NGUYỄN THANH NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP THEO CÁCH NHÌN CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Ngành: Lí luận ngôn
Trang 1
NGUYỄN THANH NGA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP THEO CÁCH NHÌN
CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI
Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
Trang 2
NGUYỄN THANH NGA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP THEO CÁCH NHÌN
CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI
Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
Ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã ngành: 60.22.01
Người hướng dẫn: gs.ts nguyễn thiện giáp
Trang 32 Lịch sử vấn đề……… 2
3) Đối tượng nghiên cứu……… 2
4) Mục đích nghiên cứu……… 3
5) Đóng góp của luận văn……… 3
6) Phương pháp nghiên cứu……… 4
Phần nội dung 6
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung……… 6
1.1 Kịch bản văn học là một thể loại diễn ngôn……… 6
1.2 Đặc trưng của kịch bản văn học……… 9
1.2.1 Xung đột kịch……… 9
1.2.2 Hành động và cốt truyện kịch……… 9
1.2.3 Nhân vật kịch……… 10
1.2.4 Ngôn ngữ kịch………11
1.3 Lí thuyết hội thoại và hội thoại sân khấu……… 12
1.3.1 Quan niệm về hội thoại và và các văn bản hội thoại……… 12
1.3.2 Cấu trúc hội thoại……… 14
1.4 Ngôn cảnh trong kịch bản văn học………16
1.5 Kịch bản văn học theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại……… 19
1.6 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Huy Tưởng và các kịch bản văn học………20
1.7 Tiểu kết……… 23
Chương 2: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp……… 24
2.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp………24
2.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp28 2.2.1 Đối thoại……….29
2.2.2 Độc thoại………36
Trang 42.4 Cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy
Thiệp………43
2.4.1 Cơ chế thứ nhất: Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất…………44
2.4.2 Cơ chế thứ hai: Các hành động ngôn từ gián tiếp……… 46
2.4.3 Cơ chế thứ ba: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại………52
2.4.5 Nhận xét về hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp………67
2.5 Lịch sự và giao tiếp……… 67
2.5.1 Lịch sự và nguyên tắc lịch sự……….67
A- Chiến lược lịch sự và sự thể hiện chiến lược lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp………71
B- Một số mô hình câu biểu thị cầu khiến và biểu thị sự khen trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp……… 77
2.5.2 Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp……… 85
A- Quan hệ và vai giao tiếp……… 85
B- Chiến lược “Xưng khiêm hô tôn”………87
2.6 Tiểu kết……… 91
Chương 3: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng……… 93
3.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng……… 94
3.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng……… 98
3.2.1 Đối thoại……….99
3.2.2 Độc thoại……… 102
3.3 Cấu trúc các cặp thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng105 3.3.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại……… 105
3.3.2 Tính chất các cặp thoại……….107
Trang 53.4.4 Cơ chế thứ tư: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại………117 3.4.5 Nhận xét……… 125 3.5 Lịch sự và giao tiếp……….126 3.5.1 Lịch sự trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng…………126 3.5.2 Quan hệ giao tiếp và vai giao tiếp………132 3.6 Tiểu kết………136
Kết luận……… 138
Trang 6Mở đầu
1) Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, các chuyên ngành của ngôn ngữ ngày càng được quan tâm chú ý nghiên cứu nhiều hơn Các phân ngành của ngôn ngữ học càng ngày càng gia tăng các công trình nghiên cứu Một trong những lí do ấy là hoạt động đời sống của con người vô phong phú và phức tạp, chính vì vậy, đề hiểu sâu và hiểu cặn kẽ về chúng, cần những nghiên cứu của ngôn ngữ học
Đi cùng với sự phát triển của các phân ngành như từ vựng học, ngữ pháp học, âm vị học… ngữ dụng học đang trở thành một phân ngành thu hút và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu Lí thuyết hội thoại chính là một trong những vấn
đề ấy
Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về lí thuyết hội thoại không ít, xét
cả ngôn ngữ học thế giới hay ngôn ngữ học Việt Nam Các vấn đề trong lí thuyết hội thoại được tranh luận và đưa ra ứng dụng vào thực tế rất nhiều Lí thuyết hội thoại được nghiên cứu ứng dụng trên các văn bản hội thoại, tuy nhiên các nghiên cứu đa số chỉ dừng lại nghiên cứu một hoặc một số vấn đề của lí thuyết hội thoại, chưa có sự tích hợp của các vấn đề khác nhau Chính vì vậy, trong phạm
vi luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau trong lí thuyết hội thoại như hàm ý hội thoại, nguyên tắc hội thoại… Hơn nữa, các vấn
đề được nghiên cứu trên một thể loại văn bản khá mới mẻ, đó là kịch bản văn học
Kịch bản văn học là một thể loại của diễn ngôn Thể loại này cũng đã từng
là đối tượng nghiên cứu của nhiều vấn đề trong ngôn ngữ học như những nghiên cứu về phép lặp trong kịch hay mạch lạc… nhưng về lí thuyết hội thoại trong kịch thì chưa có nghiên cứu nào
Trang 7Kịch bản văn học có những đặc trưng riêng biệt rất thú vị Điều này sẽ được chúng tôi nêu cụ thể trong phần nội dung của luận văn Điều đặc biệt, nhìn kịch bản văn học dưới góc nhìn của lí thuyết hội thoại sẽ phát hiện ra rất nhiều điều mới mẻ Đề tài của luận văn có tổng hợp và tiếp thu những công trình sẵn
có liên quan đến đề tài
2) Lịch sử vấn đề
Lí thuyết hội thoại từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trong ngôn ngữ học hiện đại, giai đoạn thứ hai của ngôn ngữ học văn bản và là thời kì hưng thịnh của dụng học, vấn đề
lí thuyết hội thoại được đề cập khá thường xuyên, hầu như trong các công trình nghiên cứu về diễn ngôn, dù là trực tiếp hay gián tiếp
Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân,… là những người đi đầu trong việc nghiên cứu các vấn đề về lí thuyết hội thoại Các luận văn và khoá luận các chuyên ngành văn học, ngôn ngữ học cũng
đã từng có những đề tài nhắc đến lí thuyết hội thoại cũng như kịch bản văn học của một số tác giả
Trên cơ sở tiếp thu và tổng hợp các công trình sẵn có, luận văn đặt nhiệm
vụ đi vào tìm hiểu các vấn đề về lí thuyết hội thoại, qua đó hi vọng sẽ rút ra được các đặc trưng sử dụng lí thuyết hội thoại trong đối thoại kịch cũng như phong cách của hai tác giả
3) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là các kịch bản văn học của hai tác giả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp Sở dĩ tại sao chúng tôi lại lựa chọn kịch bản văn học của hai tác giả này làm đối tượng nghiên cứu của mình
Trang 8mà không phải là kịch bản văn học của các tác giả khác vì nhiều lí do Và điều này sẽ được trình bày cụ thể trong các chương sau
Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tưởng, từ đó, ứng dụng những vấn đề của lí thuyết hội thoại và trong nghiên cứu các kịch bản này
4) Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt ra mục đích tìm hiểu kĩ những kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tưởng Đồng thời tìm hiểu cả những vấn đề của lí thuyết hội thoại, sự ứng dụng các vấn đề ấy vào phân tích các tác phẩm kịch bản của hai tác giả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp
Làm rõ được sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn từ vào các mục đích thể hiện ý đồ của tác giả cũng là việc mà luận văn phải làm So sánh sự giống và khác nhau của từng tác giả về các vấn đề của lí thuyết hội thoại trong các kịch bản văn học Khi nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được ở kịch của mỗi tác giả lại có những nét “bản sắc”, những “dấu ấn” của từng cá nhân mỗi nhà viết kịch Chính công việc này sẽ giúp cho việc tìm hiểu đặc trưng phong cách viết của từng tác giả
5) Đóng góp của luận văn
Về mặt ngôn ngữ học, luận văn sẽ là một tài liệu chuyên ngành nhằm nêu
ra và làm rõ các vấn đề của hội thoại trong kịch bản văn học, đồng thời là tài liệu cung cấp những kiến thức và hiểu biết về kịch bản văn học của hai tác giả nói riêng và các lí luận hội thoại trong kịch nói chung
Trên thực tế, kịch bản văn học của hai tác giả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp là những tài liệu được nhiều người trong ngành nói riêng và ngoài ngành nói chung rất quan tâm và cũng đã từng có những công trình nghiên cứu Tuy nhiên, lại chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về các tác phẩm kịch bản
Trang 9văn học này dưới góc độ của lí thuyết hội thoại Chính vì vậy, luận văn sẽ là tài liệu cung cấp những kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ cho những người quan tâm
6) Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê, phân tích, cải biến, so sánh và tổng hợp
Thủ pháp chêm xen cũng được sử dụng trong một phạm vi nào đó của luận văn
7) Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, trong phần nội dung luận văn sẽ bao gồm 3 chương với các đề mục sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
1.1 Kịch bản văn học là một thể loại của diễn ngôn
1.2 Đặc trưng của kịch bản văn học
1.3 Lí thuyết hội thoại và hội thoại sân khấu
1.4 Ngôn cảnh trong kịch bản văn học
1.5 Kịch bản văn học theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại
1.6 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp
và các kịch bản văn học
1.7 Tiểu kết
Chương 2: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
2.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
2.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp 2.3 Cấu trúc các cặp thoại
2.4 Cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
Trang 102.5 Lịch sự và giao tiếp
2.6 Tiểu kết
Chương 3: Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng
3.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng
3.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng
Trang 11Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
1.1 Kịch bản văn học là một thể loại diễn ngôn
Theo từ điển thuật ngữ văn học, thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ:
- Cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình) Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học Nó vừa để diễn lại vừa để đọc Vì vậy, kịch bản chính là phương diện văn học của kịch
- Cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch (dram) được dùng để chỉ một thể loại văn học sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là chính kịch (hoặc kịch dram)
Trong luận văn này, thuật ngữ kịch được sử dụng ở cấp độ thứ nhất, tức là cấp độ loại hình
Kịch bao gồm hai bộ phận lớn: kịch bản và trình diễn Kịch bản hay còn gọi là kịch bản văn học, do kịch tác gia viết, còn trình diễn là do đạo diễn chuyển kịch bản thành một ngôn ngữ phức hợp khác, thể hiện kịch bản trên sân khấu Muốn thấy rõ đặc trưng của kịch bản văn học, trước hết cần có cách tiếp cận sát hợp, nếu tách rời nó với sân khấu, với mục đích viết ra là để trình diễn của kịch thì có thể không hiểu được đặc trưng của loại hình văn bản nghệ thuật này
Trong các bộ môn sân khấu Việt Nam, kịch nói ra đời muộn nhất Đến đầu thế kỉ XX, nó mới xuất hiện do bối cảnh lịch sử khá đặc biệt Ban đầu với mục đích truyền bá nền văn hoá “mẫu quốc” của nước Đại Pháp trên tờ Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì, các kịch bản của Molie bắt đầu được dịch
Trang 12sang tiếng Việt Việc đem trình diễn một số tác phẩm sân khấu dịch ở Hà Nội đã tác động mạnh mẽ đến giới trí thức đương thời Nhiều người mong sân khấu Việt Nam có thể diễn các vở hài kịch theo lối thái Tây để bổ ích cho nhân dân phong tục nước nhà Bối cảnh đó đã tạo ra một phong trào sáng tác kịch nói đầu thế kỉ với các tên tuổi như Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Tô Giang, Trần Tuấn Khải, Hồ Trọng Hiến, Nguyễn Phú Kim, Đoàn Phú Tứ, Tương Huyền… Trong
đó, Vi Huyền Đắc được người đương thời đánh giá cao với các tác phẩm tiêu biểu như Uyên ương (1927), Mộng Hồ Điệp (1928), Ông Kí Cóp, Kim Tiền… Sau này, đến thời kì chống Pháp và chống Mĩ, kịch nói đã phát triển một cách rầm rộ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể về cả quy mô lẫn chất lượng
vở diễn Tiêu biểu có thể kể đến các tác giả như Nguyễn Huy Tưởng, Trúc Đường, Nguyễn Đình Thi, Ngô Y Linh, Đào Hồng Cẩm…
Tuy nhiên, với gần một thế kỉ kịch nói tồn tại ở Việt Nam, vấn đề về kịch nói và những nghiên cứu ngôn ngữ chuyên sâu về kịch nói vẫn còn ít và chưa có những nghiên cứu thực sự cụ thể và sâu sắc
Rõ ràng, kịch bản văn học phải được xem xét và tìm hiểu như một thể loại của diễn ngôn Bởi bên cạnh thơ, tiểu thuyết, kịch bản là một loại văn bản cần được nghiên cứu cụ thể và tỉ mỉ, không chỉ về cấu trúc của nó mà còn ở các khía cạnh khác
Trước khi tìm hiểu về cấu trúc thông thường của một kịch bản văn học, hãy xem xét lí thuyết phong cách chức năng nhìn kịch bản văn học như thế nào? Một số thể loại kịch có đặc trưng chính là tính đối thoại Văn bản kịch viết
ra không phải chỉ để đọc mà còn là để diễn viên trình diễn như thật, do đó nó có nhiều đặc điểm gắn liền với khẩu ngữ tự nhiên Từ phong cách khẩu ngữ tự nhiên cho đến phong cách sáng tác kịch bản văn học là một quá trình chuyển hoá giữa các phong cách chức năng Về nguyên tắc, đối thoại trong phong cách nghệ thuật được xây dựng trực tiếp từ các đối thoại trong khẩu ngữ tự nhiên
Trang 13Tuỳ thuộc theo cách thể hiện của từng tác giả mà các đối thoại đó được gia công khác nhau, được lọc bỏ những nét dư, nét rườm nhằm đảm bảo cho tính trong sáng của ngôn ngữ đối với việc thể hiện các ý đồ nghệ thuật
Ở thể loại kịch, cũng xuất phát từ đặc trưng cơ bản là đối thoại mà bối cảnh chung, tình huống của nhân vật cùng với quá trình theo dõi diễn xuất, tất cả những yếu tố trên đã tạo ra một thứ ngôn ngữ “tiền đề” không cần lặp lại trước người xem Chính vì lẽ đó, cú pháp trong ngôn ngữ kịch là một thứ cú pháp tỉnh lược cao độ nhưng hoàn toàn rất dễ chấp nhận và dễ hiểu Mỗi nhân vật ở đây vốn đã mang một thông tin riêng về ngôn ngữ trong quá trình diễn biến logic của
vở kịch Câu nào nhân vật nói ra cũng nằm trong thế tỉnh lược ở bề mặt Nhưng người nghe tiếp nhận đầy đủ những cái cần có ở cấu trúc sâu Sự không lặp lại những tiền giả định trong giao tiếp giữa các nhân vật và khán giả được thực hiện rất triệt để
Trong kịch ít khi xuất hiện người kể chuyện, chỉ có đối thoại giữa các nhân vật với nhau Chính vì được xây dựng trên cơ sở các lời thoại nên ngôn ngữ kịch
là ngôn ngữ nghệ thuật gần với khẩu ngữ nhất Ngôn ngữ ở đây có phối hợp những hành động khác, tác động trực tiếp đến người nghe, tuỳ thuộc theo những phản ứng ngay tức khắc của đối tượng đối với từng ý, từng lời
Một kịch bản văn học có cấu trúc theo kiểu chương hồi cảnh lớp, đây là cấu trúc được xếp từ lớn đến nhỏ Tuy nhiên không phải kịch bản văn học nào cũng
có cả 4 yếu tố trên Có những vở kịch chỉ có hồi và cảnh, có những vở kịch lại
có hồi cảnh và lớp… Điều này tuỳ thuộc vào cách xây dựng kịch bản văn học của từng tác giả Nhưng dù ở kịch bản văn học nào thì chương hồi cảnh lớp đều
có mối liên quan hữu cơ theo tính thống nhất của tư tưởng chủ đề Tuy nhiên, nói như vậy không phải là các yếu tố này không có tính độc lập tương đối, mà ngược lại chúng đều có tính độc lập tương đỗi, mỗi hồi, mỗi chương hay mỗi
Trang 14lớp trong kịch bản văn học lại có những chủ đề riêng, độc lập mặc dù chúng đều phục vụ cho đề tài chung của một kịch bản văn học
1.2 Đặc trưng của kịch bản văn học
Nhƣ trên đã nói, không nên đánh đồng kịch bản văn học với nghệ thuật sân khấu nói chung Kịch bản văn học đƣợc coi là một trong ba loại chính của văn học Trong kịch bản văn học đúng là chủ yếu chỉ có đối thoại nhƣng đối thoại cũng chỉ là một trong những đặc điểm về hình thức của kịch bản văn học (nhƣng không phải là ngƣợc lại)
Sau đây, chúng ta sẽ cùng xét đến những đặc trƣng của một kịch bản văn học, về xung đột kịch, hành động và cốt truyện kịch, nhân vật kịch cũng nhƣ ngôn ngữ kịch
1.2.1 Xung đột kịch
Xung đột kịch là đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch bản văn học Trong tiểu thuyết, do không hạn chế về không gian và thời gian nên có thể phản ánh những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách tỉ mỉ, sâu rộng, có thể đề cập đến những mâu thuẫn trong trạng thái manh nha, âm ỉ, cũng nhƣ ở những giai đoạn đối lập, đấu tranh, xung đột Nhƣng đối với kịch bản văn học thì lại khác, thời gian trong câu chuyện của một kịch bản văn học đƣợc mô tả là thời gian ƣớc lệ, tức là có thể phóng đại không gian và thời gian
1.2.2 Hành động và cốt truyện kịch
Cốt truyện và hành động kịch phải thống nhất, tập trung, đòi hỏi chi tiết, tình tiết sự kiện không những phải cô đúc, gãy gọn, mà còn phải liên đới nhau một cách chặt chẽ, logic, tất yếu, tự nhiên Nhƣng điều đó không có nghĩa là đơn nhất, đơn giản Cốt truyện là nhằm triển khai xung đột Cốt truyện kịch đƣợc dẫn dắt theo quy luật nhân quả, các mối liên hệ phải thật chặt chẽ, nhƣng không
có nghĩa là quá tất yếu, quá hiển nhiên, vì nhƣ thế sẽ làm mất đi cái hay, cái hấp
Trang 15dẫn của một kịch bản, mà trong kịch phải có những chỗ ngoặt, những đoạn đột biến, những bước nhảy vọt
1.2.3 Nhân vật kịch
Hãy so sánh, nếu không có nhân vật, ta vẫn có thể có một bài thơ Còn trong tiểu thuyết, có nhân vật nhưng đối với tiểu thuyết thì không chỉ có nhân vật Nhưng đối với kịch thì chỉ có nhân vật mà thôi Nhưng lời chỉ dẫn về cảnh vật là không đáng kể và không thật cần thiết
Hơn nữa, nhân vật trong kịch bản văn học do hạn chế về không gian và thời gian sân khấu nên số lượng nhân vật kịch thường không quá nhiều như trong tiểu thuyết Ngoài ra, kịch bản văn học không có nhân vật kể chuyện
Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả miêu tả hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn ở bên cạnh họ… kịch bản không cho phép tác giả được tự do can thiệp như vậy, kịch bản loại trừ việc tác giả mách nước cho độc giả Tác giả ở đây được hiểu chính là người kể chuyện Tính cách của nhân vật trong kịch thường rất nổi bật Điều này khác với nhân vật trong tiểu thuyết, vì nhân vật trong tiểu thuyết thường được khắc hoạ tỉ
mỉ, do vậy, tính cách rất phức tạp
Tính cách nhân vật kịch cũng không phải là tính cách đơn giản, một chiều,
mà nó còn có các nét tính cách khác vừa liên đới, vừa biến thái, làm cho gương mặt nhân vật sinh động, đa dạng Nhân vật kịch cũng thường chứa đựng các cuộc đấu tranh nội tâm
1.2.4 Ngôn ngữ kịch
Đây là một trong những đặc trưng rất quan trọng của một kịch bản văn học Cần khẳng định, kịch tồn tại dưới hai dạng thức: trên kịch bản và trên sân khấu Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng như tác giả của luận văn này chú ý chủ yếu đến kịch bản chứ không phải là kịch được trình diễn trên sân khấu Và kịch bản thì tất nhiên là ở trạng thái tĩnh và bất biến
Trang 16Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, dù trong kịch, không có ngôn ngữ người kể chuyện, tuy nhiên, vẫn có những lời chú thích trực tiếp của tác giả nhằm nêu rõ thời gian, không gian, đặc điểm, bối cảnh của câu chuyện
Ngôn ngữ trong kịch nói chung thường phải có tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp và nhất là phải phù hợp với tính cách nhân vật Xem xét từng đặc điểm của ngôn ngữ kịch:
Ngôn ngữ kịch có tính hành động và phải mang tính chất khơi gợi và phối hợp chặt chẽ với các hành động hình thể, hành động có tính chất biểu đạt Ví dụ trong kịch bản “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật lão Kiền vừa xua tay đuổi quầy quậy bà bán xôi, vừa nói: “Đi mà! Đi mà! Không có bán chác
gì ở đây!”
Ngôn ngữ trong kịch cũng gần với tiếng nói thường ngày (điều này ở mục trên chúng tôi đã nói tới) Ngôn ngữ kịch thường mang tính khẩu ngữ chứ không như văn viết
Ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng nhất để bộc lộ tính cách nhân vật, do đó ngôn ngữ kịch phải được tính cách hoá Trong quan hệ với ngôn ngữ, nên phân biệt nội tâm với tính cách Ngôn ngữ nào cũng cần và có thể phù hợp với tính cách nhưng không phải lời nói nào cũng phù hợp với nội tâm
Ngôn ngữ văn học nói chung có tính hàm súc “ý tại ngôn ngoại”, ngôn ngữ kịch lại càng phải ngắn gọn súc tích
Mặc dù kịch chỉ có nhân vật nhưng nhân vật cũng có thể qua độc thoại và đối thoại đóng vai trò chủ thể trữ tình và trần thuật ở một mức độ nhất định Ngôn ngữ kịch vì thế có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang cả yếu tố trữ tình và
Trang 171.3.1 Quan niệm về hội thoại và các văn bản hội thoại
* Quan niệm về hội thoại
Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người Qua giao tiếp con người nắm bắt được thông tin, tích lũy được các tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết khoa học…Con người muốn phát triển hay hoà nhập vào một cộng đồng, xã hội nào
đó phải có khả năng giao tiếp tốt, mà muốn giao tiếp tốt thì phải có năng lực sử dụng ngôn ngữ Như vậy, ngôn ngữ đóng vai trò chính và là yếu tố quyết định thành công của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp thông thường là hội thoại, là sự trao đổi thông tin giữa hai người với nhau Qua hội thoại các yếu tố ngôn ngữ bộc lộ khả năng vận hành
và phát huy tác dụng cao nhất Có thể nói giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản
và là hình thức giao tiếp thường xuyên phổ biến của của con người
Cho đến nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn chính xác về hội thoại Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới tuy đã có rất nhiều công trình về hội thoại, song họ cũng chỉ đưa ra những quan niệm khác nhau về vấn đề này chứ đó chưa được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh
Thông thường hội thoại thường được hiểu là hoạt động giao tiếp thường xuyên, phổ biến của con người, là sự trao đổi thông tin theo mục đích nào đó
của những người tham gia giao tiếp
* Văn bản hội thoại
Văn bản (text) là phần ghi ở dạng viết của một sự kiện giao tiếp, truyền đạt một thông điệp hoàn chỉnh Văn bản có thể biến đổi từ những từ đơn đến những quyển sách dài vài trăm trang
Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc một biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục
Trang 18đích phân tích Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như: một cuộc hội thoại, một tờ áp phích… Như vậy, văn bản được hiểu là một sản phẩm mang một nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh và bao gồm cả dạng nói và viết Do đó sẽ có nhiều loại văn bản khác nhau với những chức năng cụ thể như: văn bản hội thoại, văn bản khoa học, văn bản nghệ thuật…
Hội thoại cũng là một dạng văn bản tồn tại ở dạng nói và dạng viết với những quy tắc đặc thù Hội thoại ở dạng nói là những trao đổi của con người trong sinh hoạt hàng ngày và đi kèm theo là những hành vi của người tham gia giao tiếp Hội thoại ở dạng viết là sự hiển ngôn bằng văn tự hội thoại ở dạng nói,
nhưng không tránh khỏi những đặc trưng do tồn tại ở dạng văn tự
1.3.2 Cấu trúc hội thoại
Các cuộc thoại tuy thiên biến vạn hoá về kiểu loại và trôi chảy như một dòng nước với những đơn vị phân định không thật rõ ràng nhưng giữa chúng vẫn có những cái gì đó chung về cấu trúc Chính vì điều này, chúng ta mới hiểu được sự tương tác trong hội thoại, và hiểu được người viết muốn nói gì Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc hội thoại
Có ba trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại Thứ nhất
là trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (conversation analysis); thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis); và thứ ba là trường phái lí thuyết hội thoại ở Thuỵ Sĩ (Geneve) và Pháp
Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất hội thoại có ba bậc lớn:
- Cuộc thoại (talk)
- Đoạn thoại (sequence)
- Cặp thoại (adjacency)
Trang 19Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại Cuộc thoại là một lần nói chuyện trao đối giữa cá nhân, ít nhất là hai câu, trong một cộng đồng, xã hội Cuộc thoại ngắn nhất chỉ gồm một cặp câu như chào – chào, hỏi – đáp…Cuộc thoại dài có thể là một cuộc thương lượng mua bán, một buổi nói chuyện về ngôn ngữ học… Cấu trúc của cuộc thoại: Mở thoại - Thân thoại - Kết thoại Cuộc thoại có thể xác định theo: sự thống nhất về nhân vật hội thoại; sự thống nhất về môi trường hội thoại; sự thống nhất về chủ đề
Đoạn thoại là tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề Một cuộc thoại
có thể có hơn một đoạn thoại Mỗi đoạn thoại lại bao gồm nhiều lời trao đổi chứ không thể chỉ có một lời nói Các đoạn thoại được liên kết với nhau cả về hình thức và ý nghĩa Tuy nhiên cách chuyển từ đoạn thoại này sang đoạn thoại khác dựa trên nghĩa hay logic ngữ nghĩa nhiều hơn Đoạn thoại cũng có cấu trúc như của một cuộc thoại, nghĩa là bao gồm mở thoại, thân thoại và kết thoại Có thể nói, tóm lại đoạn thoại bao gồm các diễn ngôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau
về ngữ nghĩa, ngữ dụng
Dưới đoạn thoại là cặp thoại và tham thoại
Cặp thoại được tạo nên từ các tham thoại hay nói cách khác cặp thoại là cấu trúc gồm hai tham thoại do hai đối tác của cuộc thoại tạo nên Cấu tạo của cặp thoại: phần lớn các cặp thoại gồm hai tham thoại (dẫn nhập và hồi đáp), những cũng có những cặp thoại đặc biệt Ngoài ra, trong khái niệm cặp thoại còn
có khái niệm cặp thoại liên tục và cặp thoại gián cách Trong đó, cặp thoại liên tục là cặp thoại chứa các tham thoại kế tiếp nhau, còn cặp thoại gián cách là cặp thoại chứa các tham thoại không kế tiếp nhau, giữa các tham thoại của một cặp thoại có tham thoại khác
Về cấu tạo của tham thoại thì tham thoại được tạo nên từ các hành động ngôn từ Có thể coi hành động ngôn từ chính là nòng cốt của tham thoại
Trang 20Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành động ngôn ngữ tạo nên Nếu hành động do nhiều hành động ngôn ngữ tạo nên thì tham thoại đó
sẽ chứa một hành động ngôn ngữ nòng cốt (gọi là hành động ngôn ngữ chủ hướng) và một hoặc các hành động ngôn ngữ phụ thuộc
Hành động ngôn ngữ nòng cốt của tham thoại là hành động ngôn ngữ quyết định bản chất của tham thoại và quyết định hướng hồi đáp của tham thoại hồi đáp
Hành động ngôn ngữ nòng cốt không chỉ quyết định bản chất của tham thoại dẫn nhập mà còn quyết định cả bản chất của cặp thoại
1.4 Ngôn cảnh trong kịch bản văn học
Trong mục này chúng ta cần tìm hiểu về ngôn cảnh và ý nghĩa của ngôn cảnh nói chung trong ngôn ngữ cũng như nói riêng trong các kịch bản văn học
Vì trong đời sống hằng ngày, muốn hiểu được những điều đối phương nói, không thể không tính đến yếu tố ngôn cảnh Trong kịch bản văn học cũng vậy Người ta thường nói rằng, muốn biết một câu nói ra phản ánh sự tình cụ thể nào, có đúng hay không, phải biết sở chỉ của các thành tố của nó Muốn xác định
sở chỉ của các thành tố cũng như sở chỉ của câu phải đặt câu vào tình huống khi phát hiện ra nó Nói điều này để thấy được ngữ cảnh có vai trò đặc biệt quan
trọng trong ngữ dụng học nói chung và phân tích hội thoại nói riêng
Các nhà ngôn ngữ học hiện nay phân biệt hai loại ngôn cảnh Đó là:
- Ngôn cảnh tình huống
- Ngôn cảnh văn hoá
Ngôn cảnh tình huống là ngôn cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, của một văn bản, một trường hợp cụ thể của ngôn ngữ Trong kịch bản văn học, ngôn cảnh là chính tình huống trong đối thoại giữa các nhân vật
Ngôn cảnh văn hoá là ngôn cảnh của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống Những nhà nhân chủng học Anh như Malinowski, Firth nhấn mạnh vào
Trang 21tình huống làm ngôn cảnh cho ngôn ngữ với tư cách là văn bản và nhìn nhận ngôn ngữ như một hình thức hoạt động hay diễn tả các quan hệ và quá trình xã hội Những nhà nhân chủng học Mĩ như Sapir và Whorf lại nhấn mạnh vào văn hoá làm ngôn cảnh cho ngôn ngữ như một hệ thống và coi ngôn ngữ như một hệ thống, một hình thức phản ánh hay sự sắp xếp kinh nghiệm thành lí thuyết hoặc
mô hình hoá hiện thực
Ngôn cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lí mà trong đó, ở một thời điểm nhất định, người ta sử dụng ngôn ngữ Trong kịch bản văn học cũng có ngôn cảnh tình huống Ngôn cảnh tình huống trong kịch bản văn học có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế của người nói và người nghe, sự hiểu biết về vị trí, thời gian và không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngôn ngữ được dùng, sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp Ngôn cảnh tình huống trong kịch bản văn học cũng bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về tất cả các quy ước, các niềm tin và các tiền đề được coi là đương nhiên của các thành viên trong cộng đồng của người nói và người nghe
Còn ngôn cảnh văn hoá trong kịch bản văn học, cũng như trong ngôn ngữ nói chung, bao gồm hàng loạt nhân tố văn hoá như phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi, quan niệm giá trị, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và kinh tế
Như đã biết, từ vựng của ngôn ngữ là nơi bộc lộ rõ nhất bản sắc văn hoá của dân tộc Về mặt nội dung, từ không chỉ đơn thuần chứa đựng khái niệm mà còn gợi lên ý thức con người, tổng thể các tri thức gắn liền với từ đó Ngữ nghĩa dân tộc luôn gắn liền với văn hoá dân tộc Để hiểu một ngôn ngữ cần phải hiểu
cả nền văn hoá dân tộc gắn liền với từ đó trong môi trường ngôn ngữ văn hoá của nó
Trang 22Nếu như người biết tiếng Việt không biết Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyện cổ tích Thằng Cuội, Chúa Chổm… thì sẽ không hiểu được một số những đối thoại trong kịch bản văn học có sử dụng các thuật ngữ tên riêng trong các tác phẩm này
Ví dụ: Trong kịch bản văn học “Cái chết được che đậy” của Nguyễn Huy Thiệp, nếu người đọc chưa bao giờ đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du thì sẽ không hiểu được đoạn đối thoại sau:
Bảo: Cô Mơ ạ, 200 năm trước cũng có một người y hệt tình cảnh như cô…
Duyên do cũng chỉ bởi một thằng bán tơ vớ vẩn vu vạ Cô ta tên là Vương Thuý Kiều…
Mơ: Bác ơi… Thân em còn khổ hơn cả Thuý Kiều ngày xưa nhiều… Em
cơ cực lắm, chẳng ai thương em
Hay đoạn sau:
Bảo: Tất cả là do tay Nguyễn Du hết… Thật chẳng ra sao Rồi còn khổ, chị
Xuân Lan ạ…
Xuân Lan: Anh nói thế là thế nào? Tôi chẳng hiểu ra sao…
Bảo: Còn thế nào nữa Tội của Nguyễn Du khi viết “Truyện Kiều” Hoàn
cảnh của cô Mơ kia có khác nào hoàn cảnh của Vương Thuý Kiều Khi tai hoạ đến, bao giờ cũng có một nghìn linh một giải pháp, chưa chi đã vội tìm ngay giải pháp cực đoan nhất, “rẽ ra cho thiếp bán mình chuộc cha” Vừa nôn nóng, vừa dại dột, vừa vớ vẩn… chị có thấy Nguyễn Du tội to không nào Đấy! Hậu duệ của Vương Thuý Kiều là cô Mơ kia cũng đã hành động hệt như tổ phụ của mình…
Như vậy, nếu chưa đọc tác phẩm Truyện Kiều và chưa có những tri thức nền về nhân vật Thuý Kiều thì người đọc sẽ rất khó để hiểu được đoạn đối thoại trên
Trang 23Qua sự phân tích sơ lược trên đây, ta cũng đã hình dùng được phần nào vai trò của ngôn cảnh trong các kịch bản văn học Để tìm hiểu và nghiên cứu các đối thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tưởng không thể nào không đề cập đến ngôn cảnh, vì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiểu và phân tích những đối thoại ấy
1.5 Kịch bản văn học theo cách nhìn của lí thuyết hội thoại
Kịch bản văn học có thể nhìn và phân tích dưới nhiều góc độ
Nhìn dưới góc độ thơ, ta sẽ thấy nét đẹp từ bản thân của thể loại kịch bản văn học sinh ra từ việc phân tích ngữ âm, từ ngữ Vì với thơ, các nét đẹp đều nằm trên bề mặt con chữ cũng như âm điệu, nhịp điệu, nhạc điệu Muốn thấy được cái hay, cái đẹp của thơ, phải phân tích được nét đẹp toát ra từ từ ngữ, âm điệu của thơ Khi nhìn kịch bản văn học dưới góc độ của thơ cũng vậy Ta cũng
có thể thấy các nét đẹp, nét đặc sắc của kịch bản văn học dựa trên việc phân tích các con chữ, các từ ngữ của nó Và bất cứ phương pháp nào xử lí vận luật trong thơ, mô hình ngữ âm, cú pháp và ngôn ngữ so sánh đều có thể dùng để phân tích kịch
Đồng thời cũng có thể nhìn và nghiên cứu kịch bản văn học từ góc độ tiểu thuyết Vì ở cả kịch bản văn học và tiểu thuyết đều có điểm chung là cùng có nhân vật và tình tiết Muốn nhìn kịch bản văn học dưới góc độ của tiểu thuyết cũng được Nhân vật và tình tiết là hai yếu tố chính có mặt trong tiểu thuyết Trong kịch bản văn học cũng vậy Nhân vật được coi là trung tâm, chính từ nhân vật sẽ nảy sinh các tình tiết và nhất là các xung đột Những phương pháp hữu quan để xử lí nhân vật và tình tiết trong tiểu thuyết cũng có thể được dùng để phân tích kịch
Tất nhiên, về cơ bản kịch không giống với tiểu thuyết, vì kịch thường không có ngôn ngữ trần thuật Khi chuyển thể từ tiểu thuyết sang kịch, phải sử dụng những phương pháp kịch khác để thể hiện những thông tin và thái độ mà
Trang 24ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết truyền đạt Trong kịch có rất nhiều cách để
xử lí ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết
Như vậy, muốn nghiên cứu kịch bản văn học, ta có thể nhìn nó dưới nhiều góc độ Thơ, tiểu thuyết và kịch bản văn học chính là ba thể loại chính của văn học Nhưng không vì thế mà nghiên cứu thể loại này, không thể đặt nó trong cái nhìn với thể loại khác Mà ngược lại, có thể xem xét nghiên cứu kịch bản văn học dưới góc độ thơ, cũng có thể nghiên cứu nó dưới góc độ tiểu thuyết
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, chúng tôi không nghiên cứu kịch bản văn học dưới cái nhìn của thơ, hay của tiểu thuyết, mà chúng tôi tập trung nghiên kịch bản văn học dưới cái nhìn của lí thuyết hội thoại, của những vấn đề hội thoại như cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, hàm ý hội thoại, vai giao tiếp, quan hệ giao tiếp… Một vấn đề mấu chốt mà kịch khác với thơ và tiểu thuyết là nó nhấn mạnh vào sự giao lưu ngôn ngữ, thông qua giao lưu
để thiết lập và phát triển tương hỗ giữa mọi người với nhau Phân tích lời thoại
có thể giúp chúng ta phân tích quá trình giao lưu giữa các nhân vật
Có thể thấy đây sẽ là một cách nhìn rất mới mẻ đối với thể loại kịch bản văn học Với hi vọng đóng góp phần nhỏ bé các nghiên cứu mới mẻ vào thể loại kịch bản văn học, chúng tôi sẽ xem xét kịch bản văn học dưới cái nhìn của chuyên ngành ngôn ngữ học
1.6 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Huy Tưởng và các kịch bản văn học
Mục này, tác giả luận văn muốn giới thiệu đôi nét, một cách chung nhất và khái quát nhất về hai tác giả và các kịch bản văn học được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn Đồng thời cũng giải thích nguyên nhân vì sao luận văn lại lựa chọn đối tượng này để nghiên cứu
Trước hết, nói về hai tác giả này, không thể phủ nhận đây là những tác giả
có tên tuổi trên diễn đàn văn học Việt Nam Cả hai tác giả đều là những cây bút
Trang 25viết văn, viết tiểu thuyết và kịch rất sắc sảo, một là nhà văn đã quá cố (Nguyễn Huy Tưởng, sinh năm 1912, mất năm 1960) và một là nhà văn đương đại (Nguyễn Huy Thiệp, sinh năm 1950, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) Tác giả luận văn cũng rất vinh dự đã có dịp gặp và nói chuyện với Nguyễn Huy Thiệp để trao đổi về những tác phẩm kịch của ông được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng và có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà Nguyễn Huy Tưởng không chỉ sáng tác những tiểu thuyết lịch sử như Đêm hội Long Trì, Lá cờ thêu sáu chữ vàng… ông còn có những kịch bản văn học rất nổi tiếng Những kịch bản văn học được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của luận văn đều là những sáng tác lớn của Nguyễn Huy Tưởng nói riêng của nền văn học Việt Nam nói chung Đó là các kịch bản văn học:
Đó chính là những lí do tại sao tác giả luận văn lại lựa chọn kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng để nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp cũng là một nhà văn tên tuổi của văn đàn Việt Nam, nhất là văn đàn Việt Nam đương đại Dù xuất hiện muộn trên văn đàn Việt Nam, nhưng chỉ sau vài năm xuất hiện, Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao trong làng văn học Việt Nam với những truyện ngắn và kịch bản văn học xuất sắc như:
Trang 26Tướng về hưu, Vàng lửa, Nguyễn Thị Lộ, kịch Xuân Hồng, kịch Cái chết được che đậy… Đề tài của Nguyễn Huy Thiệp cũng rất phong phú, ông có các sáng tác ở nhiều chủ đề, từ những đề tài lịch sử đến các đề tài về huyền thoại cổ tích, đến xã hội đương đại…
Các kịch bản văn học được tác giả luận văn chọn nghiên cứu trong luận văn là:
1 Quỷ ở với người
2 Còn lại tình yêu
3 Nhà tiên tri
4 Cái chết được che đậy
5 Xuân Hồng
6 Hoa sen nở ngày 29 tháng 4
Đây là những kịch bản văn học mang nhiều chủ đề, cả về lịch sử lẫn xã hội đương đại Hơn nữa, trong các kịch bản văn học xuất hiện mọi tầng lớp, mọi lớp người trong xã hội
Tác giả luận văn đã từng làm Khoá luận tốt nghiệp cũng về các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Với mục đích muốn đi sâu tìm hiểu nhiều hơn về tác giả Nguyễn Huy Thiệp, tác giả luận văn đã lựa chọn các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp để tiếp tục nghiên cứu Ngoài ra, những nghiên cứu về kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp là ít và đặc biệt là dùng lí thuyết hội thoại
để phân tích những kịch bản văn học đó thì hầu như chưa có
Và đó chính là những lí do khiến tác giả luận văn đã chọn những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn này
1.7 Tiểu kết
Như vậy, trong chương 1, chúng ta đã đi tìm hiểu một cách khái quát nhất
về những vấn đề lí luận chung có liên quan đến các chương sau của luận văn
Trang 27Đây cũng chính là những cơ sở lí luận mà luận văn dựa vào nhằm làm rõ các vấn đề trong các chương cụ thể
Nghiên cứu các kịch bản văn học dưới cái nhìn vấn đề hội thoại, dùng lí thuyết hội thoại để phân tích nó là vấn đề tương đối mới mẻ Tuy nhiên, vì hạn chế về thời gian và tư liệu, luận văn sẽ chỉ giới hạn ở một số kịch bản văn học phổ biến của hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Huy Tưởng, cũng như luận văn chỉ dừng ở một số khía cạnh trọng tâm trong lí thuyết hội thoại dùng để nghiên cứu các kịch bản văn học này
Trang 28Chương 2: Kịch bản văn học của
Nguyễn Huy Thiệp
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này, như đã được nhắc trong phần mở đầu cũng như trong chương lí luận chung, đó chính là các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
Trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về kịch bản văn học của tác giả Nguyễn Huy Thiệp Kịch bản văn học của tác giả này có những điều gì đặc biệt?
Có những điểm nào đặc sắc nhìn từ góc độ ngôn ngữ học? Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ nghiên cứu và trình bày dưới đây
Chúng tôi sẽ dùng lí thuyết hội thoại để phân tích các kịch bản văn học,
để từ đó, các kịch bản văn học này sẽ dần hiện lên những vẻ đẹp và nét sắc của mình Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung những kịch bản văn học sẽ được nghiên cứu trong chương 2 này
2.1 Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
Như đã nói ở trên, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn trong văn đàn Việt Nam Ông đã từng xuất bản nhiều truyện ngắn như Tướng về hưu, Con gái thuỷ thần, Những ngọn gió Hua tát, Không khóc ở California, Sống dễ lắm… Đồng thời, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những tiểu thuyết được nhiều người biết đến như Tuổi hai mươi yêu dấu, Võ Lâm ngoại sử, Tiểu long nữ…
Ngoài viết truyện ngắn và viết tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp còn cho ra đời những kịch bản văn học đặc sắc Trong mục này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua những nội dung của các kịch bản văn học được tác giả luận văn đưa vào nghiên cứu Điều này không nằm ngoài mục đích giúp cho phần nghiên cứu về kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp được sâu sắc hơn
Trang 29Các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp được nghiên cứu trong chương này là:
1 Quỷ ở với người
2 Còn lại tình yêu
3 Nhà tiên tri
4 Cái chết được che đậy
5 Xuân Hồng
6 Hoa sen nở ngày 29/4
Nội dung của mỗi kịch bản văn học lại khác nhau và mang màu sắc cũng khác nhau
Trong đó, kịch bản văn học thứ nhất “Quỷ ở với người” là kịch bản văn học văn học hiện đại, tức là đề cập đến những vấn đề của cuộc sống hiện đại (khoảng những năm đầu thập niên 80) Nội dung của vở kịch nói về cuộc sống của một gia đình Chủ gia đình là người bố, tên Kiền, mẹ mất sớm, sinh được năm anh em trai, theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới là: Cấn, Đoài, Khiêm, Khảm, Tốn Có thể thấy tác giả đã cố ý đặt tên nhân vật như vậy, vì 6 cái tên tương ứng với 6 quẻ trong âm dương Cấn - vị anh cả có người vợ tên là Sinh Anh trưởng Cấn đã từng đi bộ đội và bị lãnh tinh (không có con), nhưng vợ anh
ta là cô Sinh, lại có bầu Kết thúc vở kịch là hình ảnh cả nhà ăn mừng cô Sinh sinh em bé (sau khi ông Kiền đã mất được 1 năm), nhưng đang giữa cuộc ăn mừng thì cậu thứ ba tên Khiêm cầm dao, đâm cậu út (tên Tốn) Sau khi Tốn chết, Khiêm cũng tự tử Vở kịch có cái kết buồn và để lửng câu hỏi: ai là bố đứa trẻ (con của Sinh)? Đây là một kịch bản kết thúc có thể coi là không có hậu, nhưng vở kịch đầy kịch tính, các tình huống đan xen nhau và móc nối với nhau Tuy nhiên, riêng về chuyện tác giả của đứa trẻ thì tác giả hầu như không đề cập đến, mà có lẽ ý đồ của taác giả là để người đọc, người xem tự suy luận
Trang 30Kịch bản văn học “Còn lại tình yêu” đề cập đến chủ đề lịch sử, đó là câu chuyện về Nguyễn Thái Học Hồi đầu và hồi kết là những chuyện của đời sống hiện tại, kể về nhân vật Thiếu tướng bắt được một tên buôn lậu ma tuý già, nhưng tên buôn lậu ma tuý già này lại có một bức thư kí tên Nguyễn Thái Học Bức thư gửi cho một cô gái, cô gái tên Lê Thị Minh Thiếu tướng đã yêu cầu viên trung úy làm rõ câu chuyện về bức thư, về sự liên quan của Nguyễn Thái Học với cô gái tên Lê Thị Minh
Các hồi giữa kể lại chuyện Nguyễn Thái Học gặp cô gái tên Lê Thị Minh, Nguyễn Thái Học đối thoại với nhân vật Hoàng Trọng Phu và việc Nguyễn Thái Học bị tử hình
Kịch bản văn học thứ ba là “Nhà tiên tri” Kịch bản này không có chương, hồi lớp Vở kịch là một loạt các đối thoại của các nhân vật, liên tục, không bị ngừng trệ, không bị gián đoạn Đó là cuộc gặp mặt giữa ba người bạn cũ, Bảo Trinh, Mỹ Linh và Hoàng Diệu Họ là những người bạn học cùng đại học Cuộc gặp diễn ra tại nhà Bảo Trinh (nhưng về sau, ngôi nhà này lại thuộc sở hữu của
Mỹ Linh) Cách đó 10 năm, họ cũng đã từng gặp nhau ở ngôi nhà này, và họ đã gặp nhà tiên tri Nhà tiên tri đã tiên đoán, sau đúng 10 năm nữa, ngày này, họ sẽ lại gặp nhau, và ở đó sẽ có máu, lửa và nước Kết thúc vở kịch cũng buồn, Hoàng Diệu chết (do Sâm - vợ Hoàng Diệu giết), ngôi nhà bị cháy và Bảo Trinh
đi theo một nhà tiên tri
Tiếp theo là kịch bản văn học có tên “Cái chết được che đậy” Đây cũng là kịch bản văn học đề cập đến cuộc sống hiện đại với những con người và tính cách khác nhau Nhân vật chính của kịch bản văn học là Xuân Lan, nữ trí thức xinh đẹp, luôn cố tạo cho mình vẻ thanh cao, cao thượng, thực ra luôn tự dối lòng mình, và không dám sống thật với mình Thứ hai là nhân vật Mơ - một cô gái bán hoa, tính cách trong sáng, đã tự tìm đến cái chết khi cuộc sống không còn lối thoát Về sau, Xuân Lan đã phát hiện ra Mơ chính là con riêng của chồng
Trang 31mình với một người phụ nữ khác Nhân vật Chung - một anh chàng kiến trúc sư,
đã từng yêu Xuân Lan nhưng cũng đã từng ngủ với cô gái tên Mơ Anh này được cô Mơ yêu say đắm, và trước khi chết, cô Mơ chỉ mong gặp Chung, nhưng không gặp được Chung cũng có tấm lòng cảm thương sâu sắc và một chút tình yêu với Mơ Nhân vật tiếp theo là nhân vật Bảo - bạn của vợ chồng Xuân Lan, là một bác sĩ, đã điều trị cho Mơ sau khi cô ta tự tử Bảo là nhân vật tiêu biểu cho tuýp người dám sống thẳng và nói thẳng mọi thứ, mọi điều Chính vì vậy, đôi khi làm phật lòng người khác Nhân vật cuối cùng cần nhắc đến trong kịch bản văn học “Cái chết được che đậy” này là nhân vật Phương Thảo – con gái của Xuân Lan, tức là chị em cùng cha khác mẹ với nhân vật Mơ Phương Thảo là cô gái có tâm hồn vô cùng ngây thơ và trong trắng
Kịch bản văn học “Xuân Hồng” là kịch bản văn học lấy tên tựa đề chính là tên một quán chuyên chứa các kĩ nữ Tác giả đã lấy tên quán để đặt cho tựa đề kịch bản văn học của mình Quán Xuân Hồng có điểm đặc biệt đó là có một cô gái vô cùng xinh đẹp, một minh tinh Nhưng về sau, cô gái đã bị Thần Gió biến thành một người xấu xí Cuối cùng cố gái cũng được trở về lại là chính mình Kịch bản văn học này có cái kết lửng và mang nhiều hàm ý
Cuối cùng là kịch bản văn học “Hoa sen nở ngày 29 tháng 4” Nhân vật chính là Sư Huệ, sinh ngày 29 tháng 4 Vở kịch kể về những diễn biến diễn ra trong ngày sinh nhật của Sư Huệ Đó là những tình huống, có một đứa trẻ sinh ra trong ngày hôm ấy, nhà chùa gặp trộm, Sư Huệ cứu giúp một đôi tình nhân… Kết thúc vở kịch là một sự thay đổi Sư Huệ vẫn trụ tại ngôi chùa ấy, nhưng sau nhiều biến cố, người làm bõ cho Sư Huệ trước đã hoàn tục, còn thay vào đó là một người bõ mới (chính là tên ăn trộm) Nói chung vở kịch có kết thúc tương đối có hậu
Nhìn chung, các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống Trong kịch của ông, ta thấy hiện lên những con người
Trang 32rất đời thường, gần gũi nhưng cũng đa dạng, phong phú Các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp thường có kết thúc buồn, được coi là không có hậu Chủ
đề trong các kịch bản văn học này cũng hết sức phong phú, đề cập đến nhiều mảng trong cuộc sống, đề cập đến nhiều số phận con người với những tính cách vừa mang nét chung, vừa mang nét riêng, không lẫn được
2.2 Các dạng ngôn ngữ kịch trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
Sau đây là bảng thống kê chi tiết:
STT Tên kịch bản văn học Độc thoại Đối thoại Bàng thoại Tổng
Trang 33Nhận xét bảng thống kê:
- Trong bảng trên, ta thấy được kịch bản văn học đầu tiên, tức là kịch bản văn học “Quỷ ở với người” có tổng số lượng các độc thoại, đối thoại và bàng thoại nhiều nhất, sau đó là đến kịch bản văn học Còn lại tình yêu, và kịch bản văn học có số lượng ít các độc thoại, đối thoại bàng thoại nhất là Hoa sen nở ngày 29 tháng 4
- Bảng thống kê trên cho thấy đối thoại có số lượng vượt trội hơn hẳn so với độc thoại và bàng thoại Tổng số các đối thoại lên đến 192 đối thoại, trong
đó chỉ có 20 bàng thoại và 16 độc thoại Điều này có nghĩa là các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp có đến gần 90% là đối thoại Độc thoại và bàng thoại chỉ được sử dụng xen lẫn giữa các đối thoại mà thôi
- Các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp tất cả đều có đối thoại, nhưng có những kịch bản văn học lại không có bàng thoại và độc thoại Đặc biệt
là kịch bản văn học Còn lại tình yêu, toàn bộ vở kịch đều là các đối thoại mà không có một độc thoại hay bàng thoại nào Các kịch bản văn học còn lại dù ít
dù nhiều đều có xuất hiện các độc thoại và bàng thoại
Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng loại ngôn ngữ kịch có trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
2.2.1 Đối thoại
Đối thoại là dạng ngôn ngữ kịch xuất hiện nhiều nhất và chiếm đa số trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp Vậy thế nào là đối thoại? Có phải cứ có từ hai người nói trở lên sẽ tạo ra đối thoại hay không?
Đối thoại là nói với nhau nhưng không phải cứ nói với nhau là có đối
thoại Đối thoại trong các kịch bản văn học phải mang tính nội dung, tức là phải
có mạch lạc và liên kết Như vậy, không phải đơn thuần cứ nói với nhau là tạo thành đối thoại
Trang 34Đối thoại là một dạng thức của lời nói trong đó mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người đối thoại và xoay quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại Đặc điểm của đối thoại là tính chất tương đối ngắn của những phát ngôn riêng biệt, sự đơn giản của những kết cấu cú pháp
Nội dung trong đối thoại có thể là: tấn công - phản công, thăm dò – lảng tránh, chất vất - chối cãi, thuyết phục - phủ nhận, đe doạ - coi thường, cầu xin -
từ chối…
Ví dụ: Đoạn đối thoại sau là những lời chất vấn của nhân vật Đoài và sự trả lời của nhân vật Cấn trong kịch bản văn học “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp
Đoài: … Hồi bé anh đi học, anh bị đuổi học luôn phải không?
Cấn (đỏ mặt): Ừ, bị đuổi học luôn Hồi ấy anh chưa biết nghĩ
Đoài: Lại có lần ăn cắp nữa chứ?
Cấn: Ừ, anh có lần bắt trộm gà hàng xóm mang đi bán
Đoài: Có trứng không? Cả ổ gà mái đang ấp chứ gì?
Cấn: Ừ, cả ổ gà mái
Đoài:… Thế có lần nào anh chơi gái không?
…
(Quỷ ở với người - Nguyễn Huy Thiệp)
Ví dụ nêu trên mới chỉ là những đối thoại có hai nhân vật nói với nhau Trong kịch bản văn học còn xuất hiện nhiều những đối thoại mà các nhân vật tham gia giao tiếp không chỉ là hai, mà còn có thế là ba, thậm chí hơn thế Đoạn đối thoại sau có ba nhân vật cùng tham gia giao tiếp:
Dật Công: Thưa ông, độc lập dân tộc có phải mục đích hi sinh của các ông
không?
Nguyễn Thái Học: Đúng Nhưng về phương diện nào đấy, chỉ quan niệm
như vậy e rằng thô thiển Chúng tôi đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ
Trang 35và giàu mạnh, có được sự độc lập nhân cách chính trị so với các dân tộc khác, các quốc gia khác
Bảo Tâm: Sự can thiệp của người Pháp, của người ngoại quốc vào đất
nước ta, cuộc đấu tranh của các ông có phải nhằm vào điều đó không?
Nguyễn Thái Học (vốn có thói quen diễn thuyết, đứng dậy đi lại và vung
tay lên): Chúng tôi đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Nhân dân tôi phải được mở rộng quyền tự do dân chủ trong đời sống riêng tư và đời sống xã hội Nhân dân tôi phải được no ấm và đủ việc làm Tôi không phản đối sự giao lưu của người Pháp và người ngoại quốc trong các lãnh vực kinh tế, văn hoá Có điều họ phải tôn trọng sự độc lập về nhân cách chính trị của nhân dân tôi Áp đặt chính trị thực chất là tiêu diệu dân tộc, tiêu diệt bản ngã dân tộc Chúng tôi đấu tranh chống lại điều đó
đã tiến hành phân loại và thống kê các đối thoại thành song thoại và đa thoại trong các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
Đây là kết quả:
STT Tên kịch bản văn học Song thoại Đa thoại Tổng số
Trang 36So giữa song thoại và đa thoại thì song thoại được đánh giá là quan trọng hơn Có nhiều kiểu song thoại khác nhau: song thoại giữa thầy giáo và học sinh, song thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân, song thoại giữa hai thành viên trong gia đình, song thoại giữa hai người bạn…
Ngoài đối thoại, ngôn ngữ kịch còn có dạng độc thoại Độc thoại trong kịch bản văn học là dạng ngôn ngữ kịch khá thú vị Mục sau sẽ cho biết sự thú
vị của độc thoại trong các kịch bản văn học
2.2.2 Độc thoại
Đôi khi trong đời sống, có những lúc chúng ta tự nói một mình Nói chẳng
để ai nghe và nói là để cho mình tự nghe Như thế người ta gọi là độc thoại
Độc thoại trong các kịch bản văn học là nhân vật nói với chính mình
Độc thoại trong kịch bản văn học thường để bộc lộ nội tâm nhân vật Có thể nói, độc thoại chính là phương tiện để biểu lộ tâm trạng nhân vật
Trang 37Ví dụ: Đây là đoạn nhân vật Xuân Lan độc thoại, tự nói với chính mình trong kịch bản văn học “Cái chết được che đậy” của Nguyễn Huy Thiệp
Xuân Lan vuốt lại tóc, ra ngắm trước gương
Xuân Lan: Trời ơi! Thế là anh ta đã nói ra… Anh ta đã yêu ta… Đã yêu
ta 20 năm nay… Sao lại không yêu ta được? Ta xinh đẹp Ta trẻ trung… Ta có
địa vị… Có tài sản… Ta có lòng nhân ái (cười)… Trời ơi, chính ta cũng yêu
ta… Thế mới tuyệt chứ… Thế mới là cuộc sống… Ta đã biết là anh ấy yêu ta…
Đồ ngốc nghếch! Ta đã không nhận ra hay cố ý không nhận ra (ngâm nga)
“Gương kia mày ở trên tường… Thế gian ai đẹp được dường như ta…”
Có một điều thú vị trong độc thoại của kịch bản văn học đó là sự khác nhau giữa độc thoại trong đời sống và độc thoại trong kịch Trong đời sống, khi nói không ai nghe thấy, nói để mình tự nghe người ta gọi là độc thoại, trong kịch bản văn học thì nhân vật đúng là nói cho chính mình, để mình nghe, nhưng còn một lớp người khác cũng có thể nghe thấy, đó chính là khán giả Điều này tạo cho độc thoại trong kịch bản văn học có những nét rất riêng, vừa là nói cho mình, để bộc lộ tâm trạng mình và cũng là để khán giả thấy được
Hãy xem xét đoạn độc thoại sau của nhân vật Khiêm trong kịch bản văn học Quỷ ở với người:
Khiêm (độc thoại nội tâm): Thế là ông cụ mất rồi… Tôi phải chịu một
nỗi đau lớn nhất đời tôi Bố tôi là một người cay nghiệt nhưng đấy là cả một khối ý chí khổng lồ Tôi biết, khi ông sinh ra, ông cũng trong trắng thơ ngây như bao đứa trẻ Đời sống khó khăn và những khổ đau biến ông trở thành một người độc địa Ông trở nên cay nghiệt, thậm chí còn độc ác nữa Bao nhiêu nghĩa vụ trách nhiệm đè lên người ông Chỉ rất ít khi ông mới được sống một ngày cho bản thân mình Tôi mặc bộ đồ tang này để tang cho một số phận bất hạnh Tôi cũng để tang cho cái chết của cả khối ý chí khi không còn một đời sống đủ sức nâng đỡ nó Còn tôi, từ nay tôi phải đi một mình trong cuộc đời này Tim tôi thắt
Trang 38lại vì đau đớn và căm giận Sự nghèo khó cùng cực rập rình quanh tôi Tôi đọc được trong ánh mắt và trong tâm can của con người, ở đấy chỉ có đó kị, hằn thù, ganh ghét, những định kiến hẹp hòi và đạo đức giả Tôi không tìm thấy tình thương yêu, thương xót với tôi Tôi nghiến răng chịu đựng để khỏi bóp nghẹt chúng, dí chúng xuống đất Cho đến phút chết bố tôi mới hiểu rằng không thể bằng ý chí, bằng sự tàn nhẫn cải tạo cuộc đời Chỉ có tình thương yêu cứu chuộc được Hỡi ôi, tôi sẽ còn đi một mình trên con đường cô đơn của tôi Tôi khát khao sự tiến bộ cho chính bản thân tôi, cho con người
Phải, tôi sẽ không bao giờ lùi bước, không bao giờ lùi bước Tôi trút bỏ
bộ đồ tang này (Khiêm cởi áo xô, mũ ra), trút bỏ quá khứ và sẽ bước đi trên con đường mới Bao giờ tôi cũng tin tưởng sự tiến bộ của một tương lai tươi sáng Chỉ có điều thiện, chỉ có những tấm lòng lành mới tồn tại được
(Quỷ ở với người - Nguyễn Huy Thiệp) Đoạn độc thoại trên của nhân vật Khiêm bộc lộ rõ một tâm trạng chán nản, một nỗi niềm và sự đau đớn của nhân vật khi mất đi người cha Nhân vật đã thể hiện rõ bản tính của mình là một người rất trong trắng, và luôn hướng đến điều thiện, sự tiến bộ trong cuộc sống Đây là một đoạn độc thoại khá dài, thể hiện rõ tâm trạng cũng như tính cách của nhân vật
Tuy nhiên, khi nhân vật trong các kịch bản văn học nói nhưng hướng đến
là các khán giả (trong đó có thể có cả nhân vật đối thoại), ta sẽ có một dạng ngôn ngữ kịch khác Đó là bàng thoại
2.2.3 Bàng thoại
Bàng thoại là lời nói riêng với khán giả Đó có thể là một câu cảm thán,
một câu hỏi hướng đến các khán giả
Bàng thoại thường thấy trong thể loại kịch tự sự Ở các kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, có đôi khi cũng bắt gặp kiểu bàng thoại này
Ví dụ: Hãy xem xét câu nói sau:
Trang 39Sư Huệ: Nam mô a di đà Phật! Trong thế giới Ta Bà này, ai có đủ lực
lượng thõng tay vào chợ? Ta là ai? Câu hỏi này không trừ ai cả… Nam mô a
di đà Phật!
Giống hữu tình vốn động
Động là ảo đó mà
Tìm trong ảo cứu cánh
Bao giờ sen nở hoa?
(Hoa sen nở ngày 29 tháng 4 - Nguyễn Huy Thiệp) Đây là câu nói của một vị sư, không phải nói với chính mình hay nói với nhân vật nào trong kịch bản mà là tác giả xây dựng nhân vật vị sư nói với khán giả, hỏi khán giả và cũng đọc thơ cho khán giả nghe
Hay câu nói của nhân vật Bảo trong vở kịch “Cái chết được che đậy” của Nguyễn Huy Thiệp sau cũng được coi là bàng thoại:
Bảo: Hỡi ơi… Đàn bà… Tại sao họ lại cần đến tình yêu? Thật ngu xuẩn!
Làm gì có tình yêu trên thế gian này? Con người… Thật tội nghiệp cho con người… Chúng không hiểu chúng là súc vật, chúng mãi mãi là súc vật, chúng dứt khoát là súc vật Trong khi đó chúng cứ mơ mộng đến tình yêu, đến cái đẹp, đến những thứ tình cảm thần linh làm gì…
Đối với dạng bàng thoại này, bao giờ tác giả cũng gửi gắm ý đồ vào lời nói của nhân vật, và cố ý để nhân vật nói và hướng đến người nghe là các khán giả Tác giả kịch bản thông qua nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ, những trăn trở thậm chí là những tâm sự đưa đến khán giả, buộc người nghe hay người xem phải động não, phải tư duy để hiểu ý đồ của nhân vật cũng là ý đồ của tác giả
2.3 Cấu trúc cặp thoại trong kịch bản văn học
Các cuộc thoại tuy thiên biến vạn hoá về kiểu loại và trôi chảy như một dòng nước với những đơn vị phân định không thật rõ ràng nhưng giữa chúng
Trang 40vẫn có những cái gì đó chung về cấu trúc Chính vì điều này, chúng ta mới hiểu được sự tương tác trong hội thoại, và hiểu được người viết muốn nói gì Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu trúc hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp
Trước khi đi vào tìm hiểu cấu trúc hội thoại trong kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp, cần nắm được các cấu trúc hội thoại của một số trường phái trong ngôn ngữ học Có ba trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (conversation analysis); thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis); và thứ ba là trường phái lí thuyết hội thoại ở Thuỵ Sĩ (Geneve) và Pháp
Theo lí thuyết phân tích hội thoại ở Mĩ, hội thoại có hai tổ chức tổng quát,
đó là tổ chức cặp kế cận và tổ chức được ưa thích Đơn vị cơ sở, đơn vị tổ chức nên các đơn vị khác lớn hơn của hội thoại là lượt lời Dưới các lượt lời không có các đơn vị nào ngoài các phát ngôn
Theo lí thuyết phân tích diễn ngôn, cấu trúc hội thoại gồm năm bậc: 1- tương tác (tương tự với hội thoại hay cuộc thoại), 2 - phần việc (phải giải quyết),
3 - cặp đối đáp, 4 - bước thoại, 5 - hành động
Theo lí thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, cấu trúc hội thoại gồm các đơn vị sau: 1 - Cuộc thoại, 2 - đoạn thoại, 3 - cặp thoại, 4 – tham thoại (tương tự như bước thoại), 5 – hành động ngôn từ
Kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp sẽ được nghiên cứu về cấu trúc của cặp trao đáp (hay còn gọi là cặp thoại)
2.3.1 Cấu trúc nội tại của cặp thoại
Trong hội thoại có sự tương tác giữa những người tham gia hội thoại Tương tác là tác động qua lại đối với hành động của nhau giữa những người tham gia hội thoại Có tương tác bằng lời mà cũng có tương tác không bằng lời Tương tác bằng lời chỉ là một trường hợp của tương tác nói chung Trong tương