Để có số liệu bổ sung về đặc điểm sinh học và các tham số sinh trưởng của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ làm cơ sở cho việc quản lý nguồn lợi loài cá này, chúng tôi tiến hành đề
Trang 1*****************
CAO VĂN HÙNG
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRÁO MẮT TO (Selar
crumenolphthalmus Block, 1793) Ở VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Nha Trang – 2012
Trang 2*****************
CAO VĂN HÙNG
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRÁO MẮT TO (Selar
crumenolphthalmus Block, 1793) Ở VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu sử dụng trong luận văn được kết hợp từ nguồn số liệu
điều tra thực tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và số liệu từ đề tài cấp Bộ “Nghiên
cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng màu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam” Số liệu hoàn toàn trung thực
Số liệu của đề tài cấp Bộ sử dụng trong luận văn đã được Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản và chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng
Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với bất cứ luận văn, luận án hay công trình đã được công bố
Tác giả
Cao Văn Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Đình Mão là người đã
trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Nuôi trồng thủy
sản, Khoa sau đại học – Trường đại học Nha Trang, các thầy cô giáo đã truyền đạt
kiến thức, tạo điều kiện để tôi được học tập và nâng cao trình độ trong thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu hải sản, Ban lãnh đạo Phân viện nghiên cứu hải sản phía Nam, phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản và
chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh
sáng màu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam” đã tạo điều kiện và
cho phép tôi sử dụng nguồn số liệu
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, khích
lệ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Nha Trang, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Cao Văn Hùng
Trang 5
MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng 3
1.1.2 Nghiên cứu về sinh sản 5
1.1.3 Nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng 5
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 6
1.3 Vài nét về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 12
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.2.1 Thu thập số liệu 13
2.2.2.2 Xử lý số liệu 15
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1 Đặc điểm hình thái 17
3.2 Đặc điểm sinh trưởng 17
3.2.1 Phân bố tần suất chiều dài 17
3.2.2 Tương quan chiều dài khối lượng 19
3.2.3 Cấu trúc tuổi trong quần thể 20
3.2.4 Tương quan chiều dài và tuổi cá 21
3.2.5 Tương quan chiều dài nhĩ thạch với chiều dài cá 23
3.2.6 Tương quan chiều rộng nhĩ thạch với chiều dài cá 24
3.2.7 Tương quan khối lượng nhĩ thạch với chiều dài cá 25
3.2.8 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 26
3.2.9 Tuổi tối đa 29
3.3 Đặc điểm sinh sản 29
Trang 63.3.1 Cấu trúc giới tính trong quần đàn 29
3.3.2 Kích thước thành thục lần đầu 31
3.3.3 Mùa vụ sinh sản 32
3.3.4 Hệ số thành thục 33
3.3.5 Sức sinh sản 35
3.4 Tập tính bắt mồi 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
KẾT LUẬN 39
ĐỀ XUẤT 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Tiếng Việt 40
Tiếng Anh 42
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CPUE Năng suất khai thác trên 1 đơn vị cường lực (Catch Per Unit of Effort)
DLNR Cục tài nguyên thiên nhiên (Department of Land and Natural Resources)
Trang 8ở vùng biển Đông Nam bộ 27 Bảng 3.8 Sinh trưởng chiều dài theo thời gian của cá tráo mắt to ở một số vùng biển 28 Bảng 3.9 Kết quả phân tích Anova sự sai khác về tỷ lệ giới tính theo thời gian trong quần đàn cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 30 Bảng 3.10 Chiều dài thành thục của cá tráo mắt to qua một số công trình nghiên cứu 32 Bảng 3.11 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ theo thời gian 33 Bảng 3 12 Kết quả phân tích Anova sự sai khác về hệ số thành thục của cá tráo mắt
to theo thời gian ở vùng biển Đông Nam Bộ 34
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ phân bố của cá tráo mắt to trên thế giới (Chấm đỏ là điểm phân bố) 3 Hình 2.1 Hình ảnh cá tráo mắt to khai thác được ở vùng biển Đông Nam Bộ 11 Hình 2.2 Vị trí các mẻ lưới thí nghiệm ở vùng biển Đông Nam Bộ và địa điểm thu mẫu tại Vũng Tàu 11 Hình 2.3 Sơ đồ khối nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 12 Hình 3.1 Biến động và phân bố tần suất chiều dài cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ 18 Hình 3.2 Biến động tuổi theo thời gian trong quần đàn cá tráo mắt to khai thác ở vùng biển Đông Nam Bộ .21 Hình 3.3 Đường cong sinh trưởng cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ theo chiều dài (A) và theo khối lượng (B) .22 Hình 3.4 Tương quan chiều dài chẽ vây đuôi và chiều dài nhĩ thạch cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 24 Hình 3.5 Tương quan chiều dài cơ thể cá và chiều rộng nhĩ thạch cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 25 Hình 3.6 Tương quan chiều dài cá thể và khối lượng nhĩ thạch cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 26 Hình 3.7 Hình ảnh nhĩ thạch cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ 28 Hình 3.8 Biến động tỷ lệ giới tính trong quần đàn cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ 30 Hình 3.9 Đồ thị biễu diễn chiều dài (FL) thành thục lần đầu (LM 50 ) của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ (A- cá đực; B- cá cái; C- chung) 31 Hình 3.10 Biến động tỷ lệ thành thục cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ theo thời gian .33 Hình 3.11 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam
Bộ theo thời gian .35 Hình 3.12 Biến động sức sinh sản tương đối của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam
bộ 36 Hình 3.13 Biến động sức sinh sản tuyệt đối của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 36 Hình 3.14 mối quan hệ tuyến tính giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng cá thể (g) cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ .37 Hình 3.15 Tần suất bắt mồi của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam bộ 38
Trang 10MỞ ĐẦU
Cá biển là một nguồn thực phẩm rất quan trọng, cung cấp một lượng lớn đạm động vật trong khẩu phần thức ăn của con người [3, 9] Cũng như một số nước ở khu vực Đông Nam Á, nghề cá biển Việt Nam là nghề cá quy mô nhỏ, đa loài, đa phương tiện và là nghề cá tự do, nguồn lợi hải sản đang bị khai thác một cách bừa bãi, thậm chí ngư dân còn sử dụng những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt như đánh bắt bằng chất nổ, chất độc, ánh sáng mạnh, xung điện, v.v… làm ảnh hưởng đến thế hệ bổ sung, dẫn đến suy giảm nguồn lợi hải sản [2, 8, 9, 20] Điều này thể hiện qua sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực (CPUE: catch per unit of effort) có chiều hướng giảm, trong khi cường lực khai thác tăng lên và thành phần cá kinh tế ở một số khu vực giảm xuống, còn thành phần cá tạp lại tăng lên [5]
Ước tính tuổi và tốc độ sinh trưởng có vai trò quan trọng trong nghiên cứu nghề
cá Xác định tuổi của cá giúp chúng ta biết được tốc độ sinh trưởng, cấu trúc tuổi trong quần đàn Những thông tin về tuổi cá sẽ giúp những nhà quản lý có được những cơ sở
lý thuyết quan trọng cần thiết và bổ ích để đưa ra những chính sách, mô hình quản lý phù hợp, đánh giá và quản lý nghề cá nhằm nâng cao năng suất đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi hải sản bền vững Để có số liệu bổ sung về đặc điểm sinh học và các tham số sinh trưởng của cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ làm cơ sở cho việc quản lý nguồn lợi loài cá này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm sinh học cá tráo
mắt to (Selar crumenolphthalmus Block ,1793) ở vùng biển Đông Nam bộ”
- Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của loài
cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ làm cơ sở khoa học cho việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi; Đề xuất các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi một cách hợp
lý
- Nội dung nghiên cứu:
1/ Xác định được các đặc điểm hình thái: Đặc điểm phân loại và các chỉ tiêu hình thái
2/ Đặc điểm sinh trưởng: Xác định mối quan hệ chiều dài khối lượng, phân bố chiều dài, xác định tuổi và các chỉ tiêu sinh trưởng
3/ Đặc điểm sinh học sinh sản: Xác định kích thước, mùa vụ và sức sinh sản 4/ Đặc điểm dinh dưỡng: Xác định tập tính bắt mồi của cá tráo mắt to
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cá tráo mắt to (Selar crumenolphthalmus) là loài cá kinh tế thuộc họ cá khế (Carangidae), đây là loài cá có sản lượng lớn trên thế giới Theo thống kê chưa đầy đủ
của FAO, sản lượng khai thác cá tráo mắt to trên thế giới năm 2004 khoảng 175.631 tấn Trong đó, các nước có sản lượng lớn chủ yếu là Philippines, Thái Lan với tỷ lệ sản lượng lần lượt chiếm khoảng 59% và 21% tổng sản lượng [51] Đây là loài cá được nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều tác giả khác nhau như: Xung quanh đảo Reunion (Roux and Conand, 2000; Tessier et al., 2000; David Roos, Olivier Roux, Francois Conand, 2007), Hawaii (Kawamoto, 1973; Clarkeand Privitera, 1995), Đảo Granada (Finlay and Rennie, 1985), biển Java (Sadhotomo and Atmadja, 1985), Cape Verde (Carvalho, 1986), Philippines (Dy-Ali, 1988), Indonesia (Dazell and Peñaflor, 1989), Mozambique (Gislason and Sousa, 1984), cộng hoà Seychelles (Ratcliffe, 1981) và vịnh Aden (Podosinnikov, 1990) [25]
Theo hệ thống phân loại của Fishbase 2010 thì cá tráo mắt to thuộc:
Giống cá tráo: Selar
Loài cá tráo mắt to: Selar crumenolphthalmus Block ,1793
Tên Việt Nam: Cá tráo mắt to, cá trác mắt vàng
Tên Tiếng Anh: Bigeyes scad
Tên đồng vật (Synonym): Trachurus crumenophthalmus (Block,1793);
Trachiurops crumenophthalmus (Block, 1793); Trachurops crumenophthalmus crockeri (Nichols, 1935); Trachurops crumenophthalmus (Block, 1793); Caranx blochii Cuvier, 1833); Caranx crumenophthalmus (Bloch, 1793); Caranx daubentonii (Lacepède, 1801); Caranx macrophthalmus (Rüppell, 1830); Caranx
Trang 12mauritianus (Quoy & Gaimard, 1825); Caranx plumieri (Bloch, 1793); Caranx torvus (Jenyns, 1841) Scomber balantiophthalmus (Bloch & Schneider, 1801); Scomber crumenophthalmus (Bloch, 1793); Scomber plumieri (Bloch, 1793) [28]
Cá Tráo mắt to là loài cá nổi, phân bố rộng ở các vùng biển nhiệt đới và các vùng nước cận nhiệt đới trên thế giới, từ khắp Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Úc và xuống phía Đông tới Hawaii [32]
Ở Việt Nam cá Tráo mắt to được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển từ Vịnh Bắc Bộ cho tới vùng biển Vịnh Thái Lan, vùng ven bờ quần đảo Trường Sa và Hoàng
sa Loài cá này phân bố từ vùng nước ven bờ cho đến khu vực có độ sâu dưới 200 m
Cá Tráo mắt to phân bố ở vùng biển Nam Bộ nhiều hơn so với vùng biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ [18] Bản đồ phân bố của cá tráo mắt to được thể hiện tại hình 1.1
Nguồn: Fishbase online [28] Hình 1.1 Bản đồ phân bố của cá tráo mắt to trên thế giới (Chấm đỏ là điểm phân bố)
1.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng
Nhìn chung trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học cá tráo mắt to nói chung và đặc điểm sinh trưởng nói riêng Các nghiên cứu này phân bố rải rác ở các địa điểm khác nhau trên thế giới Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến như: Kawamoto năm 1973 đã nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cá tráo mắt
to tại vùng biển Hawaii Kết quả nghiên cứu cho thấy cá tráo mắt to ở vùng biển này là loài không đồng sinh trưởng, điều này được thể hiện qua phương trình tương quan
Trang 13cao thân nhanh hơn chiều dài thân Qua phân tích, tác giả cũng đã đưa ra được phương
-0,215*(t+0,333)
) Qua phương trình sinh trưởng cho thấy cá tráo mắt to ở vùng biển này có chiều dài tối đa theo lý thuyết chỉ đạt 270 mm và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm, được thể hiện qua hệ số sinh trưởng k = 0,215 [23, 31] Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cá tráo mắt to ở vùng biển quanh vịnh Manila Philippines của Ziegler năm
1979 cho thấy chiều dài tối đa theo lý thuyết của loài là 365 mm và hệ số sinh trưởng k
=0,89, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra chiều dài khai thác cá tráo mắt to ở vùng biển này là 179 mm [30] Sau 10 năm cũng tại vùng biển này Dalzell P và Penaflor G (1989) đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng cá tráo mắt to thông qua việc đọc tuổi từ nhĩ thạch, kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài tối đa theo lý thuyết của loài vào khoảng
trưởng của cá tráo mắt to trước năm 1989 tại một số vùng biển trên thế giới với các phương pháp phân tích khác nhau được thể hiện tại bảng 1.1
Bảng 1.1 Các hằng số sinh trưởng của cá tráo mắt to được ước tính tại Philippines, Indonesia và Hawaii
Nguồn: Dalzell P và Penaflor G (1989) [26]
Kết quả nghiên cứu mới nhất về sinh trưởng cá tráo mắt to được nhóm tác giả bao gồm: David Roos, Oliver Roux, Francois Conand công bố năm 2007, số liệu thu thập ở vùng biển quanh đảo Reunion phía Tây Ấn Độ Dương và phân tích dựa bằng phần mềm ELEFAN Kết quả nghiên cứu đã ước tính được các tham số của phương trình sinh trưởng Vol Bertalanffy, trong đó chiều dài tối đa theo lý thuyết là 256 mm,
hệ số sinh trưởng k = 1,64 và đã đưa ra được đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa kích thước và tuổi Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy cá sau 3 tháng tuổi đạt
Trang 14105 mm, sau 6 tháng đạt 142 mm và sau 12 tháng đạt 220 mm, tốc độ tăng trưởng nhanh là một đặc tính quan trọng của loài [25].
1.1.2 Nghiên cứu về sinh sản
Song song với những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng cá tráo mắt to thì những nghiên cứu về đặc điểm sinh sản loài cá này cũng được tiến hành Các nghiên cứu điển hình có thể kể đến như: Nghiên cứu của Kawamoto năm 1973 ở vùng biển Hawaii cho thấy cá tráo mắt to tại đây có mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm với chiều dài thành thục lần đầu là 230 mm [31, 39] Cũng tại vùng biển này, theo công bố của DLNR năm 1979 thì mùa vụ sinh sản của cá tráo mắt to là từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm [23] Vào mùa sinh sản cá tráo mắt to thường đi theo đàn lớn trong các khu vực biển nông, khu vực nước có đáy bằng phẳng, sức sinh sản của các cá thể cái có chiều dài từ 199 mm đến 256 mm dao động khoảng 48.000 đến 262.000 trứng [23] Kết quả nghiên cứu của Shiota năm 1986 tại Hawaii cho thấy cá tráo mắt to ở đây sinh sản từ tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 hàng năm [39, 41] Nghiên cứu của Thomas A Clarke và Lisa A Privitera năm 1995 tại vùng biển Hawaii cho thấy cá tráo mắt to tại đây có chiều dài thành thục lần đầu dưới 200 mm (SL), mùa vụ sinh sản từ tháng tư đến tháng 10 hàng năm và thời điểm tham gia sinh sản là lúc chập tối hoặc sáng sớm với sức sinh sản khoảng 92.000 trứng/cá thể [46] Cũng tại khu vực này, Thomas Y Iwai, Jr và những tác giả khác năm 1996 đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của cá tráo mắt to trong điều kiện nuôi Với nguồn
cá câu ngoài tự nhiên được chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt, Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện nuôi thì cá tráo mắt to thành thục ngay trong năm đầu tiên, kích thước thành thục lần đầu tham gia sinh sản của cá đực là 190 mm (FL) và cá cái
động trong khoảng từ 96.000 đến 121.000 trứng/cá thể, với tần suất 6 – 10 lần/năm [47] Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Á, Somsak Chullasorn và Purwito Martosubroto năm 1986 đã đưa ra chiều dài thành thục lần đầu của loài cá này là 194 mm (vịnh Thái Lan) và sức sinh sản của loài dao động
từ 82.000 đến 141.000 trứng (biển Đông) [43]
1.1.3 Nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng
Những nghiên cứu của Kawamoto năm 1973 cho thấy thức ăn trong dạ dày của chúng bao gồm các loài cá nhỏ như cá cơm và các loài cá sơn đá còn nhỏ, cũng với
Trang 15nhóm chân chèo, ấu trùng cua, tôm và nhiều loài giáp xác khác [31, 39] Những nghiên cứu của Olivier Roux và François Conand năm 2000 tại các vịnh Saint Paul và
La Possesion thuộc đảo Reunion ở Tây Nam Ấn Độ dương cho thấy: Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cá tráo bắt được vào ban ngày và ban đêm thì tỷ lệ dạ dày ở giai đoạn 0 của cá bắt ban ngày là 88±32% và cá bắt được vào ban đêm là 11±8%, qua đó cho thấy hoạt động bắt mồi của cá tráo mắt to chủ yếu vào ban đêm
Tỷ lệ thành phần thức ăn của cá tráo mắt to biến đổi theo nhóm chiều dài cá Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cá tráo có nhóm chiều dài từ 100 – 119 mm thức ăn chủ yếu là tôm lân họ Euphausiidae, tiếp đến là các loài tôm Đối với nhóm chiều dài từ 120 – 159 mm, thức ăn chủ yếu là các loại cua, cá, tiếp đến là các loài tôm
và tôm lân họ Euphausiidae còn nhóm chiều dài từ 160 – 219 mm thì thức ăn chủ yếu
là các loài cá, tiếp đến là các loài cua và các loài tôm Các loại cá trong dạ dày của cá tráo bao gồm chủ yếu là các loài cá con thuộc họ cá trích, cá bột các loài cá thuộc họ
cá bò và họ cá mú có kích thước từ 1 – 5 cm Các loài cua thì chủ yếu là ấu trùng cua bơi không xác định được loài Thành phần thức ăn khác trong dạ dày cá tráo chủ yếu là các loài động vật phù du có kích thước lớn [38]
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về thành phần loài và
đặc điểm sinh học các loài thuộc họ cá khế (Carrangidae) nói chung và cá tráo mắt to
nói riêng chưa nhiều Giai đoạn 1963 – 1969, Bessednov đã công bố danh mục 38 loài thuộc họ cá khế phân bố ở Vịnh Bắc Bộ Cho đến năm 1971, Viện Nghiên cứu Hải sản đã công bố là có 45 loài thuộc họ cá khế Theo kết quả điều tra của Nguyễn Phi Đính, Hồ Bá Đỉnh, năm 1994 ở vùng biển Thuân Hải – Minh Hải có 37 loài thuộc họ
cá khế [14] Kết quả tập hợp của Nguyễn Kiêm Sơn và ctv năm 2005 cho thấy họ cá khế trong khu hệ cá biển Việt Nam có 82 loài [16] Các nghiên cứu đặc điểm sinh học
và phân bố nguồn lợi cá khế chủ yếu tập trung ở các loài thuộc các giống: cá nục, cá sòng, cá chỉ vàng…, Chu Tiến Vĩnh, Bùi Đình Chung và Nguyến Phi Đính năm 1991
đã nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài thuộc nhóm cá nổi di cư ở vùng biển Việt
Nam, trong đó có cá nục sồ (Decapterus maruadsi) Kết quả nghiên cứu của các tác
giả đã đưa ra được các hệ số tương quan trong phương trình tương quan chiều dài khối lượng, các tham số sinh trưởng trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy cũng như mùa vụ và sức sinh sản của cá nục sồ ở vùng biển giữa Vịnh Bắc bộ, Đông Nam
Trang 16Vịnh Bắc bộ và Nam Trung bộ Kết quả phân tích các tham số sinh trưởng từ số liệu ở các vùng biển khác nhau cho thấy chiều dài tối đa của cá nục sồ dao động từ 243-286
quả nghiên cứu của các tác giả còn cho thấy cá nục sồ có mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8-9 hàng năm với sức sinh sản dao động từ 36.700-139.500 trứng/cá thể [21] Đặc điểm sinh học và chủng quần đàn cá nục sồ ở biển Việt Nam được Nguyễn Viết Nghĩa nghiên cứu năm 2001 qua số liệu các chuyến lưới kéo đáy và số liệu nghề cá thương phẩm từ năm 1996 đến 1998 Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khai thác (kg/giờ) cá nục sồ ở Vịnh Bắc bộ và vùng biển Đông Nam Bộ cao hơn rất nhiều so với vùng biển Trung bộ, năng suất khai thác ở các vùng biển dao động từ 0,2 – 19,5 kg/giờ Chiều dài thành thục lần đầu của cá nục số cũng có sự sai khác có ý nghĩa ở các vùng biển, chiều dài thành thục có chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam (12,5 cm đối với quàn đàn cá nục sồ ở Vịnh Bắc bộ, 15 cm ở Trung bộ và 19 cm đối với quần đàn cá nục sồ ở Đông Nam bộ) Kết quả nghiên cứu cũng xác định được tỷ lệ
hệ số chết tổng số (Z) và hệ số sinh trưởng (K) của các chủng quần đàn cá nục sồ tại các vùng biển Việt Nam [37] Kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang năm 2007
về đặc điểm sinh học cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc bộ thông qua số liệu các chuyến điều tra liên hợp Việt Trung và số liệu nghề cá thương phẩm cho thấy: chiều dài tối đa của loài theo số liệu tần suất chiều dài là 28,4 cm tương ứng với hệ số sinh trưởng K là 0,88; chiều dài tối đa theo lý thuyết và hệ số sinh trưởng tương ứng là 25,5 cm và 0,89 theo phương pháp đọc tuổi bằng nhĩ thạch Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra chiều dài thành thục của cá nục sồ là 18,8 cm đối với cá đực và 19,2 cm đối với cá cái Thông qua số liệu thu mẫu nghề cá thương phẩm bổ sung (từ tháng 2 đến tháng 7) tác giả cũng đã xác định được mùa vụ sinh sản của cá nục sồ ở vịnh Bắc bộ là từ tháng 3 đến tháng 4 [19] Kết quả nghiên cứu về phân bố nguồn lợi và đặc điểm sinh học cá sòng
nhật (Trachurus japonicus) ở vịnh Bắc bộ của Trần Văn Cường năm 2004 cho thấy:
Cá sòng Nhật là loài có kích thước nhỏ Chiều dài bắt gặp dao động trong khoảng 5 -
22 cm Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy cho cá sòng Nhật ở vịnh Bắc Bộ
1 29
,
số chết cho chủng quần loài cá này ở vịnh Bắc bộ là: M = 0,83, Z = 2,34 và F = 1,51
Trang 17sòng Nhật tập trung chủ yếu ở dải độ sâu 30 - 50 m và 50 - 100 m Trữ lượng của cá sòng Nhật ước tính cho cả vùng biển vịnh Bắc bộ dao động từ 3.653 tấn đến 13.599
tấn [6] Đặc điểm sinh trưởng cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis) được Võ Văn Phú và
Nguyễn Thị Hoàn nghiên cứu năm 2010 tại vùng biển Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy quần đàn cá chỉ vàng khai thác ở vùng biển Thừa Thiên Huế bao
tế ở vùng biển Vịnh Bắc bộ và vùng biển Thuận Hải-Minh Hải Trong đó có cá tráo mắt to ở vùng biển Thuận Hải-Minh Hải với các thông số sinh trưởng như sau:
cứu đã đánh giá được sự phân bố nguồn lợi, trữ lượng và một số đặc điểm sinh học cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ thông qua các chuyến lưới kéo đơn giai đoạn
2000 – 2005 được Nguyễn Văn Sơn thực hiện năm 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ lượng loài này có xu hướng giảm từ 3.086 tấn (2000) xuống còn 1.395 tấn năm
2005 Phân bố theo không gian cho thấy nguồn lợi cá tráo mắt to chủ yếu phân bố trong dải độ sâu từ 30 đến 50 m, các dải độ sâu còn lại thì trữ lượng loài thấp Nguồn lợi cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ nhìn chung phân bố rải rác theo dọc bờ biển, càng về phía vùng Tây Nam Bộ thì mật độ phân bố có xu hướng dày hơn Trong
04 chuyến điều tra cho thấy nguồn lợi cá tráo mắt to trong năm 2002 cao hơn các năm khác Các kết quả nghiên cứu đã xác định được phương trình tương quan chiều dài
biển Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2000 – 2005 dao động từ 130 đến 153 mm Tỷ lệ đực/cái trong quần đàn là 1/1,3 năm 2000 và 1/0,94 năm 2005 Năm 2000 thì bắt gặp
Trang 18cá thành thục sinh dục ở nhiều giai đoạn khác nhau nhưng năm 2005 chỉ bắt gặp cá ở giai đoạn II Cường độ bắt mồi của cá tráo mắt to trong thời điểm khai thác là thấp, độ
no dạ dày chủ yếu là giai đoạn 0; 1 và 2 [14]
Nhìn chung, những nghiên cứu về cá tráo mắt to trên thế giới khá toàn diện bao gồm đặc điểm sinh trưởng, sinh sản và tập tính dinh dưỡng Tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu về đặc điểm sinh học loài cá này còn ít và chưa đồng bộ về thời gian, phương pháp và địa điểm nghiên cứu Vì vậy nghiên cứu đặc điểm sinh học cá tráo mắt to là việc làm cần thiết nhằm bổ sung tư liệu về đặc điểm sinh học các loài cá biển có giá trị kinh tế và làm cơ sở khoa học cho việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá tráo mắt to một cách bền vững
1.3 Vài nét về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
biển phía Bắc tiếp giáp với vùng biển Nam Trung Bộ, nằm trong vùng có địa hình tương phản giữa lục địa và biển, bờ rất dốc, chia cắt sâu và ngang đều phức tạp Các cung bờ xen các mũi đá xiên theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Các vụng, vịnh thường
có độ sâu trung bình 20-25m, cửa vịnh khoảng 40-50m Đường đẳng sâu 20m chạy sát
bờ, có nhiều đảo nhỏ với các rạn san hô viền bờ giàu tiềm năng Khu vực từ Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau thuộc nhóm bờ châu thổ sông Cửu Long có xu thế lấn ra biển, bờ biển hướng Đông Bắc-Tây Nam Đây là khu bờ biển thấp, chia cắt mạnh Vùng cửa sông Sài gòn - Đồng nai thuộc kiểu cửa sông hình phễu có độ sâu 5-10m Lục địa ven biển bị chia cắt bởi các cửa sông tạo thành hệ thống kênh rạch chằng chịt, rừng ngập mặn tươi tốt và các bãi bùn triều rộng lớn, đáy biển bằng phẳng và giàu tiềm năng thuỷ sản [1, 18]
Chất đáy vùng biển Đông Nam Bộ khác nhau rõ rệt giữa các vùng, khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận là cát xen lẫn vỏ sò, xuống phía Nam, dải ven bờ ở khu vực
có độ sâu nhỏ hơn 50m là bùn cát, ra xa hơn là các vệt cát chạy theo hướng Đông
Thời tiết ở vùng biển Đông Nam Bộ được chia thành hai mùa chính, mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam Chế độ nhiệt, mưa, độ mặn và dòng chảy khác nhau
Trang 19rất nhiều giữa hai mùa gió Ở mùa gió Tây Nam, mưa nhiều, dòng chảy chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng nước đổ ra từ hệ thống sông Cửu Long, dòng chảy ở thời điểm này chủ yếu theo hướng vuông góc với đường bờ Sang mùa gió Đông Bắc, lượng mưa rất thấp, thường dưới 20mm/tháng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp của khối nước chảy từ vùng biển Trung Bộ xuống nên độ mặn nước biển tăng lên, dòng chảy có hướng song song với bờ, vùng quanh đảo Côn Sơn xuất hiện các dòng xoáy thuận [1, 18] Vào thời kỳ này trừ phần phía Đông vận tốc dòng chảy rất lớn, phần còn lại vận tốc chảy trung bình khoảng 15-20cm/s Vùng nước nông ven bờ dòng chảy khá ổn định từ tầng mặt đến tầng đáy, vùng nước sâu hướng chảy thay đổi nhiều, ở khu vực sâu 200m dòng chảy tầng mặt và tầng đáy có những thời điểm ngược nhau [4, 18]
Trang 20CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là loài cá Tráo mắt to (Selar crumenophthalmus Bloch,
1793), phân bố ở vùng biển Đông Nam Bộ
Hình 2 1 Hình ảnh cá tráo mắt to khai thác được ở vùng biển Đông Nam Bộ
Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 1/4/2010 đến 31/7/2011
Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành ở vùng biển Đông Nam Bộ và Vũng Tàu,
vị trí thu mẫu được thể hiện tại hình 2.2
Hình 2 2 Vị trí các mẻ lưới thí nghiệm ở vùng biển Đông Nam Bộ và địa điểm thu mẫu tại Vũng Tàu
Trang 212.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ nghiên cứu tại hình 2.3 Trong đó:
- Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái: Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài, xác định các chỉ số đo bao gồm: TL (total length), FL (fork length), SL (standar length), HL (head length), BD (body depth); các chỉ số đếm bao gồm: Số lược mang, số lượng các tia vây (A, C, D, P, V)
- Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định bao gồm: Phân bố tần suất chiều dài, tương quan chiều dài khối lượng; Xác định tuổi bằng nhĩ thạch và các hệ số sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng
- Các chỉ tiêu về sinh sản bao gồm: Cơ cấu giới tính trong quần đàn, mùa vụ sinh sản, kích thước sinh sản lần đầu, hệ số thành thục và sức sinh sản Ngoài ra, cường độ bắt mồi của loài cũng được xác định
SƠ ĐỒ KHỐI THỰC HIỆN
Hình 2.3 Sơ đồ khối nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá tráo mắt to ở vùng biển Đông Nam Bộ
Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học cá tráo mắt to
(Selar crumenolphthalmus Block, 1793)
Đặc điểm
hình thái
Chỉ tiêu sinh học sinh sản
Xác định kích thước
và khối lượng
Xác định tuổi và hệ
số sinh trưởng
Các số liệu cơ bản về đặc tính sinh học cá tráo mắt to
Giải pháp bảo vệ và khai thác nguồn lợi cá tráo mắt to một cách hợp lý
Cơ cấu giới tính
Mùa
vụ sinh sản
Chỉ tiêu sinh trưởng
Kích thước sinh sản
Chỉ tiêu dinh dưỡng
Sức sinh sản
Tập tính bắt mồi
Trang 222.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Thu thập số liệu
- Thu mẫu hình thái
Mẫu hình thái được thu và phân tích theo phương pháp của Pravdin (1973), Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão (2005) Các mẫu sau khi đã phân loại được bảo quản trong dung dịch Formaldehyd 5-10% và mang về phòng thí nghiệm phân tích
Các mẫu thu về phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin như: vị trí đánh bắt, thời gian và ngư cụ đánh bắt, tên loài, chiều dài, khối lượng (nếu có)…
- Thu mẫu sinh học
Các mẫu phân tích sinh học được tiến hành để xác định giới tính, độ chín mùi tuyến sinh dục và độ no dạ dày Độ chín mùi tuyến sinh dục được xác định bằng mắt thường theo thang 6 bậc của Nikolsky năm 1973 [15]
Giai đoạn I: Cá thể chưa trưởng thành, tuyến sinh dục chưa phát triển, dính chặt
vào vách trong của thân, có dạng dải dài, mắt thường chưa phân biệt được cá thể đực,
cá thể cái (ký hiệu là Juv.)
Giai đoạn II: Cá thể đang chín mùi tuyến sinh dục, hay cá thể sau khi đẻ phát
dục trở lại Đã có thể phân biệt được đực cái Cá đực tinh hoàn nhỏ dài, có cạnh sắc, màu hồng hay hơi hồng Cá cái trong noãn sào chưa thể nhận ra trứng bằng mắt thường
Giai đoạn III: Thể tích noãn sào tăng lên chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 toàn bộ
xoang bụng Trong noãn sào chứa đầy trứng nhỏ hơi có màu trắng Nếu cắt ngang noãn sào, dùng mũi dao gạt nhẹ thì trứng rất khó rụng ra khỏi vách màng trong của noãn sào Trứng thường hình thành đám hoặc cục Dịch hoàn có một số mạch máu, chưa có tinh dịch
Giai đoạn IV: Noãn sào rất lớn, chiếm 2/3 xoang bụng Trứng lớn trong suốt,
khi ta ép vào noãn sào trứng sẽ chảy ra Cắt bỏ màng noãn sào, trứng sẽ rời nhau Tinh hoàn màu trắng chứa đầy tinh dịch, nếu khẽ ấn vào bụng thì tinh dịch lập tức chảy ra Mép mặt cắt ngang tinh hoàn hình tròn
Giai đoạn V: Cá đã bắt đầu đẻ trứng, noãn sào và tinh dịch rất chín mùi, chỉ cần
dùng tay ấn nhẹ vào bụng cá là trứng và tinh dịch tiết ra tự do
Giai đoạn VI: Cá sau khi đẻ trứng thể tích của noãn sào và tinh hoàn teo lại rất
bé, lép, đầy máu thành màu đỏ sậm Đôi khi trong noãn sào còn có một số trứng nhỏ
Trang 23Những trứng nhỏ đó bị mỡ hòa tan và thân cá hấp thu Sau mấy ngày hiện tượng đầy máu mất đi và lại chuyển sang giai đoạn II
Nếu tuyến sinh dục ở vào giữa hai giai đoạn gần nhau, rất khó phân ra là thuộc giai đoạn nào thì ghi chữ số của hai giai đoạn đó, ở giữa có thêm một gạch ngang như: giai đoạn II-III; III-IV; …
- Độ no dạ dày được xác định theo thang 5 bậc của Nikolsky năm 1963 [15]
Bậc 0: Dạ dày không có thức ăn
Bậc 1: Dạ dày có một ít thức ăn
Bậc 2: Thức ăn chứa 1/2 dạ dày
Bậc 3: Lượng thức ăn trong dạ dày đầy nhưng vách dạ dày không nở
+ Gắn nhĩ thạch trên lam kính
Nhĩ thạch được lấy ra khỏi lọ thuỷ tinh bằng kẹp nhỏ và đặt trên lam kính Trước khi tiến hành gắn nhĩ thạch thực hiện ghi các thông số trên lọ đựng mẫu vào biểu phân tích, cân khối lượng từng nhĩ thạch bằng cân điện tử và đo chiều dài, chiều rộng của nhĩ thạch trên kính giải phẫu Nhĩ thạch được cắt theo chiều ngang, lấy một lượng nhỏ nhựa Crystal Bond đặt vào giữa lam kính và hơ trên ngọn lửa đèn cồn Khi nhựa tan ra thì đưa miếng nhĩ thạch đã cắt vào giữa miếng nhựa nóng chảy sao cho bề mặt vừa được cắt áp sát vào lam kính
+ Mài nhĩ thạch
Nhĩ thạch sau khi cắt được đưa vào lam kính gắn bằng nhựa Crystal Bond và mài bằng giấy mài với các độ nhám khác nhau, sau đó mài bóng bằng máy mài Phoenix Beta và quan sát dưới kính hiển vi Nikon Eclipse E200 có độ phóng đại 10X
và 40X
+ Đếm số vòng sinh trưởng
Trang 24Tiêu bản được chụp bằng kính hiển vi đảo ngược Nikon Eclipse TS100 có gắn máy ảnh Nikon nối trực tiếp với máy tính Tuổi cá được xác định trực tiếp trên các ảnh sau khi được xử lý
- Tương quan chiều dài khối lượng: Chiều dài các cá thể được đo theo nguyên tắc
‘Nearest Unit Below’ [40] Khối lượng được cân đến gam Các hệ số tương quan trong
phương trình tương quan chiều dài - khối lượng được ước tính theo phương pháp hồi quy phi tuyến tính lặp (Iterative Non - linear Regression) theo hướng dẫn của Michel King 1995
[36] Số liệu được xử lý trên phần mềm Statistica 6.0
b
L a
RNT là chiều rộng nhĩ thạch (mm) và a và b là hệ số
- Tương quan giữa chiều dài cơ thể cá và chiều dài nhĩ thạch (DNT) theo công thức:
FL = a* DNT + b (3) Trong đó: DNT là chiều dài nhĩ thạch (mm)
- Tốc độ sinh trưởng (GR) được tính theo Ricker, 1958 [41]
100)
(
1 2
L L mm
Trong đó: L 1 , L 2 là chiều dài thân cá tại thời điểm ban đầu và thời điểm sau
Trang 25- Tuổi tối đa (Tmax (năm)) được tính ngược theo công thức của Taylor, 1958 [45]
K t
quy phi tuyến tính lặp theo công thức Udupa, 1986 [44]
))(
*exp(
Trong đó: P L là tỷ lệ số cá thể chín muồi sinh dục ở chiều dài L;
r là hệ số nội tại của loài;
L là chiều dài cá (mm);
50
m
công thức:
) 1
ln(
0 50
L
L K
(8)
Trong đó: GW là khối lượng tuyến sinh dục
- Xác định sức sinh sản hay chứa trứng theo phương pháp đếm trực tiếp
- Sức sinh sản tuyệt đối (AF) là toàn bộ số trứng trong buồng trứng
- Sức sinh sản tương đối (RF) là số trứng trên 1 gam trọng lượng cơ thể và được tính theo công thức:
AF RF BW
Trang 26CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái
Với số mẫu phân tích là 35 cá thể có chiều dài chẽ vây đuôi dao động từ 162 đến
257 mm tương ứng khối lượng dao động từ 85 đến 330 gam, các kết quả đặc điểm hình thái cấu tạo được mô tả như sau: FL = 104,8-112,7%SL; TL = 118,5-128,3%SL; HL = 27,3-32,5%SL; BD = 29,1-33,3%SL; Số vẩy đường bên 90-91; Lược mang trên 9-12; Lược mang dưới 27-31; Vây lưng:IX-(24-27); Vây hậu môn III-(21-23); Vây ngực 22 Qua quan sát hình thái bên ngoài cá tráo mắt to cho thấy cơ thể có hình thoi hơi bầu khi trưởng thành Mõm hơi dài và nhọn Mắt to, mỡ màng mắt rất phát triển, đường kính mắt lớn hơn chiều dài mõm Toàn thân, phần trên nắp mang, má và xương hàm trên phủ vẩy tròn nhỏ Phía cuối nắp mang có chấm đen Đường bên hoàn toàn, đoạn trước hơi cong, đoạn sau phía đầu vây lưng thứ hai thẳng và phía cuối gần vây đuôi có phủ vẩy lăng Vây lưng thứ hai có một số tia phía trước kéo dài thành đỉnh nhọn Vây hậu môn có dạng giống vây lưng thứ hai Vây ngực hình lưỡi liềm và dài hơn chiều dài đầu Vây đuôi chia thành hai thuỳ và nhọn Phần lưng màu xanh xám và phần bụng màu trắng Khi còn tươi, dọc phía thân đường bên có dải màu vàng Các vây lưng và vây đuôi có màu đen nhạt
3.2 Đặc điểm sinh trưởng
3.2.1 Phân bố tần suất chiều dài
Kết quả phân tích cho thấy chiều dài cá tráo mắt to khai thác được ở vùng biển Đông Nam Bộ dao động trong khoảng từ 95 đến 260 mm (FL) Trong đó, chiều dài trung bình trong các tháng dao động từ 140 đến 204 mm, chiều dài trung bình (FL) cá tráo mắt to có xu hướng tăng từ tháng 1 và cao nhất bắt gặp trong tháng 6 và giảm dần
từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm Kết quả phân tích biến động chiều dài cá tráo mắt
to được thể hiện tại bảng 3.1, đồ thị biểu diễn xu hướng biến động chiều dài cá tráo mắt to được thể hiện tại hình 3.1