Trong chăn nuôi thì việc theo dõi tình hình sinh trưởng của vật nuôi là rất quan trọng. Nó cho phép người chăn nuôi có thể lựa chọn, điều chỉnh các biện pháp chăm sóc hợp lý. Để đánh giá sinh trưởng của Dúi mốc, tôi tiến hành theo dõi sinh trưởng của 4 cá thể Dúi mốc mới sinh, theo 4 giai đoạn tuổi 1 - 15 ngày, 16 - 30 ngày, 31 - 45 ngày, 46 - 60 ngày. Kết quả theo dõi được đánh giá theo 2 chỉ tiêu là sinh trưởng khối lượng và sinh trưởng chiều dài thân. Kết quả được ghi tại bảng 03a và bảng 03b.
Sự sinh trưởng của Dúi mốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giới tính, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày, thời tiết, chuồng nuôi, sức khoẻ, giai đoạn sinh trưởng. Riêng với Dúi mốc non còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con non khi sinh ra và khả năng chăm sóc con của Dúi mẹ. Trong chăn nuôi, các Dúi mốc mẹ được chăm sóc với chế độ như nhau, cho ăn cùng loại thức ăn với lượng theo nhu cầu. Tuy nhiên sự sinh trưởng của các cá thể Dúi non là khác nhau.
Qua bảng 03a, ta thấy tất cả các cá thể Dúi non đều tăng trọng lượng nhưng ở mỗi cá thể và mỗi giai đoạn tuổi có sự khác nhau. Dúi non mới sinh có khối lượng trung bình là 41g, trong đó con to nhất là 42g, con nhỏ nhất là 39g. Như vậy, Dúi non sinh ra có khối lượng tương đối đồng đều nhưng trong quá trình phát triển thì sự sinh trưởng của mỗi cá thể là khác nhau.
Sau 15 ngày đầu tiên, trung bình mỗi cá thể tăng được 39,85g, khối lượng trung bình là 88,85g. Trong đó, tăng trưởng kém nhất là con số 1 (21g), các con còn lại sinh trưởng đồng đều từ 45,4 - 47,4g. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa các cá thể này vì con ở ô số 1 khi mới sinh ra rất yếu còn các con khác sinh ra thì rất khỏe mạnh. Trong các cá thể trên thì chỉ có con số 3 và 4 là do mẹ nuôi 2 con còn các con khác đều là một mẹ nuôi một con nhưng sự sinh trưởng của 2 cá thể này vẫn rất tốt.
Bảng 03a: Theo dõi sinh trưởng khối lượng của Dúi mốc mới sinh
Ô số Cá thể
Thời gian TT
Sơ sinh 0 - 15 ngày 16 - 30 ngày 31 - 45 ngày 46 - 60 ngày trung bình
P(g) P(g) TT(g) P(g) TT(g) P(g) TT(g) P(g) TT(g) (g/tháng) 1 Con số 1 42 63 21 107 44 200 93 285 85 121,5 2 Con số 2 41 86,6 45,6 196,6 110 298 101,4 315 17 137,00 3 Con số 3 42 87,4 45,4 134,7 47,3 235 100,3 300 65 129,00 Con số 4 39 86,4 47,4 133,8 47,4 225 91,2 290 65 125,50 Trung bình 41,00 80,85 39,85 143,03 41,45 239,50 96,48 297,50 58,00 128,25
Bảng 03b: Theo dõi sinh trưởng chiều dài thân của Dúi mốc mới sinh
Ô số Cá thể
Thời gian TT
Sơ sinh 0 - 15 ngày 16 - 30 ngày 31 - 45 ngày 46 - 60 ngày trung bình L(mm) L(mm) TT(mm) L(mm) TT(mm) L(mm) TT(mm) L(mm) TT(mm) (mm/tháng) 1 Con số 1 81,00 103,00 22,00 115,00 12,00 187,00 72,00 195,00 8,00 57,00 2 Con số 2 78,00 111,80 33,80 191,20 79,40 267,50 76,30 285,20 17,70 103,60 3 Con số 3 84,00 118,20 34,20 145,00 26,80 185,00 40,00 203,00 18,00 59,50 Con số 4 75,00 106,80 31,80 141,00 34,20 180,00 39,00 195,00 15,00 60,00 Trung bình 79,50 109,95 30,45 148,05 38,10 204,88 56,83 219,55 14,68 70,03
Trong giai đoạn 15 ngày tiếp theo (16 - 30 ngày), các cá thể tăng trưởng trung bình là 62,18g/con, khối lượng trung bình là 143,03g.
Sang giai đoạn từ 31 - 45 ngày tuổi, lượng tăng trưởng của các cá thể tăng nhanh, trung bình đạt 96,48g/con, khối lượng trung bình là 239,5g. Đây là giai đoạn mà Dúi mốc non đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Sang giai đoạn tuổi từ 46 - 60 ngày, lượng tăng trưởng của các cá thể giảm xuống còn 58g/con, khối lượng trung bình là 297,5g.
Sau 2 tháng theo dõi lượng tăng trưởng bình quân của các cá thể này là 128,25g/tháng, trong đó thấp nhất là con số 1 (121,5g/tháng), con cao nhất là con số 2 (137g/tháng).
Qua bảng 03b ta thấy: Dúi mới sinh có chiều dài thân trung bình là 79,50mm. Con dài nhất là con số 2 (84mm), con ngắn nhất là con số 4 (75mm). Như vậy, các cá thể Dúi mới sinh có chiều dài thân rất đồng đều. Sau 15 ngày, tăng trưởng chiều dài thân trung bình của các cá thể này đạt 30,45mm, con số 3 tăng trưởng nhanh nhất đạt 34,20mm, con số 1 tăng trưởng chậm nhất chỉ đạt 22,00mm.
Sang giai đoạn thứ 2 (từ 16 - 30 ngày tuổi): Dúi non tăng trưởng chiều dài thân trung bình là 38,10mm, tăng trưởng nhanh nhất là con số 2 (79,40mm), chậm nhất là con số 1 (12mm). Sau 1 tháng, chiều dài thân trung bình của các cá thể là 148,05mm.
Giai đoạn thứ 3 (từ 31 - 45 ngày tuổi): Dúi non tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn này, trung bình đạt 56,83mm, con cao nhất là con số 2 (76,30mm), con thấp nhất là con số 4 (39mm). Con số 1 sau 2 giai đoạn sinh trưởng chậm đến giai đoan này sinh trưởng rất nhanh đạt 72,0mm.
Giai đoạn thứ 4 (từ 46 - 60 ngày tuổi): Dúi non sinh trưởng chậm, lượng tăng trưởng chiều dài thân giảm, trung bình chỉ đạt 14,68mm, con cao nhất là con số 3 (18,0mm), con thấp nhất là con số 1 (8,0mm).
Sau 2 tháng, chiều dài thân trung bình của các cá thể là 219,55mm, con dài nhất là con số 2 (285,2mm), con số 1 và con số 4 có chiều dài thân bằng nhau
non là 70,03mm/tháng, con có mức tăng trưởng cao nhất là con số 2 (103,6mm/tháng), con có mức tăng trưởng thấp nhất là con số 1 (57,00mm/tháng), con số 3 và con số 4 do cùng một mẹ chăm sóc có mức tăng trưởng gần bằng nhau (59,50mm/tháng và 60,0mm/tháng).
Biểu đồ 01: Sinh trưởng khối lượng và chiều dài thân của Dúi mốc non
Từ biểu đồ ta thấy: Khối lượng của Dúi mốc non tăng nhanh trong cả 4 giai đoạn. Chiều dài cơ thể tăng nhanh trong giai đoạn từ 0 - 45 ngày tuổi; từ 45 ngày tuổi trở đi, chiều dài thân tăng chậm.