1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt

110 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Tuy nhiên, một vấn đề được giới Anh ngữ rất quan tâm trong dạy/học tiếng Anh hiện nay - đó là khả năng kết hợp từ của động từ to go/ to come và to run với các từ loại khác có so sánh đối

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ DIỄM THUỲ

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA

TỔ HỢP TỪ CÓ ĐỘNG TỪ ĐI/CHẠY TRONG

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2006

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ DIỄM THUỲ

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA

TỔ HỢP TỪ CÓ ĐỘNG TỪ ĐI/CHẠY TRONG

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoà

HÀ NỘI, 2006

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

03 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7

CHƯƠNG I:

TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ HỢP TỪ VÀ ĐỘNG TỪ

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

1.1.1 Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu 10 1.1.2 Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu 11

COME/GO/RUN CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ ĐI/CHẠY

Trang 4

TRONG TIẾNG VIỆT

2.1 Cặp động từ come/go nhìn từ góc độ từ vựng-ngữ nghĩa qua

2.1.1 Bảng tổng hợp so sánh các nét nghĩa chuyển động trong

không gian và sự chuyển nghĩa của các động từ come/go - đi được

2.1.2 Với nét nghĩa di chuyển đến đích không gian có mục đích và

di chuyển không gian không có mục đích 43 2.1.3 Một số trường hợp đặc biệt sử dụng cặp động từ come/go 49

2.2 Đặc điểm của cụm động từ trong tiếng Anh 53

COME/TO GO VÀ TO RUN SANG TIẾNG VIỆT

3.1 Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang

PHỤ LỤC BẢNG TRA CỨU THÀNH NGỮ ĐỘNG TỪ COME/GO/RUN

TRONG TIẾNG ANH VÀ ĐI/CHẠY TRONG TIẾNG VIỆT

Trang 5

MỞ ĐẦU 0.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, nhu cầu về kiến thức ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng trong xã hội ngày càng lớn do mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế, xã hội của Việt Nam với nước ngoài, đặc biệt là từ khi chúng ta trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế

Học sinh ngoại quốc học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai nói chung cũng như học sinh Việt Nam nói riêng thường gặp khó khăn với các

cụm động từ (phrasal verbs) vốn rất phong phú và thông dụng Hơn nữa về

mặt ý nghĩa, cụm động từ tiếng Anh cũng rất đa dạng Chính ý nghĩa của cụm động từ là điều gây rất nhiều khó khăn vì một cụm động từ không phải là cái

mà người học có thể giải thích nghĩa được chỉ bằng cách xem và hiểu những

từ riêng rẽ mà nó được tạo thành Thường khi, một giới từ hoặc một trạng từ nào đó đi cùng với một động từ sẽ làm thay đổi ý nghĩa của động từ đó một cách đáng ngạc nhiên Đôi khi, sự thay đổi ý nghĩa bất ngờ đến mức người học thấy bối rối và thật sự không thể hiểu được ý nghĩa của nó Một người

học tiếng ở giai đoạn đầu có thể hiểu biết về ý nghĩa của từng từ “look”,

“after”, “for”, hoặc “up” nhưng sẽ thấy bối rối không hiểu được những câu

như “Looking after children under three is not easy job”, hoặc “She is

looking for a job in the big city”, “Look up the word in the dictionary or ask your teacher for the meaning”, hay người học có thể hiểu được sự khác biệt

rất lớn giữa “I can see through him” và “I can see him through” ?

Mỗi ngôn ngữ đều có những nét đặc trưng riêng Một trong những nét đặc trưng của tiếng Anh là cụm động từ Động từ là một từ loại phức tạp nhất,

sử dụng rộng rãi nhất, chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống các từ loại của các ngôn ngữ

Trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác

động từ đi và chạy được sử dụng rộng rãi Động từ đi, như được thừa nhận, là

Trang 6

động từ cơ bản trong nhóm động từ chuyển động Động từ chuyển động là đề tài hấp dẫn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong nhiều năm nay Tuy nhiên, một vấn đề được giới Anh ngữ rất quan tâm trong dạy/học tiếng Anh hiện nay - đó là khả năng kết hợp từ của động từ

to go/ to come và to run với các từ loại khác có so sánh đối chiếu với động từ đi/chạy trong tiếng Việt Cho đến nay chưa có công trình nào tìm hiểu một

cách đầy đủ ý nghĩa, đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa của những cụm từ này cũng như cách sử dụng chúng trong hành chức, nhất là ở bình diện đối chiếu Anh - Việt Đây chính là lý do chọn đề tài của luận văn Nội dung luận văn sẽ

có ý nghĩa thời sự, vì:

 Dấu ấn ngôn ngữ trong các cụm từ có động từ đi/chạy trong hai ngôn

ngữ là cứ liệu phản ánh bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc;

 Khả năng kết hợp từ với các loại từ khác của động từ đi/chạy trong hai

ngôn ngữ khác nhau về loại hình sẽ cho thấy cách tư duy của người bản ngữ tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau và khác nhau như thế nào trong khi nhìn nhận hiện thực khách quan

Những vấn đề này đến nay chúng tôi cho rằng vẫn đang có ý nghĩa thời

sự Là một giảng viên giảng dạy tiếng Anh cho người Việt Nam ở các cấp độ

và lứa tuổi khác nhau, qua nghiên cứu lý luận, tôi nhận thấy rằng cụm động từ tiếng Anh là một vấn đề khó, đôi lúc còn gây khó khăn, cản trở cho người nước ngoài sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, nhưng đây là vấn đề rất thú vị

và thiết thực

0.2 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là tìm hiểu đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa của

cụm từ có động từ đi/chạy trong tiếng Anh có đối chiếu với tiếng Việt để tìm

ra những đặc điểm chung và đặc điểm mang tính đặc thù của cụm động từ

đi/chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt

Từ đó luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau:

Trang 7

- Làm sáng tỏ ý nghĩa sử dụng cụm từ có động từ đi/chạy trong tiếng

Anh và tiếng Việt

- Khảo sát đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của động từ đi/chạy ở khả năng

kết hợp từ khi dùng với nghĩa chuyển động trong không gian và với nghĩa bóng (chuyển nghĩa)

- Trong chừng mực nhất định làm sáng tỏ dấu ấn ngôn ngữ của động từ

đi/chạy phản ánh bản sắc văn hoá dân tộc của người bản ngữ tiếng Anh

và tiếng Việt

0.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các cụm từ có động từ

come/go/run trong tiếng Anh và các cụm từ có động từ đi/chạy có ý nghĩa

tương đương trong tiếng Việt Đây là những cụm từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Anh được dùng phổ biến trong các sách học tiếng Anh viết cho người nước ngoài

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở các cụm từ có động từ

come/go/run và động từ đi/chạy ở nghĩa chuyển động trong không gian và

nghĩa bóng khi chúng được chuyển nghĩa

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn là phương pháp miêu tả, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch

Cụm từ có động từ come/go/run của tiếng Anh là những đơn vị của ngôn ngữ nguồn Cụm từ có động từ đi/chạy của tiếng Việt là những đơn vị

của ngôn ngữ đích

Phương pháp đối chiếu:

Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ để “phát hiện ra những nét tương đồng về cấu trúc, chức năng và

Trang 8

hoạt động của các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu” [22; tr 48], đồng thời cũng chú ý cả cái dị biệt, nhận diện chung

Phương pháp miêu tả:

Miêu tả trong ngôn ngữ học là phương pháp nghiên cứu một hay nhiều ngôn ngữ ở một giai đoạn phát triển nhất định, chủ yếu tập trung vào phân tích ngữ pháp Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là đối chiếu phương thức thể hiện ý nghĩa của hai ngôn ngữ

Về mặt ngôn ngữ, luận văn tuân thủ cách tiếp cận đối tượng khảo sát ở cấp độ từ và cụm từ ở nghĩa chuyển động trong không gian và nghĩa bóng phái sinh của chúng

Mục đích cuối cùng của luận văn là đưa ra những chỉ dẫn ngôn ngữ học, và ở mức độ nhất định những chỉ dẫn đất nước học và văn hoá học đối với những người sử dụng các thứ tiếng trên

0.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trong chừng mực nhất định, luận văn góp phần làm sáng tỏ sự khác biệt về mặt từ vựng ngữ nghĩa của động từ chuyển động trong tiếng Anh và

tiếng Việt (ở đây là động từ come/go/run và động từ đi/chạy) chính là ở các

nghĩa vị tiềm năng qua đó thấy được đặc trưng văn hoá dân tộc gắn với việc

sử dụng các cụm từ này

Luận văn sẽ đóng góp một phần cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ ở các trường cao đẳng, đại học, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh thành thạo Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc dạy và học tiếng Anh cũng như cho việc dạy tiếng Việt như ngoại ngữ đối với những người nói tiếng Anh

Như vậy, luận văn có ý nghĩa thực tế thực sự Kết quả nghiên cứu ngữ liệu của luận văn có thể được áp dụng cho quá trình giảng dạy trong các

Trang 9

trường đại học hoặc sử dụng như tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và dịch thuật

0.6 Tư liệu nghiên cứu

Để thu thập các cụm từ và thành ngữ có động từ đi/chạy trong tiếng

Anh và tiếng Việt luận văn sử dụng các loại từ điển tiếng Anh và tiếng Việt

và các nguồn tư liệu trong các tác phẩm văn học Anh và Việt Nam với số phiếu làm ví dụ minh hoạ khoảng 200 phiếu từ các ấn phẩm tiếng Anh và 300 phiếu từ các ấn phẩm tiếng Việt

0.7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao

gồm 3 chương:

Chương I: Tiền đề lý luận liên quan đến tổ hợp từ và động từ trong

tiếng Anh và tiếng Việt

Chương II: Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa các tổ hợp động từ

come/go/run có đối chiếu với các tổ hợp động từ đi/chạy trong tiếng

Việt

Chương III: Phương thức chuyển dịch thành ngữ có động từ to

come/to go và to run sang tiếng Việt

Trang 10

CHƯƠNG I TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ HỢP TỪ VÀ ĐỘNG TỪ

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

1.1 Khái quát về đối chiếu ngôn ngữ

1.1.1 Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ đối chiếu, với tư cách là một phân ngành của ngôn ngữ học, có những tiền đề lý luận của nó

Đã từ lâu, con người hướng sự chú ý của mình không chỉ giới hạn ở những ngôn ngữ riêng lẻ, mà đồng thời một lúc vài ngôn ngữ Chính điều đó

đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng nghiên cứu so sánh Khá quen thuộc với lịch sử ngôn ngữ học là: ngôn ngữ so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học khu vực và loại hình học Song việc phân chia ngôn ngữ học

đối chiếu (contrastive linguistics) thành một phân ngành độc lập thì mãi tới

gần đây mới xuất hiện và còn không ít những vấn đề tranh luận

Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh nói chung Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ Song phải nói rằng, nghiên cứu đối chiếu hình thành một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ một cách nhanh chóng hơn, hữu hiệu hơn Chính các yêu cầu của việc học và dạy ngoại ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành phân ngành khoa học này Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietơrô đã viết trong cuốn

“Cấu trúc ngôn ngữ qua đối chiếu” rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ

kinh nghiệm dạy tiếng Mỗi người học và dạy ngôn ngữ dễ dàng nhận ra một điều là trong nhiều trường hợp tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ việc hiểu và nắm thuần thục ngoại ngữ Vì vậy, việc tích luỹ những tri thức và kinh nghiệm sẽ giúp ta khắc phục một cách có hiệu quả khó khăn này” [dẫn theo 36; tr 12]

L.V Serba đã viết trong cuốn sách “Dạy ngoại ngữ ở trường trung

học Vấn đề chung về phương pháp luận” cũng cho rằng nghiên cứu đối chiếu

Trang 11

không chỉ giúp cho việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ, vì việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm nhập vào thực chất của các quá trình ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển các qui trình này [19; tr 26] Không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta

có thể đồng ý với nhận định rằng: “Mặc dầu nghiên cứu đối chiếu viện dẫn cái lý do chủ yếu ở sự cần thiết cho giáo học pháp ngoại ngữ với sự phát hiện những khác nhau cơ bản giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học đó, chúng ta không thể không tính đến tầm quan trọng của việc phân tích đối chiếu như một phương thức đánh giá các định đề cũng như những đòi hỏi của chính lý luận của ngôn ngữ học” [36, tr.76]

1.1.2 Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu

Lịch sử phát triển của những tri thức khoa học bao giờ cũng là một quá trình liên tục và có tính kế thừa Nội dung của các thuật ngữ nghiên cứu đối chiếu cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó ở đây, trước hết cần nói đến mối quan hệ tương ứng trong cách dùng các thuật ngữ: ngôn ngữ học so sánh, ngôn ngữ học đối chiếu

Trong nghĩa thường dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không khác nhau nhiều về ý nghĩa “So sánh” là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự, hoặc khác biệt nhau về số lượng, kích thước, phẩm chất, còn “đối chiếu” là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau Đối chiếu nguyên bản với bản

dịch (Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên) [TĐ 24]

Như đã thấy, không hẳn định nghĩa trên đây là hoàn toàn chính xác, nhưng chúng đã cho ta ý niệm về nội dung các kết hợp thuật ngữ “ngôn ngữ học so sánh”, “ngôn ngữ học đối chiếu” là chưa hoàn toàn chính xác Cách hiểu nội dung thuật ngữ cần chính xác hơn và có tính quy định hơn cách hiểu thông thường Trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ tiếng Việt: ngôn ngữ học so

sánh tương ứng với tiếng Anh comparative linguistics Đó là thuật ngữ để

chỉ một phân ngành của ngôn ngữ học và cái nội dung từ “so sánh” được hiểu

Trang 12

một cách rất xác định Việc xem xét kỹ những tài liệu ngôn ngữ học cho thấy một số nhà ngôn ngữ có ý thức phân biệt ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng với ngôn ngữ học so sánh - lịch sử Trong trường hợp thứ nhất thuật ngữ

“so sánh” dường như chủ yếu chỉ nhấn mạnh cách tư duy, về việc sử dụng so sánh như một phương pháp chung của tư duy: vì vậy, người ta cũng có thể nói: so sánh - lịch sử, so sánh loại hình, so sánh đối chiếu v.v

Song trường hợp thứ hai, thuật ngữ so sánh được dùng với nội dung khái niệm ngôn ngữ học so sánh - lịch sử Đây cũng là cách dùng có tính chất rút gọn

Thuật ngữ đối chiếu, đối sánh thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại

Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu người ta dùng phổ biến thuật

ngữ comparative để chỉ ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng và nghĩa hẹp

của từ này Dần dần về sau thuật ngữ so sánh cũng dùng để chỉ cả nội dung đối chiếu

Trong ngôn ngữ học Anh, những thuật ngữ truyền thống được dùng tương đối lâu dài Chẳng hạn, trong các công trình của Haliday, Mackinton và một số tác giả khác, cho mãi đến năm 1964, vẫn dùng thuật ngữ so sánh comparative Và ngay cả Elic mãi đến năm 1966 vẫn dùng thuật ngữ

comparative với nghĩa đối chiếu Cho đến gần đây thuật ngữ “ngôn ngữ học

đối chiếu” - contrastive linguistics mới được dùng với nghĩa của nó một cách

phổ biến tức là chỉ một phân ngành nghiên cứu riêng - nghiên cứu đối chiếu

Trong phần lớn tài liệu viết bằng các tiếng châu Âu cho thấy có sự chuyển dần phân biệt so sánh đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử với

Trang 13

ngôn ngữ học đối chiếu Việc dùng phân biệt đối chiếu và tương phản thì không thật sự thể hiện rõ ràng

Trong thức tiễn nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cưú đã chỉ rõ, việc phân tách ra cái giống nhau và khác nhau trong đối chiếu là rất khó Nó được thực hiện một cách đồng thời Xác định cái khác nhau phải biết cái giống nhau cùng tồn tại giữa các sự vật Song bao giờ cái khác nhau cũng dễ nhận thấy hơn Nói chung, nghiên cứu đối chiếu giúp ta xác định cái giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng

1.1.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp đối chiếu hay phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu có một hệ thống nguyên tắc, thủ pháp nghiên cứu riêng Nó khác với phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh - lịch sử Nhưng đồng thời, phương pháp nghiên cứu này có kế thừa và sử dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên cứu miêu tả và so sánh - lịch sử Chính điều này đã tạo ra đặc điểm riêng, lợi thế và triển vọng của phương pháp nghiên cứu đối chiếu

Trước hết chúng ta hãy xem xét một số đặc điểm chủ yếu của phương pháp đối chiếu

1.1.3.1 Xác lập cơ sở đối chiếu

Xác lập cơ sở đối chiếu là xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể, định

rõ đặc điểm đối tượng và định hướng các hoạt động, các bước nghiên cứu nhất định

Cơ sở đối chiếu là những điểm giống và khác nhau hay những tương đồng và dị biệt của phạm vi đối tượng được khảo sát Thông thường các ngôn ngữ, các hiện tượng càng giống nhau thì càng có nhiều điểm chung, dấu hiệu chung Nếu như hai hay một số ngôn ngữ, hiện tượng càng khác nhau thì những điểm khác, dấu hiệu khác càng nhiều

Trang 14

Cơ sở đối chiếu của phương pháp đối chiếu không chỉ khác với phương pháp so sánh - lịch sử (đều là so sánh ngoài - giữa các ngôn ngữ với nhau) mà còn phân biệt đối chiếu và đối lập Phương pháp đối chiếu nhằm mục đích đối chiếu các hiện tượng, phạm trù của các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt; trong trường hợp chỉ có sự dị biệt thì có thể hiểu là tương phản Còn đối lập là dùng để đối chiếu các hiện tượng trong cùng một ngôn ngữ, đối lập là sự khác biệt ở hai cực trong một phạm trù như: danh từ

và động từ, chủ ngữ và vị ngữ, nguyên âm và phụ âm, thể hoàn thành và không hoàn thành

có hai khả năng chính 1) Lấy một ngôn ngữ là cơ sở, tức là ngôn ngữ này làm ngôn ngữ đối tượng để phân tích, làm sáng tỏ Ngôn ngữ (hay các ngôn ngữ) còn lại sẽ là phương tiện, là điều kiện qui chiếu cho phép làm sáng tỏ đặc điểm của ngôn ngữ đối tượng Ngôn ngữ đối tượng cần được tập trung phân tích có thể hoặc là chỉ có ý nghĩa cho nó, hoặc là có thể đại diện cho một số ngôn ngữ khác Nó là cá thể riêng biệt và cũng có thể là cái mẫu, là tiêu điểm chú ý của việc nghiên cứu nhiều mặt Chẳng hạn, trong quá khứ ở phương Tây tiếng Latinh đã là tiêu điểm, là cơ sở để đối chiếu với tiếng Pháp, tiếng Anh, và các tiếng Slavơ 2) Khả năng thứ hai là cả hai hay các ngôn ngữ đối chiếu đều được chú ý như nhau Trong trưòng hợp như thế gọi là phân tích đối chiếu song ngữ Trong phân tích đối chiếu song song, phạm vi các vấn đề đối chiếu sẽ được chú ý đồng đều về tất cả các mặt ở ngôn ngữ đưa vào nghiên cứu Khả năng này được vận dụng để tìm cái chung và cái riêng ở các

Trang 15

ngôn ngữ so sánh, từ đó ứng dụng thực tiễn trong dạy học ngoại ngữ hay phiên dịch Thưòng những phân tích như thế được tiến hành đối với các ngôn ngữ cùng loại hình hoặc các ngôn ngữ có cùng hoặc gần gũi về hệ Ví dụ: những nghiên cứu đối chiếu song song tiếng Bun-ga-ri và tiếng Ba Lan, tiếng Nga và tiếng Bun-ga-ri v.v Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu là phạm

vi tất yếu phải có trong nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu thường được tiến hành trên các bình diện chủ yếu sau đây:

Đối chiếu phạm trù nhằm vào việc làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện các phạm trù ở ngôn ngữ được nghiên cứu như phạm trù: thời, thể, xác định, không xác định: phạm trù số, giống, cách, đa nghĩa, đồng

âm, trái nghĩa, đồng nghĩa v.v

Đối chiếu cấu trúc hệ thống nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, cấu tạo, những đặc điểm giống, khác, đặc trưng của các hệ thống lớn, hệ thống con được nghiên cứu như hệ thống âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệ thống câu đơn, câu phức v.v

Đối chiếu chức năng và hoạt động nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt động, hành chức của các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ

Đối chiếu phong cách nhằm làm sáng tỏ hoạt động các phong cách chức năng, những nét chung và riêng của các thể hiện phong cách chức năng ở ngôn ngữ đựơc đối chiếu

Đối chiếu lịch sử phát triển có quan hệ với nghiên cứu lịch đại Phạm vi đối chiếu này nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu vừa liên quan chặt chẽ với nghiên cứu so sánh - lịch sử, vừa quan hệ với loại hình học lịch đại

Một số phương thức đối chiếu chủ yếu Để thể hiện nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ người ta thường sử dụng một số phương thức chủ yếu sau đây: Phương thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc, đồng

Trang 16

nhất/ khu biệt chức năng, đồng nhất/khu biệt hoạt động, đồng nhất/khu biệt phong cách, đồng nhất/khu biệt phát triển và đồng nhất/ khu biệt xã hội - lịch sử ngôn ngữ

Phương thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc: ngôn ngữ là một cấu tạo

có tính cấu trúc - hệ thống Khi đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ nhất thiết phải đối chiếu các yếu tố, các đơn vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo của cấu trúc - hệ thống đó Chẳng hạn đối chiếu ngữ âm - âm vị, hình thái học v.v Khi thực hiện phân tích đối chiếu thường bắt đầu đồng thời hai khâu

kế tiếp nhau Phân tích đối lập các đơn vị, các hiện tượng ở mỗi ngôn ngữ theo một quan điểm lý luận thống nhất; sau đó thực hiện đối chiếu trên cơ

sở các kết quả đạt được giữa các ngôn ngữ ở đây có thể tổng hợp các bước phân tích đối chiếu cấu trúc theo công thức:đối lập - đối chiếu

Phương thức đối chiếu chức năng thực hiện xác định những mặt tương đồng và dị biệt về chức năng của các hiện tượng; sự kiện ở các ngôn ngữ Chẳng hạn, tiếng Việt có thanh điệu nên không thể có trọng âm từ Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Bun-ga-ri có trọng âm từ nhưng chức năng của trọng âm trong tiếng Nga và tiếng Bun-ga-ri giống nhau nhiều hơn Ví dụ, trọng âm có chức năng biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa sắc thái tu từ - biểu cảm v.v Cùng một hiện tượng nhưng khả năng đảm nhiệm chức năng, phạm vi hoạt động không giống nhau Điều đó cũng có thể áp dụng cho dấu hiêụ khu biệt âm vị dài, ngắn trong tiếng Anh và tiếng Việt Sự đối lập i (dài/ngắn) trong tiếng Anh có nghĩa âm vị học, còn trong tiếng Việt lại không có giá trị ấy Ví dụ [bit] (bit) có nghĩa là một ít

[bi:t] (beat) có nghĩa là đánh

Phương thức đồng nhất/khu biệt hoạt động góp phần xác định sự thông dụng, tính phổ biến hay hạn chế của các hiện tượng, sự kiện ngôn ngữ đều có trong ngôn ngữ đối chiếu Phương pháp này nhằm chỉ ra các

Trang 17

hiện tượng ngôn ngữ xét về phương diện nào đó là giống nhau trong các ngôn ngữ, nhưng ở ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến, hoạt động mạnh hơn còn ở ngôn ngữ khác thì ngược lại Chẳng hạn trong địa hạt từ vựng - ngữ nghĩa, tiếng Bun-ga-ri, tiếng Việt đều có sự vay mượn từ tiếng ấn - Âu (Pháp, Latinh ) song số lượng từ mượn tiếng Pháp, Latinh trong tiếng Bun-ga-ri khá nhiều, còn trong tiếng Việt thì ít hơn Trong tiếng Bun-ga-ri còn có tiếng Nga cổ nhưng không thể gọi là vay mượn vì chúng có vốn từ gốc Slavơ cổ chung

Phương thức đồng nhất khu biệt phong cách nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm thể hiện, vận dụng phong cách chức năng ở mỗi ngôn ngữ Phương thức này có thể tiến hành qua nhiều lĩnh vực: chẳng hạn phong cách thể loại như thi ca, báo chí, chính luận, tiểu thuyết, khoa học

kỹ thuật v.v hoặc phương tiện tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ v.v Phức tạp hơn cả là đối chiếu hai hệ thống phương tiện thông tin văn bản và các thể loại văn phong thuộc về các thời kỳ xã hội lịch sử văn hoá khác nhau Trong trường hợp này, đối chiếu phong cách không giới hạn ở tiêu chuẩn ngôn ngữ tín hiệu mà cả ngôn ngữ - tâm lý, ngôn ngữ - xã hội, tâm

lý học - xã hội Phạm vi đối chiếu của phương thức này gắn liền với việc xem xét các nhân tố xã hội - lịch sử

Phương thức đồng nhất/khu biệt phát triển dùng để xác định đặc điểm và chiều hướng phát triển của các ngôn ngữ Phương thức này giả định rằng: mỗi ngôn ngữ, xét về bình diện động, luôn luôn có thay đổi, phát triển Sự phát triển ngôn ngữ thể hiện ở các thay đổi cấu trúc nội bộ, phạm vi hoạt động, chức năng của nó dưới sự tác động của những điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong quá trình phát triển

Phương thức đồng nhất/khu biệt xã hội - lịch sử quy định xem xét các hiện tượng ngôn ngữ, không chỉ trong quan hệ với xã hội - lịch sử mà chủ yếu là sự hoạt động của ngôn ngữ trong điều kiện xã hội - lịch sử cụ

Trang 18

thể của mỗi dân tộc Chẳng hạn cùng chỉ những từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, đen, trắng nhưng những đặc trưng, những biểu tượng ở mỗi ngôn ngữ sẽ khác nhau do đặc trưng khác nhau về xã hội, văn hoá, dân tộc của mỗi ngôn ngữ đó Phương thức đồng nhất xã hội lịch sử trong nghiên cứu vận dụng ngôn ngữ sẽ cho chúng ta biết cái chung, cái riêng, cái phổ biến, cái đặc thù của các ngôn ngữ đối chiếu Chính nhờ xác định được những đặc trưng đó cho phép chúng ta không chỉ xác định được loại hình phong cách chức năng mà cả loại hình giao tiếp - văn hoá ngôn ngữ, giúp chúng ta hiểu ngôn ngữ qua lăng kính văn hoá và ngược lại hiểu văn hoá qua hiện thực ngôn ngữ

1.2 Khái niệm về cụm từ

1.2.1 Khái quát về cụm từ

Theo Diệp Quang Ban (2004): từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và

có ý nghĩa làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ Mỗi

từ trong tổ hợp từ là một thành tố Tổ hợp từ có thể là một câu, có thể là một kiến trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đoạn

có nghĩa của câu

Các tổ hợp từ chưa thành câu (bao gồm tổ hợp từ tương đương câu và đoạn có nghĩa của câu) được gọi chung là tổ hợp tự do Về nguyên tắc, tổ hợp

từ tự do có thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ ngữ pháp của toàn bộ phần còn lại trong tổ hợp từ này Những tổ hợp từ có kết từ ở đầu như vậy mang tên là giới ngữ Trái lại, tổ hợp từ tự do không chứa kết từ chỉ chức vụ ngữ pháp như vậy, được gọi là cụm từ, ví dụ:

Trang 19

1.2.2 Đặc điểm của cụm từ

Các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có một trong ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau đây:

- Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ vị

- Quan hệ giữa hai thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ chính phụ

- Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp gọi là quan

hệ bình đẳng

Trong việc nghiên cứu của cú pháp, kiểu cụm từ chủ - vị thường giữ vai trò nòng cốt trong câu đơn hai thành phần, nó là cơ sở của một thứ đơn vị riêng của ngôn ngữ - đối tượng trực tiếp của việc nghiên cứu câu [2; tr 5-10] Cụm từ trong tiếng Việt có hai loại: Cụm từ tự do và cụm từ cố định

Trang 20

ngôn ngữ; và tương đương với nhau về chức năng định danh, chức năng tham

gia tạo câu Chẳng hạn, các cụm từ: to run as fast as legs can carry one, to

earn one‟s daily bread của tiếng Anh, ruộng cả ao liền, qua cầu rút ván của

tiếng Việt đều là những cụm từ cố định Chúng được tái hiện và tái lặp trong

phát ngôn cũng như các từ vậy

Trên đây là đặc điểm của cụm từ đại cương trong tiếng Việt Vậy quan

niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt có những nét gì giống và khác

nhau?

1.2.3 Quan niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

* Cụm từ tiếng Anh

Trong tiếng Anh quan niệm về cụm từ như sau:

“Cụm từ được định nghĩa theo một cách truyền thống là một nhóm từ

gắn liền với nhau mà không bao gồm động từ xác định, nó chỉ làm nên một

đơn vị câu mà chức năng của cụm từ là một phần của câu” [dẫn theo 23; tr ]

Định nghĩa truyền thống này dùng ba tiêu chuẩn khác nhau: Đó là ngữ

nghĩa học (một nhóm từ kết hợp với nhau), cấu trúc câu (không gồm động từ

cụ thể nhưng lại tạo nên một đơn vị câu); và một cụm từ, theo định nghĩa như

trên, chức năng như là một thực thể mạch lạc trong câu Hãy xem xét các cụm

từ trong những ví dụ dưới đây, những từ và những cụm từ có thể được thay

thế, chúng ta sẽ thấy rằng chức năng này là rất quan trọng như những chức

năng khác của câu (danh từ, tính từ, trạng từ)

Ví dụ: Swimming in the pond is her favorite exercise

Bơi lội trong ao là bài tập thể dục ưa thích của cô ta (Cụm từ swimming

in the pond có chức năng làm chủ ngữ của câu)

The book on the table

Quyển sách trên bàn (cụm từ on the table - cụm từ chỉ địa điểm)

The house with damaged roof in No.7 storm was built in 1900 (cụm từ

Trang 21

damaged roof in No.7 storm có chức năng như một tổ hợp bổ nghĩa cho “the

house”)

Về cơ bản cụm từ là một cấu trúc dễ mở rộng

Vì thế cụm từ, như chúng ta đã nói ở trên, là một sự mở rộng những phần từ đơn lẻ của câu nói

* Cụm từ tiếng Việt

Cụm từ là một tổ hợp từ hai thực từ trở lên kết hợp với nhau theo các quan hệ ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ và là một đơn vị ngữ pháp, có vị trí độc lập với các từ và câu; cụm từ thường biểu hiện ý nghĩa cùng với nghĩa của từ loại làm thành tố trung tâm của cụm từ

Cụm từ vừa có những nét giống như từ, vừa có mặt giống như câu nhưng không phải là câu Cụm từ cũng như từ làm chức năng giao tiếp (trong ngôn ngữ) chỉ thông qua câu và đứng trong tổ chức câu Cụm từ cũng như từ không có thuộc tính của câu là tính vị ngữ Nếu một từ hoặc một cụm từ có tính vị ngữ, thì từ đó sẽ trở thành trung tâm kết cấu của câu (những đơn vị thường gọi là cụm chủ vị) Có hai thành phần chính, là những đơn vị tính vị ngữ có thể trực tiếp trở thành câu hoặc trở thành nòng cốt của câu, ví dụ:

Chim hót; Nó ngủ; Từ chiều lại bắt đầu trở rét, v.v các đơn vị này khác với

cụm từ về chất, chúng có những đơn vị ngữ pháp đối lập với cụm từ

1.2.4 Phân loại cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt

Trong tiếng Việt có thể phân thành 2 kiểu cụm từ: Cụm từ liên hợp, cụm từ chính phụ Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gặp những loại cụm từ sau đây:

1 Cụm từ có danh từ làm thành tố chính: gọi là cụm danh từ

Ví dụ: Các anh bộ đội, mấy cô hàng xén

2 Cụm từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ

Ví dụ: Đã ăn rồi, vừa ăn

Trang 22

3 Cụm từ có tính từ làm thành tố chính gọi là cụm tính từ

Ví dụ: Bức tranh đẹp quá

4 Cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ

Ví dụ: Hơn hai tiếng, độ hai tiếng

5 Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ

Ví dụ: Tất cả chúng tôi

Trong số năm loại cụm từ kể trên, cụm danh từ và cụm động từ là những cụm từ có cấu tạo đa dạng hơn hẳn hai loại cụm từ cuối cùng Vì vậy thông thường người ta chỉ xét hai loại cụm từ này với tư cách là những hiện tượng tiêu biểu (cụm tính từ có nhiều nét giống cụm động từ)

Mỗi loại cụm từ thông thường có thể chia thành ba bộ phận rõ rệt

ta không coi đó là cụm từ

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau về nguyên tắc, nhưng cách xây dựng, tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn như nhau

Nếu tạm thời chấp nhận tên gọi mà chưa xác định ngay nội dung khái niệm của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm

từ cố định tiếng Việt như sau:

Cụm từ cố định

Trang 23

Tính cố định là đặc trưng của thành ngữ, tính cố định này được thể hiện

ở cấu trúc và ý nghĩa Tính cố định về mặt ý nghĩa của thành ngữ là do lịch sử dân tộc, tri thức văn hoá qui định

Về mặt cấu trúc của thành ngữ, nói chung là ổn định Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển của thành ngữ, cấu trúc trong thành ngữ có những biến động

2 Ngữ cố định định danh

Ngữ cố định định danh là các cụm từ cố định nhưng được tạo dựng theo cách gần như cách tạo những từ ghép mà người ta vẫn hay gọi là từ ghép chính phụ

Ví dụ: Quân sư quạt mo

Tuần trăng mật

Ngữ cố định danh thực chất là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật Những cụm từ như vậy thường có một thành tố chính và một vài thành tố phụ miêu tả sự vật Chủ yếu miêu tả bằng đường so sánh nhưng không dùng từ so sánh

Ví dụ: Lông mày lá liễu

Mắt bồ câu

Gần giống như con đường tạo dựng các từ ghép

Trang 24

Ví dụ: đen sì, đen trũi, đen xỉn

Ngữ cố định định danh thường tập trung vào khu vực tên gọi các bộ phận cơ thể con người như:

Ví dụ: Tóc rễ tre, mắt ốc nhồi

Cũng có một số tên gọi của sự vật khác hoặc của một trạng thái, thuộc tính:

Ví dụ: đá tai mèo, con gái rượu

Rõ ràng cơ chế cấu tạo những cụm từ trên đây giống như cụm từ làm tên gọi cho một số sự vật hiện tượng nhưng tính thành ngữ của chúng thấp hơn

Trong tiếng Anh, cụm từ là một nhóm từ không có động từ chia và không đầy đủ nghĩa, nó phải đi với động từ chia để hoàn thành một câu hoặc một mệnh đề

Ví dụ: He sat on the bus, carrying a dog

Ông ta ngồi trên xe buýt ôm con chó

“on the bus” và “carrying a dog” là những cụm từ

Thông thường xét về ý nghĩa, có bao nhiêu loại mệnh đề phụ thì cũng

có bấy nhiêu loại cụm từ, vì thực ra có thể đổi một mệnh đề phụ ra cụm từ, hoặc ngược lại, mà không thay đổi ý nghĩa trong câu

Cụm từ trong tiếng Anh cũng được phân loại như sau: Cụm từ làm danh từ, cụm từ làm động từ, cụm từ làm giới từ…

Cụm tính từ thì được nguỵ trang bởi những đặc điểm bổ nghĩa cho một danh từ (trong giới hạn chức năng) Thực tế, điều này có nghĩa là cụm tính từ gần như luôn luôn xảy ra như là một bổ nghĩa của danh từ đứng đầu (hay danh từ trung tâm) trong một cụm danh từ

Ví dụ: The boy wearing white shirt and blue jeans is my brother

Cậu bé mặc quần bò, áo sơ mi trắng là em trai tôi

Trang 25

People in poor countries often suffer from malnutrition

Người dân ở những nước nghèo thường bị suy sinh dưỡng Cụm từ làm trạng ngữ:

Theo cấu trúc, cụm từ trạng ngữ giống như cụm từ tính ngữ (cả hai đều bắt đầu bằng một giới từ) nhưng vị trí trong câu thì thường khác nhau, sự khác nhau chính giữa hai loại cụm từ nằm ở chức năng của chúng: Trong khi cụm tính ngữ bổ nghĩa cho một danh từ, thì cụm trạng ngữ bổ nghĩa cho một động từ, và có thể thường được thay thế bằng một trạng từ đơn lẻ

Ví dụ:

The meeting will be held tomorrow in the town hall

Buổi họp sẽ được tiến hành vào ngày mai ở toà thị chính

Phần lớn các cụm từ có thể được xem như là sự mở rộng yếu tố trung tâm (yếu tố đầu) và những cái này thường được liên quan tới những cụm từ

"nội tại/ nội tâm" (cũng như là những cụm từ cơ bản Chúng có chức năng ngữ pháp giống hệt nhau như là từ trung tâm hoặc từ đứng đầu:

Ví dụ: boys (những cậu bé)

The boys (những cậu bé)

The naughty boys (những cậu bé tinh nghịch)

Những cụm từ mà không thể phân tích bằng cách này thì được gọi là cụm từ "nội tại"

Ví dụ: inside / the house

Bên trong căn nhà

Như đã được chú ý ở trên, từ trung tâm là một yếu tố chính của một cụm từ Nó là một sự cấu tạo từ vựng học theo yêu cầu trong một cụm từ Trong ngữ pháp hiện đại nó là trung tâm giúp nhận ra cụm từ của nó

Theo cú pháp hiện đại, bất cứ một cụm từ nào cũng có thể là một hay nhiều từ

Trang 26

Trong khi cân nhắc các lớp từ (hay các phần của câu nói), cú pháp hiện đại phân chia những cụm tiếng Anh thành:

1 Cụm danh từ (Noun phrase -NP) nhiều lúc có thể thay thế cho mệnh

đề danh từ

Công thức chức năng: Bổ nghĩa trước + từ trung tâm + bổ nghĩa sau

Ví dụ: I love coffee

Tôi thích cà phê (từ trung tâm đứng 1 mình)

He told me about his success

Anh ta kể cho tôi về thành công của mình

2 Cụm động từ (Verb phrase - VP):

Công thức chức năng: (bổ trợ) + từ trung tâm + (tân ngữ/ bổ ngữ) + bổ nghĩa

Ví dụ: The baby sleeps

Em bé ngủ (từ trung tâm “sleeps” đứng một mình)

The baby is sleeping

Em bé đang ngủ (Trợ động từ “is” + từ trung tâm “sleeping”) The baby sang an English song

Em bé hát một bài hát tiếng Anh (Từ trung tâm “sang”+ tân ngữ “an English song”)

3 Cụm tính từ (Adjective phrase - AP): nhiều khi có thể thay thế cho

mệnh đề tính từ bằng cách dùng phân từ hiện tại hoặc phân từ quá khứ

Ví dụ: I saw a man who was walking along the road (“who was walking along the road” là một mệnh đề)

I saw a man walking on the road (“walking on the road” là một cụm từ)

Công thức chức năng: (Từ nhấn mạnh) + từ trung tâm + (bổ ngữ)

Trang 27

4 Cụm trạng ngữ: (Adverb phrase - Advp)

Công thức chức năng: Từ nhấn mạnh + từ trung tâm

Ví dụ: carefully

cẩn thận (từ trung tâm đứng một mình)

very carefully

rất cẩn thận (từ nhấn mạnh “very” + từ trung tâm “carefully”)

5 Cụm giới từ: (prepositional phrase - PP)

Công thức chức năng: từ trung tâm + tân ngữ

ví dụ: on the table: trên bàn

Of good quality: có chất lượng tốt

Trong công thức ở trên, những từ trung tâm là danh từ, động từ, tính từ

và giới từ tương ứng Chúng ta sẽ không bàn cãi một cách chi tiết về sự phân loại cụm từ này vì sự giới hạn của luận văn này

1.3.Khái niệm chung về động từ

1.3.1 Khái niệm

Động từ là một trong hai từ loại cơ bản trong ngôn ngữ Nếu danh từ biểu đạt các khái niệm về sự vật (và thực thể nói chung), thì động từ gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động Từ khi loài người biết sử dụng công

cụ lao động phục vụ nhu cầu trong cuộc sống của mình thì ngôn ngữ cũng xuất hiện Động từ là một trong những từ loại cơ bản nhất của một ngôn ngữ đựoc con người sử dụng sớm nhất, có tần số xuất hiện nhiều nhất trong câu và

Trang 28

chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các từ loại của ngôn ngữ Động từ đóng vai trò quan trọng nhất trong câu, đứng ở vị trí trung tâm của ngữ động từ Theo thống kê của Nguyễn Kim Thản thì câu mà vị ngữ là động

từ chiếm khoảng 88%; trong khi đó, số câu có vị ngữ danh từ chỉ vào khoảng 8% [20; 9] Hầu hết các vị ngữ (nội dung thông báo) đều là những động từ ý nghĩa khái quát (ý nghĩa ngữ pháp): Động từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật và của cả những khái niệm được ngôn ngữ phản ánh như những thực thể

Ví dụ : come, go, buy, make, do, build, write, sit, read, think

đi, mua, làm , xây, viết, ngồi, đọc, suy nghĩ

Động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động (action) ( hiểu rộng, bao gồm các hoạt động vật lí - tâm lí - sinh lí), hay một trạng thái (state) của chủ

từ

Ví dụ: - He reads newspaper

Ông ấy đọc báo

- My baby boy is very cute

Thằng nhóc nhà tôi rất ngộ nghĩnh

Trong tiếng Anh động từ thường được phân loại theo hai phương diện:

1 Về hình thức: Động từ được chia làm hai loại : Động từ đặc biệt (special

verbs) và động từ thường (ordinary verbs)

a) Động từ đặc biệt gồm ba loại:

Trợ động từ (auxiliary verbs) là những động từ dùng để chia các thì kép

và để thành lập các thể; hai trợ động từ đó là: to be, to have

To be dùng để thành lập thể bị động và tiếp diễn

Trang 29

Thầy giáo tôi đã đi Paris để tham dự khoá đào tạo

- He had come here before you arrived: thì past perfect - thì quá khứ hoàn thành

Ông ta đã tới đây trước ông

Bán trợ động từ (semi-auxiliary verbs) là những động từ vừa có thể là trợ động từ (auxiliary verbs) vừa có thể là động từ thường (ordinary verbs) Những bán trợ động từ là: to do, to let, to need, to dare

Động từ khiếm khuyết (defective verbs) là những động từ thiếu một số

ít thời Những động từ khiếm khuyết là:

Ought to nên, phải

b) Động từ thưòng (ordinary verbs): là tất cả những động từ khác không phải

là động từ đặc biệt Động từ thường được chia làm hai loại:

Trang 30

Động từ qui tắc (regular verbs) là những động từ có thì quá khứ đơn

(simple past) và quá khứ phân từ (past participle) đƣợc thành lập bằng

cách thêm -ed vào sau động từ nguyên mẫu (infinitive) không có “to”:

Infinitive + ed = simple past = past participle

Infinitive

Nguyên mẫu

Simple past Quá khứ

Past participle Quá khứ phân từ

2 Về ý nghĩa động từ chia làm hai loại:

a) Ngoại động từ (transitive verbs) (viết tắt là vt.) là những động từ có bổ túc

từ trực tiếp (direct object) hay nói một cách khác, giữa động từ và bổ túc từ không có giới từ xen vào

Ví dụ: He reads a book

vt direct object

Nó đọc một cuốn sách

b) Nội động từ (intransitive verbs) (viết tắt là vi.) là những động từ không có

bổ túc từ trực tiếp hay nói một cách khác, tự động từ không đòi hỏi bổ túc từ

và nếu có chỉ là bổ túc từ gián tiếp nghĩa là sau nó có giới từ

Trang 31

Ví dụ: - The sun rises in the East

Mặt trời mọc ở đằng đông

- He laughs

Hắn cười

- He laughs at me

Nó cười nhạo tôi

Ngoài ra, có nhiều động từ vừa dùng như nội động từ vừa dùng như ngoại động từ

Ví dụ: - The door-bell rings (vi.)

Chuông cửa reo

- He rings the door-bell (vt)

Ông ta rung chuông cửa

- The door opened (vi)

Ví dụ: - I cannot stand you (động từ “stand” là ngoại động từ - vt)

Tôi không thể chịu nổi anh

- I cannot stand on you (động từ “stand” là nội động từ - vi.)

Tôi không thể đứng trên anh

Có một số động từ có hai tân ngữ: một tân ngữ gián tiếp chỉ ngươì, một tân ngữ trực tiếp chỉ vật hoặc ngược lại

Ví dụ: - To borrow something from somebody.(tân ngữ trực tiếp chỉ vật) Mượn vật gì của ai

-To rob somebody of something (tân ngữ trực tiếp chỉ người) Cướp (chiếm đoạt, trấn lột ) vật gì của ai

Trang 32

Động từ come/go và run của tiếng Anh xét về mặt hình thức là những

động từ thường và bất qui tắc khi thành lập thì quá khứ đơn và quá khứ phân

từ được biến đổi như sau:

Infinitive

Nguyên mẫu

Simple Past Quá khứ

Past perfect Quá khứ phân từ

Xét về mặt ý nghĩa cả ba động từ trên vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ

1.3.2 Khái niệm chung về động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt

Động từ được dùng để diễn đạt hành động của con người, vì “không có động từ, tiếng nói sẽ chỉ có thể phô diễn ra những ý tứ rời rạc, đứt khúc, không liên lạc với nhau” [5; tr 82] Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào động từ chuyển động cũng đóng một vai trò quan trọng vì chuyển động là quy luật tất yếu của cuộc sống, nó bao gồm chuyển động về mặt vật chất và về mặt tinh thần Chuyển động về mặt vật chất bao gồm những chuyển động của con người trong xã hội, chuyển động của các sự vật, hiện tượng v.v Còn chuyển động về mặt tinh thần là những phát triển, tiến bộ của nhận thức con người đối với xã hội và thiên nhiên v.v Những chuyển động đó được phản ánh thông qua ngôn ngữ mà những phương tiện hữu hiệu là những động từ chuyển động Nhưng trong mỗi ngôn ngữ có những phương tiện phản ánh các dạng chuyển động khác nhau Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên động từ được cấu tạo bằng phương pháp phụ tố hay là phép cấu tạo bằng phụ tố

Trang 33

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên mỗi từ có một nghĩa đơn lẻ, khi muốn miêu tả chuyển động từ ngoài vào trong, ta thêm từ phụ chỉ hướng vào

sau động từ đi Câu “Sinh viên đi vào lớp” trong đó có động từ đi, có nghĩa tương đương với “The students come into the classroom”, ở đây động từ đi là động từ gốc, còn vào trong trường hợp này là phụ từ chỉ hướng vận động

Trong tiếng Việt, động từ đi biểu thị hướng chuyển động, di chuyển của chủ thể Theo Đinh Văn Đức [9], bên cạnh động từ đi biểu thị một dạng của

chuyển động, trong tiếng Việt có các động từ chuyển động bao hàm cả hướng

chuyển động: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới, đến, về [9; 142] Hà

Quang Năng cũng cho rằng trong tiếng Việt những động từ chuyển động có

định hướng có 10 từ: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới căn cứ

vào ba tiêu chí:

a Những từ này phải được dùng độc lập như những động từ chân chính khác, nghĩa là chúng thực hiện chức năng động từ chuyển động với đúng nghĩa cơ bản của mình

b Trong nội dung ngữ nghĩa của mình, những động từ này nhất thiết phải chứa đựng nét nghĩa biểu thị phương hướng trong không gian

c Những động từ này phải được dùng biểu thị các hoạt động chuyển động trong một phạm vi có giới hạn nhất định

CHƯƠNG II

Trang 34

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ COME/GO/RUN CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ

ĐI/CHẠY TRONG TIẾNG VIỆT

Trong chương này, để có cơ sở lý luận có tính chất tác nghiệp và xử lý những vấn đề động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xin tổng hợp dưới đây một số ý nghĩa từ vựng - ngữ nghĩa của động từ chuyển động liên quan đến nội dung luận văn

2.1 Cặp động từ come/go và động từ run nhìn từ góc độ từ vựng-ngữ nghĩa

qua tấm gương tiếng Việt

2.1.1 Động từ come/go với tư cách là một thực từ có cả ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp Việc xác định nghĩa sử dụng trong lời nói của động từ come/go phụ

thuộc vào thành phần mở rộng mà nó tổ hợp Trong các từ điển khác nhau do xuất phát từ những tiêu chí không giống nhau, các soạn giả thường không

thống nhất trong việc liệt kê số lượng nghĩa vị của động từ come và go Mặc

dù số lượng nghĩa không thống nhất nhưng các soạn giả đều nhất trí nghĩa cơ bản (nghĩa chính) của động từ là chuyển động (dịch chuyển) dời chỗ so với

điểm xuất phát bằng chân Động từ cùng cặp go ở một góc độ nào đó có những nét nghĩa tương tự như động từ come nhưng hai động từ này có nghĩa

khác biệt nhau ở phương hướng chuyển động Về mặt ngữ nghĩa động từ

chuyển động đi trong tiếng Việt không có và không phân biệt hướng vận động

“đến gần người nói” và “rời xa người nói” như cặp động từ come và go Tuy

vậy, ở một chừng mực nào đó ta vẫn bắt gặp sự tương đồng ngữ nghĩa của cặp

động từ come/go với động từ đi trong tiếng Việt

Từ điển Anh - Việt [26; 705] cho biết động từ go có 20 nét nghĩa, động

từ come [tr 308] có 8 nét nghĩa cụ thể như sau:

Trong 20 nét nghĩa của động từ go có 14 nét nghĩa biểu thị quá trình

chuyển động, dịch chuyển trong không gian, sự hoạt động của máy móc, 06

Trang 35

nét nghĩa còn lại là kết quả của sự chuyển nghĩa của động từ go khi tổ hợp với

các từ loại khác được sử dụng trong lời nói

Trong 13 nét nghĩa đầu (trừ nét nghĩa 2, 8, 10, 12) động từ go tổ hợp

với các loại từ biểu thị sự chuyển động dời chỗ bằng chân của người, của

động vật và bất động vật: He went to Ho Chi Minh city yesterday - Anh ta đi

thành phố Hồ Chí Minh hôm qua rồi; sự trôi đi, trôi qua của thời gian: How quickly time goes! - Sao mà thời gian trôi nhanh thế; sự chết, tiêu tan, chấm

dứt, mất hết, yếu đi: All hope is gone - Mọi hi vọng đều tiêu tan; sự hoạt động (chạy, vận hành) của máy móc: The machine goes by electricity - Máy chạy

bằng điện; (đồng hồ, chuông, kẻng) điểm, đánh, (súng, pháo) nổ: The clock has just gone three - Đồng hồ vừa điểm ba giờ; diễn ra, xảy ra, tiếp diễn, tiến

hành, diễn biến: How does the affair go?- công việc tiến hành ra sao?; hoạt động theo, làm theo: to go by certain principles- hành động theo một số

nguyên tắc nhất định; đặt, kê, để vào: Where is this table to go? - Kê cái bàn này vào đâu?

Trong 8 nét nghĩa của động từ come (Từ điển Anh - Việt, Viện khoa học xã hội Việt Nam) [TĐ 26] có 04 nét nghĩa tương ứng với động từ go biểu

thị quá trình chuyển động trong không gian, chỉ khác nhau ở chỗ động từ

come biểu thị quá trình chuyển động về hướng người nghe, người nói, động từ

go được dùng để chỉ sự chuyển động theo hướng ngược lại

Ví dụ: Come in and sit down for a few minutes

Anh vào đi và ngồi chơi một lát nào

Could you go upstairs and turn the lights off?

Anh làm ơn lên gác tắt hộ em cái đèn nhé!

Trong 10 nét nghĩa còn lại của động từ go đều có sự chuyển nghĩa thoát

ra khỏi giới hạn của động từ chuyển động trong không gian Dưới đây là một

số trường hợp:

Trang 36

Hoá thành, trở nên, trở thành khi go kết hợp với các từ mad, pieces, sea

(kèm theo giới từ), streets, stage, native, bar

Ví dụ: to go mad: phát điên, hoá điên

To go to pieces: vỡ tan thành từng mảnh, sụp đổ tan tành

To go to sea: Trở thành thuỷ thủ

To go on stage: trở thành diễn viên

To go to native: trở thành người bản địa

Dùng với nghĩa thuộc về:

The house went to the older son: Căn nhà thuộc về người con trai lớn

The prize went to the winner: Giải thưởng thuộc về phần người chiến thắng

Dùng với nghĩa lưu hành, lưu thông tổ hợp với các từ liên quan đến tiền

tệ

Dùng với nghĩa hợp với, xứng với, thích hợp với, vừa khéo, vừa xinh: Red goes well with black: Màu đỏ rất hợp với màu đen

Dùng với nghĩa nói năng, cư xử, làm đến mức là:

What he say is true as far as it goes

Trong chừng mực nào đó thì điều anh ta nói là đúng

Dùng với nghĩa trả giá, tiêu tiền:

All her pocket-money goes in book

Có bao nhiêu tiền tiêu vặt cô ta mua sách hết

Dùng với nghĩa đổ, sụp, gãy, vỡ, vỡ nợ, phá sản:

The bridge might goes under such a weight

Trang 37

Dùng với nghĩa được biết, được thừa nhượng, truyền đi, nói, truyền miệng:

It goes without saying: khỏi phải nói, tất nhiên là, cố nhiên là

Để tiện theo dõi, chúng tôi không liệt kê toàn bộ các nét nghĩa chuyển động trong không gian, mà lập bảng tổng hợp ở các tiểu mục tiếp sau theo cách luận giải như trên (xem bảng 01, trang)

Trong 8 nét nghĩa của động từ come [26] có 4 nét nghĩa tương ứng với động từ go biểu thị quá trình chuyển động trong không gian, chỉ khác nhau ở chỗ động từ come biểu thị quá trình chuyển động một hướng về hướng người nghe, người nói còn động từ go thì biểu thị quá trình chuyển động không định

hướng (nhiều hướng, không theo một hướng nào) Ví dụ:

He went to supermarket to buy bread Anh ta đi ra siêu thị mua bánh mì (đi đến siêu thị rồi quay về)

Go sailing Chạy thuyền buồm

Go picnic Đi picnic, đi dã ngoại

Go fishing Đi câu cá

Go dancing Đi khiêu vũ

Go shopping Đi mua sắm

Go swimming Đi bơi

Bốn nét nghĩa còn lại của động từ come đều có sự chuyển nghĩa thoát

ra khỏi giới hạn của động từ chuyển động trong không gian như của động từ

go vừa xét ở trên Dưới đây là một số trường hợp:

Nên, thành ra, hoá ra trở nên, trở thành:

Dream comes true: ước mơ trở thành sự thật

It comes expensive in the long run: thế mà hoá ra là đắt

Hình thành, đặc lại, đông (nước sốt, tiết canh v.v )

These duck’s blood curds won’t come: Tiết canh vịt không đông

Trang 38

Hành động, làm, xử sự:

He comes it too strong: Nó làm quá; nó nói quá; nó cường điệu

Trong câu mệnh lệnh có nghĩa: Nào! nào, nào!; thế, thế!

Come! Take courage: Nào! Can đảm lên chứ

Come again! You know I’m hard of hearing

(Nhắc lại nghe nào! Cậu thừa biết là mình nặng tai)

Từ điển Advance Oxford English Dictionary [TĐ 39] là từ điển tiếng Anh

thông dụng nhất hiện nay phản ánh được những nét nghĩa cơ bản nhất và số

lượng đầy đủ nhất của cặp động từ come/go

Trong khi đó trong tiếng Việt động từ đi chỉ có tối đa 18 nghĩa (TĐ -

Hoàng Phê chủ biên) [TĐ 17], trong đó có 06 nét nghĩa biểu thị sự chuyển

động và làm cho chuyển động trong không gian Trong Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như ý chủ biên) [TĐ 27] động từ đi rút lại còn 11 nghĩa, trong đó

cũng có 06 nét nghĩa biểu thị sự chuyển động và làm cho chuyển động trong không gian

Để trực quan hơn, chúng tôi không luận giải từng nét nghĩa của động từ

đi, mà lập bảng tổng hợp và so sánh với cặp động từ come/ go trong bảng

dưới đây

2.1.1 Bảng tổng hợp và so sánh các nét nghĩa chuyển động trong không gian

và sự chuyển nghĩa của các động từ come/go - đi được sử dụng trong lời nói

stt ý nghĩa sử dụng

trong lời nói

Go come đi Ví dụ minh hoạ

1 Sự tiến đến gần, + + _ It’s going to rain

Trang 39

sắp đến, sắp tới (đang,

sắp, đến)

_ (đến)

Those students come from VietNam

Những sinh viên này là người Việt Nam

4 Sự chuyển dịch của

đồ vật

(nhúc nhích)

Your clothes can’t go into this small suitcase Quần áo của anh không

để vừa vào chiếc vali nhỏ này đâu

5 Sự trôi qua của

thời gian

three

Đồng hồ vừa điểm ba giờ

The film is coming to

+ (kèm giới từ across

- (đi qua)

The farmer went to the red wood

Bác nông dân băng qua rừng lá phong

Cũng giống như cặp động từ chuyển động come/go, động từ run với tư

cách là một thực từ, có cả ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp Việc xác định nghĩa

sử dụng trong lời nói của động từ run cũng phụ thuộc vào thành phần mở

Trang 40

rộng mà nó tổ hợp Do xuất phát từ các tiêu chí không giống nhau, các soạn giả thường không thống nhất trong việc liệt kê số lượng nghĩa của động từ

này Theo từ điển The Oxford Dictionary of current English [TĐ 38], động từ

run có 27 nét nghĩa, còn từ điển Anh - Việt [TĐ 26] có 47 nét nghĩa Mặc dù

số lượng nghĩa không thống nhất nhưng các soạn giả đều thống nhất ở những

nghĩa cơ bản (nghĩa chính) của động từ run là chuyển động (dịch chuyển) dời

chỗ so với điểm xuất phát bằng những bước dài, nhanh và gót không bén đất

Từ điển [26] cho biết động từ run có 47 nét nghĩa Cụ thể như sau: Trong 47 nét nghĩa của động từ run có 17 nét nghĩa biểu thị quá trình chuyển

động, dịch chuyển trong không gian, sự vận hành của máy móc v.v ; 30 nét

nghĩa còn lại là kết quả của sự chuyển nghĩa của động từ run khi tổ hợp với

các từ loại khác được sử dụng trong lời nói

Trong 34 nét nghĩa đầu (trừ các nét nghĩa 10, 12, 13, 14, 16, 18-26, 30

và 31) động từ run tổ hợp với các loại từ biểu thị sự chuyển động dời chỗ của người, của động vật và bất động vật: He ran second in the race - anh ta chạy

về thứ nhì trong cuộc đua; The road runs across a plain - con đường chạy qua cánh đồng, the mountain range runs North and South - dãy núi chạy dài

từ phía bắc đến phía nam; sự hoạt động (chạy, vận hành) của máy móc: to leave the engine of the motor-car running - để cho động cơ ô tô chạy; sự trôi

đi, lướt đi, trượt đi, chạy lướt của thời gian, của cuộc sống: the pen runs on

the paper - ngòi bút chạy lướt trên trang giấy, his life runs smoothly - cuộc đời của anh ta cứ êm đềm trôi đi; sự lan nhanh, truyền đi của tin tức: the news ran like wild fire - tin tức lan đi rất nhanh; sự tồn tại, tiếp diễn trong một thời

gian liên tục, kéo dài: the play has been running for six months - vở kịch được

diễn đi diễn lại sáu tháng liền; sự chảy, đổ kim loại vào khuôn: to run metal into mould - đổ kim loại vào khuôn

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w