Một vài nhận xét, đánh giá ···············································

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 118)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.3.Một vài nhận xét, đánh giá ···············································

Qua các kết quả khảo sát trên, chúng tôi có một vài nhận xét, đánh giá như sau:

- Do số lượng các kết từ biểu hiện câu nhân-quả có nhiều nên sinh viên thường lúng túng trong việc chọn lựa ra một kết từ chính xác. Việc nhận diện các kết từ biểu đạt quan hệ nhân quả tưởng chừng đơn giản nhưng lại là một việc không dễ dàng. Hầu hết các sinh viên đều có thể nhận dạng hay sử dụng được các kết từ cơ bản. Còn đối với các kết từ ít dùng, hay các kết từ chủ yếu

dùng trong văn viết thì việc nhận diện trở nên khó khăn hơn. Điều này cũng hoàn toàn có thể lí giải được, đó là do trong quá trình học tập trên lớp, các em chỉ được học một số kết từ phổ biến mà thôi.

- Ở phần chuyển đổi câu cho sẵn sang cấu trúc tương ứng thì kết từ được sử dụng nhiều nhất là “ので”[node], rồi đến dạng biến đổi từ loại sang dạng “- TE” để diễn đạt câu nhân-quả (Bảng 13). Có một vài trường hợp khi chuyển dịch lại tách thành hai câu đơn và dùng kết từ diễn tả trong khi mẫu bài tập thực nghiệm là tạo ra câu ghép. Điều này cũng có thể do khi các em sinh viên tách thành hai câu thì thấy nghĩa của câu rõ ràng hơn, và tránh được lỗi sai về kết hợp. Tuy nhiên những dạng tách câu như vậy lại không phải dạng câu ghép có hai mệnh đề chính-phụ diễn tả nguyên nhân.

- Phần dịch câu từ tiếng Nhật sang tiếng Việt lại khẳng định về mật độ sử dụng của kết từ “ので”[node] và dạng thức dạng “-TE”. Hầu hết các em sinh viên đều dịch theo đúng trật tự của tiếng Việt. Điều này là do các em sinh viên năm thứ 3, thứ tư vẫn còn nặng nề về mặt câu chữ, hay còn gọi dịch từng từ từng từ một sang tiếng Nhật. Điều này ta có thể thấy rõ ở câu số 5 trong bài tập . Với câu tiếng Việt là “Đúng là sống ở Pháp 10 năm có khác, cô ấy rất có khiếu về quần áo”, thì có đến 28 % sinh viên dùng kết từ “か ら こ そ”[karakoso] (chính vì), hoặc có trường hợp sai hoàn toàn với yêu cầu khi dùng mẫu câu “~はず”[hazu] (chắc chắn là) chiếm 5% , chỉ vì nghĩa tiếng Việt của mẫu ngữ pháp này có thể chuyển tải được nghĩa “”đúng là” nên sinh viên mới nhẫm lẫn.

- Qua kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù có rất nhiều kết từ biểu hiện nghĩa nhân-quả, nhưng sinh viên chỉ dùng những kết từ mình hay gặp, hay sử dụng. Về lỗi kết hợp thì do các em sử dụng các mẫu câu quen thuộc nên việc mắc lỗi thì không có nhiều. Bài tập thực nghiệm còn cho thấy rằng các nội dung tiếng Việt cần chuyển dịch đều có hơn một khả năng biểu đạt tương đương trong tiếng Nhật.

Tóm lại, có thể thấy rằng việc chuyển dịch tương đương cấu trúc trong hai ngôn ngữ tiếng Nhật (ngôn ngữ chắp dính) và tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập) tương đối khó vì không thể tìm ra được một mô hình chuyển dịch tuyệt đối bên tiếng Việt. Trong khi ta chỉ khảo sát các kết từ có vị trí ở giữa câu bên tiếng Nhật thì bên tiếng Việt lại có đến 5, 6 mô hình, có mô hình có kết từ, có mô hình lại không dùng kết từ. Qua việc đối chiếu, so sánh ở trên chúng tôi có tìm ra một số biểu đạt câu nguyên nhân-kết quả tương ứng trong tiếng Việt. Trong bảng 3.15, chúng tôi khái quát hóa những mô hình cấu trúc cơ bản trong tiếng Việt được xem là tương đương với các mô hình cấu trúc câu nguyên nhân trong tiếng Nhật trong hai tác phẩm “キッチン”[Kitchin] và “ア ムリタ”[Amurita]

Bảng 3.15- Một số mô hình cấu trúc tƣơng đƣơng Nhật- Việt

Stt Tiếng Nhật Tiếng Việt

( MĐ NN) +node+ (MĐ HQ) a) + ( MĐ NN) + nên + (MĐ HQ) b) Vì+( MĐ NN), (MĐ HQ) c) Kết từ Ø+ ( MĐ NN) + nên+ (MĐ HQ) d) Kết từ Ø+ ( MĐ NN) + Kết từ Ø + (MĐ HQ) e) Kết từ Ø (MĐ HQ)+ + ( MĐ NN) f) (MĐ HQ).Kết từ Ø + ( MĐ NN) g) ( MĐ NN)+ động từ + (MĐ HQ) ( MĐ NN) + kara + (MĐ HQ) a) + ( MĐ NN) + nên + (MĐ HQ) b) Kết từ Ø+ ( MĐ NN) + nên + (MĐ HQ) c) Kết từ Ø+ ( MĐ NN) + Kết từ Ø + (MĐ HQ) d) Kết từ Ø (MĐ HQ)+ vì/chỉ vì/ bởi+ ( MĐ NN) e) (MĐ HQ). Kết từ Ø + ( MĐ NN) f) ( MĐ NN)+ động từ + (MĐ HQ) ( MĐ NN) + [-TE] + (MĐ HQ) a) + ( MĐ NN) + nên + (MĐ HQ) b) Vì+( MĐ NN) + Kết từ Ø + (MĐ HQ) c) Kết từ Ø+ ( MĐ NN) + nên+ (MĐ HQ) d) Kết từ Ø+ ( MĐ NN) + Kết từ Ø + (MĐ HQ) e) Kết từ Ø (MĐ HQ)+ bởi vi/vì/vì do/do+ ( MĐ NN)

3.3. Những khó khăn của sinh viên Việt Nam trong việc tiếp nhận và sử dụng câu nhân-quả

Theo quan sát trong quá trình giảng dạy và nhất là qua các khảo sát thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:

- Do số lượng các kết từ biểu hiện câu nhân-quả trong tiếng Nhật rất phong phú, trong khi số lượng này trong tiếng Việt khá hạn chế. Chính vì vậy, sẽ không có đối ứng 1-1 giữa 2 ngôn ngữ mà thường là 1 kết từ tiếng Việt sẽ tương ứng với nhiều phương tiện trong tiếng Nhật dẫn tới sinh viên thường lúng túng trong việc chọn lựa ra một kết từ của tiếng Nhật. Theo thống kê ở cuốn từ điển ngữ pháp về mẫu câu “Nihonno bunkei jisho” thì có đến 43 kết từ khác nhau biểu đạt câu nguyên nhân-kết quả. Còn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt-Câu”, Hoàng Trọng Phiến có đưa ra tất cả 19 nhóm mô hình cơ bản với tổng số lên đến 81 cấu trúc, trật tự của câu ghép nguyên nhân-kết quả trong tiếng Việt (tham khảo ở phần phụ lục). Tuy nhiên không phải là sử dụng đến 81 kết từ khác nhau để tạo ra 81 cấu trúc ngữ pháp, mà một số kết từ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần như: “nên/cho nên” (19 lần), “vì/chính vì”(15 lần), “bởi/bởi vì” (14 lần), “do” (10 lần), “sở dĩ” (6 lần)…Và theo chúng tôi thống kê lại trong 81 cấu trúc đó chỉ có khoảng 20 kết từ được sử dụng mà thôi. Bên cạnh đó, khi khảo sát các tác phẩm văn học Nhật Bản đã được dịch sang tiếng Việt thì có tổng số 32 kết từ tiếng Nhật được sử dụng, nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì chỉ có 19 kết từ, mà đa phần là các dịch giả dùng kết từ “nên” để chuyển dịch cho tất cả các phương tiện biểu thị nhân-quả có xuất hiện trong hai tác phẩm “Noruwei no mori” và “Sora tobu uma”. Điều đó cho thấy sự tương ứng 1-1 giữa hai ngôn ngữ là không có.

- Do các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả tiếng Nhật có phân biệt ngữ nghĩa ngữ dụng trong khi tiếng Việt không phân biệt mà sinh viên không phân biệt được các phương tiện dùng trong văn cảnh cho phù hợp. Theo kết quả thăm dò của chúng tôi, sinh viên thường dùng các phương tiện liên kết câu

nhân-quả một cách cảm tính chứ không phân biệt phương tiện nào được dùng trong văn viết, dùng khi nói, dùng khi nói nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Các em thường sử dụng những kết từ nào mà các em thấy quen thuộc nhất, hay chắc chắn về cách kết hợp của kết từ đó nhất. Theo kết quả khảo sát thăm dò ở phần 3.2.1 đã chứng tỏ điều này, ở phần bài tập 1 nhận diện kết từ thì tỉ lệ nhận diện đúng là 100% cho kết từ “だから”[dakara] vì đây là kết từ quen thuộc nhất, và kết từ nhân-quả đầu tiên các em được học. Trong khi các kết từ khác thì các em cũng đã được học nhưng do tần số sử dụng ít nên có nhiều trường hợp chọn sai, ví dụ như trường hợp của “そこで

”[sokode] có nghĩa như “それで”[sorede] (bảng 11), tỉ lệ nhận diện sai lên đến 51.6%, trong khi đó kết từ quen dùng là “それで”[sorede] chỉ bị nhận diện sai có 0.7%. Còn ở phần bài tập 2 chọn kết từ để nối câu nhân-quả cho trước thì lỗi do không xác định đúng kết từ nhân-quả lên đến 74/116 lỗi nhận diện chiếm 63.7% tổng lỗi nhận diện và lỗi kết hợp (bảng 12).

- Do sự đa nghĩa của dạng “-TE” trong tiếng Nhật nên sinh viên thường hay hiểu sai cách diễn đạt câu nhân-quả của dạng thức này. Như đã nói ở phần chương 2 về cách sử dụng của dạng “-TE”, ngoài nghĩa biểu thị câu nguyên nhân-kết quả, dạng “-TE” này còn biểu thị nghĩa liệt kê hành động, trạng thái hành động, phương tiện cách thức tiến hành hành động. Khác với các kết từ dễ nhận diện, để hiểu được dạng “-TE” có phải diễn tả nghĩa nguyên nhân-kết quả hay không đòi hỏi sinh viên phải hiểu chính xác nghĩa của cả câu đó. Tuy nhiên, đây là cách diễn đạt dễ nhớ, dễ sử dụng nên sinh viên có xu hướng dùng nhiều dạng “-TE” để diễn đạt câu nhân-quả mà không quan tâm đến qui định khi sử dụng dạng thức này, dẫn đến dùng sai phương thức biểu hiện nhân-quả của tiếng Nhật. Theo kết quả khảo sát chúng tôi thấy, sinh viên sử dụng khá nhiều dạng thức này trong phần bài tập 4 (dịch Việt-Nhật), có 161/465 lượt dùng chiếm 34.6% tỉ lệ các kết từ được sử dụng để dịch 5 câu sang tiếng Nhật của 93 em sinh viên. Trong khi đó chỉ có một câu cần dùng

đến dạng “-TE” để dịch mà thôi. Điều đó chứng tỏ 63/161 lượt dùng dạng “-TE” này là bị sai nghĩa.

- Do chỉ được học một số phương tiện biểu hiện câu nhân-quả được giới hạn trong sách giáo khoa mà ít có cơ hội vận dụng trong thực tế nên sinh viên đôi khi không nhận diện được hết các phương tiện này. Ở phần bài tập 1 nhận diện kết từ, chúng tôi có đưa thêm một số kết từ nhân-quả ngoài chương trình các em đã được học trong giáo trình như “そのゆえ” [sonoyue], “というのは

”[toiunowa] để xem khả năng nhận biết của các em trên phạm vi rộng hơn. Kết quả cho thấy không phải tỉ lệ nhận diện sai của hai kết từ này đều chiếm gần 70%. Điều đó cho thấy, dù trong tiếng Nhật có nhiều phương thức biểu hiện như vậy nhưng nếu không được giới thiệu một cách tổng quát cho sinh viên thì mật độ sử dụng kết từ biểu thị nhân quả của sinh viên cũng chỉ ở một mức độ nào đó mà thôi.

- Do tiếng Việt có cách biểu hiện câu nguyên nhân-kết quả bằng phương pháp trật tự mệnh đề (zero kết từ), nên khi gặp các bài dịch Việt-Nhật mà không có kết từ nhân-quả tiếng Việt rõ ràng, sinh viên thường nhận diện sai kiểu câu dẫn đến sử dụng sai phương tiện khi chuyển dịch. Quan sát quá trình học tập của sinh viên, chúng tôi nhận thấy, việc dịch xuôi từ tiếng Nhật sang tiếng Việt bao giờ cũng ít gặp trở ngại hơn là dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Nhật, bởi vì khi dịch ngược, sinh viên phải suy nghĩ cân nhắc để tìm cho được đúng phương tiện biểu đạt, đồng thời phải dịch sao cho đúng với tinh thần của bản gốc.

Thực tế cũng có một khó khăn nữa là tiếng Nhật hiện đại cũng không sử dụng hết các phương tiện biểu thị nhân-quả đã được liệt kê trong từ điển. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua phần khảo sát các tác phẩm văn học Nhật Bản. Có rất nhiều kết từ không xuất hiện lần nào trong cả hai tác phẩm “Noruwei no mori” và “Sora tobu uma” như “こととて”[kototote], “とあっ て”[toatte], “ばこそ”[bakoso], “ゆえに/ゆえの”[yueni/yueno]…Còn đối với 2

tiểu thuyết “Kitchin” và “Amurita” thì tổng số kết từ mà nhà văn Yoshimoto Banana sử dụng chỉ lên đến 13 trong tổng số 43 phương tiện có trong từ điển ngữ pháp.

Tóm lại, những khó khăn trên đây thực sự gây cho sinh viên không ít trở ngại trong việc học câu nhân-quả tiếng Nhật. Đây là những khó khăn không chỉ đối với các em sinh viên đang học trong nhà trường mà cả đối với những người đã đạt đến một trình độ nhất định. Do vậy, việc nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp và hiểu được ý nghĩa cũng như hoàn cảnh và tập quán của ngôn ngữ dịch là hết sức qua trọng. Chúng tôi hy vọng khảo sát thực tế này, lỗi mà sinh viên Việt Nam đã bộc lộ khi nắm hiểu các phương tiện thể hiện nhân quả trong tiếng Nhật sẽ góp phần tư liệu cho việc soạn thảo các bài luyện khắc phục lỗi trong tương lai.

3.4. Tiểu kết

Qua các trường hợp phân tích và đối chiếu tiểu thuyết văn học Nhật Bản với bản dịch bên tiếng Việt, cũng như qua các bài tập thực nghiệm, chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:

- Câu nguyên nhân tiếng Nhật luôn có mặt các kết từ và có vị trí cố định trong mệnh đề, hầu hết các kết từ này đều nằm ở giữa câu. Mặc dù bên tiếng Nhật sử dụng các kết từ khác nhau, nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì không có sự khác biệt nào rõ rệt các kết từ này hầu hết được chuyển na ná nhau, có sử dụng các kết từ như vì, bởi vì, sở dĩ, nên, một số trường hợp sử dụng cặp kết từ vì…nên. Trong số các kết từ sử dụng thì nổi bật lên là cách dùng kết từ “nên” trong tiếng Việt để chuyển dịch rất nhiều kết từ bên tiếng Nhật.

- Một số trường hợp kết từ không được chuyển dịch, dịch giả đã sử dụng biện pháp trật tự mệnh đề bên tiếng Việt (hình thức kết từ zero). Tuy nhiên, do ngữ cảnh đã rõ ràng, tính liên kết và mạch lạc của câu chuyện nên người

đọc vẫn hiểu được ý nghĩa của câu. Có một số trường hợp chuyển dịch bất thường dẫn đến chuyển dịch sai nội dung nghĩa và sai kiểu quan hệ giữa hai mệnh đề không được nhận diện đúng.

- Mệnh đề nguyên nhân khi đứng trước mệnh đề hệ quả trong tiếng Nhật thì phần lớn được chuyển dịch theo trật tự mệnh đề tương đương sang tiếng Việt. Trong nhiều ví dụ, dịch giả mặc dù đã cố gắng đảm bảo độ chính xác về nội dung ý nghĩa, nhưng đôi khi không chuyển dịch được hết các dấu hiệu nhận biết kiểu quan hệ được biểu đạt trong hai mệnh đề. Có những trường hợp câu nguyên nhân lại được chuyển dịch sang thành câu đơn.

- Khi khảo sát thực tế chúng tôi thấy rằng, mặc dù khi liệt kê danh sách các kết từ dùng trong tiếng Nhật có rất nhiều, nhưng thực tế thì tiếng Nhật hiện đại không sử dụng hết các kết từ đó, hai kết từ được sử dụng nhiều nhất là “か ら”[kara] và “ので” [node], khi chuyển dịch sang tiếng Việt phần lớn tương ứng với kết từ “nên”, trong khi tiếng Việt cũng có rất nhiều kết từ mang nghĩa kết quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng tăng lên không chỉ về số lượng người học mà cả về chất lượng học và dạy tiếng. Ở Việt Nam những năm gần đây, tiếng Nhật ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về tiếng Nhật không còn ở mức độ sơ đẳng đơn thuần mà đã chuyển sang mức độ sâu hơn, rộng hơn khi tìm hiểu những cấu trúc ngữ pháp phức tạp, những cách nói sinh động tinh tế, nhằm truyền đạt được nhiều nhất những điều muốn nói, trong ngôn ngữ giao tiếp cũng như trong văn bản. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tiếng Nhật đã được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Các phương thức biểu thị câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật” cho luận văn nhằm đóng góp thêm phần nào cho lĩnh vực nghiên cứu này.

Khi thực hiện, chúng tôi dùng phương pháp phân tích, miêu tả, thống kê, so sánh để khảo sát, nghiên cứu các phương thức biểu thị câu nguyên nhân- kết quả trong tiếng Nhật.

Sau khi thực hiện các bước khảo sát, so sánh, chúng tôi rút ra những kết luận như sau:

1. Luận văn đưa ra được một số quan niệm về quan hệ nguyên nhân-kết quả của tiếng Nhật có sự so sánh với các quan niệm trong tiếng Anh, tiếng Việt. Cũng giống như tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác, quan niệm về câu nhân-quả trong tiếng Nhật là quan hệ dựa trên hai sự việc có liên quan chặt chẽ với nhau, một sự việc là nguyên nhân và một sự việc là kết quả. Nguyên nhân để giải thích lí do cho một số sự việc xảy ra, còn kết quả miêu tả những gì xảy ra. Cũng như tiếng Anh và tiếng Việt, tiếng Nhật cũng sử dụng các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả là kết từ, kết từ và trật tự mệnh đề.

2. Luận văn giới thiệu sơ lược hệ thống câu đơn, câu ghép tiếng Nhật và

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 118)