Những thay đổi của cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn và từ chỉ Chương 3: Một số gợi ý cho việc dịch các bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có liên quan đến cách chuyển từ câu dẫn trực t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội, 2009
Trang 2Mã số: 602201
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Hà Nội, 2009
Trang 3Mục lục
1.Giới thiệu đề tài của luận văn 3
2 Mục đích và ý nghĩa của luận văn 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 6
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 6
1.1 Toạ độ trực chỉ (deixis) 8
1.1.1 Trực chỉ về ngôi 11 1.1.2 Trực chỉ về thời 13 1.1.3 Trực chỉ về không gian 16
1.3.Các kiểu câu dẫn trong tiếng Pháp và tiếng Việt 21
1.3.1 Câu dẫn trực tiếp (le discours direct – DD) 21 1.3.2 Câu dẫn gián tiếp (le discours indirect – DI) 25 1.3.3 Câu dẫn gián tiếp tự do (le discours indrect libre – DIL) 29 Chương 2: So sánh những qui tắc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt
33
2.1.1 Những động từ dẫn dùng cho câu trần thuật 33 2.1.2 Những động từ dẫn dùng cho câu nghi vấn 39 2.1.3 Những động từ dẫn dùng cho câu cầu khiến 40 2.1.4 Những động từ dẫn dùng cho câu cảm thán
43
Trang 42.2 Những thay đổi khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt 45
2.2.1 Lựa chọn từ dẫn 47 2.2.2 Những thay đổi liên quan đến trực chỉ 55 2.2.2.1 Những thay đổi của đại từ nhân xưng và những từ sở hữu 55 2.2.2.2 Những thay đổi của thức và thời 61 2.2.2.3 Những thay đổi của cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn và từ chỉ
Chương 3: Một số gợi ý cho việc dịch các bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có liên quan đến cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp 73
3.1 Thủ pháp dịch mệnh đề chính 73
3.1.1 Những động từ dẫn thường được sử dụng 73 3.1.2 Sử dụng những trạng từ hoặc liên từ thay cho mệnh đề chính 82
3.2 Thủ pháp dịch mệnh đề phụ 84
3.2.1 Dịch nghĩa gốc 84 3.2.2 Dịch chuyển đổi 86
Tài liệu trích dẫn
Tài liệu tham khảo
Trang 5Mở đầu
1 Giới thiệu đề tài của luận văn
Như chúng ta đã biết, thời đại ngày nay là thời đại của hoà bình, hợp tác
và hội nhập cho nên hơn lúc nào hết việc dạy và học ngoại ngữ giữ một vai trò hết sức quan trọng Đó là một trong những nhân tố gắn kết các nền văn hoá khác nhau đồng thời cũng là cơ sở để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường hợp tác quốc tế
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 9:
“…Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế…”.[Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ 9, 2001:119] Như vậy, việc giảng dạy ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu khách
quan trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước Hiện nay, có sáu thứ tiếng được tổ chức Liên Hợp Quốc chọn làm ngôn ngữ chính thức, đó là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật Bản, tiếng Đức Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp đang được sử dụng rộng rãi tại các cuộc hội thảo quốc tế Nhiều văn bản, tài liệu, tác phẩm báo chí và một khối lượng sách lớn đã dùng tiếng Pháp hoặc dịch sang tiếng Pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới Chính
vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy tiếng Pháp đang là một trong những phương tiện giao tiếp rất thông dụng của nhân loại
ở Việt Nam, từ hơn nửa thế kỷ nay, tiếng Pháp đã được sử dụng và trở thành ngôn ngữ giao dịch được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, văn học, khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị Đặc biệt là sau Hội nghị thượng đỉnh các nước nói và sử dụng tiếng Pháp được tổ chức vào tháng 11 năm
1997, tiếng Pháp lại càng khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của mình Hơn bao giờ hết, nhu cầu giao tiếp để hoà nhập vào cộng đồng quốc tế ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết Trên thực tế, cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp được dạy ở tất cả các cấp học từ tiểu học đến đại học.Tuy nhiên, việc nắm vững và sử
Trang 6dụng thành thạo tiếng Pháp không hề là công việc dễ dàng Đối với người Việt Nam, một trong những nhân tố gây khó khăn cho việc học các tiếng Châu Âu nói chung và tiếng Pháp nói riêng là sự khác biệt về mặt loại hình ngôn ngữ Tiếng Pháp thuộc loại ngôn ngữ biến hình, có hệ thống hình thái khá phong phú, đặc biệt là những phạm trù ngữ pháp có liên quan đến động từ, đến sự thay đổi của thức, thời, thể Học ngoại ngữ cũng có nghĩa là phải luyện bốn kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết Để thành thạo bốn kỹ năng này người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Pháp nói riêng phải nắm chắc ngữ pháp Chúng tôi cho rằng dù phương pháp giảng dạy ngoại ngữ có thay đổi theo hướng nào đi chăng nữa thì việc nắm vững ngữ pháp vẫn luôn luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ thành thạo của người học ngoại ngữ
Trong quá trình học tập và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy học sinh, sinh viên Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong khi chuyển
từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp Những khó khăn này một phần do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, phần khác là do việc vận dụng chưa chính xác và thành thạo các quy tắc ngữ pháp Nhận ra những khó khăn này và nguyên nhân
của chúng, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh cách chuyển từ câu dẫn
trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong câu tiếng Pháp và tiếng Việt” để giúp
người học nhận thấy những điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển câu ở cả hai ngôn ngữ nhằm tránh lỗi và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm bài tập, dịch xuôi dịch ngược cũng như có được sự thành thạo trong giao tiếp khi phải sử dụng câu dẫn Bởi vì, trong khi giao tiếp, trong một câu chuyện kể hay một bài báo, chúng ta thường dẫn lại lời nói của một hay nhiều nhân vật Việc dẫn lại những câu nói hay suy nghĩ của những nhân vật đó thường được thể hiện dưới nhiều hình thức ở Việt Nam cũng như ở Pháp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu dẫn Mỗi định nghĩa đều đề cập đến một phương diện hay một đặc trưng nào đó của câu dẫn Mặc dù
có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ở cả hai ngôn ngữ đều tồn tại ba dạng
Trang 7chính có liên quan đến câu dẫn là câu dẫn trực tiếp, câu dẫn gián tiếp, câu dẫn
gián tiếp tự do Đối với những người mới học tiếng Pháp, khi chuyển câu, họ
thường mới chỉ chú ý đến thái độ của người dẫn chứ chưa quan tâm đến những thay đổi ngữ pháp như cách lựa chọn từ dẫn, động từ dẫn, những thay đổi về yếu
tố trực chỉ như đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, những biến đổi của thức, thời, thể liên quan đến động từ, của trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn Luận văn của chúng tôi sẽ trình bày và miêu tả chi tiết về đặc trưng của từng kiểu câu ở cả hai ngôn ngữ, sau đó chúng tôi sẽ tiến hành so sánh những quy tắc ngữ pháp chuyển
từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp, từ đó rút ra những điểm giống nhau
và khác nhau của cả hai ngôn ngữ ở những phương diện có liên quan đến vấn đề này
2.Mục đích và ý nghĩa của luận văn
Qua việc phân tích, mô tả, so sánh và tổng hợp những đặc điểm ngữ pháp của từng kiểu loại câu dẫn và những quy tắc chuyển đổi từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp, luận văn đã rút ra được những điểm giống và khác nhau khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt, đồng thời luận văn cũng đưa ra một số gợi ý cho việc dịch các bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có liên quan đến câu dẫn nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên có thêm tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tên gọi của đề tài của chúng tôi “So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực
tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong câu tiếng Pháp và tiếng Việt” đã thể hiện
một cách hết sức khái quát đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn Như có thể thấy qua tên gọi, chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu, so sánh những đặc trưng và đặc điểm ngữ pháp của câu dẫn, câu dẫn trực tiếp, câu dẫn gián tiếp trong cả hai ngôn ngữ và những quy tắc ngữ pháp chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt
Trang 8Chúng tôi có sử dụng những ví dụ được trích dẫn trong các sách nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ, những ví dụ trong các giáo trình ngữ pháp tiếng Pháp và đặc biệt là tập hợp những ví dụ được trích trong một số tờ báo thông dụng của Việt Nam để minh hoạ và dẫn giải cho những luận điểm của mình Trên cơ sở đó, chúng tôi cố gắng tìm ra được những nét tương đồng và khác biệt trong câu dẫn của tiếng Pháp và tiếng Việt Những kết quả nghiên cứu như vậy
sẽ đưa đến những gợi mở, giúp cho việc học, việc dạy về câu dẫn có thể đạt hiệu quả cao nhất
4.Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao cho luận văn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo về các vấn đề lý thuyết để làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến câu dẫn như trực chỉ (gồm trực chỉ về ngôi, thời, không gian) và tọa độ trực chỉ, định nghĩa về câu dẫn, về câu dẫn trực tiếp, câu dẫn gián tiếp, câu dẫn gián tiếp tự do trong tiếng Pháp và tiếng Việt Chúng tôi tìm hiểu quan điểm của các nhà nghiên cứu ngữ pháp và cố gắng xác lập quan điểm riêng của chúng tôi
về vấn đề này Điều này cho phép chúng tôi giải quyết những vấn đề lớn của quá trình chuyển câu, nêu và phân tích sự giống nhau, khác nhau của câu dẫn trong tiếng Pháp và tiếng Việt thông qua các bảng mô tả, liệt kê, phân loại những yếu
tố, thành phần liên quan đến quá trình chuyển câu như động từ dẫn và các phạm trù ngữ pháp liên quan đến động từ dẫn đó như ngôi, thời, thể, thức, những thay đổi về đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn Cuối cùng, chúng tôi đưa ra một số gợi ý khi thực hiện thao tác dịch những câu dẫn trong các bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Pháp Với mỗi vấn đề, chúng tôi đưa ra những ví dụ minh hoạ cụ thể được trích từ các bài báo tiếng Việt và sau đó dịch sang tiếng Pháp
5.Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng nhiều thủ pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là các thủ pháp:
Trang 9- Thủ pháp mô tả và phân tích: chúng tôi sử dụng thủ pháp mô tả, phân tích để trình bày chi tiết đặc điểm của từng kiểu câu, đặc điểm ngữ pháp và những quy tắc biến đổi của từng thành phần câu có liên quan khi chuyển câu, những thay đổi của toạ độ trực chỉ về ngôi, thời, thể
- Thủ pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp so sánh để nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt của câu dẫn trong tiếng Pháp và tiếng Việt Chúng tôi tiến hành lập các bảng so sánh để minh hoạ chi tiết cho từng vấn đề cụ thể Đồng thời chúng tôi cũng vận dụng thủ pháp này trong việc trình bày các hệ thống quan niệm của các tác giả về các vấn đề có liên quan
- Một số thủ pháp ngôn ngữ học như cải biến, phân tích ngữ cảnh cũng được vận dụng linh hoạt, nhằm giúp phát hiện bản chất của các kiểu câu dẫn trong tiếng Pháp và tiếng Việt
6.Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: So sánh những qui tắc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt
Chương 3: Một số gợi ý cho việc dịch các bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có liên quan đến cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp
Trong phạm vi đề tài này, dĩ nhiên chúng tôi không thể đề cập hết những vấn đề có liên quan đến lối nói gián tiếp mà chỉ đi sâu vào so sánh phần chuyển
từ lối nói trực tiếp sang lối nói gián tiếp Chúng tôi hi vọng kết quả đề tài sẽ trở thành công cụ hữu ích cho các bạn Việt Nam học tiếng Pháp cũng như những người làm công tác biên, phiên dịch Pháp-Việt, Việt-Pháp
Trang 10Chương 1: Cơ sở lí luận 1.1.Tọa độ trực chỉ (deixis)
Khái niệm “Trực chỉ” đã được rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan
tâm, đề cập đến Mỗi tác giả đều có những quan điểm và khái niệm riêng của
mình Theo tác giả John Lyons trong cuốn“Ngữ nghĩa học dẫn luận” thì thuật
ngữ “trực chỉ” bắt nguồn từ khái niệm quy chiếu bằng chỉ trỏ (gestural
reference), có nghĩa là người nói xác định chiếu vật bằng cách dùng cử chỉ thân
thể nào đó của mình Trực chỉ hay chỉ xuất “deixis” là một thuật ngữ chuyên
môn (gốc từ Hy Lạp) dành cho một trong số nhiều những điều cơ bản mà chúng
ta làm khi tạo ra các phát ngôn Nó có nghĩa là “chỉ ra” hay “cho thấy” thông qua ngôn ngữ (Dùng tay hay ngón tay để chỉ là phương pháp xác định sự vật nhờ
vào động tác thân thể, vốn có thể có nguồn gốc tự nhiên, mang bản chất sinh vật
và được thể chế hoá nhắm vào chức năng trong nhiều nền văn hoá) Bất cứ một
biểu thức quy chiếu nào có cùng những đặc điểm logic với động tác chỉ trỏ về
bản chất sự kiện đều là biểu thức trực chỉ (deictic expression) hay các yếu tố
trực chỉ (deixis) Biểu thức trực chỉ đôi khi cũng được gọi là các chỉ hiệu
(indexicals)- biểu thị sự chỉ trỏ bằng ngón tay Đại từ nhân xưng và đại từ trực
chỉ là những biểu thức ngôn ngữ học hiển nhiên nhất mang những đặc điểm như
vậy, và rõ ràng là mang bản chất trực chỉ xét theo cách định nghĩa như trên
[John Lyon, Ngữ nghĩa học dẫn luận, 2006:312-313]
Đỗ Hữu Châu thì cho rằng trực chỉ có rất nhiều hạn chế “Thứ nhất, cái
cần được chiếu vật thì nhiều mà cái có thể trực chỉ được thì rất có hạn Thứ hai, chúng ta chỉ có thể chỉ trỏ từng cá thể, không thể chỉ trỏ được loại sự vật, hiện tượng, hoạt động, có nghĩa là không những không chỉ được cái trừu tượng
mà cũng không chỉ được cái khái quát Không phải lúc nào cũng có thể chỉ trỏ được cho nên chỉ trỏ gắn liền với giao tiếp mặt đối mặt Vì có rất nhiều hạn chế, hơn nữa tay không phải là yếu tố của ngôn ngữ, cho nên trực chỉ không thể đảm nhiệm được chức năng chiếu vật của ngôn ngữ Trong ngôn ngữ không có
Trang 11phương thức trực chỉ mà chỉ có phương thức chỉ xuất Đối với phương thức chỉ xuất, trực chỉ chỉ là phương tiện kèm ngôn ngữ” [Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, 2005:333,334]
Bar -Hillel trong tác phẩm “Pragmatics of Natural Language” thì cho
rằng tính chỉ xuất là một đặc tính thuộc bản thân và không thể tránh né được của các ngôn ngữ tự nhiên Theo ông đến 90% các câu trần thuyết (indicative) của các ngôn ngữ đều là những câu chỉ xuất do chỗ chúng ngầm có quan hệ chiếu vật với người nói, người nghe, thời gian, không gian của sự phát triển [Đỗ Hữu
Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, 2005:334]
Từ điển “The Encyclopedia of Language and Linguitics” định nghĩa:
“Thuật ngữ “deixis” chỉ cách thức đặc thù theo đó sự thuyết giải một số biểu thức
ngôn ngữ (các deictics còn gọi là indexical) phụ thuộc vào ngữ cảnh trong đó chúng được tạo ra hay được thuyết giải Nếu như chiếu vật là phương diện đầu tiên của ngữ dụng học thì chỉ xuất là phương diện đầu tiên, ngữ dụng nhất của chiếu vật bởi tính gắn bó giữa chỉ xuất với ngữ cảnh là cao nhất Sự chỉ trỏ chỉ diễn ra trong những cuộc giao tiếp mặt đối mặt cho nên chỉ xuất nhắc nhở chúng
ta rằng ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng trước hết để phục vụ cho tương tác mặt đối mặt và được thiết kế sao cho có thể khai thác được một cách triệt để cái hoàn cảnh sử dụng nó” [Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, 2005:334]
Chúng tôi đồng ý với những quan điểm của George Yule về “trực chỉ” khi ông cho rằng “Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có những yếu tố trực chỉ, chúng nằm trong những hình thái ngôn ngữ đầu tiên được trẻ con nói ra và có thể được
dùng để chỉ con người thông qua yếu tố chỉ xuất nhân xưng (tôi, anh), hoặc để định vị thông qua yếu tố chỉ xuất không gian (đây, kia), hoặc chỉ thời gian thông qua yếu tố chỉ xuất thời gian (bây giờ, bấy giờ) Để hiểu được chúng, thì phải
thấy rằng tất cả những biểu thức này lệ thuộc vào chính người nói và người nghe
đang tham dự vào cùng cái ngữ cảnh đó”.[Goerge Yule, Dụng học,1997: 29]
Ngữ cảnh này được gọi là ngữ cảnh trực chỉ (deictic context), hoạt động như
Trang 12một bộ phận cơ hữu của ngữ cảnh phát ngôn Mọi hành động phát ngôn-tức mọi hành động tạo lời- đều xuất hiện trong một ngữ cảnh không gian - thời gian mà
tâm của nó, điểm gốc (zero point), có thể nêu ra như là cái toạ độ ở đây và bây
giờ Ngữ cảnh trực chỉ sẽ xoay quanh cái toạ độ ở đây và bây giờ của người nói;
nó mang tính tự kỷ trung tâm (egocentric) Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “I”
trong tiếng Anh chỉ ra cái người nói thực tại, tức chỉ ra bất kỳ ai đang nói ở thời điểm đó Khi vai trò của người nói- khái quát hơn, vai trò của tác thể tạo ngôn-thay đổi từ người này sang người khác trong tiến trình hội thoại thì “điểm gốc”
của ngữ cảnh trực chỉ cũng thay đổi qua lại, cùng với quy chiếu của “I” (tôi) và
“here” (ở đây) Quy chiếu “now” (bây giờ) thì không thay đổi qua lại theo cùng
cách như vậy, bởi vì người nói và người nghe thường thao tác với cùng một khung thời gian quy chiếu và với những giả định chung về diễn tiến của thời
gian Song “now” (ở đây) luôn được xác định lại, trong khuôn khổ cái khung quy
chiếu thời gian được chia sẻ này, nhờ vào hành động phát ngôn
George giải thích, sự chỉ xuất là một dạng của sự quy chiếu liên quan chặt chẽ đến ngữ cảnh của người nói, với một sự khu biệt cơ bản nhất giữa biểu thức
chỉ xuất là ở “gần người nói” đối lại với ở “xa người nói” Trong tiếng Anh, từ chỉ sự “gần người nói”, hay là những từ chỉ tầm gần (proximal terms) là “this”
([cái] này), “here”([ở] đây), “now”(bây giờ) Xa người nói, hay những từ chỉ tầm
xa (distal terms) là“that”([cái] kia),“there”([đằng kia]),“then” (bấy giờ, lúc đó)
Những từ chỉ tầm gần được giải thích một cách rất tiêu biểu từ sự định vị của
phía người nói, hoặc từ tâm chỉ xuất (deictic center), cho nên “now” (bây giờ)
nhìn chung được hiểu như là sự quy chiếu đề cập tới một điểm thời gian hay một quãng thời gian mà tại đó thời gian của lời nói của người nói ở vào vị trí trung
tâm [George Yule, Dụng học,1997: 29]
Như vậy, phần lớn phát ngôn (có nghĩa là các “phát ngôn thành phẩm”, thuật ngữ của John Lyons, dùng để chỉ các phát ngôn cụ thể như là kết quả của
Trang 13giao tiếp,) trong tất cả các ngôn ngữ đều mang tính chỉ xuất hay trực chỉ, ở chỗ
cái chân trị của mệnh đề mà chúng biểu thị được xác định bởi các chiều kích không gian -thời gian của ngữ cảnh mang tính trực chỉ
Như đã nói một cách khái quát trên đây, các yếu tố trực chỉ có thể tập hợp
thành ba nhóm chính, đó là trực chỉ về ngôi (chỉ xuất nhân xưng), trực chỉ về
thời và trực chỉ về không gian Sau đây là trình bày chi tiết hơn của chúng tôi
về ba nhóm trực chỉ này
1.1.1 Trực chỉ về ngôi
Chỉ xuất nhân xưng hoạt động trên cơ sở sự phân chia ba ngôi, được minh
hoạ bằng các đại từ ngôi thứ nhất (tôi), ngôi thứ hai (mày), và ngôi thứ ba (anh
ấy, chị ấy, cái đó) Các đại từ ngôi thứ nhất được người nói dùng để chỉ mình với
tư cách là chủ thể của lời nói, các đại từ ngôi thứ hai được dùng để chỉ người nghe và các đại từ ngôi thứ ba để chỉ những người và vật khác với người nói và người nghe Đại từ ngôi thứ ba phân biệt với đại từ ngôi thứ nhất và đại từ ngôi thứ hai về các mặt sau:
Đại từ ngôi thứ nhất và đại từ ngôi thứ hai chỉ người nói và người nghe là những đối tượng nhất định phải có mặt trong tình huống phát ngôn, còn đại từ ngôi thứ ba chỉ những đối tượng không những có thể vắng mặt trong những tình huống phát ngôn mà còn có thể không được nhận thức Các đại từ ngôi thứ nhất
và thứ hai nhất thiết phải chỉ người Những trường hợp dùng đại từ ngôi thứ nhất
và ngôi thứ hai để chỉ động vật và đồ vật trong chuyện ngụ ngôn và thần thoại chỉ là những hiện tượng nhân cách hoá.Các đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai
là những từ xưng hô trong giao tiếp, còn đại từ ngôi thứ ba không phải là xưng
hô vì nó không nhất thiết chỉ những người tham gia vào tình huống giao tiếp Phạm trù ngôi đã được nghiên cứu từ xa xưa, khi có ngữ pháp học trên thế giới Đây là phạm trù ngữ dụng được ngữ pháp hoá điển hình nhất trong ngôn
ngữ Benveniste trong cuốn “Problème de linguistique générale” từng chỉ ra
Trang 14rằng cần phải tách ngôi thứ ba khỏi ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai theo thế đối lập:
Ngôi thứ nhất / Ngôi thứ hai
Ngôi thứ ba
là vì ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai mới thực sự là ngôi xưng hô, mới chiếu vật những người tham gia và sự trao đổi lời, mới được các đối ngôn dùng để xưng và
hô nhau Còn ngôi thứ ba chiếu vật những người hay sự vật không phải là đối
ngôn trong một lời nói [Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập, 2005:349]
Hệ thống đại từ chỉ ngôi của tiếng Việt khá phức tạp, tuy nhiên có thể hình dung một cách khái quát như sau:
Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba
Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều
tôi ( tui) chúng tôi Mày chúng mày nó chúng nó tao ( tau) chúng tao mi Chúng mi y Chúng
Tớ chúng tớ bay chúng bay va
nghỉ
(Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, 2004:31,32)
Theo tác giả George Yule, trong nhiều ngôn ngữ, những phạm trù chỉ xuất của người nói, của người nhận và của (những) người khác cũn cú thể được chi tiết hoá bằng những dấu hiệu về cương vị xó hội tương đối (chẳng hạn người nhận có cương vị cao hơn đối nghịch với người nhận có cương vị thấp hơn)
Những biểu thức chỉ ra cương cị cao hơn được miêu tả như là dấu hiệu tụn vinh hay kớnh ngữ (honorifics).Cuộc thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến sự lựa
chọn một trong những hỡnh thỏi này hơn là những hỡnh khỏc đôi khi được miêu
tả như là yếu tố chỉ xuất xó hội (social deixis) Sự tương phản xó hội được ký
mó trong yếu tố chỉ xuất nhõn xưng là sự phân biệt giữa các hỡnh thỏi được dùng đối với người quen thân đối nghịch với những hỡnh thỏi được dùng cho
Trang 15người không quen thân trong một số ngôn ngữ Trong tiếng Pháp, sự khu biệt
giữa Tu/Vous được thể hiện rất rừ: Tu (mày- thõn quen) và Vous (ụng/bà -
khụng thõn quen) Trong những hoàn cảnh xó hội mà cỏc cỏ nhõn thường đánh dấu sự phân biệt về cương vị xó hội giữa người nói và người nhận thỡ người bề trên, người nhiều tuổi hơn và người có quyền lực hơn sẽ có khuynh hướng dùng
kiểu “Tu” (mày/cậu) đối với người bề dưới, người trẻ hơn và người có quyền lực thấp hơn, cũn người nhận thỡ đến lượt mỡnh lại dựng “Vous” (ụng/ bà)
Đối với tiếng Việt, mặc dự có nhiều quan điểm về hệ thống đại từ nhân xưng và những từ có giá trị trực chỉ về ngôi nhưng có thể thấy được một điều quan trọng rằng trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp đều cần có mặt những đối tượng
tham gia giao tiếp đó là người nói (ngụi thứ nhất) và người nghe (ngụi thứ hai)
và vai trũ, vị trớ chỉ ngụi được luân chuyển trong cuộc hội thoại với khung ngữ cảnh nhất định
1.1.2 Trực chỉ về thời
Chỉ xuất thời gian là phương thức chiếu vật thời gian bằng cách định vị
thời gian- nghĩa chiếu vật theo quan hệ thời gian với một thời gian mốc (thời
gian trung tâm của chỉ xuất)
Thời gian có tính tuyến tính phân chia theo hai hướng tính từ một điểm toạ độ zero nào đó Hình vẽ sau đây biểu thị đường tuyến thời gian cơ sở:
O
Nói chỉ xuất thời gian là nói đến sự chỉ xuất bằng cách định vị một thời gian nào đó so với thời điểm mốc (0) Những biểu thức nào không biểu thị sự đối
chiếu với thời điểm mốc thì không phải là biểu thức chỉ xuất thời gian Ví dụ
như “Năm anh ấy học đại học”; “thời gian làm việc” không phải là biểu thức
chỉ xuất thời gian
Những yếu tố chỉ xuất thời gian trong tiếng Pháp là “aujourd‟hui/ hier/
demain”, “prochain/ dernier/ce/cette/ Lundi/ semaine/ mois/an”
Còn các yếu tố dùng để định vị thời gian trong tiếng Việt bao gồm :
Trang 16Chỉ từ chuyên dùng chỉ thời gian: nay, nãy
Chỉ từ không gian được dùng chỉ thời gian: này, kia, ấy, nọ, đó, đầu, cuối Các giới từ không gian được dùng như chỉ từ chỉ thời gian: sau, trước
(tháng trước, tuần sau)
Các giới từ không gian được dùng như giới từ chỉ thời gian : trong (trong năm), ngoài (ngoài năm), sau (sau 1945), trước (trước cách mạng tháng Tám)
Các từ hay tổ hợp từ chỉ các thời điểm: (tang) tảng sáng, đầu hôm, chập
choạng, ngày nay, bây giờ, thuở xưa, thuở trước, ngày trước, ngày sau
Các phó từ vừa chỉ thời gian, vừa biểu thị các ý nghĩa thể, thức, tình thái
đi kèm với thời gian: vẫn, cũng, cứ, còn, đã, sẽ, đang, sắp
Nói đến thời gian là nói đến quá trình, đến sự kiện Biểu thức chỉ xuất thời gian có chức năng chỉ xuất thời gian xảy ra một sự kiện nào đó so với một thời điểm nào đó mà người nói, người nghe và những người tham gia hội thoại đã lựa
chọn làm điểm mốc Thời điểm nói được lấy làm thời điểm mốc cho chỉ xuất thời gian chủ quan (tuyệt đối) là thời điểm được phó từ “now” tiếng Anh và “bây
giờ” tiếng Việt biểu thị Dải thời gian bao chứa do “bây giờ” biểu thị vừa trùng
hợp với thời gian nói đích thực tức là “bây giờ” luôn luôn có nghĩa hiện tại
-vừa tràn về quá khứ -vừa tràn sang tương lai
Có thể biểu diễn nghĩa của “bây giờ” bằng hình vẽ sau:
Thời điểm nói đích thực Quá khứ Tương lai
S Bây giờ Các ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt thường chọn hai cách để biểu diễn đường tuyến thời gian Cách biểu diễn đường tuyến thời gian theo hệ vectơ và cách biểu diễn đường tuyến thời gian theo hệ đo lường Trong tiếng Việt có thế
đối lập ba biểu thức biểu thị sự bao chứa thời điểm nói đích thực: “bây giờ”,
biểu thức chỉ xuất với “này” và biểu thức chỉ xuất với “nay”
Trang 17Chúng ta có sơ đồ chi tiết biểu thị các biểu thức chỉ xuất với “nay, này”:
Hôm kia Hôm nay Ngày mai
Hôm trước Ngày(hôm) sau
S Tuần qua Tuần này Tuần sau
S Tháng trước Tháng này Tháng sau
Tháng tới
S Năm kia Năm nay Năm sau
Năm ngoái
S George Yule cho rằng tất cả những diễn đạt chỉ xuất như
“yesterday”(hôm qua), “today” (hôm nay), “tomorrow” (ngày mai), “tonigh” (tối nay) “next week” (tuần tới), “this week” (tuần này) đều lệ thuộc vào sự giải
thích chúng trên cơ sở biết được cái thời gian phát ngôn thích hợp với chúng
[George Yule, Dụng học, 1997: 38] Chính vì thế mà đặc trưng của những từ trực
chỉ thời gian như : “hiện nay, bây giờ, mai, lúc này, năm ngoái ” trong tiếng
Việt chỉ có thể giải thích thấu đáo trong ngữ cảnh riêng của chúng Không thể
chỉ rõ “bây giờ, sau đó, ngày mai ” là lúc nào nếu không biết thời gian chính
xác khi phát ngôn được nói ra
Trong nhiều ngôn ngữ, phạm trù thời gian được ngữ pháp hoá trong hình thái của động từ Tiếng Việt không có phạm trù thời như các ngôn ngữ châu Âu
Các đại từ chỉ định như “đây, đấy, này, kia, ấy ” không chỉ định vị vị trí mà còn
định vị thời gian Khoảng cách gần xa được xác định căn cứ vào thời điểm phát
Trang 18ngôn của người nói “Đây” được dùng để chỉ thời điểm ở vào lúc đang nói,
“đấy” được dùng để chỉ thời điểm không còn ở lúc đang nói, “này” được chỉ thời điểm vào lúc đang nói, “kia” được dùng để chỉ thời điểm nào đó không xác định, nhưng coi như là có thể hình dung được cụ thể, “nọ” được dùng để chỉ
một thời điểm không xác định trong quá khứ
Rechenbach đề xuất mô hình logic cơ sở cần thiết để phân tích các hệ thống thời gian Theo tác giả, tất cả các thời gian đều được sản sinh ra từ sự tổ hợp theo một trật tự nào đó ba vị trí sau đây trên đường tuyến thời gian lý tưởng:
Điểm nói (point of speech) tức là thời gian chỉ xuất, điểm sự kiện (point of
event) tức là sự kiện được định vị, và điểm chiếu vật (point of reference) tức thời
điểm mốc Nếu như người nói lấy điểm nói, tức thời điểm mình thực hiện hành
vi chỉ xuất thời gian làm điểm chiếu vật thì ta có chỉ xuất thời gian chủ quan Nếu lấy một sự kiện nào khác hoặc một thời điểm nào khác không phải thời điểm nói làm điểm chiếu vật thì ta có chỉ xuất thời gian khách quan
Chúng ta xem xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
“Hắn đã lấy vợ trước khi vào đại học”
Trong câu này, không phải chỉ có hai thời điểm, thời điểm sự kiện được chỉ
xuất (anh ta đã lấy vợ), thời điểm chiếu vật (thời điểm mốc) (trước khi vào đại
học) mà còn có cả thời điểm nói ra câu nói đó của người nói Nếu phát triển câu
đó thành:
Ví dụ 2:
“Tôi bảo mọi người biết hắn đã lấy vợ trước khi vào đại học”
thì chắc chắn, ở các ngôn ngữ động từ có hình thái thời gian, các động từ “bảo,
lấy vợ, vào” phải ở những hình thái thời khác nhau; “bảo” sẽ ở hình thái hiện tại
nếu như câu đó được nói ngay khi cuộc đối thoại giữa tôi với mọi người đang diễn ra
Trang 19Bằng chỉ xuất thời gian, người nói, tức người thực hiện hành vi chỉ xuất thời gian chỉ cho người tiếp thoại nhận biết được thời gian nào đang được nói tới trong diễn ngôn của mình, tức là làm cho người tiếp thoại nhận biết được thời gian được nói đến trong diễn ngôn của mình
1.1.3 Trực chỉ về không gian
Chỉ xuất không gian là phương thức chiếu vật bằng cách định vị sự vật (sự vật được nói tới trong diễn ngôn) theo quan hệ không gian với vật mốc
Trong tiếng Anh có các phương tiện chỉ xuất không gian như sau: this,
that (these, those), here, there, left, right, up, down, above, below, in front, behind, come, go, bring,take
Trong tiếng Việt, các đơn vị sau đây là các phương tiện chỉ xuất không gian:
Các chỉ từ : Này, kia, ấy, nọ, đây, đấy (đó)
Các quan hệ từ không gian (các giới từ không gian, có tác giả gọi là
phương vị từ): trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, giữa, bên, cạnh, đối diện, ở
phía bắc, phía tây, bên phải, bên trái
Các động từ chỉ sự dời chỗ có hướng: đi, về, đến, lại, qua, sang, vào, ra,
lên, xuống, tới, lui
Ví dụ 3: “ Cuốn sách trên bàn”
Cuốn sách là sự vật được định vị theo quan hệ không gian phía trên so với cái bàn
Có các tham số tham gia vào quá trình định vị không gian như sau: người
định vị, sự vật được định vị, sự vật mốc Chúng ta có định vị chủ quan khi người
định vị tự lấy mình sự vật được định vị, và có định vị khách quan khi sự vật được định vị khác với người định vị ở định vị chủ quan chỉ còn người định vị và
sự vật được định vị, cơ sở của chỉ xuất chủ quan là trực chỉ
Sự định vị không gian được dùng để chỉ xuất và qua chỉ xuất mà thực hiện hành vi chiếu vật khi sự vật - nghĩa chiếu vật cũng là sự vật được định vị Như
Trang 20vậy, khi chiếu vật bằng định vị thì người thực hiện hành vi chiếu vật cũng là người định vị
Sự chỉ xuất chủ quan được thực hiện khi người chiếu vật (người nói) lấy vị trí của mình đang có mặt khi chiếu vật làm mốc
Có hai dạng chỉ xuất khách quan chính: chỉ xuất khách quan lấy người tham gia giao tiếp không phải người nói làm mốc và chỉ xuất khách quan lấy một
sự vật hay người nào đó không phải người tham gia giao tiếp làm mốc
Ví dụ 4: “Đứa bé sau xe”
Trong câu này, đứa bé được chỉ xuất không gian khách quan theo phương
vị (sau) vốn có của chiếc xe
Các phương tiện chuyên dùng để chỉ xuất không gian chủ quan của tiếng Việt là các chỉ từ Trong các biểu thức chỉ từ có hai tham tố, hiện diện trong biểu
thức là sự vật được chỉ xuất và sự vật mốc, sự vật trung tâm chỉ xuất tức người
nói đựơc hiểu theo cách hàm ẩn Sự vật được chỉ xuất có thể là địa điểm và có
thể là người, đồ vật, vật thể địa lý “Đây” là chỉ từ chuyên dùng để chỉ xuất địa điểm “Đây” là địa điểm mà người chỉ xuất không gian chiếm giữ khi chỉ xuất (tức khi nói, khi thực hiện hành vi chiếu vật) Cũng giống như ở đại từ “tôi”, ở chỉ từ “đây” địa điểm mốc và địa điểm được định vị trùng làm một “Đó” dùng
một mình cũng chỉ xuất địa điểm, dùng để chỉ bất cứ địa điểm nào miễn là địa
điểm đó không phải là “đây” (gần người nói); “này” dùng để chỉ xuất sự vật được chiếu vật ở vị trí gần với “đây” “Kia” vừa đối lập với “đây”, được dùng để chỉ xuất sự vật- nghĩa chiếu vật ở xa vị trí người nói, vừa đối lập với “này” để chỉ xuất sự vật nghĩa chiếu vật ở xa một sự vật khác đã được chỉ xuất bằng “này”
Theo Levinson, trong “Pragmatics”, nhiều ngôn ngữ có các chỉ từ chỉ xuất
không gian lấy người tham gia giao tiếp làm trung tâm chỉ xuất Trong các ngôn ngữ đó có sự chỉ xuất khách quan lấy người tiếp thoại làm mốc, còn tiếng Việt không có các giới từ chỉ xuất khách quan như vậy Để chỉ xuất khách quan, tiếng
Trang 21Việt dùng các giới ngữ trong đó danh từ ở sau giới từ biểu thị sự vật mốc khách quan
Ví dụ 5: “ Cái bàn trước cái giường”
Chỉ xuất có nghĩa là làm cho người tiếp thoại biết sự vật nào là sự vật được định vị trong một quan hệ định vị Và bằng cách chỉ ra cho người tiếp thoại biết sự vật được định vị là sự vật nào mà chỉ xuất làm cho người tiếp thoại biết rằng sự vật đó là sự vật mà người nói nói tới trong diễn ngôn của mình
1.2.Định nghĩa về câu dẫn ( Le discours rapporté - DR)
Trong một câu chuyện, người ta thường phải dẫn lại những lời nói của một hay nhiều nhân vật Việc chuyển lại những câu nói hay những ý nghĩ của những nhân vật này được thể hiện dưới nhiều hình thức ở Việt Nam cũng như ở Pháp,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiêù định nghĩa về câu dẫn (le discours rapporté)
Mỗi định nghĩa đều đề cập đến một phương diện hay một đặc trưng nào đó của câu dẫn Trước khi đưa ra định nghĩa khái quát chung về câu dẫn, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau :
La concierge me demande si je peux lui laisser ma nouvelle adresse
(Người bảo vệ hỏi tôi xem tôi có thể để lại cho ông ấy địa chỉ mới của tôi)
[4 tr 122]
Cả hai ví dụ 6 và 7 đều là hai phát ngôn nói về cùng một nội dung thông tin nhưng được trình bày lại ở hai dạng khác nhau ở ví dụ 6 là phát ngôn được trình bày lại một cách chính xác của chính người nói- le locuteur (người bảo vệ)
và người nhận - le destinateur (người tiếp thoại) Còn phát ngôn ở ví dụ 7 lại có
Trang 22điểm đặc biệt hơn so với phát ngôn ở ví dụ 6 người phát ngôn đã chuyển lại nội dung thông tin của một phát ngôn khác Hay nói một cách khác hai ví dụ trên
được chuyển lại dưới hình thức của câu dẫn(Le discours rapporté- DR)
Như trên đã nói, có nhiều định nghĩa khác nhau về câu dẫn trong tiếng Pháp và trong tiếng Việt Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả Pháp đều có chung quan điểm với khái niệm sau:
“Nói một cách đơn giản nhất, câu dẫn chỉ là câu mà được dẫn lại bởi người nói đối với một phát ngôn hội thoại mà anh ta vừa nghe hoặc đã nghe được (thậm chí anh ta có tham gia cùng) Nhìn chung, người dẫn lại phát ngôn
đó phải cung cấp đủ thông tin cho một người thứ ba: người đó hiện đang có mặt nhưng đã không nghe được hoặc vắng mặt trong cuộc hội thoại và muốn biết rõ những gì đã được nói”
(Sous sa forme la plus simple, le discours rapporté n‟est que la simple reprise par un locuteur d‟énoncé d‟une conversation qu‟il vient d‟entendre ou qu‟il a entendue (ou même à laquelle il a participé) En général, le locuteur qui rapporte répond à une demande d‟information d‟une tierce personne: quelqu‟un qui est présent mais qui n‟a pas entendu ou qui était absent mais qui voudrait bien savoir cequi s‟est dit”
[H Gauvenet et Sophie-Colette Moriant, Le discours rapporté, Le franỗais
quá nhiều phát ngôn người tiếp nhận sẽ không hiểu được gì ( Ví dụ: X nói rằng Y
đã nói rằng Z đã nói rằng….)
Trang 23Những nhà ngữ pháp Việt Nam thì có cùng quan điểm với khái niệm sau
về câu dẫn/ câu dẫn:
“ Lời dẫn là lời người khác được dẫn lại trong câu nói ( viết)” [Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành,2006: 164]
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về câu dẫn, nhưng trong tiếng Pháp
cũng như trong tiếng Việt đều tồn tại ba dạng câu có liên quan đến câu dẫn là:
câu dẫn trực tiếp (le discours diriect – DD), câu dẫn gián tiếp (le discours
indirect – DI) và câu dẫn gián tiếp tự do (le discours indirect libre- DIL)
1.3.Những kiểu câu dẫn trong tiếng Pháp và tiếng Việt
1.3.1.Câu dẫn trực tiếp ( le discours direct – DD)
Câu dẫn trực tiếp là câu dẫn lại lời nói của người nào đó một cách nguyên
vẹn như nó đã được nói mà không hề có một sự thay đổi nào (Le narrateur les
rapporte censément telles quelles, sans les modifier C‟est le discours direct)
[Maurice Grévisse, Le Bon Usage,1993: 675] Nói một cách khác, trong câu dẫn
trực tiếp, phát ngôn được trình bày lại một cách chính xác như những gì nó đã
được dùng trong lời nói hay trong suy nghĩ mà không có bất kỳ sự thay đổi nào
Ví dụ 8 :
J‟ai dit : “ Jeanne, je suis fatigué”
Các nhà ngữ pháp Việt Nam đã định nghĩa :“ Lời dẫn trực tiếp (lời dẫn
được dẫn lại nguyên văn không thêm bớt được đặt sau dấu hai chấm và trong
dấu ngoặc kép” [Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành,
2006: 164]
Ví dụ 9:
Thầy nói: “Ngày mai các em đến sớm 10 phút”
Qua ví dụ 8 và 9 trên, chúng ta thấy rằng trong tiếng Pháp cũng như trong
tiếng Việt, cấu trúc cú pháp của câu dẫn trực tiếp được biểu hiện bằng các mệnh
đề độc lập và trật tự từ hay ngữ điệu của chúng được chuyển lại nguyên vẹn như
trong ngôn ngữ nói Đó chính là những lời nói hay những suy nghĩ của người nói
Trang 24ra chúng Trong câu dẫn trực tiếp, người nói và người chuyển lại lời nói đó có
thể là một, có thể khác nhau Như thế chúng ta sẽ có các trường hợp cụ thể như
sau:
+ Người nói và người chuyển lại phát ngôn là một Đó là trường hợp tất cả
các sự kiện được kể bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
Ví dụ 10:
“Tôi rất sợ con chó giống Đức hung hăng ấy Sợ đến nỗi mỗi lần đến chơi,
không thấy anh Hoàng ra đứng tấn để giữ nó lại mà buồn rầu báo cho tôi biết nó
chết rồi, thì mặc dầu có làm ra mặt tiếc với anh, thật tình tôi thấy nhẹ cả người”
[ 8 tr 62]
Ví dụ 11:
“Je me souviens d‟avoir essayé alors de comprendre ce qu‟exprimait le
visage de Nelly Bonnive Elle remettait ses cheuveux en ordre, me regardait
gravement et ne disait pas un mot”
(Tôi còn nhớ là lúc đó tôi đã cố tìm xem trên mặt Nenly Bonnive biểu lộ cái gì
Bà vuốt lại tóc, nhìn tôi một cách nghiêm trang và không nói một lời) [2 tr 13]
+ Người nói ra các phát ngôn được phân biệt với người chuyển lại các
phát ngôn đó
Ví dụ 12:
Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi: “Ngõ này
đây, ông Hoàng ở đây” [8 tr 62]
Để thực hiện một mục đích phát ngôn, người ta thường dùng một cấu trúc
cú pháp đặc trưng với những phương tiện ngôn ngữ riêng biệt Và như vậy, căn
cứ vào mục đích phát ngôn, câu dẫn trực tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt gồm
có bốn kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán
[Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt tập 2,2002 :224]
Ví dụ 13:
Trang 25Câu Tiếng Việt Tiếng Pháp
2 Ông hỏi giọng trầm hẳn
xuống: “Em mệt quá phải
3‟.- “Restez à la maison toute la
matinée du 14 et attendez mon passage!”, lui demande le livreur
ở câu dẫn trực tiếp bảo lưu được những “dấu hiệu” của ngôn ngữ nói được thể
hiện trên chữ viết như dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng, các thán từ,
+ Trong câu dẫn có một động từ được gọi là “động từ dẫn” được dùng để
dẫn lại những phát ngôn, chẳng hạn những động từ sau “nói”, “bảo”, “yêu
cầu” Động từ dẫn này thường được đặt trước các phát ngôn và dấu hai chấm
hoặc nó cũng có thể đứng đan xen trong các phát ngôn (ví dụ: anh ta nói, ,
.dit-il…) hoặc đứng ở cuối câu khi đó là một câu ngắn Một danh từ hay một đại
từ được dùng để chỉ người mà người kể đang dẫn lại những lời nói của người đó
sẽ là chủ ngữ của động từ dẫn Những động từ này luôn là một phần của mệnh đề chính trong câu.Trong nhiều trường hợp động từ dẫn có thể chứa đựng ít hay nhiều thông tin về ngữ nghĩa Việc lựa chọn động từ dẫn cũng không đơn giản;
Trang 26nó có thể chỉ ra thái độ, giọng nói (ví dụ: gào thét (vociférer), trạng thái của
nhân vật, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của tác giả Hơn nữa, đấy không phải chỉ là động từ của lời nói: tác giả có thể dẫn những phát ngôn bằng một động từ chỉ ra hành động:
(Tistet Védène đã đứng dưới sân, giả tảng khóc khóc mếu mếu, bứt tóc bứt
tai kêu trời :
“Ôi ! Trình đức Cha chí tôn ! Chẳng là con la của Người Lạy chúa tôi ! Biết làm sao bây giờ ? Con la của Người đã leo lên tận gác chuông ” [1 tr 62]
+ Câu dẫn trực tiếp không có sự thay đổi nào về trực chỉ như trực chỉ về ngôi, về thời gian và về không gian
+ Câu dẫn trực tiếp được chuyển lại theo hai hình thức, nếu ở dạng nói thì
nó được đánh dấu bằng một điểm ngừng và lên giọng sau động từ dẫn, còn nếu ở dạng viết thì được biểu hiện bằng dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu ngoặc kép Dấu mở ngoặc kép đánh dấu điểm bắt đầu và dấu đóng ngoặc kép đánh dấu điểm kết thúc của câu dẫn Dấu gạch đầu dòng có thể báo hiệu sự bắt đầu các lượt lời, các lời hội thoại trong một cuộc thoại Loại dấu câu này thể hiện phần
cú pháp độc lập của câu dẫn trực tiếp so với động từ dẫn khi câu chỉ có một động
từ dẫn.[Christian Baylon, Paul Fabre, Grammaire systématique de la langue
franỗaise, 1997:214]
Hiện nay, nhiều nhà văn ở Pháp cũng như ở Việt Nam có thói quen đưa những câu chêm xen mà không hề có sự đánh dấu nào của câu dẫn trực tiếp trong nền câu chuyện của họ
Ví dụ 15:
Trang 27- A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi! Một người to lớn chạy vụt ra vung tay
ném con quay rất to vào mặt A Sử [8 tr 96]
Cách dùng này thường chỉ được dùng trong một số tác phẩm văn học chứ không được phổ biến đối với các văn bản khác
Ví dụ 16:
Alors, faisant de ses mains un porte-voix, il mugit de nouveau:
“Méli-e-e-e!”.Au fond de la cour sa femme répondit:
- “ Qu’est – ce qu’il y a?” [2 tr 33]
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không thể chuyển được một cách tuyệt đối, chính xác toàn bộ các phát ngôn Chẳng hạn như chúng ta không thể chuyển lại được những lời do dự, lời nói ấp úng trong ngôn ngữ nói (ví dụ: ờ,à, Euh,zut…) Nhưng nếu chúng ta bỏ qua tất cả những thành phần này của câu trong khi chuyển câu thì chúng ta sẽ tạo nên một câu chuyện hay một bộ phim rất dở (phần hội thoại), hoặc một bài báo dở (phần phỏng vấn) Chúng ta có thể nói rằng tính chính xác của câu dẫn trực tiếp chỉ liên quan đến nội dung của câu Để có thể chuyển và diễn giải đầy đủ các thông tin và các phát ngôn của người khác, người chuyển cần phải dùng đến câu dẫn gián tiếp
1.3.2.Câu dẫn gián tiếp ( le discours indirect – DI)
“Câu dẫn gián tiếp là câu dẫn lại lời (trực tiếp) của một người nào đó một cách gián tiếp qua lời dẫn của một người khác” [Maurice Grévisse, Le Bon Usage ,1993: 675]
Ví dụ 17 :
Il déclare : “Je t’aiderai”
-> Il déclare qu‟il l‟aidera
Các nhà ngữ pháp tiếng Việt thì cho rằng “ Lời dẫn gián tiếp là lời dẫn
được dẫn lại chỉ cần giữ đúng ý và có thể đặt sau “rằng, là”” [Bùi Minh Toán,
Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, 2006: 164]
Trang 28Ví dụ 18:
“Trong dịp nói chuyện với các thầy cô giáo dạy văn ở Hà Nội, tháng 3 năm 1963, nhà thơ Tố Hữu cho rằng nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn học là một niềm vui mới” [Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành,
2006: 164]
Trong câu dẫn gián tiếp, những lời nói của người phát ngôn hòa vào trong lời của người phát ngôn khác với một đường giới tuyến của mệnh đề phụ hay nói cách khác những lời nói thường được tạo thành nhờ sự trợ giúp của các mệnh đề phụ Chúng ta xem xét các ví dụ sau :
Câu Tiếng Việt Tiếng Pháp
Trần
thuật
Nói nói với tôi: “Mai tôi sẽ đi”
-> Nó nói với tôi là mai nó sẽ đi
Il m‟a dit: “Je vais partir
->Anh ta bảo tôi phải về sớm
Il m‟a ordonné: “ rentrez tôt!”
-> il m‟a ordonné de rentrer tôt
Cảm
thán
- Cậu con trai reo lên: “chiếc cặp
đẹp quá mẹ ơi!”
-> Cậu con trai thích chí reo lên
khi nhìn thấy chiếc cặp
- Quelle chaleur!
-> Il déteste la chaleur
Câu dẫn gián tiếp có những đặc điểm sau:
- Phát ngôn gốc mất đi cú pháp độc lập của mình: nó được chuyển thành mệnh đề phụ và được dẫn bằng một động từ chỉ sự giao tiếp hay chỉ suy nghĩ
Trang 29Trên chữ viết, sự mất đi tính độc lập cú pháp cũng thể hiện đồng thời với sự mất
đi của các dấu câu dẫn trực tiếp: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ,không có dấu phảy để ngăn cách động từ của mệnh đề phụ bởi vì mệnh đề đó đã trở thành bổ ngữ đối tượng trực tiếp (COD) của động từ dẫn
- Kiểu câu này thường được biểu hiện bằng cách dùng động từ dẫn như
“nói” (dire), “trả lời” (répondre), “yêu cầu”(demander) Nhưng người ta cũng
nhận thấy những động từ dẫn mệnh đề phụ thường không chính xác với những động từ dẫn của câu dẫn trực tiếp
- Các phát ngôn trực tiếp được chuyển lại dưới dạng:
+ Một mệnh đề phụ được dẫn bằng “rằng”, “là” (trong tiếng Việt) và
“que” (trong tiếng Pháp) nếu mệnh đề phụ đó là dạng khẳng định, phủ định
+ Một mệnh đề phụ được dẫn bằng một đại từ hay trạng từ nghi vấn “ai”,
“cái gì”, “khi nào”, “bao nhiêu” trong tiếng Việt và trong tiếng Pháp là “qui”,
“ce que”, “quand”, “combien” nếu mệnh đề phụ là dạng nghi vấn bộ phận
Đối với mệnh đề phụ nghi vấn toàn phần thì được dẫn bằng liên từ nghi vấn:
“si” (liệu…)
+ Một động từ nguyên thể được dẫn bằng giới từ “de” trong câu tiếng Pháp nếu động từ thông báo ở dạng mệnh lệnh như “proposer”(đề nghị),
“ordonner”(ra lệnh), “demander” (yêu cầu) Động từ nguyên thể này hoặc là
được người ta coi như là bổ ngữ đối tượng thường là gián tiếp đôi khi là trực tiếp
của động từ chỉ mệnh lệnh “ordonner” (ra lệnh/ yêu cầu), hoặc là được coi như
là mệnh đề phụ nguyên thể, trong đó chủ ngữ là “leur” (họ), đại từ nhân xưng
thường ở dạng gián tiếp
+ Mệnh đề phụ cảm thán gián tiếp có cấu trúc đặc biệt và được chuyển lại theo khả năng sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mỗi người chuyển Mặc dù câu dẫn gián tiếp chuyển lại một cách trung thành nội dung câu dẫn trực tiếp, nhưng điều này chỉ đúng được về mặt nội dung logic của phát ngôn Bởi vì những trạng thái biểu cảm được thể hiện trong các phát ngôn trực tiếp của người
Trang 30nói như những câu cảm thán, những thán từ, những từ để gọi, những từ chỉ cảm xúc sẽ không thể trình bày lại sang câu dẫn gián tiếp được Ngoài những khác biệt về mặt trật tự văn phong, còn có những thay đổi về trật tự ngữ pháp và sẽ đánh dấu sự thay đổi của phát ngôn: thay đổi về ngôi, về thời của động từ, về thức và những trực chỉ về thời gian và không gian Trong tiếng Việt, việc chuyển đổi lời nói (lời dẫn) trực tiếp sang lời nói (lời dẫn) gián tiếp đòi hỏi phải chuyển đổi ngôn nhân xưng một cách phù hợp và bỏ các yếu tố tình thái (vốn gắn với những đánh giá trực tiếp) đi Vì thế, việc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp khá phức tạp và khó khăn Chúng ta hãy xem những ví dụ sau trong tiếng Pháp và tiếng Việt:
Ví dụ 19:
- Tôi nói: “ Cháu đi công tác ạ!”
-> Tôi thưa với bà rằng tôi đi công tác [Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ
Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, 2006: 165]
Ví dụ 20:
-Il a crié :“imbécile! ”
->*Il a crié que imbécile
-> Il a crié qu’il était un imbécile [Maurice Grévisse, Le Bon
câu dẫn gián tiếp
Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng câu dẫn gián tiếp không chuyển lại một cách trung thành và đầy đủ nhất các yếu tố trong một phát ngôn của một ai
đó Câu dẫn gián tiếp có sự phân biệt với câu dẫn trực tiếp ở chỗ câu dẫn gián tiếp nhiều khi không chuyển lại đầy đủ các yếu tố cảm thán, hô ngữ Câu dẫn
Trang 31gián tiếp không có điểm ngừng trong lời kể và nó chỉ truyền lại thông tin chứ không trình bày lại nguyên vẹn, chính xác những lời nói được chuyển hay được dẫn Điều này có nghĩa là, phát ngôn thường được dẫn bởi một mệnh đề thuộc
kiểu: “anh ấy/chị ấy nói/yêu cầu rằng/là ” và sẽ chịu một số thay đổi
Như vậy, cả bốn kiểu câu của câu dẫn trực tiếp trên khi chuyển sang câu dẫn gián tiếp đều được thể hiện dưới dạng hình thức của câu trần thuật Việc sử dụng câu dẫn gián tiếp cho phép người kể chuyện thể hiện cô đọng, súc tích những phát ngôn, duy trì được giọng kể và không làm ngắt quãng mạch của câu chuyện.Tuy nhiên, câu dẫn gián tiếp có thể hoà trộn vào câu dẫn trực tiếp, vì đôi khi người kể chuyện muốn truyền lại một phần hay một vài biểu hiện đặc biệt của phát ngôn của người nói Khi đó sẽ xuất hiện câu dẫn gián tiếp tự do
1.3.3.Câu dẫn gián tiếp tự do ( Le discours indirect libre – DIL)
Trong cả hai ngôn ngữ nhất là trong tiếng Pháp, có một cách thứ ba chuyển lại những lời nói, những suy nghĩ của một người nào đó Đó chính là câu dẫn gián tiếp tự do Đây là loại câu mà chúng ta thường gặp trong văn chương nhưng điều đó không có nghĩa là nó không được dùng trong giao tiếp hàng ngày
“Theo quan điểm của ngôn ngữ học, câu dẫn gián tiếp tự do là một thể
loại của giao tiếp Theo quan điểm của phong cách học, đấy là một thao tác của lối kể chuyện mà tác giả muốn nhường vai trò của người kể chuyện cho chính các nhân vật”.[Christian Baylon, Paul Fabre, Grammaire systématique de la langue franỗaise,1997: 215]
Câu dẫn gián tiếp tự do thường không dễ dàng được nhận ra, bởi vì các tác giả đã dùng loại câu này với dụng ý nhằm gây nên sự rối rắm giữa những lời nói, suy nghĩ của một nhân vật và sự đan xen thêm của chính tác giả
Trong tiếng Pháp loại câu này đã tồn tại và được sử dụng từ rất lâu, La Fontaine ở thế kỉ 17, hoặc Rousseau, Marivaux và một vài tác giả khác ở thế kỉ
18 đã sử dụng loại câu này, nhưng nó thực sự phát triển trong các cuốn tiểu thuyết của thể kỉ 19, và đến cuối thế kỉ 19 nó đã bắt đầu được đặt ra để nghiên
Trang 32cứu Còn riêng ở Việt Nam thì vấn đề này vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến Mặc dù vậy nhưng trong các tác phẩm văn học thì câu dẫn gián tiếp
tự do vẫn được các tác giả sử dụng nhằm làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho tác phẩm Câu dẫn gián tiếp tự do có những đặc trưng như sau :
+ Câu dẫn gián tiếp tự do chuyển những suy nghĩ của một nhân vật,
những phát ngôn của một ai đó sang đại từ ngôi thứ ba nhưng không có sự phụ
thuộc về mặt ngữ pháp của những động từ dẫn như :“nói”, “thông báo”, “yêu
cầu” mà dùng những động từ hành động gợi ý gián tiếp sự bắt đầu lượt lời (và
cũng có sự thay đổi về thức và thời), hay các liên từ như “rằng”, “là” (điều này
đối lập với câu dẫn trực tiếp và câu dẫn gián tiếp)
+ Các động từ dẫn chỉ hành động phát ngôn thường đứng trước câu hoặc đứng chêm xen giữa các câu đó Đôi khi trong trường hợp không cần thiết, tác giả có thể bỏ qua không cần sử dụng động từ dẫn này Câu dẫn gián tiếp tự do
cũng mang đặc trưng của câu dẫn gián tiếp là có sự diễn giải như : la mouche se
plaint qu‟elle agit seule
+ Câu dẫn gián tiếp tự do cho phép người kể chuyện tham gia vào các phát ngôn trong câu chuyện và chúng ta có thể nghe thấy giọng của một nhân vật nào đó hòa cùng với giọng kể của câu chuyện hay của tác giả Câu dẫn gián tiếp
tự do giữ được những đặc tính tự nhiên và tính xác thực của các câu dẫn trực tiếp mà không tạo nên sự ngắt quãng của câu chuyện
Ví dụ 21:
- Elle avait passé la revue de son linge et choisi avec amour celui de soie
qu‟elle n‟avait jamais porté pendant sa longue solitude Quelle robe mettrait -
elle? Celle qu‟il préférait jadis était une robe bleue et blanche à rayure pékinée… Non, elle mettrait une robe noire qu‟elle s‟était taillée elle-même et qu‟elle égaierait par un col et une ceinture de couleur
( Chị chọn trong số những chiếc áo lót của mình, nâng niu lấy ra một chiếc
bằng lụa mà suốt trong thời gian dài sống một mình, chị không hề mặc Sẽ mặc
Trang 33áo dài nào đây? Chiếc áo ngày xưa anh thích là chiếc màu xanh lơ và trắng có sọc bóng và mờ xen kẽ nhau… Thôi, chị đành mặc một chiếc áo màu đen tự tay chị may lấy và để cho bớt vẻ buồn thảm, chị sẽ thêm một chiếc cổ và một chiếc
Trong tiếng Việt cũng tồn tại câu dẫn gián tiếp tự do Tuy nhiên, câu dẫn gián tiếp tự do của tiếng Việt đơn giản hơn của tiếng Pháp bởi vì nó không có
sự thay đổi của thức và thời Chúng ta hãy xem ví dụ sau trong truyện “Vợ chồng
A Phủ” của Tô Hoài:
Ví dụ 22:
- Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! [8 tr 93]
Qua ví dụ trên ta thấy câu dẫn gián tiếp tự do được chuyển lại một phần theo câu dẫn trực tiếp, một phần theo câu dẫn gián tiếp Trong đoạn trích trên các câu đều là câu dẫn gián tiếp tự do thể hiện những suy nghĩ và diễn biến tâm trạng, những khát khao, mong muốn của chính nhân vật (Mị) chứ không phải là lời kể của tác giả nữa
+ Câu dẫn gián tiếp tự do được dùng gần giống với câu dẫn gián tiếp theo những quy tắc của cách dùng thời động từ (người ta dùng thời tương đối, nếu như câu dẫn gián tiếp là một phần của một văn bản được dùng ở thời quá khứ), những yếu tố chỉ xuất khác để chỉ thời gian và nơi chốn, và gần giống với câu dẫn trực tiếp theo cách dùng của những đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu
+Trong nhiều trường hợp, câu dẫn gián tiếp tự do còn được biểu hiện dưới dạng những mệnh đề cảm thán, nghi vấn, những hô ngữ hay thán ngữ và những mệnh đề nghi vấn thường giữ nguyên trật tự cú pháp của câu dẫn trực tiếp Người ta còn thấy rằng trong câu dẫn gián tiếp tự do còn có ngữ điệu của
Trang 34câu dẫn trực tiếp, những biểu hiện của ngôn ngữ nói, những yếu tố, thành phần
câu vụng về hay những cấu trúc câu chưa hoàn thành
Ví dụ 23
Si notre chèvre était heureuse ! Plus de corde, plus de pieu rien qui
l‟empêchât de gambader, de brouter à sa guise C‟est là qu‟il y en avait de l‟herbe ! jusque pardessus les cornes, mon cher ! Et quelle herbe ! Savoureuse, fine, dentelée, faite de mille plantes
( Dê ta hoan hỉ biết chừng nào ! Chả còn cái thừng, cái cọc nữa chả còn ai cản được dê đi lại tung tăng gặm cỏ tuỳ thích Mà cỏ ở đây sao mà nhiều đến thế, cứ là ngập lút sừng Và cỏ mới tuyệt chứ ! Nào ngọt này, non sớt này, có răng cưa này, đủ mùi, đủ vị của muôn loài cây cỏ ) [1 tr 31]
Tóm lại, khi chúng ta muốn chuyển lại bất kỳ một câu chuyện hay một phát ngôn nào thì chúng ta đều phải sử dụng đến một trong ba loại câu dẫn trên Mỗi loại câu dẫn đều có những đặc trưng ưu việt riêng để góp phần tạo nên sự thành công cho mỗi tác phẩm Chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu những quy tắc khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong cả hai ngôn ngữ
ở chương tiếp theo
Trang 35Chương 2 : So sánh những quy tắc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu
dẫn gián tiếp trong tiếng pháp và tiếng việt
Như chúng tôi đã giới thiệu ở phần Chương 1, trong tiếng Pháp cũng như tiếng Việt đều tồn tại ba kiểu câu dẫn là câu dẫn trực tiếp, câu dẫn gián tiếp và câu dẫn gián tiếp tự do Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi không có tham vọng đề cập đầy đủ đến cả ba kiểu câu đó (câu dẫn gián tiếp tự
do chỉ được dùng nhiều trong văn học) Chúng tôi chỉ chọn phần so sánh những
quy tắc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp
và tiếng Việt vì đây là một nội dung rất quan trọng đối với những sinh viên học
tiếng Pháp Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày cách chọn những động từ
dẫn, những thay đổi về trực chỉ như các đại từ nhân xưng, các từ sở hữu, thức,
thời cũng như trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn của câu dẫn
2.1 Những động từ dẫn
Động từ dẫn thường đứng ở vị trí đầu hay cuối của câu dẫn Những động
từ này thường được dùng để truyền đạt thông tin, thể hiện ý định, thái độ của người nói (le locuteur) Vì thế, chúng thường là những động từ thể hiện lời nói, suy nghĩ, tưởng tượng hay chỉ ra bản chất hành động ngôn từ được thể hiện trong
sự giao tiếp Việc lựa chọn động từ dẫn rất quan trọng bởi vì nó thể hiện sắc thái riêng của câu dẫn
Ví dụ 1:
1)Il a dit qu‟il en avait assez (dire (nói): động từ trần thuật đơn giản,
giống trung)
2)Il a crié qu‟il en avait assez (crier (kêu lên) : sắc thái giận dữ, động từ
thể hiện trạng thái tinh thần của người chuyển) [10]
Tiếng Pháp cũng như tiếng Việt đều có điểm chung giống nhau trong việc lựa chọn động từ dẫn ở bốn kiểu câu sau: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán
2.1.1 Những động từ dẫn dùng cho câu trần thuật
Trang 36Câu trần thuật được dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật với các đặc trưng (hoat động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một
sự kiện với các chi tiết nào đó.[Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt tập
2,2002 :225] Động từ thường được dùng để dẫn câu là động từ
“nói”/“bảo”(dire) Nhưng ngoài ra còn có nhiều động từ khác nữa cũng được
dùng để diễn đạt, thể hiện điều mà người ta muốn nói
a) Nếu muốn dẫn lại một điều khẳng định, chúng ta có thể dùng các động
(trouver) (penser) (estimer) (confirmer)
(certifier)
cho biết
tuyên bố
nhấn mạnh khẳng định, dám chắc là
thì thầm lắp bắp gào hét tưởng tượng thừa nhận cam kết
( faire savoir) ( proclamer) ( ajouter) (prétendre)
(murmurer) (bredouiller) (beugler) (imaginer) (reconnaitre)
(garantir)
Ví dụ 2:
Tiếng Việt Tiếng Pháp
Caroline khẳng định: “Tôi là người
hạnh phúc”
-> Caroline khẳng định rằng cô ấy
là người hạnhphúc
Caroline affirme: “Je suis heureuse”
->Caroline affirme qu’elle est heureuse
[4 tr 125]
b) Nếu muốn dẫn lại một sự bác bỏ, chúng ta có thể dùng nhiều động từ như :
phủ nhận (nier)
Trang 37Tiếng Việt Tiếng Pháp [4 tr 126]
1.Thằng bé từ chối : “Cháu không
lấy chiếc đồng hồ”
-> Thằng bé từ chối rằng nó
không lấy chiếc đồng hồ
2 Nó cãi lại bố mẹ : “Con nhất
định sẽ cưới cô ấy làm vợ”
-> Nó cãi lại bố mẹ rằng nó nhất
định sẽ lấy cô ta làm vợ
1.L‟enfant a refusé : “Je ne prends
pas la montre”
-> L‟enfant a refusé qu‟il ne
prenait pas la montre
2 Il s‟est opposé à ses parents : “Je
dois me marier avec elle”
-> Il s‟est opposé à ses parents
qu‟il devait se marier avec elle
c) Nếu muốn dẫn lại một lời hứa, chúng ta có thể lựa chọn một trong số
các động từ sau :
hứa ( promettre)
thuận cho (admettre)
thề nguyền ( jurer)
cam đoan ( assurer/ jurer de/ protester de)
ước hẹn , cam kết ( s‟engager)
Ví dụ 4:
Trang 38Tiếng Việt Tiếng Pháp [4 tr 126]
1 Tôi đã hứa với lũ trẻ: “Bố sẽ đưa
các con đi thăm vườn bách thú”
-> Tôi đã hứa với lũ trẻ là tôi sẽ
dẫn chúng đi thăm vườn bách thú
2 Hắn thề nguyền với cô gái: “Anh
muốn cưới em”
-> Hắn thề nguyền với cô gái rằng
hắn muốn cưới cô ta
1 J‟ai promis aux enfants: “Je
vous amènerai au zoo”
-> J‟ai promis aux enfants de les
khuyên/ khuyên bảo ( conseiller/ recommander)
khuyên giải ( exhorter)
gợi ý ( suggérer)
đề nghị ( recommander)
can, ngăn ( déconseiller/ dissuader)
Ví dụ 5:
Tiếng Việt Tiếng Pháp [4 tr 128]
1 Thầy giáo khuyên học sinh :
“Các em nên chép bài chữa vào
trong vở”
-> Thầy giáo khuyên học sinh chép
bài chữa vào trong vở
2 Hắn gợi ý: “Chúng mình nghỉ tay
1’.Le professeur conseille aux
étudiants: “Vous écrivez la correction de l‟exercice sur vos cahiers”
-> Le professeur conseille aux
étudiants d’écrire la correction de l‟exercice sur leurs cahiers
2’ Il suggère : “Il nous faut jouer
Trang 39đi uống cà phê đi ”
-> Hắn gợi ý nghỉ việc để đi uống
Tiếng Việt Tiếng Pháp [3 tr 231]
1.ông hiệu trưởng đánh giá : “Cậu
học sinh này rất xuất sắc”
->ông hiệu trưởng đánh giá rằng
cậu học sinh này rất xuất sắc
2 Anh ta chúc mừng tôi : “Anh đã
chiến thắng”
-> Anh ta chúc mừng tôi đã chiến
thắng
1’ Le directeur a jugé : “Cet
étudiant est très excéllent”
-> Le directeur a jugé que cet
étudiant était très excéllent
2’ Il m‟a fécilité : “Vous avez
gagné”
-> Il m‟a fécilité d’avoir gagné
f) Nếu muốn dẫn lại một lời dự báo, chúng ta có thể chọn một trong số những động từ dẫn như sau :
dự đoán (pronostiquer)
Trang 40dự báo (prévoir)
thông báo ( informer/ aviser)
báo trước ( prévénir)…
Ví dụ 7:
Tiếng Việt Tiếng Pháp [12]
1 Anh ta báo cho chúng tôi: “Sẽ có
một cuộc bãi công ở Roissy-
Charles de Gaulle”
-> Anh ta báo cho chúng tôi rằng
sắp có một cuộc bãi công ở Roissy-
Charles de Gaulle
2 Hắn báo trước: “Tôi sẽ ra đi”
-> Hắn báo trước rằng hắn sẽ ra
đi
1 Il nous prévient: “Il y a une
grève à Roissy- Charles de Gaulle”
-> Il nous prévient qu‟il y a une
grève à Roissy- Charles de Gaulle
2 Il avise : “Je vais partir”
-> Il avise qu‟il va partir
g) Nếu muốn dẫn lại sự cho phép/đồng ý, chúng ta thường dùng những động từ :
cho phép (autoriser/ permettre)
đồng ý (consentir à)
bằng lòng (se contenter de)
chấp thuận ( accepter/ agréer, admettre)
Ví dụ 8 :
Tiếng Việt Tiếng Pháp [12]
1.Anh ta cho phép tôi: “Anh có thể
đi vào trong này”
-> Anh ta cho phép tôi đi vào
1 Il m‟a permis: “ Vous pouvez
entrer”
-> Il m‟a permis d‟entrer