Vệ sinh chuồng trại, phòng chống các động vật gây hại

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI VÀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP (Trang 48)

- Vệ sinh chuồng trại: Định kỳ hàng ngày quét dọn sạch sẽ, khai thông cống rãnh thoát nước chuồng nuôi luôn phải khô ráo thoáng mát về mùa hè ấm về mùa đông, một tuần phải vệ sinh phun phòng dịch khuẩn. Sát trùng bằng thuốc Vemedin, dung dịch thuốc sát trùng chuồng nuôi rất tốt hoặc rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi… Phun thuốc Hantox - 200 có tác dụng diệt ruồi muỗi, kiến rận và ghẻ. Cách dùng: Thuốc pha theo tỷ lệ cứ 500ml thuốc pha với 10 đến 20 lít nước thời gian khoảng từ 6 đến 7 tuần phun một lần.

- Phòng chống các động vật gây hại: Khu chuồng nuôi phải được cách ly nghiêm ngặt không được giết mổ các loại động vật mắc bệnh ở gần chuồng nuôi, các loại động vật mua về hoặc cứu hộ trước khi thả vào chuồng nuôi phải kiểm dịch và tiêm phòng, các loại động vật nhập về phải có lý lịch nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không được vận chuyển trái phép các loại động vật ở nơi có dịch bệnh đến nơi không có dịch bệnh.

Chương 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Đặc điểm sinh học sinh thái: Dúi mốc trưởng thành có cân nặng từ 0,8 - 1,5kg, dài thân từ 256 - 350mm, dài đuôi 100 - 124mm. Dúi mốc sống theo gia đình từ 3 - 5 con trong hang tự đào. Dúi sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8. Mỗi năm đẻ 2 - 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 2 - 4 con.

2. Tập tính hoạt động: Trong nuôi nhốt, các hoạt động chính của Dúi mốc là di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi. Dúi mốc hoạt động vào tất cả các thời gian trong ngày, thời gian cho mỗi hoạt động của Dúi mốc cái là: Nghỉ ngơi (14h49’), di chuyển (3h27’), kiếm ăn (4h44’); thời gian hoạt động của Dúi mốc đực: Nghỉ ngơi (15h02’), di chuyển (4h55’), kiếm ăn (4h03’).

3. Thức ăn: Trong chăn nuôi Dúi mốc ăn 10 loại thức ăn, trong đó có 8 loại thức ăn thực vật và 2 loại thức ăn động vật, thức ăn ưa thích là 6 loại. Dúi mốc chủ yếu ăn thực vật, chúng sẽ không ăn thức ăn động vật nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất. Khẩu phần ăn của Dúi mốc là 183,51 g/kg trọng lượng; trong đó thức ăn tinh là 45,21g (24,63%), thức ăn thô là 138,30g (75,37%).

4. Sinh trưởng: Trong điều kiện nuôi nhốt, Dúi mốc sinh trưởng và phát triển tốt. Dúi mốc non tăng trưởng khối lượng trung bình 128,25g/tháng, sau 2 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 297,5g, tăng trưởng chiều dài thân trung bình là 70,03mm/tháng, sau 2 tháng tuổi có chiều dài thân trung bình là 219,55mm.

5. Chăm sóc: Khi chăm sóc Dúi mốc ngoài việc cho Dúi ăn nhiều loại thức ăn cần chú ý việc bổ sung đầy các loại khoáng chất, vitamin. Dúi sinh sản cần được theo dõi thường xuyên, cho ăn thêm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Khi cần tác động tới Dúi cần khử mùi tay bằng cách thoa rượu lên tay và phun vào chuồng Dúi. Định kỳ 1 tháng dọn vệ sinh chuồng một lần.

6. Chuồng nuôi Dúi được chia làm 2 loại, chuồng lớn có kích thước (cao 95cm, rộng 1,5m, dài 1,4m) dùng để nuôi các cá thể Dúi trưởng thành, chuồng nhỏ có kích thước (cao 44cm, rộng 38cm, dài 1,5m) dùng để chăm sóc Dúi mẹ và Dúi con mới sinh.

7. Trong chăn nuôi, Dúi mốc ít khi bị mắc bệnh. Một số bệnh thường gặp ở Dúi mốc là: Bệnh ghẻ, bệnh nấm da, bệnh viêm kết mạc mắt… Cần định kỳ dọn vệ sinh chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng để phòng bệnh. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

5.2. Tồn tại

- Khoá luận mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp tại Trung tâm mà chưa tiến hành rộng ở các nơi khác.

- Chưa nghiên cứu được nhiều loài làm thức ăn cho Dúi mốc.

- Thời gian theo dõi sinh trưởng của Dúi mốc còn ngắn, mới chỉ đánh giá được sinh trưởng của Dúi ở giai đoạn 2 tháng tuổi đầu.

5.3. Kiến nghị

- Cần mở rộng nghiên cứu ở các khu vực khác.

- Nghiên cứu thêm nhiều loài làm thức ăn cho Dúi mốc.

- Tiếp tục theo dõi sinh trưởng của Dúi mốc trong các giai đoạn tuổi tiếp theo.

- Nghiên cứu trên các lứa tuổi khác nhau và trong các thời gian khác nhau trong năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Đức Cường (2007), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Cầy vòi mốc (Paguma laravata) và Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) tại Trung tâm Phát triển động vật rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoá luận tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

2. Đỗ Xuân Điệp (1999), Nghiên cứu đặc tính sinh học của một số loài thú ăn thịt tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn - Hà Nội, Khoá luận tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

3. Đào Trường Giang (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học thú gặm nhấm Vườn quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Khóa luận tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

4. Nguyễn Thanh Hải (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật chăn nuôi Cầy vòi mốc (Paguma larvata) trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn - Hà Nội, Chuyên đề nghiên cứu khoa học - Trường ĐHLN.

5. Đặng Huy Huỳnh (1975), Động vật kinh tế tỉnh Hoà Bình.

6. Đặng Huy Huỳnh (1994), Danh mục các loài thú (Mammalia), NXB - Khoa học & kỹ thuật, 168 trang, 19cm.

7. Đỗ Văn Khanh (1999), Nghiên cứu đặc điểm khu hệ gặm nhấm Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn - Thanh Sơn - Phú Thọ, Khóa luận tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

8. V ũ Văn Kiên (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái Dúi mốc và Dúi má đào tại xã Đại Đình - VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc,

Chuyên đề tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

9. Lê Quang Long (2006), Từ điển tranh về các loài cây, NXB - Giáo dục

10. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1993), Giáo trình Động vật rừng - Trường ĐHLN, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

12. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2005), Bài giảng Kỹ thuật nhân nuôi động vật hoang dã - Trường ĐHLN.

13. Lê Hiền Hào (1973), Thú kinh tế Việt Nam, NXB - Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 359 trang.

14. Nguyễn Trường Sơn (1999), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tập tính của Cầy vằn (Chrotogale owstoni Thomas, 1992) trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khoá luận tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

15. Nguyễn Thanh Tân (2007), Nghiên cứu tập tính Dúi mốc (Rhizomys pruinosus) trong điều kiện tự nhiên, Báo cáo chuyên đề - Trung tâm Cứu hộ và Phát triển Động vật rừng - Trường ĐHLN.

16. Lộc Vũ Trung (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học thú gặm nhấm Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến - Hòa Bình,

Phụ biểu 01: Theo dõi hoạt động của Dúi mốc Ngày: 23/02/2008 Nhiệt độ: 24oC Con Thời gian Hoạt động Mô tả hoạt động Cái 3h29’ Di chuyển

Đi từ từ ra khỏi tổ, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát khi thấy không có động tĩnh gì thì mới ra ngoài đi lại. Đi vòng quanh ô chuồng, đến góc chuồng thì dừng lại một lúc sau đó quay vào tổ.

5h54’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại quan sát một lúc sau đó đi ra máng thức ăn cắp thức ăn vào miệng và lôi vào trong tổ. 14h37’ Nghỉ ngơi Nằm cuộn tròn trong tổ.

Đực

4h45’ Di chuyển

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát khoảng 5 - 10 giây, sau đó mới chui hẳn ra ngoài đi lại. Lúc đầu đi gần tổ sau đó mới đi ra xa dần. 3h42’ Kiếm ăn Ra ngoài cắp ngô vào tổ ăn. Gặm thức ăn ở

trong tổ.

Phụ biểu 02: Theo dõi hoạt động của Dúi mốc Ngày: 26/02/2008 Nhiệt độ: 19oC Con Thời gian Hoạt động Mô tả hoạt động Cái 3h11’ Di chuyển

Đi từ từ ra khỏi tổ, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát khi thấy không có động tĩnh gì thì mới ra ngoài đi lại. Đi vòng quanh ô chuồng, leo lên nóc tổ dừng lại quan sát, đi xuống và vào tổ nghỉ.

5h06’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại quan sát một lúc sau đó đi ra máng thức ăn cắp thức ăn vào miệng và lôi vào trong tổ. Nằm trong tổ gặm thức ăn.

15h43’ Nghỉ ngơi Nằm trong tổ.

Đực

4h26’ Di chuyển

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát sang 2 bên, một lúc thì chui ra ngoài đi lại quanh ô chuồng. 3h45’ Kiếm ăn Ra ngoài cắp ngô vào tổ ăn. Gặm thức ăn ở

trong tổ do con cái mang vào. 15h49’ Nghỉ ngơi Nằm nghỉ trong tổ.

Phụ biểu 03: Theo dõi hoạt động của Dúi mốc Ngày: 01/03/2008 Nhiệt độ: 21oC Con Thời gian Hoạt động Mô tả hoạt động Cái 3h38’ Di chuyển

Đi từ từ ra khỏi tổ, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát một lúc rồi đi ra ngoài đi lại quanh chuồng sau đó chui vào tổ, đi từ tổ bên này sang tổ bên kia.

5h42’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại quan sát một lúc sau đó đi ra máng thức ăn cắp ngô vào miệng và đi vào trong tổ ăn. Sau khi ăn hết ngô thì ra ngoài cắp cỏ voi và tre vào tổ ăn.

14h40’ Nghỉ ngơi Nằm trong tổ.

Đực

5h14’ Di chuyển

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát một lúc rồi đi ra ngoài đi lại. Lúc đầu đi gần tổ sau đó mới đi ra xa dần. Đi ra góc ô chuồng, bám chân lên tường, đầu quay sang bên này rồi lại bên kia ngửi.

4h45’

Kiếm ăn Ra ngoài, đi lại gần máng thức ăn, chui đầu vào cắp ngô vào miệng rồi mang vào trong tổ ăn. Sau khi ăn hết ngô thì ăn cỏ voi và tre. Khi gặm thức ăn phát ra tiếng kêu “kẹt kẹt” rất rõ ràng.

Phụ biểu 04: Theo dõi hoạt động của Dúi mốc Ngày: 05/03/2008 Nhiệt độ: 23oC Con Thời gian Hoạt động Mô tả hoạt động Cái 3h29’ Di chuyển

Đi lại trong tổ sau đó đi sang ngăn tổ bên cạnh, rồi đi ra ngoài đi vòng quanh ô chuồng. Đi lại một lúc thì vào tổ nghỉ, nghỉ một lúc rồi lại đi ra ngoài đi lại.

5h53’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra máng thức ăn cắp thức ăn vào miệng và lôi vào trong tổ. Miệng cắp vào đầu thanh cỏ voi hoặc tre rồi lôi vào trong tổ. Cắp hết thức ăn thì vào tổ gặm thức ăn. Ăn một lúc rồi nằm xuống nghỉ một lúc rồi dậy ăn tiếp.

14h38’ Nghỉ ngơi Nằm cuộn tròn trong tổ, thỉnh thoảng lại dậy đi lại hoặc ăn uống

Đực

5h18’ Di chuyển

Đi từ tổ bên này sang tổ bên kia sau đó đi ra ngoài, trèo lên nóc hang đi lại, vừa đi vừa quan sát 2 bên. Một lúc thì xuống dưới đi lại quanh ô chuồng.

4h02’

Kiếm ăn Ra ngoài cắp ngô vào tổ ăn. Sau khi ăn hết ngô thì ăn tre và cỏ voi do con cái mang vào. Khi gặm tre hoặc cỏ voi thì gặm từ 2 đầu vào.

Phụ biểu 05: Theo dõi hoạt động của Dúi mốc Ngày: 09/03/2008 Nhiệt độ: 22oC Con Thời gian Hoạt động Mô tả hoạt động Cái 3h31’ Di chuyển

Đi từ từ ra khỏi tổ, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát khi thấy không có động tĩnh gì thì mới ra ngoài đi lại. Đi vòng quanh ô chuồng, vừa đi vừa quan sát 2 bên, đi vài bước lại dừng lại quan sát một lần.

5h48’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại quan sát một lúc sau đó đi ra máng thức ăn, dừng lại quan sát sau đó chui đầu vào máng cắp ngô vào tổ ăn. Sau khi ăn hết ngô thì ra ngoài cắp tre và cỏ voi vào tổ ăn.

14h41’ Nghỉ ngơi Nằm trong tổ nghỉ, thỉnh thoảng lại dậy đi lại hoặc gặm thức ăn.

Đực

4h54’ Di chuyển

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát 2 bên sau đó đi hẳn ra ngoài đi lại, đi lại quanh tổ, vừa đi vừa ngửi, đi sát vào chân tường, đi lại góc chuồng, bám chân lên tường và ngửi lên phía trên.

4h09’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra máng thức ăn, dừng lại quan sát sau đó chui vào máng cắp ngô vào tổ ăn. Sau khi ăn xong thì nằm nghỉ một lúc lại dậy ăn thức ăn do con cái mang vào.

Phụ biểu 06: Theo dõi hoạt động của Dúi mốc Ngày: 24/04/2008 Nhiệt độ: 23oC Con Thời gian Hoạt động Mô tả hoạt động Cái 3h21’ Di chuyển

Đi từ từ ra khỏi tổ, đến cửa hang thì dừng lại, thò đầu ra ngoài quan sát khi thấy không có động tĩnh gì thì mới ra ngoài đi lại. Đi vòng quanh ô chuồng một lúc thì chui vào tổ gặm thức ăn.

6h03’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra, đến cửa hang thì dừng lại quan sát một lúc sau đó đi ra máng thức ăn cắp ngô vào miệng và đi vào tổ ăn. Sau khi ăn hết ngô thì tiếp tục ra ngoài cắp cỏ voi và tre vào tổ ăn.

14h36’ Nghỉ ngơi Nằm cuộn tròn trong tổ.

Đực

4h52’ Di chuyển

Đi từ trong tổ ra ngoài, dừng lại quan sát một lúc sau đó đi lại quanh chuồng. Đi ra góc chuồng đứng lại một lúc rồi lại đi quanh ô chuồng.

3h55’ Kiếm ăn

Đi từ trong tổ ra máng thức ăn, cắp ngô vào miệng rồi đi vào trông tổ ăn. Sau khi ăn hết ngô thì ăn tre và cỏ voi. Ăn một lúc lại nằm nghỉ một lúc sau đó dậy ăn tiếp.

Phụ biểu 07: Theo dõi lịch hoạt động của Dúi mốc Ô chuồng: 4. Giới tính: Đực T. gian (h) H. động 89 109 1011 1112 1213 1413 1415 1516 1617 1718 1819 1920 2021 2122 2223 2324 01 12 32 34 45 56 67 78 Cộng % H.Đ Kiếm ăn 2 2 2 5 0 1 0 11 16 7 6 4 19 3 6 8 3 0 3 4 5 2 0 2 111 19.27 Di chuyển 3 1 0 2 0 1 0 2 2 4 2 2 0 4 1 7 11 13 10 15 6 9 3 3 101 17.53 Nghỉ ngơi 19 21 22 17 24 22 24 11 6 13 16 18 5 17 17 9 10 11 11 5 13 13 21 19 364 63.19

Phụ biểu 08: Theo dõi lịch hoạt động của Dúi mốc

Ô chuồng: 4. Giới tính: Cái

T.gian (h) H. động 8 9 109 1011 1112 1213 1314 1415 1516 1617 1718 1819 1920 2120 2122 2223 2324 01 12 32 34 45 56 67 78 Cộng % H.Đ Kiếm ăn 2 1 0 0 0 0 0 7 19 15 2 4 4 15 14 12 4 1 5 2 10 12 0 1 130 22.57 Di chuyển 5 1 2 2 7 7 10 13 2 0 3 0 6 0 0 0 3 11 10 0 2 3 1 1 89 15.45 Nghỉ ngơi 17 22 22 22 17 17 14 4 3 9 19 20 14 9 10 12 17 12 9 22 12 9 23 22 357 61.98

Phụ biểu 09: Thử nghiệm thức ăn cho Dúi mốc Ô số 1 Thời gian Loại thức ăn

Khối lượng thức ăn (g) % Thành phần thức ăn Cho vào Thừa Tiêu thụ Tiêu thụ Tinh Tỷ lệ % Thô Tỷ lệ % 1/3/2008 Tre 90 20 70 77.78 80 25.00 240 75.00 Cỏ voi 210 40 170 80.95 Ngô hạt 60 0 60 100.00 Thịt bò 20 0 20 100.00 2/3/2008 Tre 100 0 100 100.00 80 20.00 320 80.00 Cỏ voi 220 0 220 100.00 Ngô hạt 60 0 60 100.00 Thịt bò 20 0 20 100.00 3/3/2008 Tre 80 15 65 81.25 70 22.95 235 77.05 Cỏ voi 220 50 170 77.27

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI VÀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w