c) Nếu muốn dẫn lại một lời hứa, chúng ta có thể lựa chọn một trong số các động từ sau :
2.1.4. Những động từ dẫn dùng cho câu cảm thán
Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hay ám chỉ.[Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, 2002:237]. Chính vì thế, khi
chuyển câu chúng ta cần phải chuyển lại đồng thời cả nội dung thông tin lẫn thái độ của người nói. Những động từ dẫn thường được dùng là:
hét lên ( crier)
reo mừng ( pousser des cris de joie)
trầm trồ ( manifester sa grande admiration) than vãn ( se lamenter)
ngậm ngùi ( s‟apitoyer, s‟attendrir)...
Ví dụ 14:
Tiếng Việt Tiếng Pháp
1. Cô nàng thét lên :“Em sợ quá ! ” -> Cô nàng thét lên rằng cô ấy rất sợ
2. Hắn hét lên: “ Anh yêu em!” -> Hắn hét lên rằng hắn yêu thị.
1. “J‟ai peur ! ” s‟écria-t-elle. -> Elle s‟écria qu‟elle avait peur. 2. “Je t‟aime ! ” hurle- t- il. -> Il hurle qu‟il l‟aime.
Trong tiếng Pháp cũng như trong tiếng Việt, những lời rủa, tiếng kêu nhiều khi không chuyển sang câu dẫn gián tiếp theo lối dẫn thông thường mà thay vào đó là cách diễn giải. Chẳng hạn, đối với tiếng Pháp, người ta thường dùng một số thành ngữ đặc biệt, chẳng hạn như : “manifester sa surprise/son émotion, regretter, soupirer, murmurer, ripoter, s’exclamer...” .
Ví dụ 15 :
- (1)“Ca alors ! ”
-> Il manifesta sa surprise. [10]
Ví dụ 16 :
- “Ouf ! ”
->* Il m’a crié que ouf (* : câu sai ngữ pháp) ->Il poussa un soupir [10]
Trong tiếng Việt, người ta thường dùng những động từ như : “bày tỏ, bộc lộ, than vãn... ”hơn là những cụm từ biểu đạt thái độ của người nói.
Ví dụ 17 :
- (1) “ối giời ơi ! Anh ! Quý hoá quá ! ” [ 8 tr 63.] -> Anh ta tỏ vẻ vui mừng.
- (2) Một chị vú ẵm em đứng cổng : “Lạy ông ! Lạy bà ! ” [8 tr 70]
->Chị ta bày tỏ lòng kính trọng.
Ví dụ 18:
- "Mon chef ? Un imbécile ! ”
->*Elle m‟a dit que son chef, un imbécile
-> Elle me confia que son chef était un imbécile [10]
Ví dụ 19
- Il s‟écria : “Zut !J’ai oublié mon sac !”
->Il s’exclame qu‟il a oublié son sac [11]
-Sững người một lúc rồi anh mới lâm li kêu lên những tiếng ở trong cổ họng: “ối giời ơi! Anh! Quý hoá quá!” [ 8 tr 63]
->*Sững người một lúc rồi anh mới lâm li kêu lên những tiếng trong cổ họng
rằng ối giời, anh, quý hoá quá
-> Sững người một lát rồi anh mới lâm li kêu những tiếng trong cổ họng khi
được gặp anh ấy.
Ví dụ 21
- “Cái gì? Cái gì? Hừm!” tiếng trầm trầm nhưng có vẻ nạt nộ của anh Hoàng hỏi nó [8 tr 63]
->*Tiếng trầm trầm nhưng có vẻ nạt nộ của anh Hoàng hỏi con trai rằng cái gì, cái gì, hừm
-> Giọng trầm trầm nhưng có vẻ nạt nộ của anh Hoàng quát cậu con trai xem có chuyện gì.
Tóm lại, những động từ dẫn trong câu dẫn của tiếng Pháp cũng như của tiếng Việt đều rất phong phú và đa dạng. Trong phần trên, chúng tôi đã giới thiệu về những động từ hay được dùng nhất trong cả hai ngôn ngữ. Với sự phong phú, đa dạng như vậy, chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng động từ dẫn sao cho có hiệu quả nhất trong việc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp. Tuy nhiên, việc chuyển câu như thế này cũng sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo.
2.2 Những thay đổi khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt