Au subjontif présent > Au subjontif imparfait

Một phần của tài liệu So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt (Trang 66)

- >Au conditionnel passé

7. Au subjontif présent > Au subjontif imparfait

7. Il a dit :“Il faut qu‟il

comprenne”.

-> Il a dit qu‟il fallait qu‟il comprit.

Nhận xét :

Trong tiếng Pháp, nếu câu dẫn gián tiếp gồm có một mệnh đề phụ được dẫn bằng liên từ “Si” (nếu) thì chúng ta dùng thời le conditionnel présent hoặc le conditionnel passé đối với động từ của mệnh đề chính và thời l‟imparfait hoặc plus-que parfait đối với động từ của mệnh đề phụ.

Ví dụ 43 :

- (1) Je me demande: “Qu‟est ce que tu feras si nous ne t‟aidons pas ? ” -> Je me demande ce que tu feraissi nous ne t‟aidions pas.

- (2) Je me suis demandé : “òu tu seras allé si nous ne sommes pas venus le chercher ? ”

-> Je me suis demandé òu tu serais allé si nous n‟étions pas venus le chercher. [11]

+) Sự thay đổi về thức của động từ.

Trong tiếng Pháp, ở câu dẫn gián tiếp, thức mệnh lệnh (limpératif) của câu dẫn trực tiếp đổi thành lối liên tiếp ( le subjonctif) dẫn bằng liên từ “que” hoặc đổi thành một động từ nguyên thể (infinitive ) dẫn bằng giới từ “de

Ví dụ 44:

- (1) “Faites attention! ”

-> Il m‟a dit de faire attention. (2) Il ordonne : “ Prenez - le ! ”

-> Il ordonne quon le prenne.. [10]

Nhận xét :

Trong tiếng Pháp, chúng ta có thể thay cấu trúc : “de + infinitif” bằng thời hiện tại của động từ : “devoir + infinitif” (phải + động từ nguyên thể). Như thế ví dụ ( 44) có thể chuyển thành :

-> Il m‟a dit que je devais faire attention. -> Il ordonne qu’on doit le prendre

Nếu trong câu dẫn trực tiếp động từ dùng thức điều kiện (conditionnel) thì sẽ không có sự thay đổi về thức trong câu dẫn gián tiếp.

Ví dụ 45:

- Il m‟a dit : “J”aimerais collaborer avec vous”

( Nó đã nói với tôi : “ Tôi thích cộng tác với các bạn” -> Il m‟a dit qu‟il aimerait collaborer avec nous.

( Nó đã nói với tôi rằng nó thích cộng tác với chúng tôi) [10]

2.2.2.3.Những thay đổi của cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn và chỉ định

a) Những thay đổi của cụm từ chỉ thời gian và nơi chốn. +) Cụm từ chỉ thời gian:

Trong tiếng Việt, khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp, không có sự thay đổi nào về mặt ngữ pháp đối với những trạng từ chỉ thời gian.

Ví dụ 46:

- (1) Thầy giáo dặn: “ Ngày mai các em nhớ đến lớp sớm hơn!”

-> Thầy giáo dặn học sinh rằng ngày mai các em phải đến lớp sớm hơn - (2) Ông ấy bảo: “Năm nay mùa màng sẽ bội thu”.

-> Ông ấy bảo rằng năm nay mùa màng sẽ bội thu [Bùi Minh Toán,

Lê A, Đỗ Việt Hùng, tiếng Việt thực hành, 2006:164]

Tuy nhiên, vẫn có những sự biến đổi của trạng từ chỉ thời gian nếu người dẫn muốn chỉ chính xác thời điểm mà người ta đề cập đến trong câu dẫn trực tiếp. Trong ví dụ (46.1), nếu người dẫn là một học sinh và cuộc đối thoại chuyển sang một ngày sau thời điểm mà phát ngôn được dẫn lại thì chúng ta sẽ có sự thay đổi như sau:

(1) -> Thầy giáo dặn bọn mình hôm nay phải đến lớp sớm hơn.

Đối với ví dụ (46.2), nếu cuộc hội thoại diễn ra một năm sau lời dự báo và vụ thu hoạch đó không được mùa thì chúng ta sẽ có sự thay đổi như sau:

-> Vậy mà ông ấy bảo rằng vụ mùa năm ngoái sẽ bội thu.

Như vậy, trong tiếng Việt chỉ có sự thay đổi của các trạng từ chỉ thời gian trong một bối cảnh giao tiếp xác định.

Trong tiếng Pháp, sự thay đổi này khá phức tạp và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thời của động từ ở mệnh đề chính. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những quy tắc biến đổi qua các ví dụ minh hoạ sau:

Nếu động từ của mệnh đề chính ở thời hiện tại thì không có sự thay đổi nào.

Ví dụ 47:

- (1) Je lui demande: “Qu‟est- ce que tu as fait hier?” -> Je lui demande ce qu‟il a fait hier.

- (2) Il me dit : “Je reviendrai demain

-> Il me dit qu‟il reviendra demain. [11]

Nếu động từ của mệnh đề chính dùng ở thời quá khứ, chúng ta sẽ thấy có những sự thay đổi. Khi đó, chúng ta cần phải thay những cụm từ chỉ dẫn về thời gian bằng cách tính đến sự chênh lệch giữa thời điểm của phát ngôn (câu dẫn trực tiếp) và thời điểm của câu dẫn (câu dẫn gián tiếp).

Những thay đổi của cụm từ chỉ thời gian khi chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp khi động từ dẫn của mệnh đề chính dùng ở thời quá khứ cụ thể như sau : [12]

1. Maintenant -> Alors/ à ce moment- là - Je lui ai demandé : “Qu‟est- ce que tu faisais maintenant ?- Je lui ai demandé : “Qu‟est- ce que tu faisais maintenant ?

-> Je lui ai demandé cequ‟il faisait à ce moment- là.

Một phần của tài liệu So sánh cách chuyển từ câu dẫn trực tiếp sang câu dẫn gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Việt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)