1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx

42 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 834,5 KB

Nội dung

NỘI DUNG BÁO CÁO• Hệ thống phân loại và đặc điểm sinh học • Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm • Sinh sản nhân tạo cá lóc • Một số mô hình nuôi cá lóc mới hiện nay... Nuôi ghép  Nuôi ghép

Trang 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

Chủ đề: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT

NUÔI CÁ LÓC(Channa maculata, Channa argus)

NHÓM 9 LỚP 47NT-1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nhiều năm gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong

đó có nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh và đóng góp

đáng kể cho việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và phục vụ cho xuất khẩu Để nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển thì việc tìm ra đối tượng nuôi có thế mạnh của từng vùng

có ý nghĩa quan trọng Cá lóc(Channidae) là họ cá phân bố tự nhiên khá phổ biến tại Việt Nam, sức chống chịu tốt, thịt thơm ngon được khai thác làm thực phẩm từ lâu đời Đưa cá lóc trở thành đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao là giải

pháp hữu ích về nhiều mặt Bài báo cáo sau đây xin trình bày

về cách làm khá mới mẻ này

Trang 4

NỘI DUNG BÁO CÁO

• Hệ thống phân loại và đặc điểm sinh học

• Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

• Sinh sản nhân tạo cá lóc

• Một số mô hình nuôi cá lóc mới hiện nay

Trang 5

I Hệ thống phân loại và đặc điểm sinh học

Họ Channidae có hai chi là Channa có 29 loài và

Parachanna có 3 loài ở châu Phi Ở Việt Nam chủ yếu là

Channa maculata và Channa argus

 Tên gọi khác: cá chuối, cá lóc, cá sộp, cá xộp, cá tràu, cá đô

tùy theo vùng

Trang 6

Cá lóc Trung Quốc(Channa argus)

Cá Lóc bông(Channa micropeltes Cuvier

& Valencienes 1831)

Cá lóc đen(Channa striata )

Trang 8

Hình 1.3: Phân bố Channa maculata trong khu vực

Trang 10

1.2 Ðặc điểm hình thái

 Vây lưng có 40 - 46 vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái

Đầu cá C argus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.

 Phân biệt cá đực, cá cái:

• Cá đực: thân dài, thon, đầu to, bụng nhỏ rắn chắc, lỗ sinh dục và

lỗ hậu môn riêng biệt

• Cá cái: thân ngắn, đầu nhỏ, bụng to, mềm sệ xuống, lỗ sinh dục

to, lồi gần sát lỗ hậu môn

1.3 Tập tính sinh học

 Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục

ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ

 Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, sống được trong nước hàm lượng O2 thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ

Trang 11

1.4 Tính ăn

 Cá quả thuộc loại cá dữ, ăn tạp, thức ăn thay đổi theo tuổi

 Thân dài 3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con

 Thân dài trên 8cm ăn cá con Khi trọng lượng nặng 0,5 kg

có thể ăn 100g cá

 Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến Nhiệt độ giảm xuống dưới 12oC cá ngừng kiếm ăn, mùa đông không bắt mồi

Trang 12

II Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

2.1 Nuôi ghép

 Nuôi ghép trong các ao cá khác để:

• tận dụng hết tiểm năng của vực nước

• lợi dụng cá quả để tiêu diệt các loài cá tạp cạnh tranh thức ăn,

không gian và dưỡng khí làm cho cá nuôi phát triển tốt

 Ao có nuôi ghép cá quả bờ phải cao hơn mặt nước 30 - 40

cm, không có lỗ rò

Trang 13

 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nuôi thử nghiệm cá lóc với cá rô phi(dùng cá rô phi làm thức ăn cho cá lóc).

 Nuôi cá lóc ghép với cá nuôi khác:

• Nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép, rô phi, diếc Thức ăn bằng phân lợn ủ, mỗi tuần bón 2 lần Mỗi lần 0,1-0,15kg/m3 nước

Trang 14

 Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ Đỉnh bờ cao hơn mực nước

trong ao 0,5 m, không bị ngập nước lụt trong mùa mưa Xung quanh bờ ao phải có lưới chắn cao 0,8 - 1,0 m để chống cá vượt bờ, phóng ra ngoài

 Ao sâu 1.5 – 2 m, nguồn nước phong phú, có hệ thống cấp, thoat nước chủ động

Trang 15

Chuẩn bị ao nuôi:

 Tát cạn ao, nạo vét bùn đáy, diệt tạp, rải vôi nung(CaO) 7 – 10

kg/100m2, phơi nắng đáy ao từ 2-3 ngày

 Bón phân gây màu:

• Phân chuồng ủ hoai 15 kg/100m2

• Phân xanh lá dầm 20 kg/100m2, bó thành bó dìm xuống 4 góc ao

• Lấy nước vào ao qua lưới lọc Sau 5-7 ngày, khi nước có màu xanh

lá chuối non thì tiến hành thả cá giống

Trang 16

2.2.2 Thả cá giống

Quy cỡ giống:

 Kích cỡ: nên thả cá giống đồng đều kích cỡ Để hạn chế tỉ lệ hao hụt, người mới nuôi nên thả cá có cỡ khoảng 8 - 10cm để dễ chăm sóc

 Ngoại hình cá cân đối, vây, vẩy đầy đủ, không xây xát, bơi lội

nhanh nhẹn, không có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Mật độ thả: dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định,

khoảng 5 - 10 con/m 2 (cá 3 cm), dùng lưới đánh bắt những con sinh trưởng quá nhanh để tránh ăn thịt nhau, mật độ cuối cùng là 2 - 3 con/m 2 , nếu nguồn nước phong phú cũng có thể tăng thêm mật độ.

Xử lý cá trước khi thả nuôi: tắm nước muối 2% trong thời gian 2 -

3 phút để phòng một số bệnh trước khi thả nuôi

 Loại bỏ hẳn những con giống yếu hoặc bị xây xát trước khi thả.

 Ngoài ra có thể thả ghép vào một ít cá mè để khống chế chất nước.

Trang 17

2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn

a Thức ăn

 Thức ăn sống gồm: tảo trần, cá rô phi nhỏ, tôm nhỏ, giun, dòi…

 Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát, bột đậu tương

hay bánh khô dầu 20%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin.

b Cách cho ăn

Luyện cho ăn: Luyện ăn thức ăn chế biến ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm) tốt

nhất nuôi trong ao xi măng có nước chảy, thả 500 con/m 2 , bắt đầu cho ăn giun ít tơ , thức ăn cho vào sàn đặt cách mặt nước 10 cm khi

cá đã quen ăn rồi dần dần giảm số lượng giun ít tơ tăng số lượng cá tạp nghiền nát cho đến khi cá quả quen với thức ăn chế biến, lúc này

cá đã đạt 4 - 5 cm(tỉ lệ sống 20%) Đang luyện cho ăn thức ăn chế biến không cho thức ăn sống.

Trang 18

 Cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và tối, 5 - 7% trọng lượng

thân/ngày Mùa sinh trưởng nhanh cho ăn không quá 10%

2.2.4 Chăm sóc quản lý

 Cá quả có khả năng nhảy phóng rất cao(1,5m), cá nhảy qua ao

có nước thấp hơn Nước chảy hoặc trời mưa kích thích cá quả nhảy đi, vì vậy khi có mưa rào phải thăm ao thường xuyên

 Trước khi cho ăn phải dọn rửa sàn ăn không để nước bẩn,

thường xuyên bổ sung thêm nước mới, bảo đảm nước trong sạch, tốt nhất là có dòng chảy

 Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón phân gây màu nước

 Kiểm tra sức khoẻ của cá hàng ngày và cho ăn đủ số lượng, chất lượng thức ăn

Trang 19

 Quá trình nuôi, khoảng 7 - 15 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần khoảng 1/3 - 2/3 lượng nước trong ao tuỳ theo chất lượng

nước của ao, cá càng lớn thay càng nhiều

 Định kỳ bón vôi CaCO3 2 lần/tháng, liều lượng khoảng 1 – 2 kg/100m3 nước Có thể kết hợp sau mỗi đợt thay nước để

phòng bệnh trong quá trình nuôi

 Trong tháng đầu, cá còn nhỏ dễ bị bệnh đường ruột hoặc các bệnh khác làm cá lớn không đều, giảm tỉ lệ sống, cần tăng

cường theo dõi, quan sát Có thể chủ động phòng bệnh định kỳ bằng Rifamycin hoặc Bactrim(2 - 5g/100kg cá) và vitamin C, trộn vào thức ăn cho cá ăn trong 5 - 7 ngày liên tục, các tháng sau chỉ sử dụng thuốc khi thấy cá có dấu hiệu bệnh

Trang 20

2.3 Nuôi cá lóc trong bè

 Chọn những nơi có chất nước tốt, không bị ô nhiễm có mực nước sâu, tránh những nơi có tàu bè qua lại, đặc biệt cần tránh

xa nguồn nước thải nhà máy công nghiệp hóa chất

 Cá con cỡ 3 - 4 cm, bè rộng 1,5 m2, thả 5.000 con, cho ăn bằng

cá linh băm nhỏ, phế phẩm ở các chợ, đầu, ruột cá xay nhuyễn đặt lên tấm vỉ bằng tre Nuôi đến cỡ 10 - 12 cm chuyển sang

bè có kích thước lớn hơn Thường nuôi 3 tháng đạt 1,2 kg/con

 Để giảm hao hụt và thuận tiện khi nuôi nên thả cá lớn (15-30 gr/con với cá lóc bông, 10-15 gr/con với cá lóc thường, cá đã quen sử dụng thức ăn chế biến

Trang 21

 Mật độ thả nuôi trung bình từ 120-130 con/m3 Kích cở cá đều nhau, khỏe mạnh, cơ thể cân đối.

 Cần thường xuyên kiểm tra bè nuôi, tiến hành làm vệ sinh bè

Kích cở cá(g/con) Khẩu phần ăn(%/trọng lượng cá )

Trang 22

2.4 Phòng trị bệnh cho cá lóc

2.4.1 Phòng bệnh

 Cho cá ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn

 Vệ sinh thường xuyên sàn cho ăn và có chế độ thay nước hợp lý

 Thường xuyên quan sát các hoạt động của cá, kịp thời phát hiện

cá nhiễm bệnh để cách ly và điều trị cho cá

2.4.2 Trị bệnh

Bệnh đốm đỏ, xuất huyết

Dấu hiệu: Cá bị xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh

miệng và nắp mang, phía mặt bụng của cá Cá yếu, bỏ ăn, bơi lờ

đò có thể gây chết đến 70 - 80%

Trang 23

Trị bệnh:

 Thay nước 02 ngày /lần, thay 1/3 - 2/3 lượng nước trong ao

 Tắm thuốc tím(KMnO4): 3 – 5 ppm, không quy định thời gian

 Dùng Oxytetracycline 55 mg/kg cá/ngày, nhóm Sulphamid

150 - 200mg/kg cá/ngày, Vitamin C 20 - 30mg/kg cá/ngày, trộn vào thức ăn cho ăn liên tục 7 - 10 ngày

Trang 24

Bệnh gió

Dấu hiệu: cá lồi mắt, bơi lờ đờ ven bờ.

Trị bệnh: dùng 200g lá trầu, 200g cỏ mần trầu giã lấy nước

trộn với 150cc dầu lửa vắt lấy nước trộn vào thức ăn cho cá, xác bã rải xuống ao

Bệnh đỏ xoang miệng

Dùng cỏ mực(nhọ nồi) giã nát vắt lấy nước trộn vào thức ăn cho cá, xác bã rải xuống ao

Bệnh ghẻ lở

• Dùng Tetracycline trộn vào thức ăn cho cá

• Dùng thuốc Green malachite 5-10g/m2 hòa nước tạt đều khắp ao

Trang 25

Bệnh do ký sinh trùng

a/ Bệnh do trùng bánh xe

Dấu hiệu: Mang và vây cá có lớp nhớt màu trắng hơi đục Cá

bị bệnh thường nổi đầu và tập trung ở nơi có nước chảy

Trị bệnh:

 Thay 1/3 - 2/3 lượng nước trong ao

 Tắm nước muối 2 - 3% cho cá trong thời gian 5 - 10 phút

 Tắm cho cá với Sulphat đồng(CuSO4) nồng độ 2 – 5 ppm trong thời gian 5 - 15 phút, hoặc ngâm trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7 ppm

Trang 26

Hình 2.2: Bệnh do trùng bánh xe

Trang 27

b/ Bệnh do trùng mỏ neo

Dấu hiệu: Cá nhiễm bệnh sẽ kém ăn, gầy yếu Nơi trùng bám

sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cá

nuôi Trùng có dạng hình mỏ neo, kích thước 8 - 16 mm, ký sinh cắm sâu vào cơ thể cá

Trị bệnh:

 Tắm thuốc tím với nồng độ 10ppm (10 gam/m3) trong 1 giờ

 Dùng lá xoan ngâm với liều lượng 0,3 - 0,5 kg/m3 nước

Hình 2.3: Bệnh do trùng mỏ neo

Trang 28

c/ Bệnh do giun sán

Dấu hiệu: Cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước

chảy Sán lá đơn chủ ký sinh nhiều làm mang cá bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết

Phòng bệnh:

 Không thả cá với mật độ quá dày

 thay nước định kỳ nếu thấy chất lượng nước xấu thay nhiều hơn

 Trước khi thả giống cần tắm nước muối nồng độ 2 - 3% cho cá trong thời gian 5 - 10 phút

Trị bệnh: Dùng Oxy già (H2O2) với nồng độ 150 – 200 ml/m3

trong 1 giờ có sục khí mạnh

Trang 29

Bệnh do nấm thủy mi

Dấu hiệu: Trên thân cá có những túm bông màu trắng đục như

bông gòn

Trị bệnh:

 Thay 1/3 - 2/3 lượng nước trong ao

 Tắm nước muối 2 -3% trong thời gian 10 - 15 phút, hoặc 1-2 ppt không giới hạn thời gian

Tắm bằng thuốc tím 10 ppm trong thời gian 15 phút

Trang 30

Hình 2.4: Bệnh do nấm thủy mi

Trang 31

III Sinh sản nhân tạo cá lóc

3.1 Tập tính sinh sản

 Mùa vụ đẻ trứng từ tháng 4 - 8, rộ nhất tháng 4 - 5 Cá 1 - 2

tuổi đã thành thục đẻ trứng, có thể đẻ 5 lần/năm Số lượng

trứng tuỳ theo cơ thể to nhỏ mà thay đổi Cá nặng 0,5 kg số lượng trứng 8.000 - 10.000, cá nặng 0,25 kg, số lượng trứng 4.000 - 6.000

 Sau khi đẻ, cá mẹ bảo vệ cá con khoảng một tháng rồi tiếp tục

đẻ lần khác

 Cá đẻ nơi yên tĩnh, nhiều thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm,

sau trận mưa rào 1 - 2 ngày Trước lúc đẻ, cá làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng 40 - 50 cm

 Ở nhiệt độ 20 - 35oC sau 3 ngày trứng nở Trong môi trường

tự nhiên, sau 3 ngày cá con tiêu hết noãn hoàng, dài 4 - 5 cm tách khỏi đàn sống độc lập

Trang 32

Ðẻ tự nhiên: Trong ao nên trồng một ít cây thực vật thuỷ sinh như

rong, bèo, bờ ao đầm nện chặt và để cỏ mọc tự nhiên Xung quanh

ao rào cao 30 - 40cm đề phòng cá phóng ra ngoài Thức ăn là cá

con, lượng cho ăn 25g/con, hằng ngày cho ăn 1 lần, không nên cho

ăn quá nhiều phòng cá quá béo thả (1 đực và 2 – 3 cái)/m 3

Cá đực thành thục: thân dưới có màu tím hồng, bụng béo mềm, lỗ

sinh dục có màu phấn hồng

Con cái thành thục: bụng to, phần ngực căng tròn vẩy trắng, mồm

hơi vàng, lỗ sinh dục to và lồi ra có hình tam giác.

 Cá cái dùng cỏ làm ổ, sau đó đẻ trứng và thụ tinh ở đây Ðẻ xong cả con đực và cái không rời khỏi ổ mà nằm phục dưới đáy bảo vệ trứng cho đến khi nở thành con mới rời ổ và dẫn đàn con đi kiếm ăn, lúc này cá bố mẹ ăn những con cá con khác đã tách đàn , cho nên đến mùa sinh sản sáng sớm thăm ao nếu phát hiện thấy có cá con là vớt đem ương sang ao khác

Trang 33

3.2 Sinh sản nhân tạo cá lóc

3.2.1 Tuyển chọn cá bố mẹ

Tỷ lệ đực cái 1:1 Trước khi thả, nên tắm nước muối 25 –

30ppt cho cá

3.2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ

a Ao nuôi

lưới chắn, có cống để chủ động cấp thoát nước

b Chăm sóc quản lý

Thức ăn là cá tạp, đưa xuống sàn ăn Khẩu phần ăn 3 - 5%, mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần Cần thay nước mỗi tuần một lần, 30%

Trang 34

3.2.3 Cho cá đẻ nhân tạo

 Dùng não thuỳ cá chép, cá mè và LRHa tiêm cho cá Số lượng thuốc tiêm là 14 não cá mè/kg cá mẹ(1 não cá chép bằng 2,7 -

còn lại Dùng LRHa thì 1.600 - 2.000 UI/kg cá mẹ, tiêm lần 1

là 1/3 số thuốc, lần 2 số còn lại Cá đực tiêm bằng 1/2 cá cái

 Tiêm xong ghép cá cái và đực vào bể đẻ, sau 14 tiếng cá động hớn và đẻ trứng

3.2.4 Thu và ấp nở trứng

 Trứng thụ tinh mới đầu chìm dưới đáy bể sau khi hút nước

trương lên nổi lơ lửng trong nước

 Vớt trứng cho vào bể ấp tiêu độc dụng cụ ấp bằng 0,1 ppm

xanh mêtylen Trong thời gian ấp giữ nhiệt độ nước ổn định, dao động dưới 2oC Nhiệt độ nước 25oC thời gian ấp 36 tiếng,

 Mật độ ấp 10.000 -15.000 trứng/m3, thay nước 2 - 4 lần/ngày

Trang 35

3.2.5 Ương nuôi cá bột và cá giống

a Ương cá bột

Ương cá bột trong bể

• Bể ương có diện tích tối thiểu 5 - 20m2 Ðộ sâu nước 0,8 - 1m Mật độ thả ương là 5.000 - 6.000 cá bột/m2 Có thể ương cá trong giai bằng lưới cước đặt trong ao, diện tích 2 - 10m2 Mật

độ ương 8.000 - 10.000 cá bột/m2

• Thức ăn: Tuần đầu cho ăn Moina 0,2 - 0,3 kg/10.000 cá bột Tuần thứ hai cho ăn trùn chỉ 1,5 - 2kg/10.000 cá bột Sau 15 ngày thì cho ăn chủ yếu là cá xay, lượng cho ăn từ 3 - 4 kg cho 10.000 cá Định kỳ thay nước mới Kết hợp sục khí trong bể

và giai

• Ương 20 - 25 ngày, cá đạt cỡ 4 - 5 cm, 50 - 55 ngày cá đạt cỡ

Trang 36

Ương cá bột trong ao đất

Ương cá bột 5 ngày tuổi thành cá giống 60 ngày tuổi(chiều dài khoảng 6-12 cm)

Chuẩn bị ao ương:

 Diện tích 200-1000m2, Nguồn nước không bị nhiễm bẩn,

nhiễm phèn Cấp thoát nước chủ động, độ sâu 1,2-1,5 m

 Bón vôi diệt tạp, diệt mầm bệnh và tăng pH Liều lượng vôi: 10-15 kg/100 m2

 Bón phân chuồng(phân gà, bò, heo…) ủ cho hoai, liều lượng 10-15kg/100 m2 ao

 Bón phân đạm (phân urê) 300 gram/100 m2 ao, phân lân 100 gr/ 100 m2 ao Sau 6-7 ngày nước có màu xanh đọt chuối thì tiến hành thả cá vào ương

Trang 37

Mật độ thả ương:

Mật độ thả cá ương từ 5.000 - 10.000 cá bột/100m2 ao Nếu

ương cá bằng giai đặt trong ao mật độ ương là 800 - 1000 con/ 1

m2 giai

Cho ăn và chăm sóc:

6 cm trên thân xuất hiện vẩy, cá con bắt đầu tách đàn sống độc lập lọc bỏ cá nhỏ, còi cọc hoặc cá lớn trội rồi ương tiếp tục từ 3

- 4 tuần để cá đạt cỡ 8 – 10 cm

thành, Tỉ lệ sống đến giai đoạn này khoảng 80%

cá giống TLS khoảng 60% Tuyển lựa cá đồng cỡ đưa ra ao lớn

Trang 38

-nhuyễn 10% trọng lượng cá - 35- 60 cá tạp,

-tôm tép

8% trọng lượng cá - -

Bảng 3.1: Khẩu phần thức ăn theo ngày tuổi cá ương

Trang 39

IV Một số mô hình nuôi cá lóc mới hiện nay

4.1 Nuôi cá lóc trong mùng lưới

Chuẩn bị mùng:

 mùng lưới đặt trong ao

 Kích thước 5x3x2m nuôi được 3000-5000 con Từ mặt trên

trở lên 1-1,5m Khoảng cách từ đáy lưới đến đáy ao là 0,5m, không nên để sát đáy ao vì chất thải và thức ăn thừa sẽ tích

tụ gây ô nhiễm nước

 Lưới có sợi lớn bằng nilon ít thấm nước và bền chắc, tránh

oxy hoá, sợi 3,6 ly, 2a = 2,5cm, có thể sử dụng liên tiếp 3 vụ

Trang 40

 Cho ăn:

 Dụng cụ cho cá ăn là sàn tre đan lưới hơi thưa và nhẵn được đặt xâm xấp mặt nước, xung quanh gờ có chắn để tránh thức

ăn tuột trôi ra ngoài

 Tập cho cá ăn đúng giờ để dễ kiểm tra, phát hiện mọi biến đổi của cá để kịp thời phòng trị bệnh cá

 Ưu điểm:

 An toàn trong mùa lũ Khi đặt mùng lưới nuôi trong ao chỉ

chiếm một phần diện tích ao, phần còn lại có thể thả loài cá

khác để tận dụng thức ăn thừa rơi vãi và sản phẩm thải từ cá nuôi mùng lưới, vừa đảm bảo môi trường nuôi khép kín và hạn chế được dịch bệnh, tăng thu nhập

Ngày đăng: 29/07/2014, 21:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Cá lóc Channa maculata - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Hình 1.2 Cá lóc Channa maculata (Trang 7)
Hình 1.3: Phân bố Channa maculata trong khu vực - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Hình 1.3 Phân bố Channa maculata trong khu vực (Trang 8)
Bảng 2.1: khẩu phần thức ăn theo kích thước cá - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Bảng 2.1 khẩu phần thức ăn theo kích thước cá (Trang 21)
Hình 2.2: Bệnh do trùng bánh xe - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Hình 2.2 Bệnh do trùng bánh xe (Trang 26)
Hình 2.3: Bệnh do trùng mỏ neo - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Hình 2.3 Bệnh do trùng mỏ neo (Trang 27)
Hình 2.4: Bệnh do nấm thủy mi - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Hình 2.4 Bệnh do nấm thủy mi (Trang 30)
Bảng 3.1: Khẩu phần thức ăn theo ngày tuổi  cá ương - Báo cáo chuyên đề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt: Tìm hiểu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc potx
Bảng 3.1 Khẩu phần thức ăn theo ngày tuổi cá ương (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w