Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 68)

V N+ PREP + PRON + PREP

3.1. Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

GO/TO COME VÀ TO RUN SANG TIẾNG VIỆT.

3.1. Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt Việt

3.1.1. Đặc điểm của thành ngữ động từ trong tiếng Anh

Thành ngữ có động từ là thành tố trung tâm (sau đây gọi là thành ngữ động từ) là những thành ngữ biểu thị hành động, trạng thái của sự vật, sự việc. Chức năng cú pháp tiêu biểu của thành ngữ động từ là chức năng làm trung tâm của vị ngữ.

Thành ngữ động từ trong tiếng Anh đƣợc dùng phổ biến hơn tất cả các thành ngữ khác nhƣ: thành ngữ danh từ, thành ngữ tính từ...

Thành ngữ động từ cũng nhƣ các thành ngữ khác trong tiếng Anh có đặc điểm là cố định về cấu trúc. Cụ thể là, thứ nhất, thành ngữ hạn chế khả năng thay đổi các từ trong thành phần của thành ngữ. Ví dụ: let grass grow under one‟s feet (ăn không ngồi rồi), không thể thay thế từ grass bằng những từ gần nghĩa khác nhƣ tree hay plant. Thứ hai, thành ngữ hạn chế khả năng thêm từ vào thành phần thành ngữ. Ví dụ, không thể thêm từ dangerous (nguy hiểm) hay hay big (to, lớn)....vào thành ngữ play with fire (liều lĩnh, mạo hiểm, đùa với lửa). Và thứ ba, thành ngữ không cho phép thay đổi hình thái ngữ pháp của mình. Thực ra các đặc điểm của cấu trúc thành ngữ tiếng Anh còn thể hiện ở tính bất qui tắc và phi lôgic ngữ pháp trong tổ chức thành ngữ I am good friends with him -tôi là những người bạn tốt với nó; tính mơ hồ về nghĩa mặc dù hình thức ngữ pháp hợp lý to be obsessed with an idea - bị một ý tưởng ám ảnh; hoặc tính mơ hồ về nghĩa và tính phi qui tắc về ngữ pháp to go through thick and thin - đi qua dày và mỏng, bất chấp mọi khó khăn. ở đây chúng ta thấy thickthin là hai tính từ, trong cấu trúc thông thƣờng không thể đi sau giới từ through đƣợc.

3.1.2. Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Những ngƣời ngoài giới ngôn ngữ và ngoại ngữ thƣờng ngộ nhận rằng biết (giỏi) một ngoại ngữ là có thể dịch (giỏi) đƣợc. Thực ra biết một ngoại ngữ mới chỉ là có đƣợc một năng lực sử dụng tiếng trong giao tiếp

(communicative competence). Nó bao gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng thứ tiếng mục tiêu ấy. Năng lực ngôn ngữ chƣa phải là kỹ năng dịch. Nhiều ngƣời khi học đọc (learn to read) thƣờng tìm cách dịch bài viết bằng tiếng mục tiêu ra tiếng mẹ đẻ để “hiểu”, hoặc khi học viết luận thƣờng viết bằng tiếng mẹ đẻ rồi dịch sang tiếng nƣớc ngoài. Đứng về phƣơng pháp học ngoại ngữ nhƣ thế là sai lầm. Nó cản trở năng lực hiểu trực tiếp, hay nói cách khác, nó là vật cản trên con đƣờng tiến tới tƣ duy bằng ngoại ngữ khi sử dụng ngoại ngữ. Đứng về mặt dịch thuật, nhƣ thế là không chuẩn xác. Văn bản dịch (miệng hoặc viết) theo kiểu ấy chỉ là những từ ghép lại với nhau một cách lủng củng, có khi bộc lộ nghĩa đúng, có khi bóp méo nội dung thông điệp. Chẳng thế mà có học sinh khi làm bài tập viết luận tiếng Anh đã viết bằng tiếng Việt rồi tự mình chuyển sang tiếng Anh, dẫn đến những câu ngô nghê kiểu nhƣ: * your way you go, my way I go (đường anh anh đi, đường tôi tôi đi), hoặc * my village is small small, stays around the river để diễn tả ý “làng tôi nho nhỏ, ở ven sông”.

Học một ngoại ngữ thật không dễ. Những khó khăn có thể nằm ở trong bản thân ngôn ngữ và trong các yếu tố khác nhƣ: sự khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ. Trƣớc khi học một ngoại ngữ, đƣơng nhiên học viên đã quen với những qui tắc và các cách dùng của tiếng mẹ đẻ. Vì thế, ngƣời học thƣờng áp đặt lối tƣ duy bằng tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ họ đang học. Trƣớc khi đƣa ra những đề nghị trong việc dạy và học ngoại ngữ, chúng ta hãy xem những lỗi thƣờng gặp khi sử dụng tổ hợp động từ

come/go/run của sinh viên khoa Địa Lý, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên và sinh viên khoa Đại cƣơng, trƣờng Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (Bộ GD-

ĐT). Dƣới đây là một số ví dụ:

Trong bài làm kiểm tra giữa kỳ của sinh viên Nguyễn Năng Tr. , sinh viên năm thứ 2 khoa Địa lý, đã viết:

He was afraid of his father and didn’t want to come back home.

đáng lẽ phải viết là: He was afraid of his father and didn’t want to go home.

(Cậu ấy sợ cha của mình và không muốn trở về nhà)

Come đƣợc dùng để chỉ sự chuyển động hƣớng về vị trí của ngƣời nói, hay vị trí của ngƣời đang đƣợc nói đến. Hãy xem thêm các ví dụ sau:

Come and look at this. (Lại đây mà xem này).

Why didn‟t he come to see me?

(Tại sao chàng không đến thăm em?)

He was just about to go out when his wife came into the office in tears.

(Anh ta định ra ngoài thì cô vợ nƣớc mắt giàn dụa bƣớc vào văn phòng).

Go đƣợc dùng để chỉ sự chuyển động theo hƣớng ngƣợc lại:

I wish those noisy children would go away.

(Tôi ƣớc lũ trẻ ồn ã kia biến đi). Let‟s go to London for a few days.

(Đi Luân-đôn vài ngày đi).

Sinh viên Nguyễn Thu H. khoa Đại cƣơng năm thứ nhất, đã dùng sai thì của động từ come from:

The students who are coming from Japan are hard-working.

đáng ra phải viết là: The students who come from Japan are hard- working.

(Sinh viên Nhật Bản rất chăm chỉ).

đƣợc tạo hay nuôi trồng, dùng thì hiện tại đơn (present simple tense).

So sánh hai câu sau: She comes from Germany (Cô ấy đƣợc sinh ra ở Đức)

và She is coming from Germany (Cô ấy từ nƣớc Đức đi ra nƣớc ngoài).

Sinh viên Lê Tuấn A. đã điền sai động từ trong bài tập điền động từ đúng dạng thức vào chỗ trống:

The next morning she went to see us at the hotel.

Phải thay bằng động từ come ở thời quá khứ đơn: The next morning she came to see us at the hotel.

(Sáng hôm sau cô ấy đến gặp chúng tôi ở khách sạn). Chúng ta hãy xem tiếp một số ví dụ:

1. How do I go to the Holiday Inn?

Phải sửa lại là: How do I get to the Holiday Inn? (Tôi đến nhà trọ Holiday bằng cách nào?)

2. He was lost and didn’t know how to go back home.

Anh ta bị lạc và không biết đi thế nào để về nhà.

Khi muốn nói “arrive” (đến nơi), phải dùng get to chứ không dùng go to: do đó câu trên phải sửa lại nhƣ sau: He was lost and didn’t know how to

get to home.

Hoặc do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ sinh viên thƣờng dùng sai *go walk (liên tƣởng tổ hợp đi bộ trong tiếng Việt) mà lẽ ra phải dùng go for a walk (đi bộ, đi dạo)

3. We go to swim every day on holiday.

Phải viết là: We go swimming every day on holiday. (Chúng tôi đi bơi mỗi ngày vào kỳ nghỉ).

4. They’ve gone for camping on Lantau Island.

(Họ đã đi cắm trại ở đảo Lantau Island).

Ngƣời Anh dùng danh động từ kết hợp với động từ go trong các cách nói: Go swimming/sightseeing/shopping...(đi bơi, đi tham quan, đi mua sắm)

5. That evening my boyfriend and I went out to walk. That evening my boyfriend and I went for a walk. (Tối hôm đó tôi và bạn trai của mình đi tản bộ).

Ngƣời bản ngữ Anh nói: Go for a walk/swim/jog....chứ không phải go out to walk/swim/jog...

6. The car was running too fast for me to see the number plate.

Phải sửa lại: The car was moving too fast for me to see the number plate.

(Chiếc xe hơi đó chạy quá nhanh về phía tôi đến nỗi tôi không nhìn thấy bảng số của nó).

Khi muốn mô tả một chiếc xe chạy nhanh hay chậm về một hƣớng nào đó thì ta phải dùng động từ chuyển động travel, move hay go (không dùng run).

7. We’re travelling at just under 70 miles an hour.

Không viết: *We’re running at just under 70 miles an hour. 8. How fast was the train going when the accident occurred?

Do tƣ duy bằng tiếng mẹ đẻ, sinh viên đã dùng sai động từ chuyển động: How fast was the train running when the accident occurred?

Khi chuyển một thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ngƣời dịch vấp phải rất nhiều khó khăn. Tác giả [35; tr.7] đã đề cập đến bốn khó khăn chính: một là, trừ những tình huống trung tính (neutral situation)

hoặc không mang đặc thù quốc gia (non-national ground), ví dụ nhƣ nghiên cứu toán học, một miêu tả thí nghiệm y học, v.v..., còn việc dịch bao giờ nghĩa cũng bị mất đi (loss of meaning). Khi dịch phải tuỳ tình huống, văn

cảnh mà chọn lựa hoặc dịch từng từ vì trong ngôn ngữ nguồn không có khái niệm ấy, ví dụ environmental friendly = thân thiện môi trƣờng, hoặc thay thế bằng một đơn vị tƣơng đƣơng có trong nền văn hoá của ngƣời dịch

(replacement) ví dụ: chở củi về rừng = carry coals to Newcastle. (chở than đá về Niu-cat-tơn) đƣợc hiểu “chở những thứ về nơi có rất nhiều thứ đó”.

Hai là, phần lớn các ngôn ngữ đều khác nhau về các hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm. Peter Newmark nêu ra bốn bình diện khác biệt để minh hoạ rằng rất hiếm khi có sự tƣơng đƣơng hoàn toàn dù ở cấp độ từ hay nhóm từ hay câu giữa hai ngôn ngữ: (1) formality, (2) feeling of affectivity, (3) generality or abstraction, và (4) evaluation. (Chi tiết xem [36]).

Ba là, cách sử dụng ngôn ngữ của ngƣời nói/viết và ngƣời dịch không đồng nhất. Thông thƣờng tác giả nào cũng mang màu sắc cá biệt (idosyncracy) trong việc sử dụng từ, và thƣờng hay gắn “ý đồ cá nhân” của mình trong sử dụng từ. Điều này làm cho ngƣời dịch rất lúng túng. (Chi tiết xem [35; tr.8]).

Bốn là, ngƣời dịch và ngƣời nói/viết thƣờng có cách hiểu khác nhau về mặt ngữ nghĩa cũng nhƣ các giá trị ngôn ngữ. Ngƣời dịch thƣờng hay làm cho bản dịch của mình “có màu sắc hơn” bản gốc, tức là thƣờng phát huy nghĩa hàm ẩn (connotational meaning) hơn là dùng nghĩa biểu vật

(denotational meaning). Ngƣơì dịch hay tìm kiếm biểu tƣợng (symbolism)

trong khi ngƣời viết lại hiện thực (realism). (Chi tiết xem [35; tr.8]).

Khó khăn trong dịch không chỉ là ngôn ngữ, văn phong mà còn là văn hoá. Sự khác biệt đáng kể giữa các nền văn hoá của các cộng đồng khác nhau là trở ngại lớn cho ngƣời dịch. “Chƣa có hai ngôn ngữ nào hoàn toàn giống nhau để có thể coi chúng là hai đại diện của cùng một thực thể xã hội. Những thế giới trong đó có những cộng đồng khác nhau chung sống là những thế giới khác biệt nhau, chứ không phải chỉ là một thế giới với những nhãn hiệu khác nhau”. [40].

Điều này thể hiện rất rõ ở những thói quen sử dụng ngôn ngữ của từng cộng đồng. Do sự khác biệt giữa văn hoá ngôn ngữ nguồn (SL=source language) và ngôn ngữ mục tiêu (TL=target language), nhiều khi ngƣời dịch phải nhờ đến một phối hợp các đơn vị ngôn ngữ để thể hiện một đơn vị ngôn ngữ. Jakobson dẫn một ví dụ về từ tiếng Nga syr (phó mát) dịch sang tiếng Anh là cottage cheese. Trong trƣờng hợp này Jakobson nói rằng dịch chỉ là phƣơng thức giải thuyết (interpretation) đầy đủ của một đơn vị mã tƣơng đƣơng, còn tƣơng đƣơng thực sự (equivalence) thì không thể có đƣợc. Hiện tƣợng này thƣờng xuyên xảy ra trong hoạt động dịch Việt-Anh và Anh-Việt vì sự xa cách giữa hai nền văn hoá phƣơng Đông và phƣơng Tây. Những món ăn, những tập quán thể hiện trong lễ hội, những phong tục về ma chay, cƣới xin, v.v...của ngƣời Việt không thể có tƣơng đƣơng trong tiếng Anh.

Hoặc trong tiếng Anh sử dụng ở ấn Độ có nảy sinh ra một từ để biểu đạt một thói quen của ngƣời ấn Độ: bed tea. Đây là thói quen uống một chén chè sữa nóng vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, còn ngồi trên giƣờng. Nếu dịch là “chè trên giƣờng” cho thấy tác giả thiếu kiến thức nền về ngôn ngữ và văn hoá nguồn dẫn đến lỗi dịch thuật và lại phải giải nghĩa chính cái từ mình vừa tạo ra.

Trong những trƣờng hợp nhƣ thế , ngƣời dịch cần xác định một hƣớng đi cho mình, hoặc là lựa chọn cách giữ nguyên bản sắc của bản gốc (ngôn ngữ nguồn : SL), hoặc là chuyển nó theo hƣơng vị của ngôn ngữ đích TL).

Nhƣ vậy, khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay các thứ tiếng châu Âu khác, hoặc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, ngƣời dịch phải chú ý tới các hiện tƣợng ngôn ngữ văn hoá cũng nhƣ nhân tố ngoài ngôn ngữ để lại dấu ấn trong ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ, so sánh đối chiếu với các đặc điểm cụ thể của ngôn ngữ dịch; tiến hành các thao tác phân tích ngôn ngữ học ở các cấp độ khác nhau từ từ vựng tới cấu trúc, thể loại, phong cách. Trên cơ sở đó mới tiến hành chọn lựa phƣơng thức phù hợp để chuyển dịch

từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Các phƣơng thức này có thể là tƣơng đƣơng hoặc không tƣơng đƣơng giữa các ngôn ngữ với nhau.

Trên thực tế, phƣơng thức chuyển dịch thành ngữ nói chung từ tiếng Anh sang tiếng Việt hay bất cứ thứ tiếng nào khác đều không thể tiến hành khác với những phƣơng thức ở trên vừa đề cập. Có nghĩa là, khi dịch, dịch giả cũng phải tiến hành các bƣớc tìm hiểu ý nghĩa thực tại của thành ngữ, chọn lựa các phƣơng án dịch bằng một đơn vị thành ngữ tƣơng đƣơng, dịch tự do hay dịch diễn giải. Điều đáng chú ý là tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, do đó khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng ta phải chú ý nhiều tới cách biểu đạt ý nghĩa bằng các phụ từ. Khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Việt sang tiếng nƣớc ngoài, điều phải quan tâm đầu tiên là tìm nghĩa thực tại của chúng đƣợc dùng trong giao tiếp.

Một số thành ngữ xét về mặt cấu trúc là những thành ngữ có cấu trúc đoản ngữ, không gây một cản trở gì cho ngƣời dịch ở cấp độ trung bình. Nhƣng xét về mặt ngữ nghĩa, thì hoàn toàn có thể coi chúng có một cái gì đó đặc trƣng rất Việt Nam, những yếu tố ngoài ngôn ngữ không thể chuyển dịch đƣợc bằng các yếu tố tƣơng đƣơng, hoặc dịch đơn thuần từ sang từ. Dịch máy móc từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh dẫn đến câu dịch tiếng Anh hoàn toàn là những câu vô nghĩa, không thể chấp nhận đƣợc. Trong thực tế dịch thuật chúng ta cần tránh lối dịch này.

Theo Nguyễn Xuân Hoà (1996), dịch thành ngữ trong cách nhìn của giao tiếp ngôn ngữ là loại hình dịch cụ thể một đơn vị ngôn ngữ đặc trƣng của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cũng phải chịu sự tác động của nhân tố liên cá nhân. Có thể thấy rằng, dịch nói chung cũng nhƣ dịch thành ngữ nói riêng là “chuyển một ngôn bản nguồn bằng một ngôn ngữ này sang một ngôn bản thuộc một ngôn ngữ khác (ngôn bản đích) sao cho nội dung của ngôn bản nguồn đƣợc giữ nguyên” (Đỗ Hữu Châu), nói cách khác, dịch là chuyển mã văn bản nguồn (ngoại ngữ) sang mã ngôn ngữ dịch (tiếng mẹ đẻ), lấy nội dung của phát ngôn làm cốt lõi để nhận thức đúng và chuyển đạt

đƣợc nghĩa thực tại của thành ngữ dùng trong hành chức. Nhƣ vậy, điều kiện giải mã cấu trúc ngữ nghĩa thành ngữ trong lao động dịch thuật là ngƣời dịch phải có vốn văn hoá chung: văn hoá của văn bản nguồn và văn hoá của tiếng mẹ đẻ. Đối với việc dịch thành ngữ nghĩa khởi nguyên có thể coi nhƣ văn bản nguồn mà ngƣời dịch cần phải giải mã viện nhờ đến nghĩa vị tiềm năng. Sau khi làm xong bƣớc giải mã này mới chuyển sang tìm một phƣơng án dịch nghĩa thực tại của thành ngữ bằng một đơn vị ngôn ngữ tƣơng đƣơng.

Thao tác chuẩn bị có ý nghĩa quyết định cho việc lựa chọn một phƣơng án chuyển dịch tƣơng đƣơng. Thao tác dịch cần đƣợc kiểm nghiệm thông qua cảnh huống giao tiếp thích hợp và tìm cách chuyển đạt sát đúng tác động của nghĩa thực tại mà thành ngữ văn bản nguồn đã biểu đạt trong hành chức. [14; tr. 18-19].

Ví dụ: Keep the wolf from the door.

“Giữ không cho sói vào cửa” cũng có nghĩa là có cái ăn để sống, không bị đói.

Trong quá trình tạo nên nghĩa thực tại của thành ngữ, hiện thực đƣợc miêu tả và đƣợc đánh giá theo chủ quan, kinh nghiệm ngƣời sử dụng ngôn

Thao tác chuẩn bị Thao tác dịch

Giải mã nghĩa từ nguyên

Tìm nghĩa liên hội Khám phá nghĩa thực tại

ngữ (ngƣời bản ngữ) đã mang dấu ấn của nhận thức: không thể cho sói vào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)