Những thay đổi khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt

Một phần của tài liệu So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt (Trang 47)

c) Nếu muốn dẫn lại một lời hứa, chúng ta có thể lựa chọn một trong số các động từ sau :

2.2 Những thay đổi khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt

Việc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp đòi hỏi chúng ta cũng cần phải thực hiện theo một số quy tắc biến đổi ngữ pháp liên quan đến những yếu tố trực chỉ. Riêng đối với phạm trù thời (tense), vì tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, không biến hình nên chúng ta sẽ không gặp phải khó khăn trong việc chuyển câu so với tiếng Pháp là ngôn ngữ biến hình.

Khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp, chúng ta sẽ nhận thấy rằng câu dẫn gián tiếp thường được dẫn bằng một mệnh đề chính

(Proposition Principale) giống như:

Je ( te/ lui/vous..) dis que… Je veux savoir si...

Expliquez- nous si... Elle a affirmé que....

Tu (me/ lui...) demandes si... Il répondit que...

Tôi nói rằng.... Tôi muốn biết liệu...

Anh hãy giải thích cho chúng tôi xem... Cô ấy đã khẳng định rằng....

Cậu hỏi liệu...

Anh ấy trả lời rằng...

Những mệnh đề chính này được dùng để dẫn lại một phát ngôn khác ở kiểu câu dẫn câu dẫn gián tiếp và phụ thuộc vào động từ dẫn. Còn câu dẫn trực tiếp, sau một số quy tắc biến đổi ngữ pháp về ngôi, thời, thể... sẽ trở thành mệnh đề phụ (Proposition subordonnée) của câu dẫn gián tiếp và là bổ ngữ đối tượng trực tiếp của động từ dẫn (Complément d‟objet direct – COD). Những động từ dẫn mệnh đề phụ này không cùng là những động từ dẫn của câu dẫn trực tiếp.

Ví dụ 22:

Elle dit : “Vous arrêtez de crier”

-> Elle demandeque nous arrêtions de crier

Trong tiếng Pháp, nếu động từ dẫn ở mệnh đề chính của câu dẫn được dùng ở thời hiện tại, ở thức trực thuyết thì những động từ của mệnh đề phụ không có sự thay đổi nào. Còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên không có khái niệm về thời, thức, khi đó chỉ có những sự thay đổi về đại từ nhân xưng, từ sở hữu, từ chỉ định...

Ví dụ 23 :

Tiếng Việt Tiếng Pháp

1.Anh ta hỏi tôi:“Em đi đâu đấy ?” -> Anh ta hỏi tôi đi đâu.

2. Người ta bảo với anh ta: Con

1. Il me demande : “òu vas- tu ? ” -> Il me demande òu je vais.

anh bướng lắm”

-> Người ta bảo với anh ta rằng

con anh ta bướng lắm.

tellement têtu”.

-> On lui annonce que son fils est tellement têtu.

Trong tiếng Pháp, chúng ta có thể sử dụng một động từ nguyên thể không cần đến từ nối khi chủ ngữ của đông từ chính và động từ phụ giống nhau, tức có cùng chiếu vật.

Ví dụ 24 :

- Il disait : “ Je ne me rappelle rien ” -> Il disait ne rien se rappeler

Tuy nhiên, đối với tiếng Pháp, việc chuyển câu như này sẽ có nhiều phức tạp nếu động từ dẫn được dùng ở thời quá khứ bởi vì khi đó chúng ta sẽ gặp nhiều sự thay đổi của trạng từ chỉ thời gian, thức và thời động từ của mệnh đề phụ. Chính vì thế, chúng tôi sẽ làm một sự so sánh những quy tắc biến đổi chính của việc chuyển câu trong cả hai ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)