F Elles Elles
Réfléchi Se
(m: masculin f: féminin)
Tuy nhiên khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp, trong tiếng Pháp cũng như tiếng Việt, những đại từ thuộc loại này thường thay đổi chức năng chỉ ngôi theo vị trí và vai trò của người nói và người nghe. Trong cả hai ngôn ngữ, xét về mặt logic, những thay đổi về ngôi thường là giống nhau. Bởi vì:
+) Thứ nhất, đó là trường hợp người nói và người thực hiện hành động là một.
Ví dụ 33:
Tiếng Việt Tiếng Pháp
1.Tớ đã nói với cậu: “Tớ sẽ đến”. -> Tớ đã nói với cậu là tớ sẽ đến. 2. Cậu đã nói với tôi: “ Mình sẽ
1. Je t‟ai dit: “Je viendrai”. -> Je t‟ai dit que je viendrais. 2. Tu m‟as dit : “Je reviendrai”
quay lại”
-> Cậu đã nói với tôi là cậu sẽ quay lại
3. Hắn đã nói với tôi: “ Tôi sẽ quay lại”.
-> Hắn đã nói với tôi rằng hắn sẽ quay lại.
-> Tu m‟as dit que tu reviendrais 3. Il m‟a dit : “Je reviendrai” -> Il m‟a dit qu‟il reviendrait.
Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể rút ra kết luận về cả hai ngôn ngữ như sau :
Mệnh đề chính Mệnh đề phụ
Chủ ngữ ( người nói) ở ngôi thứ nhất
Không có sự thay đổi Chủ ngữ ( người nói)
ở ngôi thứ hai
Ngôi thứ nhất chuyển thành ngôi thứ hai Chủ ngữ ( người nói)
ở ngôi thứ ba
Ngôi thứ nhất chuyển thành ngôi thứ ba.
Sự thay đổi này cũng tương tự đối với những từ sở hữu.
Ví dụ 34:
Tiếng Việt Tiếng Pháp
1. Tôi đã nói với bạn: “Bố tôi sẽ đến” -> Tôi đã nói với bạn rằng bố tôi sẽ đến.
2. Bạn đã nói với tôi: “Bố tôi sẽ đến” -> Bạn đã nói với tôi rằng bố bạn sẽ đến
3. Anh ta đã nói với tôi: “Bố tôi sẽ
1. Je t‟ai dit : “Mon père vient” -> Je t‟ai dit que mon père venait 2. Tu m‟a dit : “Mon père vient” ->Tu m‟a dit que ton père venait 3.Il m‟a dit : “ Mon père vient”
đến”
-> Anh ta đã nói với tôi rằng bố anh ta sẽ đến.
-> Il m‟a dit que son père venait.
+) Thứ hai, nếu người tiếp thoại và người thực hiện hành động là một, chúng ta sẽ có quy tắc biến đổi đại từ và từ sở hữu giống như trường hợp thứ nhất.
Mệnh đề chính Mệnh đề phụ
Người tiếp thoại ở ngôi thứ nhất
Ngôi thứ hai chuyển thành ngôi thứ nhất
Người tiếp thoại ở ngôi thứ hai
Không có sự thay đổi Người tiếp thoại
ở ngôi thứ ba
Ngôi thứ hai chuyển thành ngôi thứ ba.
Ví dụ 35:
Tiếng Việt Tiếng Pháp
1. Tôi đã nói với cậu: “Cậu nhớ quay lại đấy nhé ! ”
-> Tôi đã nói với cậu là cậu nhớ quay trở lại.
2. Cậu đã nói với tôi: “Cậu nhớ quay trở lại đấy nhé! ”
-> Cậu đã nói với tôi là tôi nhớ quay trở lại.
3. Nó nói với anh ta: “mày nhớ
1. Je t‟ai dit: “Tu reviendras”. ->Je t‟ai dit que tu reviendrais. 2. Tu m‟as dit : “Tu reviendras”. -> Tu m‟as dit que je reviendrais. 3. Il lui a dit : “Tu reviendras”.
quay trở lại đấy nhé! ”
-> Nó nói với anh ta rằng anh ta
nhớ quay trở lại .
-> Il lui a dit qu‟il reviendrait.
Tương tự đối với những từ sở hữu :
Ví dụ 36 :
Tiếng Việt Tiếng Pháp
1.Tôi đã nói với cậu : “Bố cậu đến
thăm”
->Tôi đã nói với cậu là bố cậu đến thăm.
2. Cậu đã nói với tôi: “Bố cậu đến thăm”
-> Cậu đã nói với tôi là bố tôi đến thăm.
3. Nó nói với anh ta rằng: “Bố mày
đến thăm”.
-> Nó nói với anh ta rằng bố anh ta đến thăm.
1. Je t‟ai dit: “Ton père vient” -> Je t‟ai dit que ton père venait 2. Tu m‟as dit : “Ton père vient” -> Tu m‟as dit que mon père
venait.
3. Il lui a dit : “Ton père vient”
-> Il lui a dit que son père venait.
+) Thứ ba, đây là trường hợp người thực hiện hành động không phải là người nói và cũng không phải là người tiếp thoại. Chúng ta có nhiều cách diễn đạt, trình bày khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp.
Chúng ta cùng xem các ví dụ sau đối với những đại từ nhân xưng :
Ví dụ 37 :
Tiếng Việt Tiếng Pháp
lại”.
-> Tôi nói với cậu là anh ta sẽ quay lại.
2. Tôi nói với anh ta : “Hắn còn quay lại”.
-> Tôi nói với anh ta rằng hắn còn quay lại.
-> Tôi nói với anh ta rằng cậu còn quay lại.
3. Hắn nói với anh ta: “Nó sẽ quay lại”.
-> Hắn nói với anh ta rằng tôi sẽ quay trở lại
-> Hắn nói với anh ta rằng cậu sẽ quay trở lại
-> Hắn nói với anh ta rằng nó còn quay lại.
->Je t‟ai dit qu‟il reviendrait 2.Je lui ai dit : “Il reviendra” -> Je lui ai dit qu‟il reviendrait.
-> Je lui ai dit que tu reviendrais.
3. Il lui a dit : “ Il reviendra”
-> Il lui a dit que je reviendrais
-> Il lui a dit que tu reviendrais.
-> Il lui a dit qu‟il reviendrait.
Tương tự đối với những từ sở hữu
Ví dụ 38 :
Tiếng Việt Tiếng Pháp
1.Tôi nói với cậu : “Bố anh ta đến” -> Tôi nói với cậu rằng bố anh ta
đến
2. Tôi nói với anh ta : “Bố anh ta
đến”.
-> Tôi nói với anh ta là bố anh ta
1. Je t‟ai dit : “Son père vient”. -> Je t‟ai dit que son père venait. 2.Je lui ai dit : “Son père vient”.
đến
-> Tôi nói với anh ta là bố cậu đến 3. Hắn nói với anh ta : “Bố anh ta
đến”.
->Hắn nói với anh ta là bố anh ta
đến.
-> Hắn nói với anh ta là bố cậu
đến
-> Hắn nói với anh ta là bố cậu
đến
-> Je lui ai dit que ton père venait 3. Il lui a dit : “ Son père vient”.
-> Il lui a dit que son père venait
-> Il lui a dit que ton père venait
-> Il lui a dit que mon père venait.
Tóm lại, ở câu dẫn gián tiếp, đại từ nhân xưng “il” trong tiếng Pháp hoặc“anh ta, hắn, nó, gã, y, thằng ấy…” trong tiếng Việt, tính từ sở hữu “son” trong tiếng Pháp và “của anh ta, của nó, của hắn, của gã, của y... ” trong tiếng Việt đều có thể được chuyển sang ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba.
2.2.2.2.Những thay đổi của thời và thức
Trong tiếng Pháp, thực sự là rất khó khăn để lựa chọn đúng cách sử dụng thời và thức cho phù hợp. Nếu chúng ta không nắm rõ được những quy tắc chuyển đổi này, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp. Ngược lại, trong tiếng Việt thì lại không có sự thay đổi nào về thời khi chuyển câu. Chính vì thế mà có trường hợp khá phổ biến đối với những sinh viên Việt Nam là họ đã vận dụng những nguyên tắc chuyển đổi của thời tiếng Việt để chuyển những câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp tiếng Pháp. Điều này đã dẫn đến nhiều nhầm lẫn nghiêm trọng.Vì thế, để giúp những người Việt học tiếng Pháp có thể thực hiện việc chuyển câu trong tiếng Pháp, tránh được những sự giao thoa tiêu cực của ngôn ngữ mẹ đẻ, chúng tôi sẽ so sánh những quy tắc chính của các chuyển đổi liên quan đến thức và thời trong cả hai ngôn ngữ.
Như phần trên chúng tôi đã đề cập, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình cho nên sẽ không có sự thay đổi đối với thời của động từ.
Ví dụ 39:
- Độ đã trả lời : “Tôi thấy nói là nó giỏi”. [8 tr 73]
-> Độ đã trả lời rằng anh ta thấy nói là nó giỏi.
Trong ví dụ ( 39) động từ “thấy nói” không có sự thay đổi nào.
Trong tiếng Việt, người ta thường dùng những hư từ “đã, đang, sẽ, sắp...”để phân biệt những ý nghĩa về thời có liên quan đến động từ. Tuy nhiên, sự phân biệt thời của động từ trong câu dẫn là chỉ là tương đối. Thời của động từ trong mệnh đề chính có thể là ở hiện tại, có thể ở quá khứ .
Ví dụ 40:
- Tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ IV đồng chí Phạm Văn Đồng
khuyên các văn nghệ sỹ : “Người làm văn học nghệ thuật phải sống cuộc sống chiến đấu, sống sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nghĩa là sống cái hiện thực vĩ đại của nhân dân ta” [Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực
hành, 2006: 164]
-> Tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ IV đồng chí Phạm Văn Đồng đã khuyên/ khuyên các văn nghệ sỹ rằng người làm văn học nghệ thuật phải sống
cuộc sống chiến đấu, sống sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nghĩa là sống cái hiện thực vĩ đại của nhân dân ta .
Trong ví dụ (40) chúng ta có thể dùng “đã khuyên” hoặc “khuyên” để dẫn lại những lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong cả hai trường hợp này, những động từ trong mệnh đề phụ của câu dẫn gián tiếp luôn ở thời hiện tại . Đó là do gánh nặng định vị thời gian đã được trạng ngữ “Tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ IV” đảm nhiệm.
Trong tiếng Việt, khi người chuyển muốn biểu đạt thái độ, ý định của mình (một loại ý nghĩa tình thái) thì họ sẽ đặt động từ trong mệnh đề chính ở thời quá khứ.
Ví dụ 41 :
-Tôi dặn học sinh : “Về nhà các em làm bài tập này nhé ! ” -> Tôi đã dặn các em là làm bài tập ở nhà rồi mà.
Trong trường hợp này, người chuyển muốn nhấn mạnh thái độ phê bình, nhắc nhở, có thể, do các em học sinh đã không làm bài tập mà cô giáo giao về nhà.
Tóm lại. trong tiếng Việt, không có sự thay đổi về thời động từ như trong tiếng Pháp khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp. Chúng ta chỉ có thể quan tâm đến thái độ của người chuyển hơn là đến thời của động từ. Ngược lại, trong tiếng Pháp, sự phù hợp về thức và thời giữ một vai trò quyết định khi chuyển câu. Như vậy, trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu những quy tắc thay đổi về thức và thời động từ khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp.
+) Thay đổi về thời của động từ :
Động từ trong tiếng Pháp cũng có những quy tắc biến đổi khá phức tạp. Nếu động từ dẫn của mệnh đề chính được dùng ở thời hiện tại, thời tương lai của thức trực thuyết (de l‟indicatif), thì thời động từ của mệnh đề phụ của câu dẫn gián tiếp vẫn giữ nguyên.
Động từ của mệnh đề phụ ở câu dẫn trực tiếp
Động từ của mệnh đề phụ ở câu dẫn gián tiếp
1) Présent ind 2) Imparfait ind 3) Passé composé 4) Plus que parfait ind 5) Futur simple
6)Conditionnel présent 7) Passé
8) Subjonctif ( tous les temps).
-> Présent ind ->Imparfait ind ->Passé composé ->Plus que parfait ind ->Futur simple
->Conditionnel présent ->Passé
temps).
Ví dụ 42:
- (1) Je dis : “Tu as raison” -> Je dis que tu as raison
- (2) Il dit : “Je vais réparer la panne” -> Il dit qu‟il va réparer la panne.
Nếu động từ dẫn của mệnh đề chính được dùng ở thời quá khứ, chúng ta có thể quan sát những biến đổi của thời động từ qua bảng sau : [12]
Động từ của mệnh đề phụ ở câu dẫn trực tiếp
Động từ của mệnh đề phụ ở câu dẫn gián tiếp