Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả sử dụng trong giao tiếp thông

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 42)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.2.Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả sử dụng trong giao tiếp thông

thông thƣờng

(1) Kết từ “それで”[sorede] là kết từ biểu thị lý do, với phần lý do là một sự

việc dẫn đến hành động nào đó hoặc trở nên một trạng thái nào đó ở phía sau. VD:

 台風で電車が不通になってしまった。それで、タクシーに乗って会社に行 った。

[Taifuude densha ga futsuu ni natteshimatta. Sorede, takushi ni notte

kaishani itta.]

Tàu điện không đi được do bão. Vì vậy, tôi đã lên taxi để đến công ty.

(2) Kết từ “そのために” [sonotameni] có chức năng nối phần kết quả dựa

trên sự thực mà người nói quan sát được với kết luận là một sự thật hiển nhiên.

VD:

 この休みは車で外出した人が多かった。そのために、道が大変込んだ。

[48,tr172]

[Kono yasumi wa kurumade gaisyutsushita hito ga okatta. Sonotameni, michiga taihen konda.]

Kỳ nghỉ này có nhiều người đi chơi bằng ô tô. Vì vậy mà đường rất đông.

(3) Kết từ “だから” [dakara]

- Dùng để nêu lên một kết luận được rút ra từ kết quả của sự việc diễn đạt trong câu trước, sự việc này đóng vai trò nguyên nhân, lí do hoặc cơ sở của kết luận ấy. Theo sau là những câu thuộc đủ kiểu loại, không phải chỉ có loại câu trình bày sự thực, mà còn có câu biểu thị sự suy đoán, rủ rê, nhờ cậy…

VD:

 時間がありません。だから、急いでください。[44,tr186] [Jikan ga arimasen. Dakara, isoidekudasai.]

không có thời gian nên hãy khẩn trương lên.

- Thông thường để chỉ lí do, chỉ cần dùng “だから”[dakara] là đủ, nhưng khi muốn khẳng định một cách đặc biệt mạnh mẽ, tính chính đáng của lí do hơn nữa thì chỉ cần thêm 「こそ」[koso] vào đằng sau để diễn tả ý “chính vì một lí do như thế”. Ngoài ra cũng thường dùng để khẳng định điều mình muốn nói bằng cách nêu lên chính những phát ngôn của đối phương làm lí do trong lúc nghị luận.

VD:

A: 職場では、一人だと上司になかなか文句は言いにくいですよね。[44,tr187] [Shokubadewa, hitoridato zyoushini nakanaka monkuha iinikuidesuyone.]

Ở chỗ làm nếu chỉ một mình thì tôi chắc là rất khó phàn nàn với cấp trên.

B: だからこそ、みなで団結しなくてはいけないと思うんです。

[Dakarakoso, minade danketsushinakutewaikenai to omounndesu.]

Chính vì thế tôi nghĩ chúng ta phải đoàn kết với nhau.

Cả ba kết từ “それで” [sorede], “そのために” [sonotameni], “だから” [dakara] có điểm giống nhau là đều đưa ra các lí do là những sự việc có thực, rồi đưa ra các hệ quả mà lí do đó đưa lại.

 大雪が降った。そのために、電車が遅れた。[48,tr172] [Ooyki ga futta. Sonotameni, densha ga okureta.]

 部屋の電気がついています。だから、もう帰ってきたはずだ。[44,tr186] [Heya no denki ga tsuiteiru. Dakara, mou kaettekiteiruhazuda.]

Vì đèn trong phòng bật sáng. Do đó, chắc chắn là anh ấy đã về rồi.

 私は漢字がよく覚えられない。それで、小さなカードに漢字を書いて、復 習することにした。 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Watashi wa kannzi ga oboerarenai. Sorede, chiisanakado ni kanzi wo

kaite, fukushyusuru kotonishita.]

Tôi không thể nhớ được chữ hán. Vì vậy tôi viết chữ Hán ra những cái card nhỏ để luyện tập.

Trong 3 ví dụ trên, VD1 đưa ra một hệ quả tất nhiên là tàu đến muộn do một sự thực khách quan là “tuyết lớn”. VD2 đưa ra kết luận là một sự suy đoán “chắc chắn” dựa trên quan sát từ bên ngoài. VD3 lại là hành động để đối phó lại với việc là “không thể nhớ được”. 3 ví dụ cho thấy rằng mặc dù nguyên nhân có thể đều là những sự việc có thực nhưng kết quả mà những sự việc khác nhau thì lại sử dụng những kết từ khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh.

(4) Kết từ “なぜかというと/なぜかといえば~からだ” [nazekatoiuto/nazekato

ieba/ ~karada]

Hai kết từ này có cách sử dụng tương tự như kết từ “なぜならば” dùng trong văn viết. Hai kết từ này thường đi cặp đôi với các từ chỉ lí do nhấn mạnh hơn ở phía cuối câu là “から”[kara], hay “のだ”[noda], mặc dù nằm ở giữa câu nhưng cách kết hợp của hai kết từ này không giống như cấu trúc thông thường đã đưa ở trên, đó là mệnh đề chỉ kết quả đi trước, rồi mới đến mệnh đề chỉ nguyên nhân, lí do.

- “なぜか”[nazeka] được dùng trong câu hỏi lí do với nghĩa “tại sao”. Khi thêm vào đằng sau các từ “というと”[toiuto], “といえば”[toieba] lại dùng để giải thích lí do hay nguyên nhân của một sự việc đã được nêu ra trước đó.

彼は犯人であるはずがない。なぜかというと、そのとき彼は私と一緒にいましたから。 [44,tr386]

[Kare wa hannindearuhazuganai. Nazekatoiuto, sonotoki kare wa watashi to isshoni imashitakara.]

Anh ấy không thể nào là tội phạm được. lúc đó anh ấy đang ở cùng tôi.

Một phần của tài liệu Các phương thức biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng Nhật (Trang 42)