Giai đoạn I: Giai đoạn chưa phát triển. Tinh sào và buồng trứng giai đoạn này là hai sợi
mảnh, trong suốt và khơng phân biệt được tinh sào hay buồng trứng bằng mắt thường. Giai đoạn này chỉ xuất hiện đối với những con cá đục bạc chưa tham gia sinh sản lần đầu.
Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển. Tinh sào và buồng trứng bắt đầu phát triển, giai đoạn
này kích thước buồng trứng tăng lên và cĩ thể phân biệt tinh sào và buồng trứng đực, cái bằng mắt thường. Buồng trứng cĩ màu trắng hơi đục, cĩ lớp màng mỏng, rất khĩ để nhìn thấy hạt trứng bằng mắt thường. Trong buồng trứng chứa các tế bào ở cuối thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất. Giai đoạn này cĩ nhân lớn, nhân thường cĩ hình trịn và chiếm phần lớn thể tích tế bào (Hình 3.4).
Tinh sào giai đoạn này cĩ kích thước tăng lên so với giai đoạn I. Lúc này tinh sào là hai dãy dẹt mỏng, màu trắng. Giai đoạn này cĩ sự xuất hiện của tinh bào. Túi sinh tinh chưa hình thành (Hình 3.5).
Giai đoạn III: Giai đoạn thành thục. Kích thước buồng trứng tăng rõ và chiếm thể tích
đáng kể trong xoang bụng, buồng trứng cĩ màu vàng nhạt. Cĩ thể thấy rõ các hạt trứng qua lớp màng trong suốt bằng mắt thường, chúng rất nhỏ, khĩ tách rời khỏi các tấm trứng. Các mạch máu to và phân bố thành nhiều nhánh. Thời kỳ này buồng trứng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng, vì vậy kích thước buồng trứng lớn nhờ sự tích lũy chất dinh dưỡng. Lúc này trong trứng xuất hiện các khơng bào (Hình 3.6).
Tinh sào cĩ kích thước lớn hơn giai đoạn II, tinh sào cĩ màu trắng đục. Phần trước của tinh sào cĩ kích thước lớn hơn phần sau. Trên tiêu bản tổ chức học, vẫn chưa xuất hiện buồng sinh tinh rõ ràng, chủ yếu là tinh bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử (Hình 3.7).
Giai đoạn IV: Giai đoạn chín muồi. Buồng trứng cĩ kích thước lớn, chiếm diện tích lớn
trong xoang bụng, cĩ màu vàng tươi, đậm hơn so với giai đoạn III. Lúc này trứng cĩ kích thước lớn, tương đối đồng đều và cĩ thể tách rời. Màng buồng trứng mỏng, các mạch máu phân bố đầy trên buồng trứng. Ở giai đoạn này kích thước nhân nhỏ dần, màng nhân tiêu biến (Hình 3.8).
Thời kỳ này tinh sào cĩ kích thước lớn hơn hẳn so với giai đoạn III. Tinh sào cĩ màu trắng sữa, các mạch máu phát triển. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy xuất hiện nhiều buồng sinh tinh rõ ràng, chứa các tinh trùng dày đặc (Hình 3.9).
Hình 3.4: Buồng trứng giai đoạn II Hình 3.5: Tinh sào giai đoạn II
Hình 3.6: Buồng trứng giai đoạn III Hình 3.7: Tinh sào giai đoạn III
1 2
4 3
Hình 3.8: Buồng trứng giai đoạn IV Hình 3.9: Tinh sào giai đoạn IV
Hình 3.10: Buồng trứng giai đoạn V Hình 3.11: Tinh sào giai đoạn V
Hình 3.12: Buồng trứng giai đoạn VI Hình 3.13: Tinh sào giai đoạn VI
Ghi chú: Các mũi tên 1,3,5&7 lần lượt chỉ trứng các giai đoạn II, III, IV& V; các mũi tên 2,4,6&8 lần lượt chỉ túi sinh tinh (từ chưa hình thành đến hình thành rõ); 9, 10 chỉ trứng và tinh đã tham gia sinh sản để lại các lỗ hỏng trong xoang buồng trứng và túi sinh tinh.
6 5 8 7 9 10
Các giai đoạn của buồng trứng và tinh sào cá đục bạc được quan sát dưới kính hiển vi cĩ độ phĩng đại tương ứng là 100 và 400 lần.
Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ trứng. Buồng trứng đạt kích thước tối đa, cĩ màu đậm hơn
giai đoạn IV. Lúc này nỗn hồng tích lũy đầy trong tế bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm và từ từ tan biến vào dịch nhân (Hình 3.10).
Tinh sào cĩ màu trắng sữa, mềm và các thùy căng mộng. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy tinh sào chứa nhiều tinh trùng (Hình 3.11).
Giai đoạn VI: Giai đoạn sau khi đẻ. Đây được gọi là giai đoạn thối hĩa buồng trứng.
Sau khi đẻ, buồng trứng rỗng, nhăn nheo, mềm nhão và bên trong cĩ dịch bầm đỏ. Buồng trứng lúc này vẫn cịn sĩt lại một số trứng giai đoạn V các trứng này sẽ thối hĩa và tái hấp thu. Bên cạnh đĩ vẫn cịn cĩ các tế bào dự trữ, một số tế bào chuyển về giai đoạn II, III (Hình 3.12).
Cá đã tham gia sinh sản, kích thước tinh sào teo lại, tinh sào cĩ màu trắng đục hơi vàng, mềm nhão, lúc này cĩ nhiều buồng sinh tinh rỗng và một số tinh trùng cịn sĩt lại (Hình 3.13).
Bảng 3.2: Kích thước trứng cá đục qua các giai đoạn phát triển (n = 30).
Giai đoạn Đường kính (mm)
Nhỏ nhất Lớn nhất M ± SD I 0,039 0,069 0,048 ± 0,0096 II 0,078 0,147 0,108 ± 0,0209 III 0,169 0,361 0,257 ± 0,0472 IV 0,385 0,578 0,483 ± 0,0605 V 0,602 0,771 0,771 ± 0,0581
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.2 cho thấy trứng cá đục cĩ kích thước dao động từ 0,39 đến 0,771 (mm). Điều này tương đồng với nghiên cứu trước đĩ của Ebtisam (2008) thực hiện tại vùng Zuari Estuary, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu của Ebtisam cho thấy trứng cá đục bé nhất cĩ đường kính là 0,05 (mm) cịn trứng trưởng thành hồn tồn cĩ đường kính đạt kích thước tối đa là 0,64 (mm) [74]. Tuy nhiên, khơng thể so sánh kích thước trứng ở các giai đoạn giữa hai nghiên cứu vì nghiên cứu của Shamsan (2008)
chia buồng trứng cá đục theo thang 5 bậc trong khi nghiên cứu này lại chia buồng trứng cá đục theo thang 6 bậc.
3.2.3. Mùa vụ sinh sản