này nhằm mục đích kiểm tra khả năng tìm phương tiện biểu đạt thích hợp trong tiếng Nhật để diễn đạt một nội dung có sẵn trong tiếng mẹ đẻ, từ đó phát hiện ra các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Kiểu bài tập này sẽ tập trung được nhiều cách diễn đạt phong phú đa dạng nhất các khả năng

biểu đạt khác nhau của cùng một nội dung. Từ đó cũng có thể kết luận phương tiện liên kết nào hay được sử dụng nhất trong tiếng Nhật và cách chuyển dịch tương đương từ tiếng Việt sang tiếng Nhật.

Bảng 3.14- Kết quả các cách biểu đạt tƣơng đƣơng Việt-Nhật do sinh viên lựa chọn và chuyển dịch trong bài tập 4

Stt Kết từ tiếng Nhật tương đương 1 2 3 4 5 Lượt dùng 1 ~から [kara] 0 21 12 24 26 83 2 ~ので [node] 1 67 23 12 12 115 3 ~せいで [seide] 17 0 7 1 0 25 4 ~て [te] 53 3 46 56 3 161 5 ~ために [tameni] 9 2 5 0 5 21 6 ~だけあって [dakeatte] 0 0 0 0 47 47 7 ~によって 13 0 0 0 0 13 Theo kết quả thống kê ở bảng 3.14, ta có thể thấy rằng số lượng các kết từ biểu đạt quan hệ nhân-quả có rất nhiều nhưng khi dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Nhật thì số lượng kết từ mà sinh viên sử dụng lại không nhiều. Điều này là do các em quen sử dụng các kết từ này, hễ nói đến câu nhân-quả thì chỉ có thể sử dụng đến vậy.

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 109)