Loại chuồng nhỏ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI VÀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP (Trang 39 - 43)

Thực chất loại chuồng cỡ nhỏ chính là loại chuồng cỡ lớn nhưng được chia thành các ngăn nhỏ để nuôi nhốt Dúi. Trong các ngăn chuồng nhỏ này nuôi nhốt 01 cặp Dúi được ghép đôi để sinh sản. Hình dạng các ngăn chuồng lớn trước khi ngăn thành các ngăn chuồng nhỏ có hình dạng là một hình hộp chữ nhật.

Kích thước ô chuồng nhỏ: Chiều rộng 38cm, chiều dài 1,5m và chiều cao 44cm. Mỗi chuồng nhỏ được phân thành 2 ngăn: Ngăn ngoài dùng để đưa thức ăn vào còn ngăn trong là khu vực hang tổ của Dúi mốc lớn, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động ăn, nghỉ, vận động… Hai ngăn được thông với nhau bằng một cửa hang có kích thước: Chiều cao 22cm và rộng 10cm. Mặt trên của các ô nhỏ được đạy bằng 2 loại vật liệu, ngăn bên trong được đậy bằng 1 tấm bê tông để tạo độ tối cho hang, ngăn bên ngoài được đậy bằng tấm phên lưới sắt để tạo độ sáng và thoáng cho ô chuồng.

Nội thất trong chuồng nhỏ được bố trí rất đơn giản, mỗi ô được đặt một ống nước bằng đất nung, chiều dài 40cm, đường kính đầu nhỏ 14cm, đầu to 18cm. Ổ Dúi được Dúi tự làm từ các vật liệu là lá khô của cây cỏ Voi và một phần thức ăn thừa. Các vật liệu này được Dúi cắn nhỏ thành từng sợi nhỏ rồi lót thành ổ.

Do ngoài tự nhiên, Dúi sống trong hang nên trong điều kiện nuôi nhốt, chuồng nuôi phải thiết kế sao cho tổ Dúi được kín đáo và yên tĩnh.

Ảnh 04: Chuồng nuôi Dúi mốc

Theo tôi, chuồng nuôi tại Trung tâm có các ưu, nhược điểm sau: * Ưu điểm:

- Chuồng nuôi được thiết kế để nuôi riêng từng cặp Dúi nên có thể theo dõi và chăm sóc kỹ từng cá thể trong nuôi sinh sản.

- Chuồng nuôi được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn, đảm bảo Dúi không thoát ra ngoài được.

- Chuồng nuôi thông thoáng, có lối đi ở giữa tiện cho việc chăm sóc. * Nhược điểm:

- Nền chuồng nuôi tại Trung tâm thấp nên vào mùa mưa nền chuồng thường bị ẩm ướt, Dúi dễ bị nhiễm bệnh.

- Các ô chuồng lớn thiếu các vật liệu che chắn ánh sáng ở phía trên nên vẫn để chuồng nhiều ánh sáng.

- Do mỗi chuồng chỉ nuôi được 2 cá thể nên yêu cầu phải có rất nhiều chuồng nuôi khi muốn mở rộng quy mô chăn nuôi, không thích hợp cho nuôi thương phẩm.

* Đề xuất mô hình chuồng nuôi.

- Căn cứ: Trong tự nhiên Dúi thường sống theo gia đình do một con làm đầu đàn, một cá thể đực có thể giao phối cho nhiều cá thể cái. Dúi sống trong hang nên không chịu được điều kiện chuồng nuôi có nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, nên tôi đề xuất mô hình chuồng nuôi như sau:

Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: Chuồng lớn và chuồng nhỏ

Chuồng nhỏ dùng để nuôi Dúi mẹ và Dúi con trong thời kỳ sinh sản và chăm sóc con non. Chuồng nhỏ này được xây theo chuồng nhỏ ở Trung tâm.

Chuồng lớn dùng để nuôi các cá thể Dúi trưởng thành nuôi: Mỗi ô chuồng rộng khoảng 5m2, xây tường cao 1,2m, bên trong tô xi măng thật láng, nền bê tông thật chắc, bố trí 01 lỗ thoát nước ở góc thấp nhất của ô chuồng. Trong chuồng đặt khoảng 5 - 7 ống nước nhỏ, đường kính 14 - 18cm, dài 40cm. Chuồng lớn dùng để nuôi Dúi thương phẩm.

Hình 01: Mô hình chuồng nuôi Dúi mốc 40cm 1,5m 3m 1m 38cm

Lối đi Chuồng lớn

Chuồng nhỏ

ống nước

Tổ Dúi

4.6. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh hoạt động của Dúi mốc

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI VÀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w