1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI VÀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

81 2,2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 12,82 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MỔI TRƯỜNGKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC RHIZOMYS PRUINOSUS BLYTH, 1851

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MỔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT

CHĂN NUÔI DÚI MỐC (RHIZOMYS PRUINOSUS BLYTH, 1851)

TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Ngành: Quản lý Tài nguyên rừng

Mã số : 302

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đỗ Quang Huy

Sinh viên thực hiện : Trương Trọng Nhận

Khóa học : 2004 – 2008

Hà Tây, 2008

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 4

2.3 Đặc điểm họ Dúi và giá trị của Dúi mốc 9

Chương 3: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 10

3.2 Đối tượng nghiên cứu 10

3.3 Nội dung nghiên cứu 10

3.4 Phương pháp nghiên cứu 10

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm nhận biết, sinh học, sinh thái 11

3.4.3 Nghiên cứu tập tính 11

3.4.4 Nghiên cứu thức ăn 12

3.4.4.1 Nghiên cứu thành phần thức ăn 13

3.4.4.2 Nghiên cứu các loại thức ăn ưa thích 13

3.4.4.3 Nghiên cứu khẩu phần ăn hàng ngày 14

3.4.5 Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi 14

3.4.6 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc 15

3.4.7 Nghiên cứu bệnh tật và cách phòng chống 15

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 16

4.1 Đặc điểm nhận biết, sinh học Dúi mốc 16

4.1.1 Đặc điểm nhận biết 16

4.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái 17

4.2 Tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt 17

4.2.1 Tập tính kiếm ăn 17

4.2.2.Tập tính nghỉ ngơi 18

4.2.3 Tập tính vận động 18

4.2.4 Tập tính vệ sinh 19

4.2.5 Tập tính tự vệ 19

4.2.6 Tập tính ghép đôi sinh sản 20

4.2.7 Sử dụng thời gian trong ngày của Dúi mốc 20

4.3 Quá trình sinh trưởng của Dúi mốc 24

4.4 Thức ăn của Dúi mốc 27

4.4.1 Thành phần thức ăn của Dúi mốc 28

4.4.2 Các loại thức ăn ưa thích của Dúi mốc 30

4.4.3 Khẩu phần ăn hàng ngày của Dúi mốc 30

4.5 Kỹ thuật tạo chuồng nuôi 33

4.5.1 Loại chuồng lớn 34

4.5.2 Loại chuồng nhỏ 35

4.6 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh hoạt động của Dúi mốc 39

Trang 3

4.6.2 Ảnh hưởng của ánh áng 39

4.7 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc 39

4.8 Bệnh tật và cách phòng chống 42

4.8.1 Bệnh ghẻ 42

4.8.2 Bệnh nấm da 42

4.8.3 Bệnh viêm kết mạc mắt 43

4.8.4 Bệnh bại liệt 43

4.8.5 Bệnh chướng bụng đầy hơi 43

4.8.6 Bệnh cầu trùng ruột 44

4.8.7 Bệnh đi ngoài phân nát 44

4.8.8 Vệ sinh chuồng trại, phòng chống các động vật gây hại 44

Chương 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 46

5.1 Kết luận 46

5.2 Tồn tại 47

5.3 Kiến nghị 47

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tập (2004 2008) tại trường, nhằm củng cố thêm kiến thức và kỹ năng thực hành, đồngthời vận dụng tổng hợp những kiến thức vào thực tiễn sản xuất, được sự đồng ýcủa khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường - Trường Đại học Lâmnghiệp, tôi tiến hành đề tài:

-“Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Dúi mốc (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) tại Trung tâm Phát triển và Cứu hộ động vật rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp.”

Đến nay đề tài đã hoàn thành, nhân dịp này cho tôi xin gửi lời cảm ơnđến thầy giáo Đỗ Quang Huy và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tàinguyên rừng và Môi trường đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình củacác chú, các anh, các chị tại Trung tâm Cứu hộ và Phát triển Động vật rừng -Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập sốliệu

Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót trong công tác nghiên cứu Tôi rất mong nhận được sựgóp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân mai, ngày tháng……năm 2008

Sinh viên thực hiện

Trương Trọng Nhận

Trang 5

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc sống của con người từ thời tiền sử đến nay đều gắn liền với việc sửdụng các loài động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng Động vật hoang

dã cung cấp cho chúng ta rất nhiều giá trị vật chất và giá trị tinh thần như: Cungcấp thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác,…

Việt Nam là nước rất giàu về tài nguyên sinh vật trong đó có tài nguyênđộng vật hoang dã Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng không hợp lý đã làmcho tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên động vật hoang dã nói riêng ởnước ta bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm từđộng vật hoang dã không ngừng gia tăng Từ đó nảy sinh một yêu cầu cấp bách

là phải chủ động nhân nuôi các loài động vật hoang dã nhằm đáp ứng các yêucầu của xã hội và góp phần bảo tồn thiên nhiên

Dúi mốc lớn là loài gặm nhấm có trọng lượng trung bình (1 - 1,5kg),thuộc họ Dúi (Rhizomyidae), bộ gặm nhấm (Rodentia), phân bố rộng ở nhiềutỉnh rừng núi của cả nước Dúi sống trong hang ở các khu rừng hoặc trảng câybụi, thức ăn chủ yếu là thực vật như rễ tre nứa, cây thân thảo, măng tre, củ sắnkhoai (Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm, 1999) nên dễ thích nghi với sinhcảnh bị con người tác động

Dúi mốc lớn có giá trị kinh tế cao, cho thịt thơm ngon, được người dânvùng rừng núi khai thác sử dụng từ lâu đời Ngày nay thịt Dúi vẫn là món ănđặc sản được nhiều người ưa chuộng và có giá trị cao hơn nhiều so với thịt giasúc và gia cầm Ngoài ra, mỡ Dúi còn được dùng để trị bỏng và chứng vô sinhthũng độc (Võ Văn Chi, 1998) Cho đến nay, Dúi mốc chỉ được khai thác trongthiên nhiên và do khai thác quá mức trong nhiều năm liền nên nguồn tài nguyênnày đã bị cạn kiệt không còn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao Vìvậy, việc nhân nuôi loài Dúi mốc nhằm chủ động cung cấp nguồn thực phẩm vàdược phẩm quý cho xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ và sử dụng bền vữngnguồn lợi Dúi mốc trong thiên nhiên là rất cần thiết

Trang 6

Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ sở nào chăn nuôi Dúi mốc với qui môlớn, ngoài một số hộ gia đình thu gom từ thiên nhiên về nuôi tạm thời chờ tiêuthụ Nguyên nhân là do các hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của loàiDúi mốc và tài liệu về kỹ thuật nhân nuôi loài này còn rất hạn chế nên việcnhân nuôi thiếu cơ sở khoa học, dễ thất bại

Xuất phát từ những vấn đề trên mà tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm

sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Dúi mốc (Rhizomys pruinosus Blyth,

1851) tại Trung tâm Phát triển và Cứu hộ động vật rừng - Trường Đại học

Lâm nghiệp.”

Trang 7

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết săn bắt, thuần dưỡng các loàiđộng vật hoang dã từ 4000 - 5000 năm trước công nguyên Đến nay trên thếgiới đã có một tập đoàn các loài vật nuôi rất đa dạng, với hàng ngàn loài vàgiống (genus), gia súc, gia cầm, thuỷ sản, động vật cảnh, nhằm chủ động tạo ranguồn sản phẩm động vật đa dạng, phong phú và chất lượng cao, đáp ứng nhucầu ngày càng tăng của xã hội

Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từrừng, con người đã khai thác, săn bắn quá mức các loài động vật hoang dã làmcho nguồn tài nguyên này trở nên cạn kiệt, hầu hết các loài quý hiếm, có giá trịcao đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc không còn khả năng khai thác

Trước thực tế đó nghề nhân nuôi, thuần dưỡng các loài động vật hoang

dã đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứngnhu cầu của xã hội, đồng thời làm giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã vàbảo tồn đa dạng sinh học

Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang lại hiệu quả kinh tế cao

mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn genđang có nguy cơ bị tuyệt chủng Theo Conway (1998), hiện nay tại các Vườnđộng vật trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xương sống ởcạn, đại diện cho 3000 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái Mục đích phần lớn củacác Vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang

có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục vụ tham quan du lịch giải trí và bảo tồn đadạng sinh học Việc nghiên cứu trong các Vườn động vật cũng đang được chútrọng Các nhà khoa học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống,phát triển số lượng Tuy nhiên về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính cũngnhư việc thả chúng về môi trường tự nhiên có nhiều vấn đề đặt ra cho công tácnhân nuôi cần phải giải quyết

Trang 8

Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan là các quốc gia có nghề nhânnuôi đông vật hoang dã rất phát triển Nhưng tài liệu nước ngoài về kỹ thuậtnhân nuôi rất ít Một số công trình ngoài nước có thể kể đến:

- Từ Phổ Hữu (Quảng Đông - Trung Quốc, 2001), Kỹ thuật nuôi rắn độc,

trình bày đặc điểm hình thái, sinh học, kỹ thuật chăn nuôi (chuồng trại, thức ăn,chăm sóc, bệnh tật và cách phòng tránh ) cho 10 loài rắn độc kinh tế

- Vương Kiến Bình (Hà Nam - Trung Quốc, 2002) trong Sổ tay nuôi hiệu

quả cao các loài rắn, trình bày những yêu cầu kỹ thuật nuôi rắn đạt hiệu quả

kinh tế cao

- Cao Dực (Trung Quốc, 2002) trong cuốn Kỹ thuật thực hành nuôi

dưỡng động vật kinh tế, trình bày những yêu cầu kỹ thuật cơ bản chăn nuôi

nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, cua, giun đất

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, nghề chăn nuôi động vật hoang dã đang ngày càng trở thànhmột nghề kinh doanh có thu nhập và hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi Hươu,Sao, Gấu, các loài Khỉ, Nhím, Don, các loài Cầy, Trăn, Rắn độc, Ba ba, Cá sấu,Chim cá cảnh Tuy chăn nuôi động vật hoang dã đã có từ lâu, nhưng cho đếnnay vẫn còn nhiều yếu kém, quy mô nhỏ và chưa trở thành phong trào rộng rãi.Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi độngvật hoang dã ở nước ta còn rất ít

Các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã quy mô tập trung, với nhiều loài

có thể kể đến là: Vườn thú Hà Nội, Thảo cẩm viên Sài Gòn, VQG Cúc Phương,Đảo Rều (Quảng Bình), Hòn Tre (Nha Trang), Trung tâm giống Thụy Phương(Hà Nội), Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn (Hà Nội)

Chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình ở nhiều địa phương như: NuôiHươu sao ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Hiếu Liêm (ĐồngNai); nuôi Rắn Hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (VĩnhPhúc); nuôi Gấu ở nhiều địa phương (Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La );nuôi Nhím, Don ở Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), Thụy Phương

Trang 9

(Hà Nội), thị xã Sơn La (Sơn La), Cát Bà (Hải Phòng); nuôi Ba Ba ở nhiều địaphương (Hải Dương, Hà Bắc, Hà Tĩnh, Thanh Hóa ).

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nhân nuôi động vật hoang dã, trongmột số năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học,sinh thái, tập tính và tổng kết kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi

* Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và chăn nuôi động vật hoang dãnói chung:

Hiện nay ở nước ta có 2 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã lớn:

- Thảo Cầm Viên (Sài Gòn), đã được xây dựng từ hơn 100 năm nay, hiệnnuôi hơn 120 loài với khoảng 530 cá thể

- Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội), mới được thành lập hơn 30 năm, hiện đangnuôi khoảng gần 100 loài với 500 cá thể

Nhiệm vụ chính của các vườn thú là phục vụ tham quan, công tác nghiêncứu về kỹ thuật chăn nuôi, nhân giống một số loài (Hổ, Nai, Hươu sao, Khỉ, cácloài Cầy ) cũng được tiến hành, nhưng kết quả tiến hành ít được phổ biến

Đặng Duy Huỳnh và cộng sự (1975), trong công trình Động vật kinh tế

tỉnh Hòa Bình, đã giới thiệu sơ bộ về hình thái, phân bố, nơi sống, tập tính,

thức ăn, đặc điểm sinh sản và giá trị của các loài động vật có giá trị kinh tế caocủa tỉnh Hòa Bình: Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Khỉ cộc, Cầy Vòi mốc, Cầy Vòihương, Nhím, Don

- Trần Quốc Bảo (1983); Phạm Nhật (1983); Đặng Huy Huỳnh, Đặng

Ngọc Cần, Nguyễn Xuân Đặng (1990) đã tổng kết kỹ thuật nuôi nhốt Hươu sao

tại nhiều điạ phương (Quỳnh Lưu - Nghệ An, Hương Sơn - Hà Tĩnh, CúcPhương - Ninh Bình ), bao gồm: Kỹ thuật kiến tạo chuồng nuôi, kỹ thuậtchăm sóc Hươu lấy nhung, Hươu cái sinh sản, Hươu non, các loại bệnh tậtthường gặp, cách phòng tránh Các nghiên cứu đưa ra: 96 loài thực vật làm thức

ăn cho Hươu Sao Khẩu phần ăn từ 10 - 15 kg/ngày trong đó 90 - 95% lá cây, 5

- 10% củ quả Thức ăn bổ sung gồm 15 - 20 gam muối và 100gam bột xương

Trang 10

- Đặng Huy Huỳnh (1986), Nghiên cứu sinh học và sinh thái các loài thú

Móng Guốc ở Việt Nam Trình bày khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái của

các loài thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có một sốloài đang được chăn nuôi

- Nguyễn Quốc Thắng, Lê Thị Liễu (1987), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi

Trăn.

- Nguyễn Duy Khoát (1993), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi ốc Bươu vàng, Ba

Ba, Ếch đồng.

- Đỗ Quang Huy (1994, 1996), Nghiên cứu sinh học, sinh thái và kỹ

thuật chăn nuôi Hươu sạ.

- Việt Chương (1998), Kỹ thuật nuôi và huấn luyện chim biết nói.

- Nguyễn Duy Khoát (2002), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi Ba ba, ếch đồng,

cá Trê lai.

- Đỗ Quang Huy, Nguyễn Xuân Đặng, Lưu Thế Hùng và Trần Văn

Cường (2005), Nghiên cứu kỹ thuật Chăn nuôi rắn Hổ mang (Naja naja) quy

mô hộ gia đình tại xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

- Đỗ Quang Huy, Lưu Quang Vinh (2005), Nghiên cứu kỹ thuật chăn

nuôi Tắc kè phát triển kinh tế hộ gia đình, tại Vân Đồn (Quảng Ninh) và Cát

Bà (Hải Phòng).

- Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng Cúc Phương, ngoài các loài linhtrưởng (Voọc mông trắng, Voọc gáy trắng, Voọc đầu trắng, Voọc xám, Chà váchân nâu, Chà vá chân đen, Chà vá chân xám, Vượn Siky, Vượn má trắng, Cu

li lớn, Cu li nhỏ), cũng đã nuôi nhốt thành công Cầy vằn Bắc Kết quả nghiêncứu cho thấy: Trong điều kiện nuôi nhốt, Cầy vằn Bắc sinh trưởng và sinh sảntốt, thời gian động dục vào tháng 1 - 2, sinh sản vào tháng 3 - 4, thời gian mangthai 70 - 74 ngày Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con

- Theo Nguyễn Thế Trấn và cộng sự (1996), Vườn thú Hà Nội đã chănnuôi thành công 6 loài Cầy là: Cầy vòi mốc, Cầy vòi hương, Cầy mực, Cầy vằnBắc, Cầy giông và Cầy hương

Trang 11

- Nguyễn Xuân Đặng (1994), thống kê được trong tự nhiên Cầy vòi mốc

ăn củ quả của 39 loài thực vật và 16 loại thức ăn động vật Trong nuôi nhốtchúng sử dụng 21 loại củ quả thực vật và 13 loại thức ăn động vật Thành phầndinh dưỡng trong khẩu phần ăn của Cầy vòi mốc trưởng thành: Tinh bột 85 -98g (71 - 74%), protein 15 - 22g (13 - 16%), lipit 13 - 17g (10 -12%), chất xơ 2

- 3g (1 - 2%) Cũng theo tác giả, Cầy vòi mốc thích sống đơn lẻ, chỉ ghép đôitrong mùa sinh sản Chúng khá bạo dạn và nhanh chóng thích nghi với điềukiện nuôi nhốt, khả năng chăn nuôi thành công cao

- Nguyễn Xuân Đặng (1998), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi Cầy vòi mốc,

Cầy mực, Cầy vằn bắc.

- Phạm Nhật và Nguyễn Trường Sơn (1999), Nghiên cứu một số đặc

điểm sinh thái và tập tính của Cầy vằn bắc (Chrotogale Owstole) trong điều kiện nuôi nhốt tại VQG Cúc Phương, cho thấy: Cầy vằn Bắc ăn tạp, trong nuôi

nhốt tại Cúc Phương, Cầy vằn Bắc sử dụng củ quả của 15 loại thực vật và 10

loại động vật Thức ăn ưa thích gồm 7 loại thực vật và 5 loại động vật Trong

điều kiện nuôi nhốt Cầy vằn Bắc sinh sản tốt Thời gian động dục vào tháng 1

-2, sinh sản vào tháng 3 - 4, thời gian mang thai 70 - 74 ngày Mỗi năm đẻ 1 lứa,mỗi lứa 2 - 3 con

- Theo Lê Hiền Hào (1973), trong tự nhiên Cầy vằn Bắc ăn chủ yếu làđộng vật nhỏ, gồm giun đất, nhái, ngóe, châu chấu, cánh cứng, gián, dế Ngoàithức ăn động vật, chúng còn ăn một số hoa quả thực vật, nhưng khối lượngkhông nhiều

- Đỗ Quang Huy và Đỗ Xuân Điệp (1999), Nghiên cứu đặc điểm sinh

học và kỹ thuật chăn nuôi một số loài thú ăn thịt tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn (Hà Nội), gồm các loài: Cầy vằn Bắc, Cầy vòi hương, Gấu chó, Gấu ngựa Đã

đưa ra mô hình chuồng nuôi, thức ăn ưa thích, khẩu phần ăn thích hợp cho cácloài

- Đỗ Quang Huy và Nguyễn Thanh Hải (2002), Nghiên cứu đặc điểm

sinh học và kỹ thuật chăn nuôi Cầy vòi mốc (Paguma larvata) trong điều kiện

Trang 12

nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ động vật Sóc Sơn (Hà Nội) Kết quả nghiên cứu

cho thấy, Cầy vòi mốc sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi nhốt Tăng trưởngtrung bình 100 - 200g/con/tháng Cầy vòi mốc ăn tạp, gồm hoa quả, côn trùng

và động vật có xương nhỏ Trong tự nhiên, chúng ăn quả cây rừng trong họDâu tằm, Bồ hòn, Trám, Thầu dầu, Sến Côn trùng, động vật có xương nhỏnhư ếch nhái, chim non, bò sát và một số thân mềm (Ốc sên) Trong chăn nuôi

có thể sử dụng củ quả cây trồng (Chuối, hồng xiêm, đu đủ, cam, quýt, dưa hấu,dưa chuột ) Thức ăn động vật có thể sử dụng như (thịt trâu, bò, lợn, gia cầm,ếch nhái, các loại côn trùng) Cần thường xuyên thay đổi, đa dạng chủng loạithức ăn Cần bổ sung Vitamin, khoáng chất Khẩu phần ăn 6 - 7% thể trọng,trong đó thịt động vật 20 - 30%, củ quả 70 - 80%

- Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy (2000 - 2001 - 2004),

Nhân nuôi động vật hoang dã, Quản lý động vật rừng, đã giới thiệu một số nét

cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy mực, Cầy vằnBắc

* Nghiên cứu về chăn nuôi các loài gặm nhấm: Hiện nay đã có các nghiên cứu

về kỹ thuật chăn nuôi Nhím, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về kỹ thuậtnuôi Dúi mà chỉ có nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi ngoài tựnhiên:

- Đào Trường Giang (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh

thái học thú gặm nhấm Vườn quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc Khóa luận tốt

nghiệp - Trường ĐHLN

- Đỗ Văn Khanh (1999), Nghiên cứu đặc điểm khu hệ gặm nhấm Khu

bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn Thanh Sơn Phú Thọ, Khóa luận tốt nghiệp

-Trường ĐHLN

- V ũ Văn Kiên (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái

Dúi mốc và Dúi má đào tại xã Đại Đình - VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Chuyên

đề tốt nghiệp - Trường ĐHLN

Trang 13

2.3 Đặc điểm họ Dúi và giá trị của Dúi mốc

Họ Dúi (Rhizomyidae) gồm những loài gặm nhấm trung bình, suốt đờisống trong hang, ăn rễ củ thực vật, nguồn thức ăn phong phú, ổn định và dễkiếm Đuôi không có lông, phủ vảy sừng nhỏ

Dúi mốc là loài gặm nhấm sinh sản với tốc độ khá nhanh và số lượng củachúng ngoài tự nhiên còn nhiều chính vì vậy mà loài này hiện nay chưa đượcnhân nuôi nhiều và rộng rãi trong các hộ gia đình Số lượng Dúi hiện đang cungcấp trên thị trường chủ yếu được người dân khai thác ở ngoài tự nhiên, dưới cácrừng tre nứa là chủ yếu

Hiện nay trên thị trường thịt Dúi được tiêu thụ khá mạnh do vậy mà giábán thịt Dúi trên thị trường cũng ngày càng tăng theo nhu cầu đó Hiện nay,tình trạng khai thác Dúi đang diễn ra một cách bừa bãi không có sự quản lý củamột cấp ngành nào dẫn đến tình trạng số lượng Dúi ở ngoài tự nhiên giảm đimột cách đáng kể Mặt khác, Dúi là loài gây hại lớn cho các cánh rừng tre nứađặc biệt là những khu rừng đang kinh doanh để lấy măng do vậy mà người dâncũng tìm cách loại bỏ chúng để tránh gây hại cho rừng tre và làm giảm sảnlượng măng

Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm Giá Dúithương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức160.000 - 200.000 đồng/kg Dúi là loài dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồngtrại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro Nuôi Dúicũng là chương trình chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, bảo tồnnguồn gen và đa dạng sinh học Việt Nam

Trang 14

Chương 3 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Bổ sung các tư liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của loài

Dúi mốc (Rhizomis pruinosus Blyth, 1851)

- Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc Dúi trong điều kiện nuôi nhốt để rút ra biệnpháp kỹ thuật chăm sóc bảo tồn loài

- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi Dúi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Loài Dúi mốc (Rhizomis pruinosus Blyth, 1851)

Bố trí thí nghiệm: Gồm 10 cá thể Dúi mốc trưởng thành (5 cá thể đực và

5 cá thể cái), 4 cá thể Dúi mốc non, 7 lô thí nghiệm

Địa điểm: Trung tâm Phát triển và Cứu hộ động vật rừng - Trường Đạihọc Lâm nghiệp

3.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm các nội dung sau:

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi mốc

- Nghiên cứu tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt

- Nghiên cứu thức ăn và kỹ thuật chế biến thức ăn: Thành phần thức ăn,thức ăn ưa thích, khẩu phần ăn

- Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi

- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa bệnh

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu về kỹ thuật chăn nuôi Dúi (Rhizomis pruinosus Blyth, 1851)

được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên cơ sở chọn lọc những sốliệu cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu góp phần tăng thêm sự phong

Trang 15

phú số liệu, kiểm tra số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu Các nguồntài liệu tham khảo như:

- Trên các trang web

- Các tài liệu sách, báo, các bài viết của các tác giả chuyên nghiên cứu vềchăn nuôi động vật hoang dã nói chung và chăn nuôi Dúi nói riêng

- Các báo cáo nghiên cứu của các đề tài khoa học, trên cơ sở kế thừa cóchọn lọc các số liệu đã thu thập được

3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm nhận biết, sinh học, sinh thái

- Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thước cơ thể.

- Sơ bộ tìm hiểu những đặc điểm sinh thái học của Dúi trong đó đặc biệtlưu ý yêu cầu của loài đối với điều kiện môi trường sống

3.4.3 Nghiên cứu tập tính

Quan sát, ghi chép cho từng cá thể ở từng ô chuồng Mỗi lần quan sáttheo dõi cho từng cá thể Theo dõi mọi tư thế, cử chỉ, biểu hiện của từng cá thểtrong suốt 24/24 giờ trong ngày Tiến hành theo dõi định kỳ 3 ngày một lần.Khi theo dõi hoạt động, cứ 15 phút lấy số liệu một lần Số ngày quan sát được

là 6 ngày Kết quả được ghi vào mẫu bảng 01:

Mẫu biểu 01: Theo dõi lịch hoạt động của Dúi mốc

Thời gian (h)

Hoạt động

6 7

Trang 16

- Ăn: Quan sát các biểu hiện trước khi ăn như tiến tới thức ăn, ngửi thức

ăn hay ăn ngay, ăn loại thức ăn nào trước, con đực hay con cái ăn trước, có hiệntượng tích lũy thức ăn hay không nếu không ăn thì chúng phản ứng như thếnào

- Nghỉ ngơi: Quan sát, mô tả tư thế ngủ, nghỉ

- Vệ sinh: Chúng thường đi vệ sinh vào lúc nào, ở vị trí nào, có cố định haykhông

- Tự vệ: Quan sát cách chúng di chuyển, phản ứng như thế nào khi cótiếng động, âm thanh lạ, vật lạ tới gần

- Ghép đôi sinh sản: Quan sát nhận biết các dấu hiệu động dục thông qualượng thức ăn, vận động đi lại, biểu hiện bên ngoài của bộ phận sinh dục Theodõi cách thức chúng giao phối, hành động của con đực, con cái trong thời giangiao phối, thời điểm giao phối trong ngày Quan sát các biểu hiện của con cáikhi sắp đến ngày sinh

Mẫu bảng 02: Mô tả các hoạt động của Dúi mốc

Ngày:………… Nhiệt độ:……

Ô chuồng:…… Độ ẩm:………

3.4.4 Nghiên cứu thức ăn

- Tìm hiểu thông tin thức ăn từ người chăn nuôi Người chăn nuôithường xuyên tiếp xúc và chăm sóc đối tượng nghiên cứu, nên họ có nhữnghiểu biết và kinh nghiệm nhất định về thức ăn, cách thức chăm sóc Vì vậy,thông tin phỏng vấn trực tiếp từ người chăn nuôi là rất có giá trị

- Thử nghiệm thức ăn bằng cách trực tiếp cho Dúi ăn các loại thức ăn đượcmua từ chợ hoặc tự kiếm được, chế biến và thay đổi thành phần thức ăn theo ngày.Đưa các loại thức ăn vào chuồng cùng một lượng, cùng một lúc, sau đó quan sát

Trang 17

3.4.4.1 Nghiên cứu thành phần thức ăn

Thành phần thức ăn của Dúi trong điều kiện nuôi nhốt được xác định dựatrên kết quả cho Dúi ăn thử nghiệm các loại thức ăn mà chúng ăn ngoài tựnhiên và một số sản phẩm nuôi trồng trong gia đình như: Thân, măng tre, cỏvoi, lạc…Từ đó lập được bảng danh sách các loại thức ăn của Dúi mốc Kếtquả được ghi trong mẫu biểu 03:

Mẫu biểu 03: Kết quả thử nghiệm thức ăn cho Dúi mốc

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận sử dụng Ghi chú

1

2

3

3.4.4.2 Nghiên cứu các loại thức ăn ưa thích

Từ việc cho ăn thử nghiệm 3 - 5 ngày/đợt, mỗi đợt 2 - 3 loại thức ăn Cácloại thức ăn được đưa vào với một lượng bằng nhau Loại thức ăn Dúi ăn trướcvới số lượng nhiều, thì những thức ăn đó được xếp vào loại ưa thích

Để đánh giá được loại thức ăn ưa thích của Dúi, căn cứ vào chỉ tiêu sau:

- Lượng ăn >75% : Rất thích

- Lượng ăn 50% - 75% : Hơi thích

- Lượng ăn < 50% : Bình thường

Tiến hành sắp xếp các loại thức ăn ưa thích theo thứ tự rồi ghi vào mẫubảng 04

Mẫu bảng 04: Danh lục thức ăn ưa thích của Dúi mốc

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận sử dụng Mức độ ưa thích

Trang 18

3.4.4.3 Nghiên cứu khẩu phần ăn hàng ngày

Các loại thức ăn đưa vào thử nghiệm nên tìm các loại thức ăn đơn giản,

dễ kiếm và gần gũi với cuộc sống của người dân Khi cho ăn, cân lượng thức ănđưa vào và cân lượng thức ăn dư thừa đối với mỗi loại thức ăn Từ đó, xác địnhđược lượng ăn các loại thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho Dúi mốc

Nhu cầu thức ăn trong ngày của Dúi được xác định theo công thức:

N =  Ni

Ni= Ci - TiTrong đó: N: Nhu cầu thức ăn trong ngày (g/cá thể)

Ni : Lượng thức ăn nhu cầu (loại i) (g)

Ci: Lượng thức ăn cung cấp (loại i)(g)

Ti: Lượng thức ăn dư thừa (loại i) (g)

Khẩu phần ăn của Dúi: Căn cứ theo nhu cầu thức ăn và các chất dinhdưỡng thiết yếu như: Prôtêin, lipit, tinh bột, chất xơ… Kết quả theo dõi thức ănhàng ngày được ghi vào mẫu bảng 05:

Mẫu biểu 05: Khẩu phần ăn hàng ngày của Dúi mốc

Ngày chuồng Ô Tên thức ăn Cân vào (g) Còn lại (g) Lượng ăn (g) Ghi chú

Ngoài những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái của vậtnuôi, để đảm bảo cho việc nhân nuôi thành công người nuôi cần nắm vữngnhững yêu cầu kỹ thuật nuôi Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi là hết sứcquan trọng

3.4.5 Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi

- Chuồng nuôi cần được thiết kế phù hợp với điều kiện sống của loài, đặcbiệt phải xây dựng đáp ứng được với những yêu cầu về mặt sinh thái loài nuôi

Trang 19

- Quan sát, mô tả chuồng nuôi ở địa điểm nghiên cứu Tìm hiểu vật liệuxây dựng chuồng nuôi; đo kích thước khu chăn nuôi, chuồng nuôi; thống kê nộithất chuồng nuôi.

So sánh các mô hình chuồng nuôi ở các địa phương với mô hình chuồngnuôi tại địa điểm nghiên cứu Từ đó rút ra được mô hình phù hợp nhất cho loài

3.4.6 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc

- Chăm sóc là yếu tố quan trọng để đảm bảo chăn nuôi thành công

- Quan sát các thao tác và cách thức chế biến thức ăn, cho ăn, chăm sócDúi mốc bị thương, vệ sinh chuồng trại…

- Trực tiếp thực hiện các thao tác đó

- Quan sát tình trạng, mức độ tăng trưởng, sức ăn của Dúi để có sự điềuchỉnh hợp lý Phân tích và rút ra những biện pháp chăm sóc thích hợp và hiệuquả nhất

3.4.7 Nghiên cứu bệnh tật và cách phòng chống

- Thường xuyên theo dõi, phát hiện các cá thể bị bệnh thông qua triệuchứng bệnh trạng như hình thái bên ngoài có gì thay đổi, chúng ăn ít đi hay bỏ

ăn, phân của chúng có gì khác thường không

- Các bệnh thường mắc: Ghẻ, sốt, viêm ruột,

- Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: Do môi trường ô nhiễm, do thức

ăn, thương tích, hay do các nguyên nhân khác

- Các biểu hiện bệnh trạng như: Bệnh ghẻ, bệnh nấm da…

- Tìm hiểu các biện pháp phòng, chữa bệnh: Cách ly cá thể bị bệnh, vệsinh cơ thể, sử dụng thuốc,… Phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại, khử trùngchuồng, tiêm phòng bệnh, phòng chống các động vật gây hại

Trang 20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Đặc điểm nhận biết, sinh học Dúi mốc

4.1.1 Đặc điểm nhận biết

Dúi mốc còn có tên khác là: Chuột tre, Dúi mốc lớn (Việt), Tu ủn (Tày),

Nà cú biến (Mán), Tu chủn (Thái)

Dúi mốc có tên khoa học là Rhizomis pruinosus Blyth, 1851, thuộc họ

Dúi (Rhizomyidae), thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia)

Dúi mốc trưởng thành có cân nặng từ 0,8 1,5kg, dài thân từ 256 350mm, dài đuôi 100 - 124mm Thân hình trụ, mập Đầu hình nón, cổ ngắn.Chân ngắn, bàn chân to có năm ngón, ngón có vuốt lớn, có 2 ngón chân saudính liền với nhau Bộ lông thô màu xám mốc Tai nhỏ, mắt bé

-Ảnh 01: Dúi mốc trưởng thành

Trang 21

4.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái

- Nơi sống: Dúi mốc sống ở đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải, cónhiều loài thực vật họ Tre trúc Dúi mốc sống theo gia đình có từ 3 đến 5 controng hang tự đào và hầu như không lên khỏi hang Hang Dúi dài, có nhiềungách, mọi hoạt động của Dúi đều diễn ra trong hang

- Thức ăn: Trong tự nhiên, Dúi ăn thân và rễ các loài cây thuộc họ Tretrúc, họ Hòa thảo và một số loài cây gỗ thuộc họ Ngũ gia bì

- Sinh sản: Dúi sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 Mỗi năm đẻ từ 2 hoặc 3lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con Lúc mới sinh, Dúi con không có lông và chưa mởmắt 20 - 24 ngày sau khi sinh Dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc đủ lông.Sau 3 tháng ở với mẹ, Dúi con trưởng thành và tự sống độc lập, sau 4 tháng đã

có khả năng sinh sản

- Phân bố:

+ Trên thế giới: Dúi mốc phân bố ở Trung Quốc, Assam, Miến Điện,Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia,…

+ Ở Việt Nam: Dúi mốc phân bố ở hầu hết các tỉnh có rừng

4.2 Tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt

Để nghiên cứu tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt, tôi tiếnhành quan sát hoạt động của 2 cá thể Dúi đực và cái ở ô chuồng số 4 trong 6ngày, suốt 24h trong ngày

4.2.1 Tập tính kiếm ăn

Trong nuôi nhốt, Dúi hoạt động và kiếm ăn vào bất kỳ thời gian nàotrong ngày nhưng tập trung nhiều vào khoảng thời gian từ chiều tối đến gầnsáng Khi kiếm ăn, Dúi đi từ trong tổ đi ra, khi ra đến cửa hang, chúng dừng lại

và quan sát nghe ngóng động tĩnh xung quanh, khi cảm thấy không có nguyhiểm gì chúng mới ra khỏi hang Sau khi ra khỏi hang chúng thường đi nhẹnhàng, men theo bờ tường đến máng thức ăn, đến nơi chúng dừng lại quan sátrồi cúi đầu vào trong máng và cắp ra thức ăn rồi mang thẳng về tổ Sau khi cắpđược vài lần thì chúng mới bắt đầu ăn Đôi khi thấy Dúi ăn ngay ở bên ngoài

Trang 22

tổ Thức ăn chủ yếu của Dúi nuôi tại Trung tâm là Ngô, Tre và cỏ Voi Khi ănDúi thường ăn Ngô trước sau đó mới đến cỏ Voi và Tre Khi ăn ngô thì chúngngậm cả hạt Ngô vào miệng rồi gặm, còn đối với Tre và cỏ Voi thì chúng gặm

từ đầu thanh thức ăn vào, khi gặm thức ăn luôn phát ra tiếng kêu “kẹt kẹt” rất

rõ ràng Sau khi ăn hết lượng thức ăn đã cắp vào thì chúng tiếp tục ra ngoài cắpthêm, lần này chúng thường cắp hết thức ăn vào tổ và để đó ăn dần Trongchuồng nuôi gồm 2 cá thể đực và cái thì thường thấy con cái ra ngoài cắp thức

ăn, con đực ít khi đi lấy thức ăn mà chủ yếu ăn thức ăn do con cái mang vào

Ảnh 02: Dúi mốc đi kiếm ăn

Trang 23

hơi cúi và quay đi quay lại liên tục để nghe ngóng động tĩnh Dúi thường điloanh quanh trong chuồng một lúc rồi lại quay vào hang nghỉ Thỉnh thoảngthấy Dúi mốc đi ra góc chuồng và bám chân lên tường ngửi ngửi ở phía trên.

Ảnh 03: Dúi mốc di chuyển

4.2.4 Tập tính vệ sinh

Dúi mốc đi vệ sinh ngay bên trong tổ của mình Sau khi vệ sinh xong,phân chúng thường bị đẩy ra ngoài cửa hang Vì vậy, trong chăn nuôi Dúi cầnđịnh kỳ vệ sinh chuồng nuôi Tại Trung tâm thì định kỳ 1 tháng dọn vệ sinhchuồng Dúi 1 lần, nếu như thấy lượng phân Dúi nhiều thì dọn ngay

4.2.5 Tập tính tự vệ

Trong tự nhiên, Dúi mốc thường sống trong hang, và bị nhiều loài thú ănthịt tấn công do vậy chúng rất nhút nhát với các tác động từ bên ngoài Trongnuôi nhốt, mỗi khi có tiếng động là Dúi mốc liền chạy vào sâu trong tổ nằm covào một góc đợi khi yên tĩnh chúng mới tiếp tục hoạt động Khi người đến gầnchúng sẽ cắn hai hàm răng vào nhau liên tục phát ra tiếng kêu “chặp chặp” để

Trang 24

đe dọa Lúc này nếu ta đưa que hay một vật gì đó đến gần thì chúng sẽ cắn rấtnhanh.

- 4 ngày trước khi sinh

4.2.7 Sử dụng thời gian trong ngày của Dúi mốc

Sau khi quan sát, tổng hợp và phân tích số liệu tôi đã thu được số liệu về

sử dụng thời gian trong ngày của Dúi mốc đực và Dúi mốc cái Số liệu được thểhiện ở bảng 01

Bảng 01: Sử dụng thời gian của Dúi mốc

Ngày

Thời gian cho mỗi hoạt động Nhiệt

độ ( o C)

Di chuyển

Nghỉ ngơi

Kiếm

ăn

Di chuyể n

Nghỉ ngơi

Trang 25

Dúi mốc đực sử dụng thời gian để nghỉ ngơi và di chuyển nhiều hơn Dúimốc cái, còn thời gian kiếm ăn lại ít hơn Thời gian nghỉ ngơi là nhiều nhất:15h02’ (chiếm 62,65%), sau đó là đến thời gian di chuyển: 4h55’ (chiếm20,47%), ít nhất là thời gian cho kiếm ăn: 4h03’ (chiếm 16,88%)

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian hoạt động của Dúi mốc Trong 6ngày quan sát, nhiệt độ môi trường thay đổi không lớn nhưng thời gian hoạtđộng của Dúi mốc đã có thay đổi khá nhiều

Dúi mốc cái hoạt động nhiều ở nhiệt độ từ 21 - 24oC, hoạt động nhiều nhất

ở nhiệt độ 23oC, khi nhiệt độ môi trường hạ xuống còn 19oC thì thời gian hoạtđộng của Dúi mốc cái giảm hẳn Điều này cho thấy Dúi mốc cái có khả năngchịu lạnh kém

Dúi mốc đực hoạt động ít hơn Dúi mốc cái, Dúi mốc đực hoạt động nhiềukhi nhiệt độ môi trường từ 21 - 23oC, hoạt động nhiều nhất ở nhiệt độ 21oC Khinhiệt độ môi trường tăng lên 24oC, hay giảm xuống 19oC thì Dúi mốc đực hoạtđộng giảm đi

Qua bảng dưới đây, ta thấy thời gian kiếm ăn của Dúi mốc cái diễn ra từ15h chiều đến khoảng 8h sáng hôm sau, trong đó mạnh nhất là vào thời gian từ16h00’ - 17h00’ (79,2%), đây là khoảng thời gian mới cho ăn nên Dúi cáithường ra ngoài cắp thức ăn để sẵn vào tổ, sau đó Dúi cái thỉnh thoảng lại ănthức ăn sẵn có trong tổ Vào buổi sáng Dúi cái ít ăn Dúi mốc cái di chuyểnnhiều vào khoảng thời gian từ 12h00’ - 16h00’ và từ 1h00’ - 3h00’, nhiều nhất

là từ 15h00’ - 16h00’ (54,2%) Thời gian nghỉ ngơi của Dúi mốc không cốđịnh, chúng có thể nghỉ ngay sau khi ăn hay sau khi di chuyển

Dúi mốc đực hoạt động liên tục trong ngày nhưng thời gian cho mỗi lầnhoạt động thường ngắn Dúi đực ăn vào hầu hết các thời gian trong ngày, nhiềunhất là từ 20h00’ - 21h00’ (79,2%) Hoạt động di chuyển của Dúi mốc đựccũng diễn ra ở nhiều thời điểm trong ngày nhưng chiếm tỷ lệ ít, nhiều nhất là từ3h00’ - 4h00’ (62,5%)

Trang 26

Bảng 02a: Tần số xuất hiện các hoạt động của Dúi mốc cái trong ngày

T.gian (h)

H động

8 9

9 10

10 11

11 12

12 13

13 14

14 15

15 16

16 17

17 18

18 19

19 20

20 21

21 22

22 23

23 24

0 1

1 2

2 3

3 4

4 5

5 6

6 7

7

8 Cộng % H.ĐKiếm ăn 2 1 0 0 0 0 0 7 19 15 2 4 4 15 14 12 4 1 5 2 10 12 0 1 130 22.57

Di chuyển 5 1 2 2 7 7 10 13 2 0 3 0 6 0 0 0 3 11 10 0 2 3 1 1 89 15.45 Nghi ngơi 17 22 22 22 17 17 14 4 3 9 19 20 14 9 10 12 17 12 9 22 12 9 23 22 357 61.98

Bảng 02b: Tần suất xuất hiện các hoạt động của Dúi mốc cái trong ngày

T.gian (h)

H.động

8 9

9 10

10 11

11 12

12 13

13 14

14 15

15 16

16 17

17 18

18 19

19 20

20 21

21 22

22 23

23 24

0 1

1 2

2 3

3 4

4 5

5 6

6 7

7 8

Trung bình

% Kiếm ăn 8,3 4,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 29,2 79,2 62,5 8,3 16,7 16,7 62,5 58,3 50,0 16,7 4,2 20,8 8,3 41,7 50,0 0,0 4,2 22,57

% Di chuyển 20,8 4,2 8,3 8,3 29,2 29,2 41,7 54,2 8,3 0,0 12,5 0,0 25,0 0,0 0,0 0,0 12,5 45,8 41,7 0,0 8,3 12,5 4,2 4,2 15,45

% Nghỉ ngơi 70,8 91,7 91,7 91,7 70,8 70,8 58,3 16,7 12,5 37,5 79,2 83,3 58,3 37,5 41,7 50,0 70,8 50,0 37,5 91,7 50,0 37,5 95,8 91,7 61,98

Trang 27

Bảng 02c: Tần số xuất hiện các hoạt động của Dúi mốc đực trong ngày

T.gian (h)

H động

8 9

9 10

10 11

11 12

12 13

13 14

14 15

15 16

16 17

17 18

18 19

19 20

20 21

21 22

22 23

23 24

0 1

1 2

2 3

3 4

4 5

5 6

6 7

7

8 Cộng % H.ĐKiếm ăn 2 2 2 5 0 1 0 11 16 7 6 4 19 3 6 8 3 0 3 4 5 2 0 2 111 19.27

Di chuyển 3 1 0 2 0 1 0 2 2 4 2 2 0 4 1 7 11 13 10 15 6 9 3 3 101 17.53 Nghi ngơi 19 21 22 17 24 22 24 11 6 13 16 18 5 17 17 9 10 11 11 5 13 13 21 19 364 63.19

Bảng 02d: Tần suất xuất hiện các hoạt động của Dúi mốc đực trong ngày

T.gian (h)

H.động

8 9

9 10

10 11

11 12

12 13

13 14

14 15

15 16

16 17

17 18

18 19

19 20

20 21

21 22

22 23

23 24

0 1

1 2

2 3

3 4

4 5

5 6

6 7

7 8

Trung bình

% Kiếm ăn 8,3 8,3 8,3 20,8 0,0 4,2 0,0 45,8 66,7 29,2 25,0 16,7 79,2 12,5 25,0 33,3 12,5 0,0 12,5 16,7 20,8 8,3 0,0 8,3 19,27

% Di chuyển 12,5 4,2 0,0 8,3 0,0 4,2 0,0 8,3 8,3 16,7 8,3 8,3 0,0 16,7 4,2 29,2 45,8 54,2 41,7 62,5 25,0 37,5 12,5 12,5 17,53

% Nghỉ ngơi 79,2 87,5 91,7 70,8 100 91,7 100 45,8 25,0 54,2 66,7 75,0 20,8 70,8 70,8 37,5 41,7 45,8 45,8 20,8 54,2 54,2 87,5 79,2 63,19

Trang 28

4.3 Quá trình sinh trưởng của Dúi mốc

Trong chăn nuôi thì việc theo dõi tình hình sinh trưởng của vật nuôi là rấtquan trọng Nó cho phép người chăn nuôi có thể lựa chọn, điều chỉnh các biệnpháp chăm sóc hợp lý Để đánh giá sinh trưởng của Dúi mốc, tôi tiến hành theodõi sinh trưởng của 4 cá thể Dúi mốc mới sinh, theo 4 giai đoạn tuổi 1 - 15 ngày,

16 - 30 ngày, 31 - 45 ngày, 46 - 60 ngày Kết quả theo dõi được đánh giá theo 2chỉ tiêu là sinh trưởng khối lượng và sinh trưởng chiều dài thân Kết quả đượcghi tại bảng 03a và bảng 03b

Sự sinh trưởng của Dúi mốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giới tính,chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày, thời tiết, chuồng nuôi, sức khoẻ,giai đoạn sinh trưởng Riêng với Dúi mốc non còn phụ thuộc vào tình trạng sứckhỏe của con non khi sinh ra và khả năng chăm sóc con của Dúi mẹ Trongchăn nuôi, các Dúi mốc mẹ được chăm sóc với chế độ như nhau, cho ăn cùngloại thức ăn với lượng theo nhu cầu Tuy nhiên sự sinh trưởng của các cá thểDúi non là khác nhau

Qua bảng 03a, ta thấy tất cả các cá thể Dúi non đều tăng trọng lượngnhưng ở mỗi cá thể và mỗi giai đoạn tuổi có sự khác nhau Dúi non mới sinh cókhối lượng trung bình là 41g, trong đó con to nhất là 42g, con nhỏ nhất là 39g.Như vậy, Dúi non sinh ra có khối lượng tương đối đồng đều nhưng trong quátrình phát triển thì sự sinh trưởng của mỗi cá thể là khác nhau

Sau 15 ngày đầu tiên, trung bình mỗi cá thể tăng được 39,85g, khốilượng trung bình là 88,85g Trong đó, tăng trưởng kém nhất là con số 1 (21g),các con còn lại sinh trưởng đồng đều từ 45,4 - 47,4g Sở dĩ có sự chênh lệchgiữa các cá thể này vì con ở ô số 1 khi mới sinh ra rất yếu còn các con khácsinh ra thì rất khỏe mạnh Trong các cá thể trên thì chỉ có con số 3 và 4 là do

mẹ nuôi 2 con còn các con khác đều là một mẹ nuôi một con nhưng sự sinhtrưởng của 2 cá thể này vẫn rất tốt

Trang 29

Bảng 03a: Theo dõi sinh trưởng khối lượng của Dúi mốc mới sinh

Trang 30

Trong giai đoạn 15 ngày tiếp theo (16 - 30 ngày), các cá thể tăng trưởngtrung bình là 62,18g/con, khối lượng trung bình là 143,03g

Sang giai đoạn từ 31 - 45 ngày tuổi, lượng tăng trưởng của các cá thểtăng nhanh, trung bình đạt 96,48g/con, khối lượng trung bình là 239,5g Đây làgiai đoạn mà Dúi mốc non đạt mức tăng trưởng cao nhất

Sang giai đoạn tuổi từ 46 - 60 ngày, lượng tăng trưởng của các cá thểgiảm xuống còn 58g/con, khối lượng trung bình là 297,5g

Sau 2 tháng theo dõi lượng tăng trưởng bình quân của các cá thể này là128,25g/tháng, trong đó thấp nhất là con số 1 (121,5g/tháng), con cao nhất làcon số 2 (137g/tháng)

Qua bảng 03b ta thấy: Dúi mới sinh có chiều dài thân trung bình là79,50mm Con dài nhất là con số 2 (84mm), con ngắn nhất là con số 4 (75mm).Như vậy, các cá thể Dúi mới sinh có chiều dài thân rất đồng đều Sau 15 ngày,tăng trưởng chiều dài thân trung bình của các cá thể này đạt 30,45mm, con số 3tăng trưởng nhanh nhất đạt 34,20mm, con số 1 tăng trưởng chậm nhất chỉ đạt22,00mm

Sang giai đoạn thứ 2 (từ 16 - 30 ngày tuổi): Dúi non tăng trưởng chiều dàithân trung bình là 38,10mm, tăng trưởng nhanh nhất là con số 2 (79,40mm),chậm nhất là con số 1 (12mm) Sau 1 tháng, chiều dài thân trung bình của các cáthể là 148,05mm

Giai đoạn thứ 3 (từ 31 - 45 ngày tuổi): Dúi non tăng trưởng nhanh nhấttrong giai đoạn này, trung bình đạt 56,83mm, con cao nhất là con số 2(76,30mm), con thấp nhất là con số 4 (39mm) Con số 1 sau 2 giai đoạn sinhtrưởng chậm đến giai đoan này sinh trưởng rất nhanh đạt 72,0mm

Giai đoạn thứ 4 (từ 46 - 60 ngày tuổi): Dúi non sinh trưởng chậm, lượngtăng trưởng chiều dài thân giảm, trung bình chỉ đạt 14,68mm, con cao nhất làcon số 3 (18,0mm), con thấp nhất là con số 1 (8,0mm)

Sau 2 tháng, chiều dài thân trung bình của các cá thể là 219,55mm, con dàinhất là con số 2 (285,2mm), con số 1 và con số 4 có chiều dài thân bằng nhau

Trang 31

non là 70,03mm/tháng, con có mức tăng trưởng cao nhất là con số 2(103,6mm/tháng), con có mức tăng trưởng thấp nhất là con số 1 (57,00mm/tháng),con số 3 và con số 4 do cùng một mẹ chăm sóc có mức tăng trưởng gần bằngnhau (59,50mm/tháng và 60,0mm/tháng).

Biểu đồ 01: Sinh trưởng khối lượng và chiều dài thân của Dúi mốc non

Từ biểu đồ ta thấy: Khối lượng của Dúi mốc non tăng nhanh trong cả 4giai đoạn Chiều dài cơ thể tăng nhanh trong giai đoạn từ 0 - 45 ngày tuổi; từ 45ngày tuổi trở đi, chiều dài thân tăng chậm

4.4 Thức ăn của Dúi mốc

Thức ăn là nhân tố sinh thái quan trọng có tính chất quyết định đến sựtồn tại, sinh trưởng phát triển và mật độ quần thể của loài Thành phần và chế

độ thức ăn của mỗi loài rất khác nhau Trong chăn nuôi thức ăn quyết định sựthành bại của công tác nhân nuôi Do vậy cần nghiên cứu tìm ra những loạithức ăn phù hợp, loại thức ăn ưa thích, tỷ lệ các thành phần thức ăn và khẩuphần thức ăn hàng ngày cho thích hợp

Để nghiên cứu thức ăn của Dúi mốc, tôi đã tiến hành cho Dúi mốc ăn thửnghiệm các loại thức ăn khác nhau, mỗi loại cho ăn trong 3 ngày để kiểm tra

Trang 32

4.4.1 Thành phần thức ăn của Dúi mốc

Trong thiên nhiên Dúi mốc ăn chủ yếu ăn rễ và thân cây, măng tre, nứa,vầu, giang, Cũng có khi gặp chúng ăn rễ cỏ gianh, cỏ lau, nhưng rất ít Trongchăn nuôi, Dúi mốc có thể ăn các loại thức ăn tinh như: Sắn, khoai, ngô, đậu,lạc và thức ăn thô như thân: Cỏ voi V06, tre, nứa, vầu, giang

* Cách chế biến thức ăn cho Dúi

Tại Trung tâm, thức ăn cho Dúi mốc chủ yếu là ngô hạt, cỏ voi và thântre Đối với các loại thức ăn sơ như tre, nứa, giang, vầu, ta chặt về và pha nhỏthành từng đoạn 10 - 15cm, nếu là thân cây to thì chẻ làm 4, nếu là cây nhỏđường kính từ 2 - 3cm thì để nguyên

Đối với các loại thức ăn thân thảo như: Cỏ voi V06, thân cây ngô và míaphải bóc bẹ lá ngoài và rửa sạch, để ráo nước thân cây nhằm tránh các loạithuốc bảo vệ thực vật Loại bỏ phần ngọn non và chặt thành từng đoạn dài từ:

10 - 12cm làm thức ăn cho Dúi

Loại thức ăn tinh bột như: Ngô, khoai, sắn phải rửa sạch bằng nước,ngô hạt phải ngâm 1 - 2 giờ để loại các tạp chất và chất bảo quản chống mốimọt rồi vớt ra phơi khô mới được cho Dúi ăn Đối với củ sắn, khoai cần rửasạch, cắt từng đoạn 5 - 6cm làm thức ăn cho Dúi

Ảnh 03: Thức ăn của Dúi mốc

Sau quá trình thử nghiệm và phỏng vấn cán bộ Trung tâm, tôi thu đượcbảng danh sách các loại thức ăn của Dúi mốc Kết quả được thể hiện tại bảng 04:

Trang 33

Bảng 04: Danh sách các loại thức ăn cho Dúi mốc

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận sử dụng Ghi chú

Qua bảng 04, ta thấy Dúi mốc ăn 10 loại thức ăn trong đó có 8 loại thức

ăn thực vật và 2 loại thức ăn động vật Các loại thức ăn thực vật của Dúi mốc

đề là các loại thức ăn rẻ tiền và dễ kiếm Đây đều là các loại thức ăn chăn nuôi

đã được nhân dân ta sử dụng phổ biến, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triểncác mô hình chăn nuôi Dúi mốc cho người dân

Trong tự nhiên Dúi mốc không ăn thức ăn là động vật nhưng trong quátrình chăm sóc Dúi sinh sản phát hiện Dúi mẹ có hiện tượng ăn thịt con non

Do vậy, tôi đã thử nghiệm cho Dúi mốc ăn thịt lợn và thịt bò thì thấy có một số

cá thể Dúi ăn, và khi thêm vào thức ăn của Dúi thêm bột khoáng và mỗi chuồngcho vào một mẩu xương nhỏ để bổ sung khoáng chất cho Dúi thì thấy hiệntượng Dúi ăn thịt con non không còn nữa Điều này có thể được giải thích làtrong chăn nuôi, do số lượng các loại thức ăn được sử dụng còn đơn giản nên

đã không cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng khoáng cho Dúi mẹ Vì vậy,trong quá trình chăm sóc Dúi mốc, đặc biệt là ở giai đoạn sinh sản cần chú ýcân đối thành phần thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho Dúi

mẹ và bổ sung khoáng bằng cách cho thêm vào mỗi chuồng một mẩu xươngnhỏ hoặc định kỳ bổ sung khoáng đa lượng, vi lượng cho Dúi

4.4.2 Các loại thức ăn ưa thích của Dúi mốc

Trang 34

Thức ăn ưa thích của Dúi mốc được xác định thông qua việc quan sát sựlựa chọn thức ăn để ăn trước, theo dõi tần suất gặp Dúi ăn từng loại và tỉ lệ tiêuthụ thức ăn trên tổng số thức ăn cho vào Kết quả được thể hiện ở bảng 05:

Bảng 05: Danh lục thức ăn ưa thích của Dúi mốc

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận sử dụng Ghi chú

Ghi chú: + + +: Rất thích; + +: Hơi thích; +: Bình thường

Từ bảng 05, ta thấy Dúi mốc rất thích ăn 6 loại thức ăn là ngô, cỏ voi, tre,mía, khoai lang, thịt bò Quan sát thấy khi cho các loại thức ăn khác vào cùngvới các loại thức ăn này thì Dúi mốc luôn chọn ăn các loại thức ăn này trước để

ăn và lượng tiêu thụ các loại thức ăn này luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất Tuy nhiên,qua thí nghiệm tại Trung tâm thì cho Dúi ăn nhiều mía không tốt vì hàm lượngnước và glucoza trong mía rất lớn, Dúi ăn nhiều mía dễ mắc bệnh đường tiếtniệu Chỉ nên cho Dúi ăn mía một lượng nhất định giai đoạn vỗ béo đối với Dúithương phẩm

4.4.3 Khẩu phần ăn hàng ngày của Dúi mốc

Hàng ngày, mỗi loài vật nuôi cần một lượng thức ăn nhất định để cungcấp đủ năng lượng cho các hoạt động của chúng, đó chính là khẩu phần ăn hàngngày của con vật Xác định khẩu phần ăn hàng ngày là rất cần thiết cho côngtác nhân nuôi cứu hộ cũng như phát triển bền vững các loài động vật hoang dã.Khẩu phần ăn là tiêu chí quan trọng trong chăn nuôi Khẩu phần ăn thường biến

Trang 35

Vì vậy người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi các biểu hiện của Dúi để

có những điều chỉnh cho phù hợp

Khẩu phần ăn hàng ngày của Dúi mốc được tính bằng thương số giữalượng thức ăn hàng ngày của từng cá thể so với trọng lượng cơ thể Lượng thức

ăn hàng ngày của Dúi mốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giới tính, loại thức

ăn ưa thích, điều kiện ngoại cảnh, trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khỏe hiệntại Khi sức khoẻ bình thường, con vật có thể dùng một lượng thức ăn lớn hơnkhẩu phần ăn hàng ngày của chúng; ngược lại, khi tình trạng sức khoẻ kém,chúng ăn ít đi

Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi tỷ mỉ ghi chép số liệu lượng thức ăncon vật sử dụng hàng ngày, cân từng loại lượng thức ăn đưa vào, cân lượng thức

ăn dư thừa và lượng thức ăn rơi rụng, đối với mỗi loại thức ăn để xác định khẩuphần ăn và tỷ lệ các loại thức ăn cho phù hợp Kết quả được ghi ở bảng 06:

Bảng 06: Khẩu phần ăn hàng ngày cho 1kg trọng lượng Dúi mốc

Lượng ăn TB (g/ngày/ô)

Khẩu phần (g/kg thể trọng)

Trang 36

Khẩu phần ăn trung bình của một cá thể Dúi mốc là 183,51 g/kg trọnglượng cơ thể Trong đó nhiều nhất là 2 con ở ô số 4 (196,44 g/kg trọng lượng

cơ thể), ít nhất là 2 con ở ô số 5 (161,52 g/kg trọng lượng cơ thể) Như vậy, khảnăng sử dụng thức ăn còn phụ thuộc vào kích thước cơ thể, các con cá thể nhỏcần nhiều thức ăn hơn các cá thể lớn

Thức ăn của Dúi mốc gồm 2 thành phần chính là thức ăn thô và thức ăntinh Qua theo dõi tại Trung tâm, tỷ lệ thức ăn thô trong thành phần thức ăn củaDúi mốc là 75,37%, tỷ lệ thức ăn tinh là 24,63%

Ngoài việc cho Dúi ăn đầy đủ 2 thành phần trên còn cần phải định kỳ bổsung chất khoáng cho Dúi vì trong thức ăn không cung cấp đủ khoáng cho Dúi.Tại Trung tâm, khoáng chất được bổ sung theo bằng cách cho vào mỗi chuồngmột mẩu xương để Dúi gặm và định kỳ cho Dúi ăn thêm chất khoáng tổng hợp.Chất khoáng được trộn lẫn vào ngô để cho Dúi ăn

Tại Trung tâm hiện nay, chất khoáng được bổ xung cho Dúi theo định kỳ

1 tháng một lần với khối lượng 60g, loại khoáng sử dụng là T&D khoáng đa vilượng Lượng khoáng bổ sung như vậy là ít, không cung cấp đủ nhu cầu củaDúi, đặc biệt là đối với Dúi mang thai hoặc nuôi con

Khẩu phần thức ăn, lượng thức ăn không nên cứng nhắc Nên tuỳ theo mùa(mùa hè, mùa đông), tuỳ theo nguồn thức ăn sẵn có, tuỳ theo giai đoạn phát triển(trưởng thành, mang thai, nuôi con ) để điều chỉnh lượng thức ăn và thành phầnthức ăn trong khẩu phần cho phù hợp Dựa trên kết quả nghiên cứu và tham khảocác tài liệu có được tôi xây dựng khẩu phần thức ăn cho Dúi mốc theo bảng sau:

Bảng 07: Khẩu phần thức ăn cho Dúi mốc

Thức ăn

GĐ tuổi

Tổng (g/kg/ngày) Tinh

(g/kg/ngày)

Thô (g/kg/ngày)

Khoáng tổng hợp (g/kg/ngày)

Trang 37

Thức ăn tinh chủ yếu là ngô, nhưng cần thường xuyên bổ sung thêm sắn,khoai lang để đa dạng nguồn thức ăn Thức ăn thô gồm tre, cỏ voi là chủ yếuvới tỷ lệ khối lượng tre/cỏ voi là 1/2, vì Dúi ăn nhiều cỏ voi hơn tre Chấtkhoáng được cân lượng cho 10 cá thể rồi trộn vào ngô và chia đều cho mỗi cáthể Ngoài ra cần cho vào mỗi chuồng một mẩu xương để Dúi gặm.

4.5 Kỹ thuật tạo chuồng nuôi

Chuồng nuôi động vật hoang dã khác nhau theo loài, theo tình trạng kinh

tế của địa phương Chuồng nuôi là nhân tố quan trọng và quyết định đến thànhbại của công tác nhân nuôi động vật hoang dã Chuồng nuôi được tạo sao chophù hợp với những yêu cầu sinh thái loài, gần với môi trường tự nhiên để đảmbảo cho động vật sinh trưởng và phát triển tốt, thuận tiện cho việc chăm sóc

Ở ngoài tự nhiên, Dúi mốc thường sống trong các hang tự đào dướilòng đất sâu khoảng 1m (chúng thường đào hang dưới các bụi tre) Hangthường có một nhánh chính, nhiều nhánh phụ và một số ổ, tổ Tổ là nơi diễn

ra các hoạt động của chúng như: ăn, ngủ, sinh sản… Hang Dúi thường có kíchthước như sau:

+ Độ sâu của ổ so với mặt đất: 40 - 100 cm

+ Chiều dài hang: 90 - 140 cm

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề: Nghiên cứu tập tính Dúi mốc (Rhizomys

pruinosus) trong điều kiện tự nhiên, Nguyễn Thanh Tân, 2007).

Trung tâm cứu hộ và phát triển động vật hoang dã thuộc Viện sinh tháirừng và môi trường được thành lập vào ngày 01/06/2006 được thành lập theo

Trang 38

QĐ số 1583/QĐ/BNN - TCCB Trung tâm cứu hộ và phát triển động vật rừngđược thành lập vào ngày 05/10/2006, tại Trung tâm đang cứu hộ và nghiên cứu

6 loài chủ yếu bao gồm: Dúi má đào, Dúi mốc lớn, Nhím, Cầy Vòi mốc, CầyVòi hương, Cầy giông Toàn bộ Trung tâm được xây dựng thành 4 khu chính,trong đó có 01 khu nuôi nhốt Nhím và Dúi mốc, 01 khu nuôi nhốt 3 loài Cầy(Cầy giông, Cầy Vòi hương, Cầy Vòi mốc), 01 khu nuôi nhốt Dúi riêng và 01khu nuôi bán hoang dã Dúi mốc

Vật liệu để kiến tạo nên chuồng nuôi được làm bằng gạch nung và ximăng cát vàng Chiều cao tính từ đáy nền chuồng cho tới mép dưới của mái chelà: 1,8m Mái che được lợp bằng nhựa tổng hợp Các chuồng nuôi được xâylàm 2 hàng, có hành lang rộng 1m ở giữa để đi lại Trong khu chuồng nuôi cóthiết kế các ô cửa sổ nhưng được đan lưới sắt tạo sự thông thoáng mà vẫn đảmbảo Dúi không thoát ra ngoài được

Chuồng nuôi nhốt Dúi được xây dựng theo 2 loại chuồng: Loại chuồng

cỡ lớn và loại chuồng cỡ nhỏ

4.5.1 Loại chuồng lớn

Loại chuồng cỡ lớn này dùng để nuôi nhốt Dúi đã đến giai đoạn trưởngthành đang chờ đến thời gian ghép đôi hoặc cũng có thể là Dúi đã được ghépđôi Về hình dạng thì chuồng cỡ lớn có hình dạng của một hình hộp chữ nhật.Xung quanh được xây tường bao bằng gạch nung, với chiều cao của tường là95cm, chiều rộng 1,5m và chiều dài của chuồng là 1,4m Trong các chuồng lớn

có thiết kế các hang tổ dùng để cho Dúi ra vào Hang Dúi ở các ô chuồng lớnnày được thiết kế theo hai loại:

- Loại hang cố định: Loại hang này được xây bằng gạch nung và xi măngcát vàng Kích thước của hang như sau: Chiều rộng của hang là 46cm, chiều dài72cm Hang này được thiết kế hai cửa ra vào với kích thước cửa hang của haicửa này là như nhau: Chiều rộng của cửa là 15cm và chiều cao của cửa là10cm Mặc dù được xây dựng cố định nhưng mái đậy vẫn được chia làm 2phần, phần phía ngoài gần cửa hang thì được xây cố định bằng gạch còn lại 1/2

Trang 39

phía trong thì được đậy bằng hai viên gạch lát Viêc sử dụng hai viên gạch látđậy phía trong cũng có mục đích là để kiểm tra lượng thức ăn thừa hàng ngày

và kiểm tra tình trạng của Dúi được thường xuyên để phát hiện kịp thời từ đó

có các giải pháp cụ thể cho từng trường hợp

- Loại hang xếp: Đây là loại hang mang tính tạm thời khi mà tách chuồnghoặc vào thời điểm Dúi đẻ Hang được xếp bàng gạch chỉ và được đậy bằngnhững phên bê tông hoặc cũng có thể là các viên gạch lát

4.5.2 Loại chuồng nhỏ

Thực chất loại chuồng cỡ nhỏ chính là loại chuồng cỡ lớn nhưng đượcchia thành các ngăn nhỏ để nuôi nhốt Dúi Trong các ngăn chuồng nhỏ nàynuôi nhốt 01 cặp Dúi được ghép đôi để sinh sản Hình dạng các ngăn chuồnglớn trước khi ngăn thành các ngăn chuồng nhỏ có hình dạng là một hình hộpchữ nhật

Kích thước ô chuồng nhỏ: Chiều rộng 38cm, chiều dài 1,5m và chiều cao44cm Mỗi chuồng nhỏ được phân thành 2 ngăn: Ngăn ngoài dùng để đưa thức

ăn vào còn ngăn trong là khu vực hang tổ của Dúi mốc lớn, đây chính là nơidiễn ra các hoạt động ăn, nghỉ, vận động… Hai ngăn được thông với nhau bằngmột cửa hang có kích thước: Chiều cao 22cm và rộng 10cm Mặt trên của các ônhỏ được đạy bằng 2 loại vật liệu, ngăn bên trong được đậy bằng 1 tấm bê tông

để tạo độ tối cho hang, ngăn bên ngoài được đậy bằng tấm phên lưới sắt để tạo

độ sáng và thoáng cho ô chuồng

Nội thất trong chuồng nhỏ được bố trí rất đơn giản, mỗi ô được đặt mộtống nước bằng đất nung, chiều dài 40cm, đường kính đầu nhỏ 14cm, đầu to18cm Ổ Dúi được Dúi tự làm từ các vật liệu là lá khô của cây cỏ Voi và mộtphần thức ăn thừa Các vật liệu này được Dúi cắn nhỏ thành từng sợi nhỏ rồi lótthành ổ

Do ngoài tự nhiên, Dúi sống trong hang nên trong điều kiện nuôi nhốt,chuồng nuôi phải thiết kế sao cho tổ Dúi được kín đáo và yên tĩnh

Trang 40

Ảnh 04: Chuồng nuôi Dúi mốc

Theo tôi, chuồng nuôi tại Trung tâm có các ưu, nhược điểm sau:

Ngày đăng: 23/11/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w