Cặp động từ come/go và động từ run nhìn từ góc độ từ vựng-ngữ nghĩa qua tấm gương tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 34)

qua tấm gương tiếng Việt

2.1.1. Động từ come/go với tƣ cách là một thực từ có cả ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp. Việc xác định nghĩa sử dụng trong lời nói của động từ come/go phụ thuộc vào thành phần mở rộng mà nó tổ hợp. Trong các từ điển khác nhau do xuất phát từ những tiêu chí không giống nhau, các soạn giả thƣờng không thống nhất trong việc liệt kê số lƣợng nghĩa vị của động từ come và go. Mặc dù số lƣợng nghĩa không thống nhất nhƣng các soạn giả đều nhất trí nghĩa cơ bản (nghĩa chính) của động từ là chuyển động (dịch chuyển) dời chỗ so với điểm xuất phát bằng chân. Động từ cùng cặp go ở một góc độ nào đó có những nét nghĩa tƣơng tự nhƣ động từ come nhƣng hai động từ này có nghĩa khác biệt nhau ở phƣơng hƣớng chuyển động. Về mặt ngữ nghĩa động từ chuyển động đi trong tiếng Việt không có và không phân biệt hƣớng vận động “đến gần ngƣời nói” và “rời xa ngƣời nói” nhƣ cặp động từ come go. Tuy vậy, ở một chừng mực nào đó ta vẫn bắt gặp sự tƣơng đồng ngữ nghĩa của cặp động từ come/go với động từ đi trong tiếng Việt.

Từ điển Anh - Việt [26; 705] cho biết động từ go có 20 nét nghĩa, động từ come [tr. 308] có 8 nét nghĩa cụ thể nhƣ sau:

Trong 20 nét nghĩa của động từ go có 14 nét nghĩa biểu thị quá trình chuyển động, dịch chuyển trong không gian, sự hoạt động của máy móc, 06

nét nghĩa còn lại là kết quả của sự chuyển nghĩa của động từ go khi tổ hợp với các từ loại khác đƣợc sử dụng trong lời nói.

Trong 13 nét nghĩa đầu (trừ nét nghĩa 2, 8, 10, 12) động từ go tổ hợp với các loại từ biểu thị sự chuyển động dời chỗ bằng chân của ngƣời, của động vật và bất động vật: He went to Ho Chi Minh city yesterday - Anh ta đi thành phố Hồ Chí Minh hôm qua rồi; sự trôi đi, trôi qua của thời gian: How quickly time goes! - Sao mà thời gian trôi nhanh thế; sự chết, tiêu tan, chấm dứt, mất hết, yếu đi: All hope is gone - Mọi hi vọng đều tiêu tan; sự hoạt động (chạy, vận hành) của máy móc: The machine goes by electricity - Máy chạy bằng điện; (đồng hồ, chuông, kẻng) điểm, đánh, (súng, pháo) nổ: The clock has just gone three - Đồng hồ vừa điểm ba giờ; diễn ra, xảy ra, tiếp diễn, tiến hành, diễn biến: How does the affair go?- công việc tiến hành ra sao?; hoạt động theo, làm theo: to go by certain principles- hành động theo một số nguyên tắc nhất định; đặt, kê, để vào: Where is this table to go? - Kê cái bàn này vào đâu?

Trong 8 nét nghĩa của động từ come (Từ điển Anh - Việt, Viện khoa học xã hội Việt Nam) [TĐ 26] có 04 nét nghĩa tƣơng ứng với động từ go biểu thị quá trình chuyển động trong không gian, chỉ khác nhau ở chỗ động từ

come biểu thị quá trình chuyển động về hƣớng ngƣời nghe, ngƣời nói, động từ

go đƣợc dùng để chỉ sự chuyển động theo hƣớng ngƣợc lại. Ví dụ: Come in and sit down for a few minutes.

Anh vào đi và ngồi chơi một lát nào.

Could you go upstairs and turn the lights off? Anh làm ơn lên gác tắt hộ em cái đèn nhé!

Trong 10 nét nghĩa còn lại của động từ go đều có sự chuyển nghĩa thoát ra khỏi giới hạn của động từ chuyển động trong không gian. Dƣới đây là một số trƣờng hợp:

Hoá thành, trở nên, trở thành khi go kết hợp với các từ mad, pieces, sea (kèm theo giới từ), streets, stage, native, bar.

Ví dụ: to go mad: phát điên, hoá điên.

To go to pieces: vỡ tan thành từng mảnh, sụp đổ tan tành. To go to sea: Trở thành thuỷ thủ

To go on stage: trở thành diễn viên To go to native: trở thành ngƣời bản địa.

Dùng với nghĩa thuộc về:

The house went to the older son: Căn nhà thuộc về ngƣời con trai lớn.

The prize went to the winner: Giải thƣởng thuộc về phần ngƣời chiến thắng. Dùng với nghĩa lƣu hành, lƣu thông tổ hợp với các từ liên quan đến tiền tệ.

Dùng với nghĩa hợp với, xứng với, thích hợp với, vừa khéo, vừa xinh: Red goes well with black: Màu đỏ rất hợp với màu đen.

Dùng với nghĩa nói năng, cƣ xử, làm đến mức là: What he say is true as far as it goes.

Trong chừng mực nào đó thì điều anh ta nói là đúng. Dùng với nghĩa trả giá, tiêu tiền:

All her pocket-money goes in book. Có bao nhiêu tiền tiêu vặt cô ta mua sách hết. Dùng với nghĩa đổ, sụp, gãy, vỡ, vỡ nợ, phá sản:

The bridge might goes under such a weight. Nặng thế cầu có thể gãy.

Dùng với nghĩa ở vào tình trạng, sống trong tình trạng: To go hungry: sống đói khổ

Dùng với nghĩa đƣợc biết, đƣợc thừa nhƣợng, truyền đi, nói, truyền miệng:

It goes without saying: khỏi phải nói, tất nhiên là, cố nhiên là.

Để tiện theo dõi, chúng tôi không liệt kê toàn bộ các nét nghĩa chuyển động trong không gian, mà lập bảng tổng hợp ở các tiểu mục tiếp sau theo cách luận giải nhƣ trên (xem bảng 01, trang).

Trong 8 nét nghĩa của động từ come [26] có 4 nét nghĩa tƣơng ứng với động từ go biểu thị quá trình chuyển động trong không gian, chỉ khác nhau ở chỗ động từ come biểu thị quá trình chuyển động một hƣớng về hƣớng ngƣời nghe, ngƣời nói còn động từ go thì biểu thị quá trình chuyển động không định hƣớng (nhiều hƣớng, không theo một hƣớng nào). Ví dụ:

He went to supermarket to buy bread Anh ta đi ra siêu thị mua bánh mì (đi đến siêu thị rồi quay về).

Go sailing Chạy thuyền buồm Go picnic Đi picnic, đi dã ngoại Go fishing Đi câu cá

Go dancing Đi khiêu vũ Go shopping Đi mua sắm Go swimming Đi bơi

Bốn nét nghĩa còn lại của động từ come đều có sự chuyển nghĩa thoát ra khỏi giới hạn của động từ chuyển động trong không gian nhƣ của động từ

go vừa xét ở trên. Dƣới đây là một số trƣờng hợp: Nên, thành ra, hoá ra trở nên, trở thành: Dream comes true: ƣớc mơ trở thành sự thật

It comes expensive in the long run: thế mà hoá ra là đắt Hình thành, đặc lại, đông (nƣớc sốt, tiết canh v.v...)

Hành động, làm, xử sự:

He comes it too strong: Nó làm quá; nó nói quá; nó cƣờng điệu Trong câu mệnh lệnh có nghĩa: Nào! nào, nào!; thế, thế! Come! Take courage: Nào! Can đảm lên chứ.

Come again! You know I’m hard of hearing.

(Nhắc lại nghe nào! Cậu thừa biết là mình nặng tai).

Từ điển Advance Oxford English Dictionary [TĐ 39] là từ điển tiếng Anh thông dụng nhất hiện nay phản ánh đƣợc những nét nghĩa cơ bản nhất và số lƣợng đầy đủ nhất của cặp động từ come/go.

Trong khi đó trong tiếng Việt động từ đi chỉ có tối đa 18 nghĩa (TĐ - Hoàng Phê chủ biên) [TĐ 17], trong đó có 06 nét nghĩa biểu thị sự chuyển động và làm cho chuyển động trong không gian. Trong Đại từ điển tiếng Việt

(Nguyễn Nhƣ ý chủ biên) [TĐ 27] động từ đi rút lại còn 11 nghĩa, trong đó cũng có 06 nét nghĩa biểu thị sự chuyển động và làm cho chuyển động trong không gian.

Để trực quan hơn, chúng tôi không luận giải từng nét nghĩa của động từ

đi, mà lập bảng tổng hợp và so sánh với cặp động từ come/ go trong bảng dƣới đây.

2.1.1. Bảng tổng hợp và so sánh các nét nghĩa chuyển động trong không gian và sự chuyển nghĩa của các động từ come/go - đi được sử dụng trong lời nói.

stt ý nghĩa sử dụng trong lời nói

Go come đi Ví dụ minh hoạ

sắp đến, sắp tới (đang, sắp, đến) Trời sắp mƣa 2 Sự chuyển đến từ đâu - + (kèm giới từ) _ (đến)

Those students come from VietNam.

Những sinh viên này là ngƣời Việt Nam

3 Sự vận hành của máy móc

+ _ _

(chạy)

Does your watch go well? Đồng hồ của anh (chị) chạy có tốt không? 4. Sự chuyển dịch của đồ vật + _ _ (nhúc nhích)

Your clothes can’t go into this small suitcase. Quần áo của anh không để vừa vào chiếc vali nhỏ này đâu

5 Sự trôi qua của thời gian

+ _ + The clock has just gone

three.

Đồng hồ vừa điểm ba giờ.

6.

Sự tiến tới theo chiều hƣớng nào

đó

+ + _

(đi đến)

The film is coming to an end.

Bộ phim đang đi đến hồi kết thúc

7

Sự đi qua, sự xuyên qua, ngang

qua + (kèm giới từ through + (kèm giới từ across - (đi qua)

The farmer went to the red wood.

Bác nông dân băng qua rừng lá phong.

Cũng giống nhƣ cặp động từ chuyển động come/go, động từ run với tƣ cách là một thực từ, có cả ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp. Việc xác định nghĩa sử dụng trong lời nói của động từ run cũng phụ thuộc vào thành phần mở

rộng mà nó tổ hợp. Do xuất phát từ các tiêu chí không giống nhau, các soạn giả thƣờng không thống nhất trong việc liệt kê số lƣợng nghĩa của động từ này. Theo từ điển The Oxford Dictionary of current English [TĐ 38], động từ

run có 27 nét nghĩa, còn từ điển Anh - Việt [TĐ 26] có 47 nét nghĩa. Mặc dù số lƣợng nghĩa không thống nhất nhƣng các soạn giả đều thống nhất ở những nghĩa cơ bản (nghĩa chính) của động từ run là chuyển động (dịch chuyển) dời chỗ so với điểm xuất phát bằng những bƣớc dài, nhanh và gót không bén đất.

Từ điển [26] cho biết động từ run có 47 nét nghĩa. Cụ thể nhƣ sau: Trong 47 nét nghĩa của động từ run có 17 nét nghĩa biểu thị quá trình chuyển động, dịch chuyển trong không gian, sự vận hành của máy móc v.v...; 30 nét nghĩa còn lại là kết quả của sự chuyển nghĩa của động từ run khi tổ hợp với

các từ loại khác đƣợc sử dụng trong lời nói.

Trong 34 nét nghĩa đầu (trừ các nét nghĩa 10, 12, 13, 14, 16, 18-26, 30 và 31) động từ run tổ hợp với các loại từ biểu thị sự chuyển động dời chỗ của ngƣời, của động vật và bất động vật: He ran second in the race - anh ta chạy về thứ nhì trong cuộc đua; The road runs across a plain - con đường chạy qua cánh đồng, the mountain range runs North and South - dãy núi chạy dài từ phía bắc đến phía nam; sự hoạt động (chạy, vận hành) của máy móc: to leave the engine of the motor-car running - để cho động cơ ô tô chạy; sự trôi đi, lƣớt đi, trƣợt đi, chạy lƣớt của thời gian, của cuộc sống: the pen runs on the paper - ngòi bút chạy lướt trên trang giấy, his life runs smoothly - cuộc đời của anh ta cứ êm đềm trôi đi; sự lan nhanh, truyền đi của tin tức: the news ran like wild fire - tin tức lan đi rất nhanh; sự tồn tại, tiếp diễn trong một thời gian liên tục, kéo dài: the play has been running for six months - vở kịch được diễn đi diễn lại sáu tháng liền; sự chảy, đổ kim loại vào khuôn: to run metal into mould - đổ kim loại vào khuôn.

Trong 30 nét nghĩa còn lại của động từ run đều có sự chuyển nghĩa

thoát ra khỏi giới hạn của động từ chuyển động trong không gian. Dƣới đây là một số trƣờng hợp:

- Dùng với nghĩa đầm đìa, lênh láng, dầm dề... khi run tổ hợp với các từ sweat (mồ hôi), blood (máu) thƣờng kèm giới từ with:

To be running with sweat Đầm đìa mồ hôi To be running with blood Máu đổ lênh láng

- Dùng với nghĩa nhoè, thôi, phai, bạc khi run tổ hợp với các từ ink (mực), colors (màu sắc).

- Dùng với nghĩa trở nên, trở thành, có xu thế, có chiều hƣớng: Potatoes run big this year Khoai tây năm nay to củ To run mad Hoá điên

To run to extremes Đi đến chỗ quá khích - Dùng với nghĩa ứng cử:

To run for parliament ứng cử vào nghị viện To run for president ứng cử tổng thống

- Dùng với nghĩa có giá trị, có hiệu lực khi tổ hợp với các từ contract (hợp đồng), law (luật), degree (nghị định), regulation (nghị định)...

The contract runs for seven years.

(Bản giao kèo có giá trị trong bảy năm).

- Dùng với nghĩa chỉ huy, điều khiển, điều hành, quản lý, trông nom... khi run tổ hợp với các từ business (công việc kinh doanh), hotel (khách sạn), factory (nhà máy)....

To run a hotel quản lý một khách sạn To run a factory điều hành một nhà máy

To run a show điều hành mọi việc - Dùng với nghĩa buôn lậu:

To runs arms Buôn lậu khí giới - Dùng với nghĩa đem ra so sánh: To run a parallel đem so sánh To run a simile đem đối chiếu

Trong khi đó trong tiếng Việt động từ chạy chỉ có tối đa 15 nghĩa (TĐ 24 - Văn Tân chủ biên), trong đó có 7 nét nghĩa biểu thị sự chuyển động trong không gian. Trong Đại từ điển tiếng Việt (TĐ 27 - Nguyễn Nhƣ ý chủ biên) động từ chạy rút lại chỉ còn 10 nét nghĩa, trong đó cũng có 7 nét nghĩa biểu thị sự chuyển động và làm cho chuyển động trong không gian.

2.1.2.Với nét nghĩa di chuyển đến đích không gian có mục đích/di chuyển trong không gian không có mục đích.

Với nét nghĩa chuyển động có mục đích (hay là di chuyển đến đích không gian) để làm việc gì đó trong tiếng Anh thƣờng dùng động từ chuyển động định hƣớng “go”:

Tiếng Anh Tiếng Việt

Those two students go to sport club.

Hai sinh viên đó đi đến câu lạc bộ thể thao.

My mother is going to supermarket to buy some food for dinner.

Mẹ đi ra siêu thị để mua thực phẩm cho bữa tối.

minutes. chơi là mục đích khi rời khỏi nơi xuất phát)

Nhƣng ở trƣờng hợp đến thăm ai, ngƣời bản ngữ Anh lại dùng động từ chuyển động đến gần ngƣời nói “come”:

Come to see me at any time you want. Đến thăm tôi bất kỳ lúc nào nếu anh muốn.

mặc dù đến thăm ai có nét nghĩa chuyển động có mục đích.

Hiện tƣợng này không có trong tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập không biến hình. Trong tiếng Việt, những cụm từ đến nhà ai, đến thăm ai, đi học, đến câu lạc bộ, đi chợ, đi mua sách... khi chƣa đƣợc hiện thực hoá trong phát ngôn, ngƣời bản ngữ Việt coi chúng là những tổ hợp từ có động từ chuyển động định hƣớng, nhƣng trong những chu cảnh cụ thể chúng có thể chuyển động có nét nghĩa “đạt đến đích không gian và trở về nơi xuất phát”:

a) Trong lời nói có sử dụng những phụ từ tín hiệu chỉ tần số xuất hiện thƣờng xuyên (nhiều lần) của chủ thể hành động: mỗi ngày, hàng ngày, bao giờ, cũng, ngày nào cũng, lúc nào cũng, thƣờng hay, luôn luôn, thƣờng xuyên...

Ngày nào hai sinh viên ấy cũng đến câu lạc bộ chơi bóng rổ. Mẹ hay đi siêu thị mua thực phẩm.

Họ bao giờ cũng đi dạo 20 phút sau bữa cơm tối.

b) ở thời điểm nói, chủ thể đã rời khỏi đích không gian hoặc đã có mặt ở địa điểm xuất phát:

Hôm qua tôi đến thăm thầy giáo.

(nghĩa là, ở thời điểm nói, tôi không đã có mặt ở nhà thầy giáo).

Các dân tộc đều có cách nhìn nhận riêng về bản thân, xã hội và tự nhiên, về quan hệ giữa bản thân và ngƣời khác, về cách thức định vị bản thân trong không gian... Song, xét cơ bản, có hai cách nhìn nhận chính về

quan điểm giữa cái tôi và các đối thể, cả vô sinh và hữu sinh, cả ngƣời và vật, trong thế giới khách quan. Cách nhìn nhận thứ nhất coi cái tôi là chủ thể và xét mối quan hệ giữa cái tôi và các đối thể với tƣ cách là giữa chủ thể và khách thể. Cách thứ hai là cái tôi tự khách thể hoá mình và xét mối quan hệ của mình với các đối thể với tƣ cách là giữa khách thể với khách thể. Cách thứ nhất thể hiện tính chủ quan của cái tôi và cách thứ hai - tính khách quan. Không thể khẳng định một cách định tính rằng cách nhìn nhận tính chủ quan là đặc tính của dân tộc này và tính khách quan là đặc thù của dân tộc kia. Nhƣng nhìn chung, ngôn ngữ - văn hoá Anh, tính khách quan có phần nổi trội hơn. Trong khi đó, ở ngôn ngữ - văn hoá Việt, tính chủ quan lại tỏ ra lấn át hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)