BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ SƠN LÂM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁ ĐỤC Sillago sihama Forsskal, 1775 Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA LUẬN V
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
HỒ SƠN LÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
SINH TRƯỞNG CỦA CÁ ĐỤC Sillago sihama (Forsskal, 1775) Ở
VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Nha Trang - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
HỒ SƠN LÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
SINH TRƯỞNG CỦA CÁ ĐỤC Sillago sihama (Forsskal, 1775) Ở
VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Nuơi Trồng Thủy Sản
Mã số: 60 62 03 01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HUỲNH MINH SANG
TS LÊ ANH TUẤN
Nha Trang - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên những kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả này chưa được dùng trong bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Tác giả
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Viện Hải dương học, Phòng Công nghệ Nuôi trồng, Trạm Thực nghiệm và Phòng Nguồn lợi Thủy sinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm để tôi hoàn thành đề tài cao học
Xin chân thành cảm ơn Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau đại học Trường Đại học Nha Trang và những thầy cô giảng dạy trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập tốt nhất, cũng như nghiên cứu nâng cao trình độ
Tôi xin bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, thời gian và luôn động viên khích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Đặc biệt cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cán bộ hướng dẫn khoa học của tôi là TS Huỳnh Minh Sang và TS Lê Anh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Hồ Sơn Lâm
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vi
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái 3
1.1.1 Vị trí phân loại 3
1.1.2 Phân bố địa lý 3
1.1.3 Đặc điểm về hình thái 4
1.2 Tình hình nghiên cứu cá đục trên thế giới 5
1.2.1 Một số đặc điểm sinh học 5
1.2.1.1 Đặc điểm sinh thái và môi trường sống 5
1.2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng 6
1.2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng 7
1.2.1.4 Đặc điểm sinh sản 8
1.3 Tình hình nuôi cá đục 9
1.4 Vài nét về tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng một số loài cá biển ở Khánh Hòa 10
1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng 10
1.4.2 Đặc điểm sinh sản 11
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
Trang 62.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
2.3 Phương pháp thu mẫu 14
2.4 Phương pháp phân tích mẫu 14
2.4.1 Xác định chiều dài và khối lượng 14
2.4.2 Phân tích tinh sào và buồng trứng 14
2.4.2.3 Xác định kích thước trứng và số lượng trứng giai đoạn IV 15
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 15
2.5.1 Sinh học sinh trưởng 15
2.5.1.1 Mối tương quan chiều dài và khối lượng 15
2.5.1.2 Xác định hệ số béo 15
2.5.1.3 Lập phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về chiều dài của cá 16
2.5.2 Sinh học sinh sản 16
2.5.2.1 Tỷ lệ đực cái 16
2.5.2.2 Mùa vụ sinh sản 17
2.5.2.3 Kích thước thành thục lần đầu 17
2.5.2.4 Sức sinh sản 17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
3.1 Đặc điểm sinh trưởng 19
3.1.1 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng 19
3.1.2 Hệ số béo 21
3.1.3 Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy 21
3.2 Đặc điểm sinh sản 23
3.2.1 Tỷ lệ đực cái 23
3.2.2 Các giai đoạn phát triển của tinh sào và buồng trứng 24
3.2.3 Mùa vụ sinh sản 28
3.2.3.1 Tỷ lệ thành thục theo tháng 28
3.2.3.2 Hệ số thành thục 29
Trang 73.2.4 Kích thước thành thục lần đầu 31
3.2.5 Sức sinh sản 33
3.3 Thảo luận chung 35
1 Kết luận 38
1.1 Đặc điểm sinh trưởng 38
1.2 Đặc điểm sinh sản 38
2 Đề xuất ý kiến 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kích thước của cá đục theo độ tuổi của một số nghiên cứu 22
Bảng 3.2: Kích thước trứng cá đục qua các giai đoạn phát triển (n = 30) 27
Bảng 3.3: Mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển tại Việt Nam 31
Bảng 3.4: Sức sinh sản tuyệt đối của cá đục tại một số vùng biến Ấn Độ 33
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bảng đồ phân bố cá đục trên thế giới 4
Hình 1.2: Cá đục sillago sihama 5
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
Hình 3.1: Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục 19
Hình 3.2: Biến thiên hệ số béo Q của cá đục theo thời gian 21
Hình 3.3: Quá trình sinh trưởng của cá đục theo thời gian 23
Hình 3.4: Buồng trứng giai đoạn II 25
Hình 3.5: Tinh sào giai đoạn II 25
Hình 3.6: Buồng trứng giai đoạn III 25
Hình 3.7: Tinh sào giai đoạn III 25
Hình 3.8: Buồng trứng giai đoạn IV 26
Hình 3.9: Tinh sào giai đoạn IV 26
Hình 3.10: Buồng trứng giai đoạn V 26
Hình 3.11: Tinh sào giai đoạn V 26
Hình 3.12: Buồng trứng giai đoạn VI 26
Hình 3.13: Tinh sào giai đoạn VI 26
Hình 3.14: Tỷ lệ các giai đoạn của cá đục qua các tháng nghiên cứu 28
Hình 3.15: Hệ số thành thục và tỷ lệ thành thục cá đục qua các tháng nghiên cứu 29
Hình 3.16: Đồ thị tương quan giữa nhóm kích thước và Ln((1-P)/P) 32
Hình 3.17: Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và kích thước cá đục 34
Hình 3.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến thiên hệ số độ béo theo thời gian 36
Trang 9CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
Trang 10MỞ ĐẦU
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đã bị khai thác quá mức, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản gần bờ Những loài thủy sản được khai thác có giá trị kinh tế cao đang giảm nhanh Đồng thời, những loài thủy sản có giá trị thấp đã tăng lên nhưng sản lượng chung đang cạn kiệt dần [12] Nhiều ngư dân đã chuyển sang khai thác bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn hoặc từ bỏ nghề [12] Việc đánh bắt bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ là một hình thức khai thác mang tính hủy diệt Một số ngư dân đã chuyển sang khai thác xa bờ Tuy nhiên, khai thác xa bờ cần có vốn đầu tư lớn đồng thời cũng đang đối diện với nhiều rủi ro [12] Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc khai thác quá mức, không có kế hoạch quản lý khai thác bền vững và thân thiện với môi trường Nâng cao khả năng quản lý đang là vấn đề cấp bách [12] và để
có biện pháp khai thác bền vững thì cần phải dựa trên các thông tin về sinh học sinh sản
và sinh trưởng của các loài thủy sản
Một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao mà sản lượng khai thác
suy giảm đó là cá đục Silago sihama Trên thị trường mức giá của cá đục dao động từ
80.000 – 220.000 (đồng/kg) Trước đây tại vùng biển Khánh Hòa, cá đục có sản lượng tương đối cao, đã được một số công ty xuất khẩu thu mua Nhưng hiện nay, sản lượng cá đục đã giảm đáng kể, cá đục đánh bắt có kích thước tương đối nhỏ và ngày càng khan hiếm tại các chợ cá, bến cá Nhu cầu cá đục đã vượt quá sức cung của thị trường Sản lượng cá đục không cung cấp đủ cho nhu cầu của các công ty xuất khẩu cũng như người dân Việc khai thác không có quy hoạch loài cá đục ở Khánh Hòa đã làm cho nguồn lợi loài cá này ngày càng suy giảm Trong tình hình như thế, việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi loài cá đục trở nên rất cấp thiết Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản - sinh trưởng làm định hướng cho việc khai thác bền vững và đưa cá đục thành đối tượng nuôi mới được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác quản lý thủy sản đối với đối tượng này Các thông số sinh sản như kích thước thành thục lần đầu, hệ số thành thục, sức sinh sản, tỷ lệ giới tính và các thông số sinh trưởng có giá trị lớn trong dự báo thủy sản và xây dựng các biện pháp quản lý [20] Các chỉ số sinh học sinh sản và sinh trưởng cũng rất cần thiết và quan trọng làm cơ sở khoa học để xây dựng qui trình sinh sản nhân tạo
Trang 11Tuy nhiên, hiện nay các thông tin nghiên cứu về cá đục ở Việt Nam rất ít, đồng thời chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng của
cá đục vùng biển Khánh Hòa được công bố
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
học sinh sản và sinh trưởng của cá đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở vùng biển
Khánh Hòa”
Mục tiêu của đề tài:
Xác định các thông số sinh học sinh sản và sinh trưởng của cá đục ở vùng biển Khánh Hòa làm cơ sở đề xuất biện pháp khai thác hợp lý loài cá này và cung cấp dẫn liệu cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở khoa học cho những định hướng khai thác bền vững loài cá đục ở vùng biển Khánh Hòa
Thông tin từ kết quả nghiên cứu sẽ làm dẫn liệu khoa học để xây dựng qui trình sinh sản nhân tạo, tạo con giống để phát triển đối tượng nuôi mới
Nội dung nghiên cứu:
- Xác định đặc điểm sinh học sinh trưởng
+ Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
+ Hệ số béo
+ Các thông số trong phương trình Von Betalanffy áp dụng cho cá đục
- Xác định đặc điểm sinh học sinh sản
+ Các giai đoạn phát triển buồng trứng
+ Tỷ lệ đực cái
+ Mùa vụ sinh sản: hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục theo tháng
+ Kích thước thành thục lần đầu
+ Sức sinh sản
Trang 12Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái
Loài: Sillago sihama (Forsskal, 1775)
Tên tiếng Anh: Silver sillago, Sand whiting
Tên Việt Nam: Cá đục biển
Tên địa phương: Cá đục, cá đục bạc, cá đục trắng
Các đồng danh (Synonym):
- Atherina sihama Forsskal, 1775
- Pltycephalus sihama Bloch and Schneide, 1801
- Sillago acuta, Cuvier, 1817
- Silago sihama, Ruppell, 1827
- Sillago erythraea, Cuvier, 1829
- Sillago malabarica, Cantor, 1849
- Silago sihama, Day, 1889
Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ của McKay (1976) [57], Dutt và Sujatha (1980) [31], cho thấy họ Sillaginidae gồm 8 loài: Silago sihama, S vincenti, S parvisquamis, S macrolepis, S argentifasciata, S maculata, S chandropus và S panijus
Trang 13Hình 1.1: Bảng đồ phân bố cá đục trên thế giới [83]
(Ghi chú: Màu vàng, hồng, đỏ là sự phân bố của cá đục theo mật độ tăng dần)
Cá đục đã được ghi nhận phân bố ở vùng Địa Trung Hải, bờ biển Labenon [61] và Thổ Nhĩ Kỳ [34] Cá đục được tìm thấy ở vùng biển của châu Phi [62], vùng biển của Trung Quốc [45], Nhật Bản [49] và Phi-líp-pin [48] Tại Ấn Độ dọc theo bờ biển phía Tây
và bờ biển phía Đông [20]
Họ Sillaginidae sống ở vùng nông có đáy cát ở bờ biển, con lạch, vịnh và cửa sông Chúng ít xuất hiện ở các quần đảo ngoài đại dương và môi trường rạn san hô, mặc dù ít nhất hai loài được tìm thấy ở rạn san hô trong đó có cá đục [82]
1.1.3 Đặc điểm về hình thái
Cá đục Silago sihama có cơ thể thon dài, mõm nhọn, phía trên của đầu hơi lồi,
miệng nhỏ Vây lưng đầu tiên cao hơn so với vây lưng thứ hai Vây lưng thứ nhất có 11 gai; vây lưng thứ hai có 1 gai và 20 - 23 tia mềm Đường bên có 50 đến 84 vảy; có 5 đến
6 hàng vảy ở trên đường bên và 9 đến 10 hàng vảy dưới đường bên Lưng có màu nâu nhạt, hai bên sườn bụng nhạt hơn, bụng màu trắng bạc và không có vệt đen Cả hai vây lưng và đuôi có màu sẫm, các vây khác nhạt màu hơn [74]
Trang 14Hình 1.2: Cá đục sillago sihama [84]
1.2 Tình hình nghiên cứu cá đục trên thế giới
1.2.1 Một số đặc điểm sinh học
1.2.1.1 Đặc điểm sinh thái và môi trường sống
Một số nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm sinh học sinh thái và môi trường của
cá đục đã được thực hiện Cá đục là loài sống gần bờ thường xuyên thâm nhập vào các cửa sông Cá đục cũng đã được ghi nhận xuất hiện ở khu vực nước ngọt [35, 55] Chúng phân bố dọc theo bãi biển, bãi cát, suối rừng ngập mặn và cửa sông, nhưng rất hiếm khi bị bắt bởi tàu đánh cá Điều này là do tập tính sinh học của cá đục, vì chúng có thể chôn mình trong cát khi gặp nguy hiểm [56] và thường tránh vây lưới bằng cách này [43] Chúng phân bố ở độ sâu từ 0 đến 20 (m), hiếm khi bắt gặp ở độ sâu 60 (m) [74] Cá đục thuộc loài cá nhiệt đới, chúng thường phân bố trong vùng có nhiệt độ từ 26oC đến 29o
C
[23] Ấu trùng của Stolephorus spp và Sillago sihama được thu thập trong cuộc khảo sát
thực hiện ở các vùng nước ven biển ngoài khơi phía Tây Bắc của Đài Loan bởi Chan & cs (1985) [27] Các nghiên cứu về trứng và cá bột của cá đục từ vùng Mandapam, Ấn Độ được thực hiện bởi Bensam (1990) [21] Kết quả nghiên cứu cho thấy trứng cá đục là trứng nổi, có một giọt dầu với đường kính giọt dầu dao động trong phạm vi 0,150 - 0,167 (mm) Ấu trùng mới nở có chiều dài 1,54 (mm) sau 24h kích thước cá bột đạt 2,42 (mm), sau 48h cá bột có kích thước 2,56 (mm) Thành phần loài thay đổi theo mùa của các loài
cá khác nhau trong đó có cá đục tại đảo Manpeng, Đài Loan cũng đã được công bố [53] Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá vai trò sinh thái của các hệ sinh thái rừng ngập mặn trong nghề khai thác thuộc vùng lạch Gazan, Kenya Kết quả đã ghi nhận, cá đục là
Trang 15một trong các loài cá phổ biến nhất ở khu vực này [64] Từ kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy cá đục thường phân bố trong vùng nước có nhiệt độ dao động từ 26 oC đến
29 oC, dọc theo bãi biển, bãi cát, suối rừng ngập mặn, cửa sông và nơi có độ sâu từ 0 đến
20 (m)
1.2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn chủ yếu của cá đục tại vịnh Manaar, Ấn Độ chủ yếu của cá đục là giun nhiều tơ (Marphysa, Perinereis, Nereis), tôm (Penaeus), một số loài giáp xác (Ocypoda, Alpheusand Gonodactylus) và amphipods [24,25] Cá đục nhỏ thường ăn tảo sợi Theo nghiên cứu được tiến hành tại vùng vịnh Sillaginid Palk và vịnh Mannar, Ấn Độ thì các mẫu ruột cá đục thường chứa các loại giun nhiều tơ và giáp xác nhỏ [43] Nghiên cứu của Shamsan (2008) [74], chỉ ra rằng giáp xác là nguồn thức ăn quan trọng nhất so với các loại thức ăn khác trong dạ dày của cá đục vùng Zuari Estuary, Ấn Độ Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Gowda & cs (1988), tại vùng Mangalore, Ấn Độ Kết quả nghiên cứu đó cho thấy copepoda là thức ăn chủ yếu của cá đục trong mùa xuân, cua là thức ăn chủ yếu trong mùa hè Sự khác biệt đó có lẽ là do sự phong phú của nhóm chân chèo và cua trong giai đoạn này [33] Điều này cho thấy, nguồn thức ăn tự nhiên của cá chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi sinh học theo thời gian, làm thay đổi cấu trúc của chuỗi thức ăn trong năm Và như là một hệ quả tất yếu thường thì chế độ ăn của cá thay đổi theo mùa [46] Taghavi Motlagh & cs (2012) [77], đã tiến hành nghiên cứu về thành phần thức ăn trong dạ dày của cá đục ở vùng phía Bắc vịnh Ba Tư Kết quả nghiên cứu này cho thấy cá đục ăn các loài tảo (tảo khuê, tảo lam) và trùng hai roi là nguồn thức ăn chính có nguồn gốc thực vật Trong đó tảo khuê là thức ăn thích hợp nhất có nguồn gốc thực vật, nó chiếm đến 59,5% trong tổng số 60,8% tổng số thức ăn có nguồn gốc thực vật Các loài giáp xác bao gồm cua, ấu trùng cua, tôm, nhóm chân chèo, trứng và ấu trùng các loại là những thành phần thức ăn được tìm thấy trong dạ dày của cá đục có nguồn gốc động vật Sở dĩ nguồn thức ăn chính của cá đục ở mỗi khu vực có sự sai khác là do cá đục thuộc loài ăn tạp đồng thời điều kiện tự nhiên của mỗi vùng khác nhau điều này kéo theo lượng thức ăn chính của cá đục ở mỗi khu vực nghiên cứu có sự sai khác
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thức ăn của cá đục là sinh vật phù du, sinh vật đáy và một số loài giáp xác Thức ăn chủ yếu của cá đục là các loài giáp xác bao
Trang 16gồm cua, ấu trùng cua, tôm, nhóm chân chèo, trứng, ấu trùng các loại; giun nhiều tơ (Marphysa, Perinereis, Nereis); tảo khuê, tảo lam và trùng hai roi
1.2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Tại Ấn Độ đặc điểm sinh trưởng của cá đục đã được nghiên cứu tương đối nhiều Theo nghiên cứu của Radhakrishnan (1954) [69], tại vùng Mandapam thì cá đục có tốc độ trưởng nhanh, cá đục đạt chiều dài từ 130 đến 140 (mm) khi đạt 1 năm tuổi, từ 160 đến
200 (mm) sau 2 năm, từ 200 đến 240 (mm) sau 3 năm và từ 240 đến 280 (mm) khi 4 tuổi Radhakrishnan (1957), đã tiến hành nghiên cứu về mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục thuộc khu vực Mandapam Theo kết quả nghiên cứu trên, mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng W = 0,01504 * L2,8862 [70] Jayasankar (1991), đã tiến hành nghiên cứu về mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục ở vùng vịnh Sillaginid Palk và vịnh Mannar[43] Theo kết quả nghiên cứu Jayasankar (1991), phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng có dạng:
Cá đực: log W= - 5,1774 + 3,0305 * log L, R1 = 0,96
Cá cái: log W = - 5,4248 + 3,1445 * log L, R2 = 0,98
Mio (1965), đã nghiên cứu về tuổi và tốc độ tăng trưởng của S sihama vùng biển
Nhật Bản [59] Reddy và Neelakantan (1992) đã xác định mối tương quan giữa chiều dài
và độ tuổi của cá đục ở vùng biển Karwar [72] Thông tin về mối tương quan chiều dài - khối lượng và các yếu tố môi trường của cá đục đã được nghiên cứu bởi Gowda & cs (1988) [43], Jayasankar (1991) [33] và Reddy (1991) [71] Gần đây, Annappaswamy & cs
(2004), đã nghiên cứu về mối tương quan chiều dài - khối lượng của S sihama ở vùng
cửa sông Mulki, Mangalore [17] Năm 2008, Shamsan đã tiến hành nghiên cứu các thông
số của phương trình Von Betalanffy áp dụng cho cá đục vùng Zuari Estuary, Ấn Độ Theo kết quả nghiên cứu của Shamsan (2008) [74], phương trình sinh trưởng về chiều dài Von Bertalanffy của cá đục có dạng:
Trang 17hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh trưởng cá đục vùng biển Khánh Hòa là rất cần thiết
1.2.1.4 Đặc điểm sinh sản
Hiện nay, cá đục đã được nghiên cứu tương đối nhiều ở Ấn độ về sinh học, nguồn
lợi và sinh sản nhân tạo Palekar và Bal (1961), Gowda & cs (1988), đã nghiên cứu một
số đặc điểm về sinh học sinh sản của loài cá này [33, 65] Kumai & Nakamura (1978), đã nghiên cứu cho sinh sản S sihama trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu này chỉ ra rằng
khả năng sinh sản có thể xảy ra ở tần số gần như bằng nhau không phân biệt kích thước của cá đẻ trứng Tuy nhiên, tổng số lượng trứng trong thời kỳ sinh sản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước hay tuổi [51] Palekar và Bal (1961), tiến hành nghiên cứu về sự thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản và tuổi thành thục lần đầu của cá đục ở vùng Karwar,
Ấn Độ [65] Gowda & cs (1988), đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của S
sihama ở Ấn Độ, kết quả cho thấy cá đục có sức sinh sản tốt nhất khi chiều dài đạt 150
mm đối với cá đực và 250 (mm) đối với cá cái Khả năng sinh sản của S sihama liên quan
đến tổng chiều dài, khối lượng cơ thể và khối lượng của buồng trứng đã được ghi nhận bởi Reddy (1991) thực hiện tại vùng Karwar [71] Jayasankar (1991), đã có báo cáo về quá trình thành thục sinh dục và đẻ trứng của cá đục bạc tại 2 vịnh Sillaginid Palk và vịnh Mannar [43] Kết quả nghiên cứu của các tác giả Gowda & cs (1988), Jayasankar (1991), Jayasankar & Alagarswami (1993), tại Ấn Độ chỉ ra rằng cá đục là loài cá đẻ nhiều lần trong năm [33, 43, 44] Điều này đã được kiểm chứng bởi nghiên cứu của Shamsan (2008), kết quả nghiên cứu cho thấy cá đục là loài đẻ quanh năm trong đó nó có mùa sinh sản kéo dài [74]
Không có sự tương đồng về kích thước thành thục lần đầu của cá đục trong các nghiên cứu trước đây được thực hiện tại các khu vực khác nhau của Ấn Độ Kết quả nghiên cứu tại vịnh Manaar của Chacko (1950), trên cá đục cho thấy kích thước thành thục lần đầu là 235 (mm) ở con cái và 224 (mm) ở con đực [26], kết quả nghiên cứu này lớn hơn nhiều so với nghiên cứu của Radhakrishnan (1957) [70] Theo nghiên cứu của Radhakrishnan (1957), thực hiện tại vùng Mandapam thì cá đục thành thục lần đầu khi đạt kích thước 130 (mm) Thông tin về kích thước thành thục lần đầu của cá đục còn được ghi nhận bởi các nghiên cứu của James & cs (1976), đối với cá đục vùng phía Nam khu
Trang 18vực Kanara [39]; Krishnamurthy và Kaliyamurthy (1978), đối với cá đục vùng Pulicat [50]; Jayasankar (1991), thực hiện nghiên cứu tại vịnh Sillaginid Palk và Mannar [43] và Shamsan (2009), đối với cá đục vùng Zuari Estuary [75]
Tuổi thành thục lần đầu của cá đục có sự sai khác giữa các nghiên cứu trước đây Theo kết quả nghiên cứu thực hiện tại vùng Mandapam của Radhakrishnan (1957), thì tuổi thành thục lần đầu của cá đục là 1+ [70], trong khi kết quả nghiên cứu của Shamsan (2008) [74], thực hiện tại vùng Zuari Estuary cho rằng tuổi thành thục của cá đục là 2+
Hệ số thành thục, mùa vụ sinh sản, kích thước thành thục lần đầu và một số chỉ tiêu khác của cá đục đã được nghiên cứu bởi Shamsan (200) [75]
Các kết quả nghiên cứu về sức sinh sản tuyệt đối của cá đục có sự khác biệt giữa các tác giả: Palekar và Bal (1961), thực hiện nghiên cứu tại vùng Karwar, Ấn Độ cho rằng sức sinh sản tuyệt đối của cá đục dao động trong phạm vi 16.682 – 166.130 (trứng/cá cái) [65], kết quả nghiên cứu của Jayasankar (1991) thì chỉ số này dao động trong phạm vi 6.956 – 48.373 (trứng/cá cái) đối với cá đục vịnh Sillaginid Palk và Mannar [43], còn kết quả nghiên cứu được thực hiện tại vùng Mangalore, Ấn Độ của Gowda (1988) thì sức sinh sản tuyệt đối của cá đục dao động trong khoảng 31.678 - 288.000 (trứng/cá cái) [33]
Thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản của cá đục được nghiên cứu tương đối nhiều ở Ấn Độ Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về các đặc điểm sinh học sinh sản cá đục vùng biển Khánh Hòa được công bố
1.3 Tình hình nuôi cá đục
Theo các thông tin sinh học nghiên cứu bởi Bal và Rao (1984), cá đục có khả năng
thích nghi được trong phạm vi rất rộng về độ mặn [20] Vì thế, cá đục là đối tượng nuôi
phù hợp trong cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt [74] Trong thời gian qua, cá đục đã được xem xét nuôi trong cả hai hệ thống nước mặn [29, 39, 40, 42, 74] và nước ngọt [18]
James & cs (1976), đã tiến hành thử nghiệm nuôi và cho sinh sản S sihama trong vùng
nước lợ ở miền Nam Kanara, Ấn Độ [39]
Lợi thế của việc nuôi cá đục là có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên đồng thời có thể nuôi ghép với một số đối tượng khác Chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể được cung cấp trực tiếp từ môi trường [74] Cá đục không thuộc loài
cá dữ nên nó có thể được nuôi ghép với các loài cá khác Một số thí nghiệm đã được thực
Trang 19hiện để nuôi ghép đối tượng này Tại Mangalore, Ấn Độ, cá đục được nuôi với cá măng
(Chanos Chanos), cá đối (Liza macrolepis), và tôm he Ấn Độ Kết quả thu được tăng
trưởng trung bình hàng tháng là 10,6; 57,4; 28,2 (mm) tương ứng được ghi nhận Tại
Tuticorin, Ấn Độ cá măng (Chanos Chanos), cá đối (Valamugil seheli) và cá đục đã được
nuôi ghép và có tăng trưởng trung bình hàng tháng được ghi nhận là 22,7; 26,9 và 16,8 (mm) tương ứng [74] Cá dìa, cá mú và cá đục được nuôi ghép trong cùng một lồng nuôi [41] Kết quả nghiên cứu này cho thấy tăng trưởng trung bình hàng tháng của cá đục là 10 (mm) Các kết quả của những thí nghiệm trên đáng khích lệ
Do sự phong phú tự nhiên của cá đục và nhu cầu của thị trường địa phương, cũng như xuất khẩu, nghề nuôi cá đục nên được nghiên cứu với một quy mô lớn ở vùng biển Khánh Hòa Điều này sẽ làm tăng năng suất và tạo ra các cơ hội việc làm cho cộng đồng ngư dân Vậy nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh trưởng của cá đục làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để chuyển đổi cá đục thành đối tượng nuôi mới
1.4 Vài nét về tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng một số loài cá biển ở Khánh Hòa
1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng
Một số đặc điểm sinh trưởng của một số loài cá biển đã được tiến hành nghiên cứu
tại Viện Hải dương học Đặc điểm về sinh trưởng của cá khoang cổ tím (Amphiprion
perideration) vùng biển Khánh Hòa đã được nghiên cứu bởi Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn
Thị Quỳnh Ngọc (2007) [6] Theo đó mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ tím có dạng: W = 10-5*L3,1672 (R2 = 0,9805), cá có độ tuổi 1+, 2+, 3+, 4+ và 5+
có chiều dài tương ứng là 69,34; 103,3; 119,3; 126,8 và 130,3 (mm) Võ Văn Quang & cs (2007) [11], đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của cá lầm tròn nhẳng
Spratelloides gracilis ở vùng biển Khánh Hòa Theo đó, mối tương quan giữa chiều dài -
khối lượng và phương trình sinh trưởng Von Betalanffy của cá lầm tròn nhẳng lần lượt có dạng:
L = 48*10-4*W3,27
Lt = 94,5*[1-e-4,2*(t-to)] Thông tin từ nghiên cứu của Phạm Quốc Hùng (2010), cá chẽm mõm nhọn sinh trưởng tương đối chậm Trong cùng thời gian và điệu kiện môi trường sống thì con cái
Trang 20sinh trưởng nhanh hơn con đực Chiều dài trung bình của con cái ở độ tuổi 2+ và 4+ lần lượt là 243 và 269 (mm) trong khi con đực chỉ là 223 và 247 (mm) tương ứng [1]
1.4.2 Đặc điểm sinh sản
Năm 1995, Võ Ngọc Thám đã tiến hành điều tra một số đặc điểm sinh học sinh sản
của cá Chẽm Lates calcarifer ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa Theo thông tin điều tra, cá
chẽm có sức sinh sản tuyệt đối là 2.857.400 (trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối là 438.288 (trứng/kg cá cái) [14] Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chẽm mõm nhọn
đã được nghiên cứu bởi Phạm Quốc Hùng (2010) [1] Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chẽm mõm nhọn thuộc loài cá đẻ nhiều lần trong năm, chúng có mùa sinh sản chính kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 Trong mùa sinh sản, tinh sào và buồng trứng có sự tồn tại nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Chỉ số GSI có sự biến động giữa các giai đoạn phát triển của buồng trứng cũng như trong chu kỳ sinh sản Đồng thời theo thông tin của tác giả, sức sinh sản tuyệt đối của cá chẽm mõm nhọn dao động từ 140.000 đến 327.600 (trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối của chúng dao động từ 636 đến 819 (trứng/g cá cái) GSI của cá đực và cá cái lần lượt dao động từ 1 đến 4,3 % và 0,6 đến 6,3 % [1]
Hà Lê Thị Lộc & cs (2005), đã tiến hành nghiên cứu cơ sở sinh thái, sinh học phục
vụ cho sinh sản nhân tạo cá khoang cổ (Amphiprion sp) vùng biển Khánh Hòa [4], nghiên
cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá khoang cổ đỏ Amphiprion frenatus [5] Từ đó đã tiến hành các nghiên cứu tiếp theo và đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá khoang cổ
đỏ và cá khoang cổ nemo, chủ động sản xuất được cá cảnh thương phẩm, cung cấp cho thị trường cá cảnh trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Âu Ngoài ra, sản phẩm cũng
đã được thả phục hồi tại khu vực bảo tồn nguồn lợi tự nhiên đảo Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa Võ Văn Quang & cs (2007), đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học loài cá
lầm tròn nhẳng Spratelloides gracilis ở vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa [10] Kết quả
đã nghiên cứu được tỷ lệ đực cái trong tự nhiên là 1:1, với mùa sinh sản tương đối dài mà đỉnh cao là tháng 3 và tháng 4, kích thước thành thục lần đầu của con cái là 52 (mm)
Nguyễn Địch Thanh (2011) [13], đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc tại vùng biển Khánh Hòa Kết quả nghiên cứu này cho thấy,
cá hồng bạc bắt đầu tham gia sinh sản khi đạt độ tuổi 3+, khi đó chiều dài trung bình và khối lượng của cá đực và cá cái lần lượt là: 47,89 ± 3,79 (cm); 2,19 ± 0,38 (kg/con) và
Trang 2151,13 ± 4,29 (cm); 2,50 ± 0,28 (kg/con) Cá hồng bạc có sức sinh sản tương đối là 165,98
± 603,72 (trứng/gam), sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng 583.209 - 4.857.650 (trứng/cá cái) Mùa vụ sinh sản của loài cá này tại vùng biển Khánh Hòa bắt đầu từ tháng
4 đến tháng 9, trong đó thời gian cá đẻ tập trung là từ tháng 6 đến tháng 9 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của loài cá này đã làm cơ sở dữ liệu cho tác giả tiến hành thử nghiệm thành công trong sinh sản nhân tạo loài cá hồng bạc ngay sau đó Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của một loài cá là hết sức cần thiết để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là
cơ sở bước đầu để tiến hành sinh sản nhân tạo
Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học sinh sản và
sinh trưởng của cá đục silago sihama ở vùng biển Khánh Hòa Vì vậy, việc nghiên cứu
các đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng của cá đục là cần thiết nhằm cung cấp dẫn liệu cho các nghiên cứu tiếp theo để xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo và đề xuất các
giải pháp khai thác hợp lý loài cá này
Trang 22Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cá đục Silago sihama (Forsskal, 1775)
Thời gian: Từ tháng 06/2012 - 05/2013
Địa điểm nghiên cứu: Viện Hải dương học
Địa điểm thu mẫu: Đầm Nha Phu thuộc tỉnh Khánh Hòa
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng
của cá đục Silago sihama (Forsskal, 1775)
hệ số thành thục, tỷ
lệ thành thục theo tháng
- Sức sinh sản
-Kích thước thành thục lần đầu
- Mối tương quan chiều dài và khối lượng
-Hệ
số béo
-Các thông
số trong phương trình Von Betalanffy
áp dụng cho cá đục
Kết luận
và đề xuất ý kiến
Trang 232.3 Phương pháp thu mẫu
Tiến hành thu mẫu cá đục từ đầm Nha Phu, Khánh Hòa Mẫu được thu trực tiếp từ các thúng dùng để vận chuyển cá từ ghe vào Định kỳ thu mẫu 1 lần/tháng, thu trong 12 tháng liên tiếp, mỗi lần thu từ 30 mẫu trở lên Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích Tổng số mẫu thu được sau 12 tháng là 400
2.4 Phương pháp phân tích mẫu
2.4.1 Xác định chiều dài và khối lượng
Chiều dài cá được xác định bằng thước mica 50 (cm) Deli - 6250 có độ chính xác đến 0,1 (mm) Chiều dài toàn thân của cá được đo từ mút mõm đến hết vây đuôi dài nhất
Khối lượng cá, cá đã bỏ nội quan và tinh sào và buồng trứng được xác định bằng cân điện tử TE412 của Canada có độ chính xác đến 0,01 (g)
2.4.2 Phân tích tinh sào và buồng trứng
2.4.2.1 Phương pháp xác định và mô tả các giai đoạn của tinh sào và buồng trứng
Các giai đoạn phát triển của tinh sào và buồng trứng cá đục được xác định dựa vào hình thái bên ngoài, theo thang 6 bậc theo phương pháp của Nikolsky (1963) [9, 63]
Tổ chức học của tinh sào và buồng trứng được mô tả theo phương pháp của Xakun
và Buskaia (1968) [16]
2.4.2.2 Phương pháp làm tiêu bản trên tổ chức mô học tinh sào và buồng trứng
Tiêu bản mô học tinh sào và buồng trứng được tiến hành theo phương pháp của Patki & cs (1989) [66], gồm các bước chính sau:
- Cố định mẫu tinh sào và buồng trứng
Trang 24Mỗi giai đoạn của tinh sào và buồng trứng được làm 3 tiêu bản, tổng số tiêu bản là
33 Các tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi Olympus CX 31 và được chụp bằng máy
ảnh Canon Powershot A2200
2.4.2.3 Xác định kích thước trứng và số lượng trứng giai đoạn IV
Kích thước trứng qua các giai đoạn được đo bằng kính hiển vi Olympus BX41 Mỗi giai đoạn đo 30 trứng Giai đoạn I, II được quan sát dưới vật kính x10 và thị kính x10 Giai đoạn III, IV và V được đo quan sát dưới vật kính x4 và thị kính x10
Số lượng trứng của 30 buồng trứng giai đoạn IV được xác định bằng kính hiển vi Olympus CX31, dưới vật kính x4 và thị kính x10 Xác định số lượng trứng của buồng trứng bằng cách lấy 3 mẫu ở 3 phần khác nhau (đầu, giữa, cuối) của buồng trứng với khối lượng ≤ 0,4 g/mẫu Tách trứng ở 3 mẫu sau đó hòa chung 3 mẫu vào 10ml nước, khuấy đều mẫu, khi trứng đang đảo đều thì dùng ống hút, hút lấy 1ml bỏ vào buồng đếm Đếm 3 lần mỗi mẫu rồi ta lấy giá trị trung bình của mỗi lần đếm Kết quả này dùng để tính sức sinh sản tuyệt đối và tương đối Đếm tất cả 30 buồng trứng
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
2.5.1 Sinh học sinh trưởng
2.5.1.1 Mối tương quan chiều dài và khối lượng
Dựa vào số đo về chiều dài và khối lượng để xác định tương quan chiều dài – khối lượng của cá đục theo phương trình của Beverton – Holt (1957) [22]:
W = a * Lb
Trong đó:
W: Khối lượng toàn thân (g)
L: Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm) a; b: Là các hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy thực nghiệm
2.5.1.2 Xác định hệ số béo
Dựa vào số đo chiều dài và khối lượng để xác định hệ số béo của cá đục theo phương pháp của Fulton (1902) [7]:
Trang 25
Trong đó:
Q: Hệ số béo
W: Khối lượng toàn thân (g)
L: Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm)
2.5.1.3 Lập phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy [47] về chiều dài của cá
Lt = L∞ * [1 – e-k*(t-to)]
Trong đó:
to: Thời gian lý thuyết ở chiều dài cá bằng 0
t: Thời gian (năm)
L∞: Chiều dài cực đại của cá
b: Hệ số tương quan theo phương trình của Berton –Holt
k: Hệ số đường cong của phương trình
Các giá trị L∞, k và to của phương trình được xác định trên cơ sở xử lý số liệu thu được qua các phương trình tính toán thực nghiệm
Các thông số của phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy được tính toán bằng phương pháp ELEFAN I, dựa trên tần số xuất hiện chiều dài
Trang 26c: Tổng số mẫu thu được
Kiểm định tính độc lập của sự phân bổ giới tính giữa kết quả nghiên cứu với phân
bổ lý thuyết (1:1) bằng phương pháp Chi-square [46]
Hệ số thành thục (Gonado Somatic Index)
Hệ số thành thục là tỷ lệ phần trăm của khối lượng tinh sào và buồng trứng trên khối lượng thân cá bỏ nội quan, xác định dựa theo phương pháp của Qasim (1973) [68]
Hệ số thành thục được tính theo công thức:
Trong đó:
GSI: Hệ số thành thục
GW: Khối lượng tinh sào và buồng trứng (g)
BW: Khối lượng thân cá bỏ nội quan (g)
2.5.2.3 Kích thước thành thục lần đầu
Kích thước thành thục lần đầu được xác định theo phương pháp của King (2001) [47], là kích thước tại đó, có ít nhất 50% cá thể thành thục sinh dục trong mùa sinh sản
2.5.2.4 Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute fecundity): là tổng số trứng ở giai đoạn thành
thục trong buồng trứng, xác định theo phương pháp Laurence & Briand (1990) [52], được tính theo công thức:
Trang 27
Trong đó:
F: Sức sinh sản tuyệt đối
G: Khối lượng buồng trứng
g: Khối lượng của mẫu trứng được lấy ra để đếm
n: Số trứng của mẫu trứng được lấy ra để đếm
Sức sinh sản tương đối: là số lượng trứng trên một đơn vị khối lượng cá cái [9], được tính theo công thức:
Trong đó:
S: Sức sinh sản tương đối (số lượng trứng /g khối lượng thân cá)
F: Sức sinh sản tuyệt đối
W: Khối lượng thân cá (g)
Trang 28Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm sinh trưởng
3.1.1 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Kết quả phân tích mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục được biểu diễn ở Hình 3.1
Hình 3.1: Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục
Từ kết quả biểu diễn ở Hình 3.1 cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá đục có mối tương quan chặt chẽ với nhau được biểu diễn theo phương trình
W = 4*10-6*L3,133 với hệ số tương quan R rất cao (0,9944) Điều này có nghĩa là khi chiều dài cá đục tăng thì khối lượng cá cũng tăng theo Tuy nhiên, đồ thị cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá đục không đều nhau, biểu hiện ở độ dốc của đồ thị khác nhau Cụ thể, kích thước cá tăng từ khoảng 100 đến 150 (mm) thì khối lượng cá chưa đạt đến 25 (g), trong khi kích thước cá tăng từ 250 đến 300 thì khối lượng cá tăng >
50 (g) Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Trần Kiên (1978), theo đó thời gian đầu, cá tăng nhanh về kích thước nhằm tăng tính cạnh tranh cùng loài, đồng thời vượt ra khỏi kích thước săn mồi của vật dữ, từ đó đảm bảo cho sự sinh tồn của loài [3]
Trang 29Nắm được mối quan hệ toán học giữa chiều dài và khối lượng của cá trong một
khu vực địa lý nhất định là một chỉ số hữu ích khi xác định sản lượng cá [67] Nguyên tắc
của mối quan hệ đó là khối lượng cá tăng liên quan đến tăng chiều dài của nó Mối quan
hệ đó có thể được mô tả bằng cách sử dụng công thức W = a * Lb; a,b: Là các hệ số cần
xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy thực nghiệm [22] Giá trị của “b” trong
phương trình thường nằm trong khoảng 2,5 - 4 Tốc độ tăng trưởng lý tưởng của một con
cá theo lý thuyết có giá trị của “b” = 3 (tăng trưởng đồng đẳng), nếu giá trị của “b” ≠ 3
tức là cá tăng trưởng bất đồng đẳng [79] Vậy theo kết quả nghiên cứu này, cá đục vùng
biển Khánh Hòa thuộc loài cá tăng trưởng bất đồng đẳng (b = 3,133)
Từ mối quan hệ toán học giữa chiều dài và khối lượng của cá trong một khu vực
địa lý nhất định là một thước đo thực tế về tình trạng sức khỏe của cá [67] Từ đó có thể
tính toán được khối lượng của một con cá ứng với một chiều dài hoặc khoảng chiều dài
nhất định Có thể so sánh về hình thái học của cá thể ở các khu vực khác nhau khi dựa vào
mối quan hệ khối lượng và chiều dài [32] Tương tự như vậy, trữ lượng sinh khối và các
khía cạnh khác nhau của sinh trưởng quần thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng
mối quan hệ khối lượng - chiều dài [60]
Mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục đã được nghiên cứu tương đối
nhiều trên thế giới Radhakrishnan (1957), đã báo cáo mối quan hệ giữa chiều dài và khối
lượng của cá đục sống ở vùng nước Mandapam và Rameswaram, Ấn Độ là
W = 115*10-7*L2,886 [70] Shamsan (2008), đã tiến hành nghiên cứu về mối tương quan
giữa chiều dài và khối lượng cá đục ở vùng Zuari Estuary, Ấn Độ Kết quả nghiên cứu đã
đưa ra phương trình biểu diễn mối tương quan chiều dài và khối lượng cá đục vùng Zuari
Estuary, Ấn Độ có dạng: W = 6*10-6*L3,042 [74] Mối tương quan về chiều dài và khối
lượng cá đục cũng đã được nghiên cứu bởi Taskavak và Bilecenoglu (2001), thực hiện ở
bờ biển phía đông Địa Trung Hải của Thổ Nhỉ Kỳ, theo đó phương trình tương quan chiều
dài và khối lượng là W = 14*10-7*L3,355 [78] Như vậy, cá đục vùng biển Khánh Hòa (b
= 3,133) có trọng lượng tăng nhanh hơn trên một đơn vị tăng chiều dài so với cá đục vùng
biển Ấn Độ (b = 2,886; 3,042) nhưng lại thấp hơn so với cá đục vùng biển Thổ Nhỉ Kỳ (b
= 3,355)
Trang 303.1.2 Hệ số béo
Kết quả phân tích hệ số béo của cá đục vùng biển Khánh Hòa được biểu diễn theo Hình 3.2, cho thấy hệ số béo có sự biến động theo thời gian Cá đạt hệ số béo cao trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó, tháng 10 là thời điểm hệ số béo cá đạt giá trị cao nhất ((75,1 ± 4,91)*10-5), thấp nhất vào tháng 5 ((68,3 ± 4,02)*10-5) và đạt giá trị trung bình là (71,5 ± 4,32)*10-5
Hình 3.2: Biến thiên hệ số béo Q của cá đục theo thời gian
(Số liệu được trình bày dưới dạng M ± SD)
3.1.3 Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy
Kết quả nghiên cứu đã xác định được hệ số K = 0,36/năm và L∞ = 336 (mm), W∞ = 270,5 (g) Vậy phương trình sinh trưởng Von Betalanffy của cá đục vùng biển Khánh Hòa
có dạng:
Lt = 336*[1- e -0,36*t] Hyndes và Potter (1997), đã tiến hành nghiên cứu ở phía Tây nước Úc và đề xuất
ra hai mô hình tăng trưởng cho Sillago spp Mô hình I bao gồm các loài cá có chiều dài
tiệm cận L∞ tương đối nhỏ (< 190 mm) và có tốc độ tăng trưởng cao, hệ số K ≥ 1, trong khi mô hình II bao gồm các loài có kích thước lớn hơn, chiều dài tiệm cận L∞ > 300 (mm)
Trang 31và hệ số tăng trưởng K ≤ 0,5 Theo đó thì cá đục vùng biển Khánh Hòa rơi vào mô hình II [38]
Các thông số sinh trưởng K, L∞ , trong phương trình Von betalanffy rất quan trọng trong nghiên cứu về sinh học cá, tham số K có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ trao đổi chất của cá [74] Vì vậy, một số nghiên cứu được tiến hành để xác định các thông số đó Krishnamurthy và Kaliyamurthy (1978), đã tính toán các giá trị L∞; K và t0 của phương trình Von Betalanffy cho cá đục từ vùng Pulicat, Ấn Độ có giá trị là 406,82 (mm); 0,2226(/năm) và 0,2745(năm) tương ứng [50] Các thông số tăng trưởng được báo cáo bởi Gowda (1984), nghiên cứu tại Mangalore, Ấn Độ là 532,5 (mm), 0,1548 (/năm) và -1,066 (năm) cho L∞; K và t0 bởi phương pháp phân tích; 510 (mm), 0,1577 (/năm) và -1.09 (năm) bằng phương pháp đồ họa tương ứng Phương trình tăng trưởng Von Betalanffy được Reddy (1992) nghiên cứu bằng phương pháp phân tích có dạng: Lt = 519,16*[1 - e -0,2179*(t-0,08909)] và Lt = 508*[1 - e-0,211*(t-0,05)] thu được bằng phương pháp đồ họa áp dụng cho cá đục vùng Karwar, Ấn Độ [74]
Dựa vào phương trình Von Betalanffy của cá đục ta có thể ước tính chiều dài theo
độ tuổi của cá đục, kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1
Bảng 3.1: Kích thước của cá đục theo độ tuổi của một số nghiên cứu
92 - 112 162 - 182 212 - 232 246 – 256 Nghiên cứu này
Thông tin ở Bảng 3.1 cho thấy kích thước của cá đục qua các độ tuổi có sự tương đồng với các nghiên cứu trước đó của Radhakrishnan (1954), vùng Mandapam và Shamsan (2008), vùng Zuari Estuary, Ấn Độ Sự chênh lệch khoảng dao động giữa các nghiên cứu theo độ tuổi có lẽ do sự khác nhau về mặt địa lý và môi trường sống của mỗi nơi tuy nhiên sự chênh lệch này là không lớn Shamsan (2008), đã chỉ ra rằng có sự sai
Trang 32khác giữa các nhóm kích thước theo độ tuổi có thể là do sự khác nhau về điều kiện sống của mỗi khu vực Điều này đã chứng minh tính chính xác của kết quả nghiên cứu này
Quá trình sinh trưởng của cá đục theo thời gian được biểu diễn ở Hình 3.3 cho thấy tháng 2 là tháng sinh sản chủ yếu của cá đục
Hình 3.3: Quá trình sinh trưởng của cá đục theo thời gian
(Biểu diễn theo phương trình Von Betalanffy, trong đó đường cong màu xanh biểu thị sự tăng trưởng theo thời gian)
3.2 Đặc điểm sinh sản
3.2.1 Tỷ lệ đực cái
Tổng số cá đực và cá cái qua 12 tháng nghiên cứu lần lượt là 151 và 204, chiếm 43
và 57 (%) tương ứng Vậy, tỷ lệ đực cái trong tự nhiên của cá đục vùng biển Khánh Hòa
là 1:1,35 Về mặt lý thuyết thì tỷ lệ đực cái trong tự nhiên là 1:1 Kết quả kiểm định tính độc lập tỷ lệ đực cái giữa thực tế so với lý thuyết thu được chỉ số χ2 = 7,91 > 6,63 (df = 1,
P < 0,01), vậy có sự khác nhau có ý nghĩa giữa thực tế so với lý thuyết
Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đó Theo kết quả nghiên cứu của Jayasankar (1991), tỷ lệ đực cái của cá đục từ vịnh Palk Bay và vịnh Mannar, Ấn Độ là 1:1,1 [43] Còn kết quả nghiên cứu của Ebtisam (2008) ở vùng
Trang 33Zuari Estuary, Ấn Độ thì tỷ lệ đực cái là 1:1,17 [74] Số mẫu thu hoàn toàn là ngẫu nhiên,
ở nghiên cứu này loại trừ thu mẫu cảm tính, vì cá đục không phân biệt được đực – cái bằng hình thái bên ngoài Vì vậy, sự khác biệt về tỷ lệ đực cái với các nghiên cứu trước
đó có thể do thực tế giữa các vùng khác nhau hay một số yếu tố môi trường nào đó tác động vào hoặc có thể số mẫu thu chưa đủ lớn để phản ánh đúng thực trạng tỷ lệ đực cái của tự nhiên Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về vấn đề này cần phải có các nghiên cứu sâu hơn
3.2.2 Các giai đoạn phát triển của tinh sào và buồng trứng
Giai đoạn I: Giai đoạn chưa phát triển Tinh sào và buồng trứng giai đoạn này là hai sợi
mảnh, trong suốt và không phân biệt được tinh sào hay buồng trứng bằng mắt thường Giai đoạn này chỉ xuất hiện đối với những con cá đục bạc chưa tham gia sinh sản lần đầu
Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển Tinh sào và buồng trứng bắt đầu phát triển, giai đoạn
này kích thước buồng trứng tăng lên và có thể phân biệt tinh sào và buồng trứng đực, cái bằng mắt thường Buồng trứng có màu trắng hơi đục, có lớp màng mỏng, rất khó để nhìn thấy hạt trứng bằng mắt thường Trong buồng trứng chứa các tế bào ở cuối thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất Giai đoạn này có nhân lớn, nhân thường có hình tròn và chiếm phần lớn thể tích tế bào (Hình 3.4)
Tinh sào giai đoạn này có kích thước tăng lên so với giai đoạn I Lúc này tinh sào là hai dãy dẹt mỏng, màu trắng Giai đoạn này có sự xuất hiện của tinh bào Túi sinh tinh chưa hình thành (Hình 3.5)
Giai đoạn III: Giai đoạn thành thục Kích thước buồng trứng tăng rõ và chiếm thể tích
đáng kể trong xoang bụng, buồng trứng có màu vàng nhạt Có thể thấy rõ các hạt trứng qua lớp màng trong suốt bằng mắt thường, chúng rất nhỏ, khó tách rời khỏi các tấm trứng Các mạch máu to và phân bố thành nhiều nhánh Thời kỳ này buồng trứng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng, vì vậy kích thước buồng trứng lớn nhờ sự tích lũy chất dinh dưỡng Lúc này trong trứng xuất hiện các không bào (Hình 3.6)
Tinh sào có kích thước lớn hơn giai đoạn II, tinh sào có màu trắng đục Phần trước của tinh sào có kích thước lớn hơn phần sau Trên tiêu bản tổ chức học, vẫn chưa xuất hiện buồng sinh tinh rõ ràng, chủ yếu là tinh bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử (Hình 3.7)
Trang 34Giai đoạn IV: Giai đoạn chín muồi Buồng trứng có kích thước lớn, chiếm diện tích lớn
trong xoang bụng, có màu vàng tươi, đậm hơn so với giai đoạn III Lúc này trứng có kích thước lớn, tương đối đồng đều và có thể tách rời Màng buồng trứng mỏng, các mạch máu phân bố đầy trên buồng trứng Ở giai đoạn này kích thước nhân nhỏ dần, màng nhân tiêu biến (Hình 3.8)
Thời kỳ này tinh sào có kích thước lớn hơn hẳn so với giai đoạn III Tinh sào có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy xuất hiện nhiều buồng sinh tinh rõ ràng, chứa các tinh trùng dày đặc (Hình 3.9)
Hình 3.4: Buồng trứng giai đoạn II Hình 3.5: Tinh sào giai đoạn II
Hình 3.6: Buồng trứng giai đoạn III Hình 3.7: Tinh sào giai đoạn III
4
3
Trang 35Hình 3.8: Buồng trứng giai đoạn IV Hình 3.9: Tinh sào giai đoạn IV
Hình 3.10: Buồng trứng giai đoạn V Hình 3.11: Tinh sào giai đoạn V
Hình 3.12: Buồng trứng giai đoạn VI Hình 3.13: Tinh sào giai đoạn VI
Ghi chú: Các mũi tên 1,3,5&7 lần lượt chỉ trứng các giai đoạn II, III, IV& V; các mũi tên
2,4,6&8 lần lượt chỉ túi sinh tinh (từ chưa hình thành đến hình thành rõ); 9, 10 chỉ trứng
và tinh đã tham gia sinh sản để lại các lỗ hỏng trong xoang buồng trứng và túi sinh tinh
Trang 36Các giai đoạn của buồng trứng và tinh sào cá đục bạc được quan sát dưới kính hiển vi có
độ phóng đại tương ứng là 100 và 400 lần
Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ trứng Buồng trứng đạt kích thước tối đa, có màu đậm hơn
giai đoạn IV Lúc này noãn hoàng tích lũy đầy trong tế bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm và từ từ tan biến vào dịch nhân (Hình 3.10)
Tinh sào có màu trắng sữa, mềm và các thùy căng mộng Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy tinh sào chứa nhiều tinh trùng (Hình 3.11)
Giai đoạn VI: Giai đoạn sau khi đẻ Đây được gọi là giai đoạn thoái hóa buồng trứng
Sau khi đẻ, buồng trứng rỗng, nhăn nheo, mềm nhão và bên trong có dịch bầm đỏ Buồng trứng lúc này vẫn còn sót lại một số trứng giai đoạn V các trứng này sẽ thoái hóa và tái hấp thu Bên cạnh đó vẫn còn có các tế bào dự trữ, một số tế bào chuyển về giai đoạn II, III (Hình 3.12)
Cá đã tham gia sinh sản, kích thước tinh sào teo lại, tinh sào có màu trắng đục hơi vàng, mềm nhão, lúc này có nhiều buồng sinh tinh rỗng và một số tinh trùng còn sót lại (Hình 3.13)
Bảng 3.2: Kích thước trứng cá đục qua các giai đoạn phát triển (n = 30)
Giai đoạn Đường kính (mm)
Trang 37chia buồng trứng cá đục theo thang 5 bậc trong khi nghiên cứu này lại chia buồng trứng
cá đục theo thang 6 bậc
3.2.3 Mùa vụ sinh sản
3.2.3.1 Tỷ lệ thành thục theo tháng
Hình 3.14: Tỷ lệ các giai đoạn của cá đục qua các tháng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu qua 12 tháng được thể hiện ở Hình 3.14 Tỷ lệ thành thục đạt giá trị cao nhất ở tháng 1 chiếm đến 81 (%) Tỷ lệ thành thục thấp nhất ở tháng 11 chỉ chiếm 33 (%) Tỷ lệ thành thục đạt giá trị cao từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Tháng 11 không phải là mùa sinh sản của cá đục tuy nhiên vẫn có các cá thể đang ở thời kỳ thành thục, buồng trứng xuất hiện giai đoạn III, IV, V Sự hiện diện của các giai đoạn khác nhau (trứng trưởng thành bên cạnh các trứng chưa trưởng thành) trong buồng trứng cá cho thấy
cá đục ở vùng biển Khánh Hòa đẻ nhiều lần trong năm Kết quả này phù hợp những nghiên cứu về sinh sản của cá đục trước đó được thực hiện bởi James & cs (1976) ở vùng phía Nam khu vực Kanara [39], Jayasankar & Alagarswami (1993) vùng vịnh Palk và vịnh Mannar [44] Và nghiên cứu mới đây của Shamsan (2008) tại vùng Zuari Estuary,
Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự
Trang 3812 đến tháng 4 năm sau Từ sự thay đổi của chỉ số GSI cùng với tỷ lệ thành thục thay đổi theo tháng cho thấy cá đục là loài đẻ trứng quanh năm Trong đó tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời kỳ sinh sản tập trung, với đỉnh cao là tháng 1
GSI có giá trị cao nhất ở tháng 1 vì đây là tháng sinh sản tập trung nhất của cá Tháng này bắt gặp nhiều cá thể có tinh sào và buồng trứng ở giai đoạn III, IV, V Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số GSI cao trong thời gian sinh sản tập trung của cá đục là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Shamsan (2008) Kết quả nghiên cứu Shamsan (2008) tại vùng Zuari Estuary, Ấn Độ được tiến hành trên cá đục chỉ ra rằng trong mùa sinh sản chỉ số GSI cao hơn so với những thời điểm khác [74]
Hình 3.15: Hệ số thành thục và tỷ lệ thành thục cá đục qua các tháng nghiên cứu
Trang 39Ấn Độ, cá đục tham gia sinh sản quanh năm và có mùa sinh sản kéo dài Cá đục cái có buồng trứng giai đoạn III xuất hiện quanh năm trừ tháng 3, buồng trứng giai đoạn IV xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 12 và tháng 2, buồng trứng ở giai đoạn V xuất hiện vào tháng 3,
5, 7, 8 và 10 Theo đó, mùa sinh sản chủ yếu của cá đục kéo dài từ tháng 6 - 12 [74] Mùa
vụ sinh sản của cá đục trong nghiên cứu này có sự sai khác với nghiên cứu của Shamsan (2008), có thể là do đặc điểm của điều kiện tự nhiên của Việt Nam có sự sai khác nào đó
so với Ấn Độ Mùa vụ sinh sản của loài cá có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi môi trường đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và nguồn thức ăn [19, 74] Những yếu tố môi trường này có ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình phát triển tinh sào và buồng trứng và khả năng sinh sản của các loài [74] Theo nhận định của Shamsan (2008) [74], cá thường sinh sản vào thời điểm điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho sự sống, phát triển của cá bột và nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích hoạt sinh sản cá ở vùng nhiệt đới Vì vậy điều kiện tự nhiên giữa hai vùng Việt - Ấn không có sự đồng nhất nên đã dẫn đến sự sai khác trên
Mùa vụ sinh sản của cá đục so với một vài loài cá biển khác ở Việt Nam được thể hiện ở Bảng 3.3 Thông tin trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy cá đục có mùa sinh sản kéo dài
so với các loài cá biển còn lại ngoại trừ cá khoang cổ và cá tráp vây vàng Sự sai khác này
là do đặc điểm sinh học của từng loài và thực tế cho thấy các loài cá khác nhau thì có thể
có mùa sinh sản khác nhau Như cá chẽm và cá hồng bạc có mùa sinh sản kéo dài từ tháng
4 - 9; trong khi cá đối từ tháng 1 - 3 và tháng 7 - 9 Bên cạnh đó, cá khoang cổ
Amphiprion clarkii lại là loài đẻ quanh năm tương tự như kết quả nghiên cứu về mùa sinh
sản của cá đục, tuy nhiên thời điểm đẻ tập trung lại khác nhau Ngoài ra, cá tráp vây vàng
Acanthopagrus latus có mùa sinh sản trùng với cá đục Sở dĩ cá đục là loài sinh sản quanh
năm vì chúng thuộc loài ăn tạp, chúng sử dụng được nhiều loại thức ăn sẵn có trong tự nhiên Không như các loài cá khác chỉ sử dụng được một số dạng thức ăn nhất định Như vậy, cá đục có điều kiện tích lũy chất dinh dưỡng từ đó chuyển hóa thành các sản phẩm sinh dục tốt hơn các loài cá khác
Để đảm bảo nguồn lợi cá đục được khai thác một cách bền vững cần phải có biện pháp quản lý thích hợp nguồn lợi loài cá này Cụ thể, nên tiến hành khai thác loài cá này
Trang 40từ tháng 5 đến tháng 11, tránh khai thác vào thời gian sinh sản tập trung từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Bảng 3.3: Mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển tại Việt Nam
Loài Mùa vụ sinh sản Tham Khảo
Cá hồng bạc
(Lutjanus argentimaculatus) Tháng 4 – 9
Nguyễn Địch Thanh, 2011 [13]
Cá đục
(Silago sihama)
Tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nghiên cứu này
(bỏ cá mặt quỷ vì nó không thuộc bộ cá vược)
3.2.4 Kích thước thành thục lần đầu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá đục có kích thước lớn hơn 195 (mm) có tỷ lệ thành thục 100% Nhóm cá có kích thước nhỏ hơn 115 (mm) chưa tham gia sinh sản Nhóm cá có kích thước lớn hơn 148 (mm) có tỷ lệ thành thục lớn hơn 50% Để xác định
rõ kích thước thành thục của cá đục thì phải xét đến sự tương quan giữa chiều dài và Ln((1-P)/P) của cá đục, kết quả được trình bày ở Hình 3.16