Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng của cá đục sillago sihama (forsskal, 1775) ở vùng biển khánh hòa (Trang 30)

Kết quả nghiên cứu đã xác định được hệ số K = 0,36/năm và L∞ = 336 (mm), W∞ = 270,5 (g). Vậy phương trình sinh trưởng Von Betalanffy của cá đục vùng biển Khánh Hịa cĩ dạng:

Lt = 336*[1- e -0,36*t]

Hyndes và Potter (1997), đã tiến hành nghiên cứu ở phía Tây nước Úc và đề xuất ra hai mơ hình tăng trưởng cho Sillago spp. Mơ hình I bao gồm các lồi cá cĩ chiều dài tiệm cận L∞ tương đối nhỏ (< 190 mm) và cĩ tốc độ tăng trưởng cao, hệ số K ≥ 1, trong khi mơ hình II bao gồm các lồi cĩ kích thước lớn hơn, chiều dài tiệm cận L∞ > 300 (mm)

và hệ số tăng trưởng K ≤ 0,5. Theo đĩ thì cá đục vùng biển Khánh Hịa rơi vào mơ hình II [38].

Các thơng số sinh trưởng K, L∞ , trong phương trình Von betalanffy rất quan trọng trong nghiên cứu về sinh học cá, tham số K cĩ liên quan chặt chẽ với tỷ lệ trao đổi chất của cá [74]. Vì vậy, một số nghiên cứu được tiến hành để xác định các thơng số đĩ. Krishnamurthy và Kaliyamurthy (1978), đã tính tốn các giá trị L∞; K và t0 của phương trình Von Betalanffy cho cá đục từ vùng Pulicat, Ấn Độ cĩ giá trị là 406,82 (mm); 0,2226(/năm) và 0,2745(năm) tương ứng [50]. Các thơng số tăng trưởng được báo cáo bởi Gowda (1984), nghiên cứu tại Mangalore, Ấn Độ là 532,5 (mm), 0,1548 (/năm) và -1,066 (năm) cho L∞; K và t0 bởi phương pháp phân tích; 510 (mm), 0,1577 (/năm) và -1.09 (năm) bằng phương pháp đồ họa tương ứng. Phương trình tăng trưởng Von Betalanffy được Reddy (1992) nghiên cứu bằng phương pháp phân tích cĩ dạng: Lt = 519,16*[1 - e -0,2179*(t-0,08909)] và Lt = 508*[1 - e-0,211*(t-0,05)] thu được bằng phương pháp đồ họa áp dụng cho cá đục vùng Karwar, Ấn Độ [74].

Dựa vào phương trình Von Betalanffy của cá đục ta cĩ thể ước tính chiều dài theo độ tuổi của cá đục, kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kích thước của cá đục theo độ tuổi của một số nghiên cứu

Chiều dài (mm) Tuổi Tham khảo 1+ 2+ 3+ 4+ 130 - 140 160 - 200 200 - 240 240 – 280 Radhakrishnan (1954) [69] 108 - 145 145 - 187 190 - 224 Shamsan (2008) [74]

92 - 112 162 - 182 212 - 232 246 – 256 Nghiên cứu này

Thơng tin ở Bảng 3.1 cho thấy kích thước của cá đục qua các độ tuổi cĩ sự tương đồng với các nghiên cứu trước đĩ của Radhakrishnan (1954), vùng Mandapam và Shamsan (2008), vùng Zuari Estuary, Ấn Độ. Sự chênh lệch khoảng dao động giữa các nghiên cứu theo độ tuổi cĩ lẽ do sự khác nhau về mặt địa lý và mơi trường sống của mỗi nơi tuy nhiên sự chênh lệch này là khơng lớn. Shamsan (2008), đã chỉ ra rằng cĩ sự sai

khác giữa các nhĩm kích thước theo độ tuổi cĩ thể là do sự khác nhau về điều kiện sống của mỗi khu vực. Điều này đã chứng minh tính chính xác của kết quả nghiên cứu này.

Quá trình sinh trưởng của cá đục theo thời gian được biểu diễn ở Hình 3.3 cho thấy tháng 2 là tháng sinh sản chủ yếu của cá đục.

Hình 3.3: Quá trình sinh trưởng của cá đục theo thời gian

(Biểu diễn theo phương trình Von Betalanffy,

trong đĩ đường cong màu xanh biểu thị sự tăng trưởng theo thời gian)

3.2. Đặc điểm sinh sản

3.2.1. Tỷ lệ đực cái

Tổng số cá đực và cá cái qua 12 tháng nghiên cứu lần lượt là 151 và 204, chiếm 43 và 57 (%) tương ứng. Vậy, tỷ lệ đực cái trong tự nhiên của cá đục vùng biển Khánh Hịa là 1:1,35. Về mặt lý thuyết thì tỷ lệ đực cái trong tự nhiên là 1:1. Kết quả kiểm định tính độc lập tỷ lệ đực cái giữa thực tế so với lý thuyết thu được chỉ số χ2 = 7,91 > 6,63 (df = 1,

P < 0,01), vậy cĩ sự khác nhau cĩ ý nghĩa giữa thực tế so với lý thuyết.

Kết quả nghiên cứu này cĩ sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đĩ. Theo kết quả nghiên cứu của Jayasankar (1991), tỷ lệ đực cái của cá đục từ vịnh Palk Bay và vịnh Mannar, Ấn Độ là 1:1,1 [43]. Cịn kết quả nghiên cứu của Ebtisam (2008) ở vùng

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 2012 2013 Ch iều dà i ( mm ) Thời gian

Zuari Estuary, Ấn Độ thì tỷ lệ đực cái là 1:1,17 [74]. Số mẫu thu hồn tồn là ngẫu nhiên, ở nghiên cứu này loại trừ thu mẫu cảm tính, vì cá đục khơng phân biệt được đực – cái bằng hình thái bên ngồi. Vì vậy, sự khác biệt về tỷ lệ đực cái với các nghiên cứu trước đĩ cĩ thể do thực tế giữa các vùng khác nhau hay một số yếu tố mơi trường nào đĩ tác động vào hoặc cĩ thể số mẫu thu chưa đủ lớn để phản ánh đúng thực trạng tỷ lệ đực cái của tự nhiên. Tuy nhiên để cĩ kết luận chính xác hơn về vấn đề này cần phải cĩ các nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh trưởng của cá đục sillago sihama (forsskal, 1775) ở vùng biển khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)