Dịch chuyển đổi.

Một phần của tài liệu So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt (Trang 88)

- >Au conditionnel passé

11. Dimanche(la semaine, le mois ) prochain(e)

3.2.2. Dịch chuyển đổi.

Thủ pháp dịch này dựa vào việc thay một loạt những nhóm từ này bằng một nhóm từ khác tương đương mà không làm thay đổi nghĩa của phát ngôn (sự thay đổi chỉ có ở mặt hình thức và trên bình diện ngôn ngữ). Thủ pháp này yêu cầu các dịch giả phải có khả năng phân tích và thống kê.

+ Dịch chuyển đổi bằng cách sử dụng các danh từ hoá của động từ

Ví dụ 17 :

- Theo Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển, Hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ.

( Thời báo kinh tế – ngày 22 tháng 5 năm 2006)

-> Selon Trương Đình Tuyển, Ministre du commerce, L'accord Commercial Viet Nam - états-Unis favorisera l'implantation des entreprises vietnamiennes dans le marché américain.

Trong ví dụ (17) thay vì việc dùng động từ "s'implanter" (thâm nhập), người dịch có thể sử dụng danh từ của động từ "s'implanter"l'implantation

(sự thâm nhập).

+ Dịch chuyển đổi có thể thực hiện bằng cách sử dụng danh từ hoá mệnh đề phụ.

Dẫn lại ví dụ (1) :

- Ông Scot Cheshier cho biết: "Khi tôi trở lại thăm Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi, Việt Nam đã thay da đổi thịt" thay đổi, Việt Nam đã thay da đổi thịt"

-> Monsieur Scot Cheshier fait savoirque lors de son retour au Viet Nam

Trong ví dụ này, thay vì việc dùng mệnh đề phụ "Quand il est retourné au Viet Nam" Chúng ta có thể sử dụng cụm danh từ "lors de son retour au Viet Nam "

Đối với thủ pháp này, chúng ta cần phải thực hiện theo 3 bước như sau : + Trước tiên, chúng ta phải hiểu được ý định của người nói. Thao tác này sẽ giúp dịch giả rút ra những ý chính của văn bản và định hướng cho việc lựa chọn những cụm từ tương đương.

Ví dụ 18 :

- Tổng thống Pháp Jaques Chirac đã phát biểu ủng hộ Việt Nam gia nhập

tổ chức thương mại thế giới.

(Thời báo kinh tế- ngày 26 tháng 6 năm 2005)

+ Tiếp theo, chúng ta phải dựng thành cấu trúc câu. Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình dịch nói chung và dịch mệnh đề phụ nói riêng bởi vì những câu tiếng Việt thường khó phân tích các thành phần. Hơn nữa, trong tiếng Pháp, nhất là trong ngôn ngữ viết, người ta thường hay dùng những cụm danh từ trong khi mà tiếng Việt lại hay dùng động từ. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch các mệnh đề phụ, chúng ta cần phải mô hình lại cấu trúc của câu.

Ví dụ 18 sẽ được mô hình lại như sau:

- Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã phát biểu rằng Pháp ủng hộ sự gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.

+ Bước thứ ba, chúng ta sẽ phân tích những câu đã được mô hình lại rồi tìm ra những giá trị ngôn ngữ tương đương trong ngôn ngữ đích và viết lại câu.

-> Le Président franỗais a déclaré que la France soutenait l'adhésion du Viet Nam à l'Organisation Mondiale du Commerce.

Một vài ví dụ khác về cách dịch này:

-(1) Hai bên khẳng định lại mong muốn tiếp tục đưa châu Âu và châu á xích lại gần nhau hơn thông qua các sáng kiến chung, góp phần vào việc tăng cường đối thoại giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và Liên hiệp châu Âu.

(Báo Nhân dân, ngày 22 tháng 5 năm 2006) -> Les deux parties réaffirment la volonté de poursuivre le travail de rapprochement entre l'Asie et l'Europe à travers des initiatives communes et de contribuer au renforcement du dialogue entre l'ANASE et l'UE

(2) Cả phía Việt Nam và phía Pháp bày tỏ sự hài lòng sau khi ký kết hiệp định song phương về phát triển giao thông đô thị.

( BáoNhân dân, ngày 22 tháng 5 năm 2006) -> Les deux parties franỗaise et vietnamienne ont exprimé leur satisfaction

après la signature d'un accord bilatéral pour le développement de la circulation urbaine.

Tóm lại, để có thể dịch tốt những văn bản báo chí mà có câu dẫn từ tiếng Việt sang tiếng Pháp không phải là đơn giản. Các bạn sinh viên, các dịch giả muốn dịch tốt thì trước tiên cần phải nắm chắc và vận dụng chính xác các vấn đề về ngữ pháp của cả hai ngôn ngữ có liên quan đến câu dẫn trực tiếp và câu dẫn gián tiếp. Điều thứ hai là cần phải có một phương pháp hoặc thao tác dịch thật hiệu quả. Trong khuôn khổ của Luận văn này, chúng tôi chỉ có thể kể ra một vài thao tác thông dụng nhất, giúp các bạn học sinh, sinh viên tham khảo và góp ý bổ sung thêm.

Kết luận

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại của thông tin, của phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng như là của trao đổi văn hoá giữa các quốc gia sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Chính vì thế, nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin đã trở nên lớn lao và có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Việc học ngoại ngữ, sử dụng thành thạo các quy tắc ngữ pháp để có thể trao đổi hoặc biên - phiên dịch tốt các văn bản, tài liệu đã trở thành một yêu cầu và nhiệm vụ bức thiết của tiến trình phát triển xã hội.

Trong khi giao tiếp, trong một câu chuyện kể hay một bài báo, chúng ta thường dẫn lại lời nói của một hay nhiều nhân vật. Việc chuyển lại những câu nói hay suy nghĩ của những nhân vật đó thường được thể hiện dưới hình thức sử dụng câu dẫn/câu dẫn. ở Việt Nam cũng như ở Pháp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu dẫn và thao tác chuyển câu nhưng có ba dạng câu chính có liên quan đến thao tác này là câu dẫn trực tiếp, câu dẫn gián tiếp, câu dẫn gián tiếp tự do.

Trong phần Chương 1 chúng tôi đã cố gắng sử dụng và trình bày lại một cách ngắn gọn những khái niệm, quan điểm của các nhà nghiên cứu có liên quan đến trực chỉ (trực chỉ về ngôi, trực chỉ về thời và trực chỉ về không gian). Toạ độ trực chỉ có liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển câu trong hai ngôn ngữ. Một phát ngôn cho dù ở dạng trực tiếp hay gián tiếp thì các yêu tố ngôn ngữ cũng phải tương thích với toạ độ trực chỉ. Cụ thể như: đối với chỉ xuất về ngụi thỡ trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp đều cần có mặt những đối tượng tham gia giao tiếp đó là người nói (ngụi thứ nhất) và người nghe (ngụi thứ hai) và vai trũ, vị trớ chỉ ngụi được luân chuyển trong cuộc hội thoại với khung ngữ cảnh nhất định. Bằng chỉ xuất thời gian, người nói, tức người thực hiện hành vi chỉ xuất thời gian, giúp cho người tiếp thoại nhận biết được thời gian nào đang được nói tới trong diễn ngôn của mình. Còn chỉ xuất không gian là phương thức chiếu vật bằng cách định vị sự vật (sự vật được nói tới trong diễn ngôn) theo quan hệ

không gian với vật mốc. Từ những trình bày về trực chỉ và tọa độ trực chỉ, chúng tôi đã tiến hành đưa ra các định nghĩa có liên quan đến câu dẫn/ câu dẫn trong tiếng Pháp cũng như trong tiếng Việt và đưa ra ba dạng câu có liên quan đến câu dẫn/câu dẫn là: câu dẫn trực tiếp, câu dẫn gián tiếp và câu dẫn gián tiếp tự do.

Về phương diện hình thức ngữ pháp, có bốn kiểu câu chính (theo cái thường được gọi là “phân loại theo mục đích nói”) ngôn ngữ đó là câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu nghi vấn. Cả bốn kiểu câu này khi chuyển sang câu dẫn gián tiếp thì đều có dạng câu trần thuật.

ở Chương 2, chúng tôi đã trình bày và miêu tả chi tiết về đặc trưng của từng kiểu câu ở cả hai ngôn ngữ, như cách lựa chọn từ dẫn, động từ dẫn, những thay đổi về yếu tố trực chỉ như đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, những biến đổi của thức, thời, thể liên quan đến động từ, của trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn.... kèm theo những ví dụ minh hoạ cụ thể. Theo chúng tôi, việc lựa chọn động từ dẫn rất quan trọng bởi vì nó thể hiện sắc thái riêng của câu nói. Chúng tôi đã phân loại ra các nhóm động từ dẫn trong câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm động từ dẫn này sẽ giúp người sử dụng có thêm nhiều sự lựa chọn sao cho việc sử dụng động từ dẫn có hiệu quả nhất. Sau đó chúng tôi tiến hành so sánh những quy tắc ngữ pháp chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp và rút ra những điểm giống nhau và khác nhau của cả hai ngôn ngữ ở những phương diện có liên quan đến vấn đề này. Điểm giống nhau của cả hai ngôn ngữ khi chuyển câu là đều có sự liên quan đến toạ độ trực chỉ và sự thay đổi của các yếu tố trực chỉ về nhân xưng – thời gian – không gian. Trong cả hai ngôn ngữ thì sự thay đổi này đều giống nhau theo vị trí và vai trò của người nói và người nghe. Điểm giống nhau thứ hai là cả hai ngôn ngữ đều có mệnh đề chính có chứa động từ dẫn và từ dẫn. Nhưng có sự khác biệt về thời của động từ. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, không biến hình nên không có sự thay đổi gì đối với thời động từ. Trong khi đó, thời của động từ trong tiếng Pháp thì có những quy tắc biến đổi rất phức tạp. Ngoài ra,

còn có sự thay đổi của cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn và từ chỉ định. Trong tiếng Việt thì chỉ có sự thay đổi của những cụm từ này trong một bối cảnh giao tiếp xác định. Còn trong tiếng Pháp thì sự thay đổi này rất phức tạp và hoàn toàn phụ thuộc vào thời của động từ ở mệnh đề chính. Có một điểm cần chú ý khi chuyển câu dẫn trực tiếp cảm thán hay những thán từ, thán ngữ... trong cả hai ngôn ngữ bởi vì không hề có một quy tắc được xác lập rõ ràng nào dành cho cách chuyển loại câu này. Tất cả đều phụ thuộc vào khả năng diễn giải và sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của người chuyển.

Trong Chương 3 chúng tôi đã đưa ra một số gợi ý cho việc dịch các bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Pháp. Chúng tôi đưa ra hai thủ pháp dịch đó là thủ pháp dịch mệnh đề chính và mệnh đề phụ.Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng câu dẫn được sử dụng khá rộng rãi trong cả hai ngôn ngữ nhằm mục đích chuyển lại những thông tin, lời nói, suy nghĩ... của các nhân vật. Tuy nhiên, còn nhiều sự khác nhau khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong cả tiếng Việt và tiếng Pháp. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho những người học tiếng Pháp nói chung và đối với các bạn sinh viên Việt Nam nói riêng. Vì thế, các bạn sinh viên Việt Nam, một mặt phải hiểu được các điểm chung và các điểm khác biệt của những quy tắc khi thực hiện câu dẫn để tránh được những giao thoa tiêu cực của ngôn ngữ mẹ đẻ, mặt khác, các bạn cũng phải nắm được những thao tác hiệu quả trong quá trình dịch những văn bản báo chí có câu dẫn từ tiếng Việt sang tiếng Pháp. Đây là một phương tiện để giúp các bạn thành công, dần dần làm chủ được tiếng Pháp với tư cách là một ngoại ngữ.

Trong Luận văn này, chúng tôi có nêu ra những vấn đề về chủ ngữ và về thời, nhưng chúng tôi không thể đi sâu và đề cập hết được. Chúng tôi hi vọng sau này sẽ có điều kiện tiếp tục hoàn thiện phần còn lại đó.

Vì nhiều lí do khác nhau, Luận văn sẽ không thể tránh khỏi một số hạn chế về mặt hình thức và nội dung của . Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, qua quá trình

tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi đã có cơ hội học hỏi và trau dồi sâu thêm về những kiến thức mà mình đã được học.

Một lần nữa, chúng tôi hi vọng rằng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên sẽ đưa thêm những chỉ dẫn và những ý kiến đóng góp phê bình để công trình nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện thêm. Chúng tôi hi vọng trọng thời gian tới, sẽ có cơ hội để nâng cao và cải thiện thêm trình độ tiếng Pháp và cả tiếng Việt , cả hai ngôn ngữ đều rất đẹp nhưng không dễ hiểu được thấu đáo cái đẹp ấy trong ngày một ngày hai. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Hiệp đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)