Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng của cá đục sillago sihama (forsskal, 1775) ở vùng biển khánh hòa (Trang 28)

Kết quả phân tích mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục được biểu diễn ở Hình 3.1

Hình 3.1: Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục

Từ kết quả biểu diễn ở Hình 3.1 cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá đục cĩ mối tương quan chặt chẽ với nhau được biểu diễn theo phương trình W = 4*10-6*L3,133 với hệ số tương quan R rất cao (0,9944). Điều này cĩ nghĩa là khi chiều dài cá đục tăng thì khối lượng cá cũng tăng theo. Tuy nhiên, đồ thị cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá đục khơng đều nhau, biểu hiện ở độ dốc của đồ thị khác nhau. Cụ thể, kích thước cá tăng từ khoảng 100 đến 150 (mm) thì khối lượng cá chưa đạt đến 25 (g), trong khi kích thước cá tăng từ 250 đến 300 thì khối lượng cá tăng > 50 (g). Điều này hồn tồn phù hợp với nhận định của Trần Kiên (1978), theo đĩ thời gian đầu, cá tăng nhanh về kích thước nhằm tăng tính cạnh tranh cùng lồi, đồng thời vượt ra khỏi kích thước săn mồi của vật dữ, từ đĩ đảm bảo cho sự sinh tồn của loài [3].

Nắm được mối quan hệ tốn học giữa chiều dài và khối lượng của cá trong một khu vực địa lý nhất định là một chỉ số hữu ích khi xác định sản lượng cá [67]. Nguyên tắc của mối quan hệ đĩ là khối lượng cá tăng liên quan đến tăng chiều dài của nĩ. Mối quan hệ đĩ cĩ thể được mơ tả bằng cách sử dụng cơng thức W = a * Lb; a,b: Là các hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính tốn hồi quy thực nghiệm [22]. Giá trị của “b” trong phương trình thường nằm trong khoảng 2,5 - 4. Tốc độ tăng trưởng lý tưởng của một con cá theo lý thuyết cĩ giá trị của “b” = 3 (tăng trưởng đồng đẳng), nếu giá trị của “b” ≠ 3 tức là cá tăng trưởng bất đồng đẳng [79]. Vậy theo kết quả nghiên cứu này, cá đục vùng biển Khánh Hịa thuộc lồi cá tăng trưởng bất đồng đẳng (b = 3,133).

Từ mối quan hệ tốn học giữa chiều dài và khối lượng của cá trong một khu vực địa lý nhất định là một thước đo thực tế về tình trạng sức khỏe của cá [67]. Từ đĩ cĩ thể tính tốn được khối lượng của một con cá ứng với một chiều dài hoặc khoảng chiều dài nhất định. Cĩ thể so sánh về hình thái học của cá thể ở các khu vực khác nhau khi dựa vào mối quan hệ khối lượng và chiều dài [32]. Tương tự như vậy, trữ lượng sinh khối và các khía cạnh khác nhau của sinh trưởng quần thể cĩ thể được ước tính bằng cách sử dụng mối quan hệ khối lượng - chiều dài [60].

Mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục đã được nghiên cứu tương đối nhiều trên thế giới. Radhakrishnan (1957), đã báo cáo mối quan hệ giữa chiều dài và khối

lượng của cá đục sống ở vùng nước Mandapam và Rameswaram, Ấn Độ là W = 115*10-7*L2,886 [70]. Shamsan (2008), đã tiến hành nghiên cứu về mối tương quan

giữa chiều dài và khối lượng cá đục ở vùng Zuari Estuary, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra phương trình biểu diễn mối tương quan chiều dài và khối lượng cá đục vùng Zuari Estuary, Ấn Độ cĩ dạng: W = 6*10-6*L3,042 [74]. Mối tương quan về chiều dài và khối lượng cá đục cũng đã được nghiên cứu bởi Taskavak và Bilecenoglu (2001), thực hiện ở bờ biển phía đơng Địa Trung Hải của Thổ Nhỉ Kỳ, theo đĩ phương trình tương quan chiều dài và khối lượng là W = 14*10-7*L3,355 [78]. Như vậy, cá đục vùng biển Khánh Hịa (b = 3,133) cĩ trọng lượng tăng nhanh hơn trên một đơn vị tăng chiều dài so với cá đục vùng biển Ấn Độ (b = 2,886; 3,042) nhưng lại thấp hơn so với cá đục vùng biển Thổ Nhỉ Kỳ (b = 3,355).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng của cá đục sillago sihama (forsskal, 1775) ở vùng biển khánh hòa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)