c) Nếu muốn dẫn lại một lời hứa, chúng ta có thể lựa chọn một trong số các động từ sau :
2.1.2. Những động từ dẫn dùng cho câu nghi vấn
Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định. [ Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, 2002:226]. Nếu muốn dẫn lại một câu nghi vấn, chúng ta sẽ phải dùng động từ dẫn nghi vấn. Trong cả hai ngôn ngữ chúng ta đều có thể dễ dàng thấy được những động từ dẫn nghi vấn như :
hỏi ( demander)
chất vấn ( interpeller) nghi ngờ ( douter)
muốn biết ( chercher à savoir)...
Ví dụ 9:
Tiếng Việt Tiếng Pháp [11]
1. Tôi tự hỏi : “Không biết mình để cái ví ở đâu ?”
-> Tôi tự hỏi không biết tôi để cái ví ở đâu.
2. Giáo viên hỏi: “Những học sinh
này học tiếng Pháp được bao lâu rồi?”
-> Giáo viên hỏi rằng những học
1. Je me demande: “òu ai- je mis
mon porte- monmaie?”
-> Je me demande òu j‟ai mis mon porte- monnaie.
2.Le professeur voulait savoir : “Combien de temps ces étudiants ont- ils étudié le franỗais?”
sinh này học tiếng Pháp được bao lâu rồi.
3. Cảnh sát hỏi: “Có điều gì khả
nghi trước khi vụ án mạng xảy ra không?”
-> Cảnh sát hỏi rằng có điều gì khả nghi trước khi vụ án mạng xảy ra không.
combien de temps ces étudiants avaient étudié le franỗais.
3. La police a interpellé : “Que
s‟est- il passé avant le crime ? ”
-> La police a interpellé ce qui s‟était passé avant le crime
Trong tiếng Pháp động từ “demander” được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp. Nó có thể được dùng để thay thế cho nhiều động từ dẫn khác trong câu nghi vấn. Trong ví dụ (9.2) và (9.3), người ta có thể chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp bằng cách sử dụng động từ “demander” như sau :
(2) -> Le professeur a demandé combien de temps ces étudiants avaient étudié le franỗais.
(3) -> La police a demandé cequi s‟était passé avant le crime .
Đối với tiếng Việt, khi chuyển sang câu dẫn gián tiếp, nếu trong câu nghi vấn có những động từ thể hiện những cử chỉ hay thái độ của người nói, thì cần phải thêm động từ „hỏi‟ sau những động từ đó.
Ví dụ 10 :
Thằng Thúi vừa nằm xuống, nhưng mải nghĩ ngợi chuyện gì đó, nó chống tay ngồi dậy:
- “Có ai nhỏ bằng tui mà đi Việt Minh không?”
- >Thằng Thúi vừa nằm xuống, nhưng mải nghĩ ngợi chuyện gì đó, nó chống tay ngồi dậy hỏi liệu có ai nhỏ bằng nó mà đi Việt Minh không. [6 tr 298]